Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam: 'Tôi cực kỳ ngưỡng mộ Nguyễn Hà Đông'

10/17/2014 9:21:16 AM

“Người tôi ngưỡng mộ rất ít nhưng gần đây tôi cực kỳ ngưỡng mộ Nguyễn Hà Đông. Sự thành công của Hà Đông vượt mọi kỳ vọng."
Chân dung Nguyễn Hà Đông.
Chân dung Nguyễn Hà Đông
Đây là câu trả lời của cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam khi được hỏi “người ông ngưỡng mộ là ai?”. Ông Nam hào hứng chia sẻ: “Người tôi ngưỡng mộ rất ít nhưng gần đây tôi cực kỳ ngưỡng mộ Nguyễn Hà Đông. Sự thành công của Hà Đông vượt mọi kỳ vọng. Nguyễn Hà Đông có đam mê, chỉ quan tâm mỗi việc lập trình chẳng cần học khởi nghiệp gì cả.”
“Người trẻ đi nghe ít thôi”
“Em có may mắn là được bố mẹ cho phép muốn làm gì thì làm”, là điều của Nguyễn Hà Đông từng chia sẻ với cựu CEO Nguyễn Thành Nam. Còn ông hài hước đáp lại:“May mà em không vào FPT hay Viettel. Bởi vì vào FPT, bọn anh sẽ tìm cách dạy dỗ, huấn luyện, cho em một framework thì cùng lắm em cũng chỉ được phần trăm của anh. Nhưng em ngồi nhà làm một mình, là chính em. Em tạo ra chuẩn mực mới, là 1 trong 11 lập trình viên có tầm ảnh hưởng thế giới về game mobile.” Chính tính cách thích làm và dám làm đã giúp Hà Đông thành công, ông nhận xét khi nói về “cha đẻ” game đình đám Flappy Bird trong một hội thảo tổ chức mới đây.
Ông Nam còn so sánh: “Cái mà FPT làm 25 năm mà Nguyễn Hà Đông làm trong 1 tuần. Đó là

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Hàn Quốc là nước nhanh nhất thế giới

Văn hóa nhanh nhanh

Tiếp theo, tôi sẽ trình bày về sức mạnh tốc độ của văn hóa nhanh nhanh. Ngày nay, Hàn Quốc là nước nhanh nhất trên thế giới. Tôi sẽ lấy sân bay quốc tế Incheon làm ví dụ. 
Sân bay quốc tế Incheon

Sân bay này được đưa vào hoạt động năm 2001 và trong 7 năm liên tiếp được bình chọn là sân bay có dịch vụ tốt nhất thế giới. Năm nay, sân bay Incheon còn được nhận giải thưởng danh dự về thẻ điểm cân bằng thế giới (BSC Hall of Fame). Cơ sở vật chất tốt và nhân viên rất thân thiện. Tuy nhiên, then chốt của sức cạnh tranh nằm ở tốc độ. Thời gian thực hiện thủ tục xuất cảnh tại sân bay quốc tế theo tiêu chuẩn quốc tế là 60 phút. Tuy nhiên, ở sân bay Incheon chỉ mất 16 phút. Thời gian thực hiện thủ tục nhập cảnh theo tiêu chuẩn quốc tế là 45 phút nhưng thời gian trung bình thực hiện ở sân bay Incheon chỉ mất 12 phút. Dịch vụ được thực hiện nhanh chóng như vậy là nhờ hệ thống máy tính hàng đầu giúp dự báo trước sự tăng, giảm của số lượng hành khách và hàng hóa, thúc đẩy nhanh quá trình làm thủ tục. Đương nhiên hệ thống này có thể áp dụng tại các sân bay khác nhưng nếu không có nguồn nhân lực được đào tạo một cách bài bản thì rất khó để thực hiện.
Bên cạnh đó, đặc thù về văn hóa thời gian cũng được phản ánh, khi được hỏi làm thế nào mà dịch vụ của sân bay Incheon lại nhanh nhất thế giới, Tổng Giám đốc Tổng công ty sân bay quốc tế Incheon đã trả lời rằng không chỉ nhờ hệ thống điện tử hàng đầu và nguồn nhân lực chất lượng cao mà chính thái độ của hành khách cũng đóng góp một phần không nhỏ. Tại các sân bay như John F Kenedy của Mỹ hay sân bay Chicago, khi có loa thông báo Xin quý hành khách hãy chờ đợi thì hành khách hãy chờ đợi, nhưng ở sân bay của Hàn Quốc, hành khách sẽ không nghiễm nhiên ngồi đợi như vậy mà sẽ tập trung lại để kháng nghị. Chính áp lực từ những hành khách không thể chịu đựng được sự chờ đợi và luôn mong muốn được hưởng dịch vụ nhanh chóng đã giúp tạo ra dịch vụ nhanh nhất thế giới.
Tại Hàn Quốc, cứ 5 năm bầu cử Tổng thống một lần và 4 năm bầu cử Nghị sĩ Quốc hội một lần. Dù cuộc bầu cử diễn ra trên quy mô toàn quốc nhưng

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Indonesia cường quốc đang lên

Tác·giả: Peter O'Neil
Người dịch: Nguyễn Tiến Hải
(Bài gốc tiếng Anh trên Vancouver Sun đăng ngày 2013-10-15: Indonesia emerges as powerhouse.)


