Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Một thứ·trưởng Nga bị sa·thải vì phát·biểu trên Facebook về nghị·quyết của chính·phủ

Медведев уволил замминистра, извинившегося в Facebook за решение правительства


Сергей Беляков освобожден от занимаемой должности из-за того, что публично высказался о работе госорганов, что запрещено законом «О государственной гражданской службе»
Медведев уволил замминистра, извинившегося в Facebook за решение правительства
Фото: Д. Абрамов/Ведомости
Премьер-министр России Дмитрий Медведев подписал распоряжение об увольнении замминистра экономического развития Сергея Белякова. Вечером в среду документ был опубликован на сайте правительства.
Поводом для отставки стало личное мнение Белякова о решении правительства продлить еще на год мораторий на формирование накопительной части пенсии. Утром в среду на собственной страничке в Facebook Беляков написал, что ему стыдно за это решение:

[Truyện vui] Tù nhân giấu đồ ở đâu?


Một nam thanh niên bị ngồi tù. Nhận được thư bà mẹ viết với nội dung:

Con trai yêu qúy của mẹ. Từ ngày con đi mẹ thấy trống trải vô cùng. Không còn sức lao động chính, nhà cửa bừa bộn, mấy sào ruộng nhà mình bỏ hoang vì không có người cầy. Mảnh vườn cũng chả được cuốc bẵm.Mong con thành tâm cải tạo, sớm về để giúp mẹ. ...

Cậu con trai đọc xong thư, thương mẹ lắm và viết trả lời:
Mẹ kính yêu, chỗ mấy sào ruộng nhà mình mẹ đừng có mà làm gì. Chẳng may lại lộ ra mấy cái đồ con chôn ở đó.Nếu họ biết là con lại thêm tội đó.
Còn mảnh vườn thì cũng đừng động vaò, dưới đấy con giấu mấy bánh...

Mấy tháng sau trong tù, người thanh niên lại nhận được thư mẹ của mình:
Con yêu! Mẹ đã nhận được thư của con lần trước, sau đó có hai xe ô tô công an về nhà mình, các ông ay chia làm hai tổ, một tổ ra đồng cầy tung mấy sào ruộng, còn một tổ ra vườn cuốc lật hết đất ở đó lên. Không tìm thấy gì, các ông lẩm bẩm chửi thề xong về rồi con ạ.

Thằng con mừng thầm viết trả lời cho mẹ:
Mẹ ơi con chỉ giúp được cho mẹ ngần đó thôi, chỗ mấy sào ruộng mẹ tự làm nốt nhé. ..còn vườn thì thế là tạm được rồi. .." 

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Thảm đỏ cho ai?

Tác·giả: Lương Hoài Nam

Trong mấy năm gần đây, với trào lưu chú trọng yếu tố con người phục vụ các mục tiêu phát triển, nước ta và một số tỉnh đã đưa ra các chính sách chiêu mộ nhân tài, gọi nôm nay là các chương trình thảm đỏ.
Địa phương chủ nghĩa là nét chung của các chương trình thảm đỏ ở nước ta. Kêu gọi người Việt Nam về Việt Nam cống hiến cho Việt Nam. Người Nghệ An về Nghệ An cống hiến cho Nghệ An. Người Thanh Hoá về Thanh Hoá cống hiến cho Thanh Hoá. Người Quảng Nam về Quảng Nam cống hiến cho Quảng Nam. Người Bạc Liêu về Bạc Liêu cống hiến cho Bạc Liêu, v.v. Tất nhiên có kèm theo một số chính sách ưu đãi (so với lao động tại chỗ), phổ biến là về nhà ở và lương.
Ít có chương trình thảm đỏ kiểu đó thành công. Số người thu hút được không nhiều. Số người về nước, về quê mà thành công, phát huy được còn ít hơn nữa.
Nước Úc chẳng thấy trải thảm gì, vậy mà "chôm" tận 12 trong số 13 quán quân "Đường lên đỉnh Olympia" của nước ta, làm cả nước phát sốt suốt cả tuần nay, đến hôm nay còn chưa dứt cơn.
Tại sao các chương trình thảm đỏ của nước ta không thành công?

