Hình minh họa (Nguồn: Link)
Có tổ hợp song âm nhưng tiếng Nam chọn yếu tố thứ nhất còn tiếng Bắc chọn yếu tố thứ hai: dơ bẩn, đau ốm, lời lãi, bao bọc, mai mối, hư hỏng, dư thừa, kêu gọi, sợ hãi, hình ảnh, la mắng, bồng bế, hăm dọa… còn đây là những tổ hợp ngược lại, người miền Bắc chọn yếu tố đầu, “nhường” người miền Nam chọn yếu tố sau: thóc lúa, giẫm đạp, đón rước, lừa gạt, sắc bén, lau chùi, thứ hạng, chăn mền, chậm trễ, tìm kiếm, vâng dạ, đùa giỡn, thuê mướn, mau lẹ, hung dữ, trêu chọc…Vì vậy, ta thường nghe hai cách nói khác nhau: cái đài này hỏng/ cái đài này hư; coi hình/ xem ảnh; cắt ruột thừa/ cắt ruột dư; kêu má/ gọi mẹ (về ăn cơm); chậm giờ/ trễ giờ (ra tàu); làm mau/ làm lẹ (lên); đón khách/ rước khách (đến chơi); trêu em/ chọc em (hoài); (con) dao sắc/ bén (quá); v.v.
Tác giả: PGS. TS Phạm Văn Tình
Tất nhiên là có khác (với những mức độ nhất định). người ta đặt ra các từ tiếng nếu không thì Nam, tiếng Bắc (cũng như tiếng Hà Nội, tiếng Sài gòn, tiếng Nghệ…) làm gì?