Hãng hàng không Airfast Indonesia đã mua nhiều máy bay Sidney-based Viking Air’s Twin Otter. Loại máy bay đa dụng này có khả năng hạ cánh trên những đường băng ngắn và các bề mặt khác nhau kể cả mặt nước (với ván trượt). Ảnh: H M Photo



OTTAWA - Indonesia cách đây không lâu đã từng bị coi là một mối lo ngại lớn. Đất nước đông dân Hồi giáo nhất thế giới hiện nay với hơn 250 triệu người bị chao đảo bởi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á dẫn tới sự từ chức của nhà độc tài Suharto năm 1998.

Sau đó, vào năm 2002, vụ khủng bố kinh hoàng ở hòn đảo nghỉ mát của Bali làm 202 người chết, hơn một nửa trong đó là người phương Tây đang đi nghỉ.

Một số ước đoán cho rằng quốc đảo gồm khoảng 17,508 hòn đảo này (khoảng 6000 đảo có người ở, mặc dù dân số chủ yếu phân bố ở 5 hòn đảo chính) sẽ ran rã, dẫn đến sự sụp đổ của một hoặc nhiều quốc gia dọc theo tuyến Afganistan hay Sudan.

Những lời tiên đoán thổi phòng đó giờ đây là kí ức xa vời vì Indonesia đang xây dựng tiếng tăm như là một trong những quốc gia mới nổi độc đáo và ổn định nhất trên thế giới thiết lập vai trò lãnh đạo trong 2 thập kỉ tới. 

Mặc dù đang có các vấn đề như tham nhũng, lãnh đạo thiếu quyết đoán, và vi phạm nhân quyền, Indonesia là một đất nước mà chính phủ Canada và cộng đồng doanh nhân không thể bỏ qua, theo các nhà phân tích.

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái

Tác·giả: Hoàng Anh Tuấn

Thành công của người Do Thái nhiều người đã biết, đã nghe từ lâu và có thể kể cả ngày, cả tháng cũng không hết. Là người đã tìm hiểu câu chuyện này cả chục năm nay, càng đi sâu tìm hiểu về những thành công của Israel và người Do Thái, tôi càng thấy phức tạp nhưng cũng hết sức thú vị. Chuyến đi Israel lần này, ngoài các công việc thường lệ, rất nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với nhiều người, nhiều giới, nhiều nơi khác nhau giúp tôi kiểm chứng, củng cố thêm các nhận định trước đây của mình; biết thêm nhiều vấn đề mới; đồng thời cũng xóa bỏ một số các định kiến một chiều, phiến diện.
Có rất nhiều câu hỏi đeo đẳng trong suốt quá trình tìm hiểu để có câu trả lời thấu đáo, đại loại như:
1. Tại sao chỉ chiếm một phần nhỏ của dân số thế giới, nhưng người Do Thái lại có sự thông tuệ vượt thời gian, hơn hẳn các dân tộc khác trên thế giới? Nếu tính theo chỉ số IQ, chỉ số trung bình của người Do Thái là 110 so với chỉ số trung bình 100 của thế giới. Tuy mức chênh lệch IQ chỉ là 10, nhưng tỷ lệ thiên tài trong nhóm những người có IQ 110 cao hơn nhóm có chỉ số IQ 100 tới 120-150 lần!
2. Phải chăng người Do Thái có “gien” thông minh hơn người và “gien” này được lưu giữ và truyền từ đời này qua đời khác?
Câu chuyện này đã được nhiều nhà khoa học âm thầm nghiên cứu để tìm câu trả lời thấu đáo. Tuy nhiên, người Do Thái lại “bác bỏ” điều nay, cho rằng sở dĩ người Do Thái thành công là do điều kiện, hoàn cảnh bắt buộc họ phải nỗ lực, sáng tạo và vươn lên không ngừng để thích nghi với hoàn cảnh. Vậy thực, hư câu chuyện này ra sao?
3. Nếu như có “gien” Do Thái như vậy thì “gien” này được “lưu giữ” và phát triển ra sao từ thời “Cụ Tổ” của người Do Thái đến nay và trong hoàn cảnh họ bị ly tán, tha phương cầu thực?

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Giáo viên Tây lý giải vì sao người Việt khó học tiếng Anh

Thứ ba, 7/10/2014 | 15:01 GMT+7


Mẹ tôi sang Việt Nam thăm tôi và rất bối rối vì không thể hiểu được tiếng Anh của hàng xóm người Việt.

