Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Đặng Thái - Xã hội Hàn Quốc

Tác giả: Đặng Thái

Xã hội Hàn Quốc (bài 1): Ngắm Hangang, nghĩ về kỳ tích sông Hán
01 tháng 04 năm 2015 - 6:33 am

Cầu đường sắt sông Hán (Hán Giang thiết kiều) sơn hai màu xanh – trắng là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hán. Năm 1897, một kỹ sư người Mỹ là James R. Morse trúng thầu của chính quyền Hàn Quốc nhưng rồi ông gặp khó khăn về tài chính nên thực dân Nhật đã thiết kế lại và hoàn thành vào năm 1900, hơn kém cầu Long Biên mấy tuổi. Cầu có bốn làn riêng biệt, ba làn mới hơn được xây lần lượt vào các năm 1912, 1944 and 1995. Cầu đã từng bị “tiêu thổ kháng chiến” ngay khi bắt đầu chiến tranh Triều Tiên hòng cản bước “xâm lăng” của “giặc phương Bắc” nhưng kết quả là khiến hàng trăm dân thường và quân lính Hàn Quốc không kịp qua sông, bị dồn lại bên bờ bắc và rồi… Đây là cây cầu đã chứng kiến những thăng trầm trong lịch sử Hàn Quốc hiện đại và được xếp hạng là di sản văn hóa.
Lời mở đầu: Đại Hàn Dân Quốc (mà chúng ta thường gọi tắt Hàn Xẻng) là một đất nước giàu có, đó là một sự thật không thể chối cãi. Mỗi một người Việt Nam dù Thủ Tướng hay thường dân xuất khẩu lao động đi chơi Hàn Quốc về, ắt hẳn đều có nhiều suy nghĩ. Càng trăn trở với đất nước thì càng phải nghĩ nhiều. Hàng năm có trên dưới trăm nghìn người Việt Nam sang Hàn Quốc với rất nhiều mục đích khác nhau, người đi ngắn hạn, người đi rất lâu, có người đi mãi mãi không về, nhưng không nhiều trong số đó hiểu được bản chất của xã hội Hàn Quốc như chiều ngược lại họ hiểu về chúng ta. “Chúng ta cần học tập Hàn Quốc nhiều mặt”, chính xác, nhưng mình sẽ không bao giờ nghe lọt tai cái luận điệu mà nhiều người vẫn ra rả: “Hàn Quốc (hay Đài Loan, Nhật Bản) chính là hình mẫu tương lai mà Việt Nam cần phấn đấu đạt được”. Tại sao mình lại nghĩ như vậy? Có những điều hiển nhiên về một vùng đất mà có người ở đấy mười năm chẳng nhận ra, nhưng có khi chỉ cần nhìn nhận thật khách quan lại thấy nó hiển hiện trước mắt. Mời bạn đọc cùng chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe (chứ không có gì là học thuật cao siêu) qua một chuyến đi của mình, ngắn nhưng (mình cho là) giá trị.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Những cô dâu ngoại bị chối bỏ ở Hàn Quốc

Một số cô dâu nước ngoài bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc, bị né tránh tiếp xúc bởi lý do đơn giản: Họ không phải người Hàn Quốc.
Các phụ nữ ngoại quốc học tại một lớp giao tiếp tiếng Hàn tại Trung tâm Nhân quyền cho Phụ nữ Nhập cư ở Seoul năm 2008. Ảnh: Reuters.
Cecilia Flores làm nhân viên pha chế cho một quán cà phê ở quận Mapo, thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Người phụ nữ 32 tuổi này lấy chồng Hàn Quốc và chuyển tới Seoul từ năm 2008. Cô có thể nói chuyện với khách hàng trôi chảy bằng tiếng Hàn, nấu các món ăn Hàn Quốc và am hiểu mọi phong tục của người bản địa.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Năng suất lao động theo giờ của Hàn Quốc xếp nhóm cuối OECD


Theo tài liệu của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), trong năm ngoái, năng suất lao động theo giờ của Hàn Quốc (tức Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo giờ trên một đơn vị người lao động) là 34,3 USD (USD tính theo sức mua tương đương năm 2010), tăng 1,4 USD so với một năm trước.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Làm thế nào để thành công tại công ty Hàn Quốc?

Tác giả: Lê Huy Khoa

Con người trưởng thành nhờ tập thể (doanh nghiệp). Gần đây, tôi nhận được khá nhiều câu hỏi về cách làm việc tại công ty Hàn Quốc. Khi dạy tiếng Hàn cho các em, tôi vẫn luôn nhấn mạnh về kỹ năng mềm làm việc. Tôi tiếp xúc, va chạm nhiều với người Hàn nên những kinh nghiệm luôn là những điều quí báu. Hy vọng là những tiền bối luôn chia sẻ nhiều kinh nghiệm với các em đi sau, để các em thích ứng tốt tại doanh nghiệp Hàn Quốc. Sau đây là 11 điều cần phải nhớ khi đi làm việc tại doanh nghiệp Hàn Quốc theo kinh nghiệm cá nhân. 