Bệnh nể·sợ và tôn·trọng người Hàn quá mức

Tác·giả: Lê Huy Khoa

Rất nhiều người làm phiên dịch tiếng Hàn, hoặc đang làm ở công ty Hàn quốc, tiếp xúc với người Hàn, ít hay nhiều, đều có một cái tật, đó là tật sợ người Hàn, xếp Hàn, cũng giống như cái tật sợ người nước ngoài nói chung của người Việt vậy. 

Cuộc sống có cần sợ không nhỉ, cần lắm chứ, sợ cấp trên, sợ chết, sợ bệnh tật, .. thậm chí còn sợ vợ, nhưng sợ quá mức thậm chí sợ không đúng đối tượng thì cần phải bàn. Nhất là đi sợ người nước ngoài.

Tâm lý người dân của những nước nhỏ, thấp cổ bé họng khiến cho người Viet luôn sợ, sợ người nước ngoài có từ cái thời chống Mỹ, thời bao cấp kìa. Thấy mấy ông Nga sang là ngon lắm. .. sợ sệt. Bây giờ thì sợ Hàn, sợ Nhật, sợ người châu Âu.

Tư tưởng không sợ cũng đã thể hiện trong những su kien lịch sử. Một lần, khi ra ngoài Bắc bàn về đấu tranh miền Nam, ông Lê Duẩn nói: “Thưa Bác, chúng ta muốn thắng Mỹ, có một điều rất quan trọng là chúng ta phải không được sợ Mỹ, nhưng cũng không được sợ Trung Quốc và không được sợ Liên Xô”. 


Còn thời nay thì. 
Tiếp xúc với người Hàn, ai cũng nói khép lại quá khứ, nói thật là chúng ta đang sợ quá khứ ảnh hưởng hiện tại, chứ khép gì? 

Vào quán ăn, khách sạn vv của Vn, Hàn Quốc, khách Hàn vào là nhân viên cúi rạp đầu chào, cuống đít lên chạy, còn người Việt vào thì lờ đờ, nói năng chẳng thưa thẳng gửi. Khách Hàn sai gì thì vui vẻ, khách Việt sai gì thì cằm nhằm, càu ràu.

Không học âm Hán Việt và hiểu nghĩa Hán tự, khó đạt đến tinh·hoa tiếng Hàn

Tác·giả: Lê Huy Khoa
Để hiểu một hiện tượng, sự vật trong cuộc sống, cách tốt nhất chính là hiểu chính tên gọi của chính nó. Muốn hiểu rõ tên gọi của nó, thì nên phân tích từng từ ngữ cấu thành. 

Với những người học tiếng Hàn, nên cần học từ Hán Việt và cả nghĩa của từ Hán trong tiếng Hàn, vì điều này cực kỳ quan trọng.

Xin giải thích các lý do như sau.

1. Từ năm 1996, tôi bắt đầu tham gia quản lý người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, tên công ty quản lý phía Hàn Quốc được gọi là Công ty quản lý tại chỗ tu nghiệp sinh,

Câu tiếng Hàn trong ngày 2014-08-06


Sentence of the Day (Basic):

당신 덕분에 살았어요!

Anh đã cứu sống tôi. (Nhờ anh mà tôi được sống.)

You saved my life!

Phân·tích câu...

Thoát Á luận – Fukuzawa Yukichi

Sự tiếp thu văn minh phương tây và làn sóng khai sáng của trí thức Nhật trong thế kỷ 19 được Fukuzawa Yukichi thể hiện qua tác phẩm “Khái quát lý thuyết văn minh” của mình là tri thức quan trọng hơn đạo đức, đạo đức công (tinh thần vì quốc gia) quan trọng hơn đạo đức riêng, tri thức công (dân trí, thước đo mặt bằng tri thức của quốc gia tức là của nhiều người trong một nước) quan trọng hơn tri thức riêng (tri thức của cá nhân dù có cao siêu nhưng thiếu sức mạnh cho sự phát triển quốc gia). Nghĩa là sự phát triển của đất nước được dựa trên tinh thần đại đoàn kết, tập thể vì lợi ích quốc gia, trong việc tiếp thu văn minh, khai sáng và truyền bá văn minh trong dân chúng của cả trí thức và lãnh đạo, có thể ví như tinh thần “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao” trong mọi lĩnh vực.