1. Đúng giờ: 시간을 꼭 지키라. Người đi làm muộn luôn biện minh cho hành động của mình, họ sẽ biện minh cho cả những thất bại của họ. Chẳng có gì đáng học cả. Hãy đến trước giờ làm việc 15 phút và về sau giờ làm việc 15 phút. Đó là yêu cầu của tất cả doanh nghiệp tiên tiến trên toàn cầu. Đúng giờ cũng có nghĩa là không chậm chạp. Bạn nào cảm thấy mình quá chậm thì không nên làm việc ở môi trường này. 

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Làm thế nào để thành công trong khoa học: Lời khuyên của sếp

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

Hôm nay, sếp cũ của tôi và cũng là của Viện Garvan nói chuyện trong chương trình seminar LiSS (Leaders in Science and Society). Trong nhiều câu chuyện mang tính “reflection”, ông có vài lời khuyên cho những người trẻ làm khoa học mà ông tóm tắt trong slide tôi chụp lại dưới đây.

Sếp tôi là một nhà khoa học loại lừng danh. Ông tên là John Shine, chính xác hơn là Giáo sư John Shine, xuất thân từ một gia đình lao động, nhưng cả hai anh em đều trở thành giáo sư đại học. Ông là một nghiên cứu sinh xuất sắc: trong thời gian học tiến sĩ khám phá ra chuỗi RNA mà sau này được đặt tên là “Shine-Dalgarno sequence”. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, ông sang UCSF làm nghiên cứu hậu tiến sĩ và có hàng loạt bài trên Nature và Science về những công trình gene cloning. Ông quay về Úc và 'đầu quân' cho Đại học Quốc gia Úc (ANU). Nhưng chỉ một thời gian ngắn, ông lại sang Mĩ và làm CEO cho công ti CalBio do sếp cũ của ông là John Baxter thành lập. Sau đó, Úc chiêu mộ ông về làm viện trưởng Viện Garvan. Ông làm viện trưởng đúng 20 năm (1990 - 2010). Sau khi nghỉ việc ở Garvan, ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện hàn lâm khoa học Úc, và Viện có hẳn một building lấy tên ông: Shine Dome. Ông được xem là một trong những 'hoàng tử' của khoa học Úc.

Building mới của Viện Garvan do ông xây dựng vào giữa thập niên 1990s. Đó là một building mà cầu thang được thiết kế theo mô hình double helix. Building rất nổi tiếng và trở thành nơi các diễn viên và tài tử đến đóng phim.
Trong bài nói chuyện mang tính 'hồi tuởng' sáng nay, ông mô tả ngắn gọn về những công trình của ông, nhưng quan trọng hơn là những lời khuyên cho giới trẻ đang theo đuổi sự nghiệp khoa học. Ông tóm tắt thành 5 lời khuyên: tìm người thầy truyền cảm hứng, thực tế, công bằng, hợp tác, và khiêm tốn.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Kỹ sư kể chuyện chế tạo ô tô đầu tiên "made in Việt Nam" năm 1958

Ít người biết rằng, Việt Nam đã từng chế tạo được chiếc ô tô đầu tiên đúng nghĩa "made in Việt Nam" vào năm 1958.

Những năm đầu hòa bình lập lại ở miền Bắc, nhu cầu giao thông vận tải tăng cao khiến nhiều cán bộ ngành xe máy quân đội trăn trở: Tại sao các nước sản xuất được ô tô? Ta công nghệ lạc hậu nhưng vẫn tự sản xuất được nhiều loại vũ khí làm cho quân thù khiếp sợ, liệu có làm được ô tô?

Chiếc xe ô tô đầu tiên của Việt Nam được sản xuất năm 1958

Năm 1958, Nhà máy Chiến Thắng quyết định sản xuất một ô tô nhỏ theo cách của ta. Nhiệm vụ được giao cho Đại tá, kỹ sư Hồ Mạnh Khang, Giám đốc Nhà máy Z157 - Cục Quản lý xe máy và ông Vũ Văn Đôn, Cục trưởng Cục Quản lý xe lúc đó trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo.

Việt Nam bại vong... Tư bản ngoại quốc... Nguy cơ tài chính...Lịch sử đầy chông gai của công nghiệp ô tô Việt Nam

짜오! 베트남
Chào Việt Nam
월남패망… 외국자본… 금융위기… 베트남 자동차 산업 수난사
Việt Nam bại vong... Tư bản ngoại quốc... Nguy cơ tài chính...Lịch sử thụ nạn công nghiệp ô tô Việt Nam

<64> 베트남 자동차 산업의 심장에 가다
<64> Đi vào tim công nghiệp ô tô Việt Nam

자동차 생산업체 빈패스트, 과거 실패 딛고 5월 27일 시험 생산 시작
국제 경쟁력ㆍ정부 전폭 지원 등 과거와 달라 시장 안착 기대감

Nhà sản xuất ô tô VinFast, dẫm lên thất bại quá khứ bắt đầu sản xuất thử nghiệm vào ngày 27 tháng 5
Sức cạnh tranh quốc tế - Chính phủ trợ giúp đầy đủ, kì vọng thị trường khác với quá khứ


1958년 베트남 최초의 자동차 공장인 '찌엔 탕' 공장을 방문한 호찌민 전 주석이 생산중인 자동차를 보고 있다. (왼쪽 사진) 오른쪽 사진은 당시 함께 생산되던 오토바이와 근로자들.

(Ảnh trái) Năm 1958, cố chủ tịch Hồ Chí Minh đang xem xe ô tô trong quá trình sản xuất trong chuyến thăm nhà máy "Chiến Thắng", nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên của Việt Nam. Ảnh phải: người lao động chụp ảnh với xe mô tô sản xuất trong thời gian đó.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Bức tranh đối lập của ngành ô tô Việt Nam

Trong khi các doanh nghiệp tư nhân ngành ô tô bứt phá mạnh mẽ thì hoạt động của nhiều doanh nghiệp ô tô quốc doanh lại hết sức bết bát, thua lỗ dù nhận được rất nhiều ưu đãi.

Nhà máy Thaco Mazda tại khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Thái Nguyễn
Từ nửa tháng qua, những chiếc ô tô VinFast đã chính thức xuất hiện trên đường phố, cao tốc... trong các đợt thử nghiệm đầu tiên trước khi giao cho khách hàng vào tháng 6 này. Đó là kết quả không tưởng với tất cả mọi người bởi chưa đầy 2 năm trước, VinFast chưa có gì "ngoài tầm nhìn và một chiếc xẻng xúc đầy đất" - như chia sẻ của ông James DeLuca, Tổng giám đốc VinFast.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

Trợ-từ 도 và cách dùng đúng

= cũng
bổ-nghĩa trực-tiếp cho từ đứng liền trước nó

나도 김치를 먹어요. = Tôi cũng ăn kim chi. (Hàm ý: Người khác ăn kim chi, tôi cũng ăn kim chi. 도 bổ-nghĩa cho 나)

나는 김치도 먹어요. = Kim-chi tôi cũng ăn. (Hàm ý: Ngoài những món khác ra, tôi còn ăn cả kim-chi. 도 bổ-nghĩa cho 김치).

나는 김치를 먹기도 해요. = Tôi cũng ăn kim-chi. (Hàm ý: Tôi làm những việc khác, và việc ăn kim chi tôi cũng làm. 도 bổ nghĩa cho danh-từ 먹기 (việc ăn).)

Nguyễn Tiến Hải

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

Thứ không thay đổi ở Việt Nam trong 40 năm qua

짜오! 베트남
타임머신 탄 듯 정글로 도시로... 하노이역~사이공역 1726㎞ 34시간

<65> 종단열차 ‘통일특급’


하노이역에서 호찌민시 사이공역까지 1,726㎞, 남북선을 달리는 ‘통일특급’이 베트남에서 가장 아름다운 다낭 북부 ‘하이반 패스’를 달리고 있다. 이번에 탄 열차는 한 밤중에 이 곳을 통과하면서 사진으로 담지 못했다. 구글 캡처

하루가 다르게 변하고 있는 베트남이지만, 시간이 멈춘 듯, 수십 년 전 모습 그대로인 것들이 베트남에 더러 있다. 40년 동안 제자리걸음을 하고 있는 철도 인프라도 한 예. 그 중에서도 길이 1,726㎞ 남북선을 달리는 종단열차, ‘통일특급(Reunification Express)’은 40년째 한결 같다. 남북선은 1936년 프랑스식민 때 완성됐지만 이후 40년 가까이 이어진 전쟁에서 파괴된 것을 하노이 정부가 1975년 베트남전 직후 군사작전 펼치듯 보수해 1976년 말 개통, 오늘에 이르고 있다. 전쟁 직후 1년 반 동안 1,334개의 교량, 27개의 터널, 158개의 역에 대한 보수 작업이 이뤄졌다. 지난 18일 하노이역과 호찌민시 사이공역을 연결하는 1,726㎞의 남북선 통일열차에 몸을 실었다. 북위 21도선에서 10도선까지, 34시간이 걸리는 여정이다.