Học Thế Nào: Sau khi trích đăng Khuyến Học, chúng tôi đăng thêm Thoát Á Luận (Chủ trương thoát khỏi Châu Á) của Fukuzawa Yukichi.  Fukuzawa và tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Việt Nam thời Pháp thuộc.
Bản dịch Thoát Á Luận (toàn văn) mà chúng tôi sử dụng dưới đây là bản dịch của dịch giả Hải Âu và Kuriki Seiichi.
Để giúp bạn đọc của Học Thế Nào hiểu rõ hơn về tác phẩm ngắn và quan trọng này, cũng như hiểu rõ hơn về tác giả, chúng tôi cũng đăng bài viết ngắn được viết riêng cho Học Thế Nào của dịch giả Hải Âu.
I.
Một vài nét khái quát hoạt động của trí thức Nhật Bản giữa thế kỷ 19 – Minh Lục Xã và phong trào khai sáng ở Nhật Bản
Hải Âu

Học·sinh Mỹ bê·bết trong các kỳ·thi quốc·tế, thì đã sao? – J. Weissmann, Phương Anh (dịch)

Kết quả của một kỳ thi quốc tế quan trọng nữa lại vừa được công bố, và học sinh Mỹ một lần nữa lại làm bài chẳng ra làm sao. Kỳ thi vừa được nhắc đến là Chương trình đánh giá học sinh quốc tế, thường được biết đến dưới tên PISA. Học sinh tuổi 15 của chúng ta bê bết môn Toán, đạt trung bình môn Đọc hiểu và Khoa học, và nhìn chung các em hoàn toàn bại trận trước những người đồng lứa từ những vùng nhưThượng Hải, Nhật, Hàn Quốc, Phần Lan.

Thế là một truyền thống của nước Mỹ vẫn đang được duy trì. Học sinh Mỹ thường thất bại trong các kỳ thi ngay từ thập niên 1960, khi các em xếp hạng áp chót ở hầu hết các phần của bài thi trong Nghiên cứu về môn Toán quốc tế lần thứ nhất (FIMS). Trong báo cáo có tựa đề là “Đất nước lâm nguy” (A Nation at Risk) mà giờ đây rất nổi tiếng, một ủy ban đặc trách giáo dục của Nhà trắng thậm chí đã tuyên bố sự cạnh tranh thất bại của Mỹ đối với Nhật đã trở thành một mối đe dọa đến sự thịnh vượng về kinh tế và an ninh của đất nước.

Người Việt 100 năm trước mưu·sinh bằng nghề gì?


Những hình ảnh hiếm về con người Việt Nam những năm 1900 đã được các nhiếp ảnh gia người Pháp ghi lại và lưu giữ tới hôm nay. Dù trong thời nào, lao động vẫn là những giá trị căn bản của cuộc sống.






Muôn kế sinh nhai của người Việt cách đây hơn một thế kỷ đã được khắc họa khá rõ nét và tập hợp trong bộ ảnh "Bắc Bộ 1900". Vào thời gian đó, bộ ảnh được triển lãm tại chính Paris để người Pháp có cái nhìn đầy đủ về đời sống người Việt. Cách đây không lâu, bộ ảnh lại một lần nữa được đăng tải trên một tạp chí Pháp. Bộ ảnh là tập hợp những ảnh của các nhiếp ảnh gia người Pháp trong các chuyến tham quan Bắc Bộ đầu thế kỉ 20.


Hãy cùng Depplus tìm hiểu, 114 năm về trước, người Việt sinh tồn bằng những nghề nghiệp gì.

Chiếc xe cút kít một bánh là công cụ kiếm sống của những người làm nghề cửu vạn.