Jesse Peterson, một người từng dạy tiếng Anh ở Việt Nam chia sẻ bài viết này với độc giả VnExpress:
Khi còn học ở Canada, tôi từng làm việc tại một nhà hàng. Người Việt đầu tiên mà tôi gặp là một đầu bếp. Cô ấy rất đáng yêu, hài hước, luôn mỉm cười nói chuyện bằng tiếng Anh với tôi, nhưng do phát âm không chuẩn nên tôi không hiểu dù chỉ một từ.
Cách đây vài năm, mẹ đến Việt Nam thăm tôi. Những người hàng xóm thân thiện mà tôi nghĩ họ có thể nói tiếng Anh khá tốt đã hỏi thăm mẹ tôi bằng những câu hỏi tiếng Anh đơn giản như: "How are you? (Bạn khỏe không?)". Khi đó, mẹ tôi cũng thực sự bối rối vì không hiểu họ đang nói gì. Từ đó tôi nhận ra rằng, sau một thời gian sống, học tập và làm việc tại Việt Nam, tôi đã quen với "cách người Việt nói tiếng Anh".
Tôi thực sự rất thích tiếng Việt vì đây là một ngôn ngữ rất độc đáo, có âm điệu và có dấu. Hai yếu tố này làm cho tiếng Việt trở nên rất đặc biệt so với 6.500 ngôn ngữ trên thế giới. Thế nhưng, cũng chính điều này làm cho tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ “khó nhằn” đối với những người nói tiếng Anh bản địa, đồng thời, cũng gây khó khăn cho người bản xứ khi học tiếng Anh.
Là người biết tiếng Việt, tôi nhận ra rằng, người Việt Nam khá bất lợi khi học tiếng Anh so với người nước khác. Đơn giản vì người Việt phải sử dụng cơ miệng theo một cách hoàn toàn khác để “nói” được tiếng Anh.
Ngoài ra, phần lớn sách dạy tiếng Anh ở Việt Nam đều được dịch từ sách nước ngoài, theo giáo trình phổ biến dành cho những học viên ở các nước không sử dụng ngôn ngữ có “thanh điệu” như tiếng Việt.
Phương pháp dạy tiếng Anh tại Việt Nam hiện đều lấy “ngữ pháp” và “từ vựng” làm gốc, trong khi nền tảng cho việc học tiếng Anh hiệu quả lại nằm ở phần “phát âm”.
Tất nhiên, tôi không hề phủ nhận tầm quan trọng của việc học ngữ pháp, thế nhưng, bạn cũng đừng quá chú trọng tới điều đó, trừ phi bạn muốn trở thành một nhà văn chuyên viết bằng tiếng Anh.
daihocfpt-kynang-3587-1412668112.jpg
Việc học tiếng Anh ở Việt Nam chỉ lấy từ vựng và ngữ pháp làm nền tảng chứ không chú trọng vào việc phát âm.

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Tản mạn về mảnh bằng Ph.D

Tác·giả: Ngô Quang Hưng

Những năm gần đây có khá nhiều sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ và nhiều nước khác, bằng nhiều con đường khác nhau. Người có học bổng, chức trợ giảng (teaching assistant - TA), hoặc trợ nghiên cứu (research assistant - RA), người thì du học tự túc. Tôi không nhớ chính xác là đã đọc ở đâu đó rằng có hơn nghìn du học sinh mỗi năm sang Mỹ. Nhiều người trong số họ theo học tiến sĩ (Ph.D).

Thông tin về làm thế nào để xin học bổng, TA, RA, xin thư giới thiệu, cách viết dự định cá nhân (personal statement), vân vân đầy rẫy trên các mailing lists trên Internet.

Thế nhưng, một số câu hỏi quan trọng mà tôi ít thấy sinh viên hỏi là: "tại sao lại học Ph.D?", "có đáng bỏ thời gian học Ph.D hay không?", "làm thế nào để đánh giá mảnh bằng Ph.D?", "tôi có đủ khả năng để học Ph.D hay không?", "học Ph.D xong rồi làm gì?", vân vân.

Có lẽ ta cần một luận án ... Ph.D để trả lời phần nào thỏa đáng các câu hỏi trên. Cũng có lẽ có ai đó trong các ngành giáo dục hay tâm lý học đã làm rồi. Về mặt kinh tế thì một người bạn cho tôi biết đã có cả mớ công trình nghiên cứu về “cái giá của giáo dục” (returns to education).

Trong bài viết này, tôi thử lạm bàn lan man xung quanh các câu hỏi trên. Bài viết hoàn toàn không mang tính hàn lâm (academic), nghĩa là sẽ không có các con số thống kê, bảng phân tích, để ủng hộ một (vài) luận điểm nào đó. Sẽ không có tham khảo đến các nguồn thông tin tín cẩn và các thứ tương tự. Tác giả chỉ dựa trên các kinh nghiệm, quan sát, và suy nghĩ cá nhân, sau gần chục năm học và "hành nghề" Ph.D ở Mỹ.


Tôi chắc là một cá nhân khác trong hoàn cảnh của tôi sẽ có không ít ý kiến bất đồng. Tôi cũng không có tham vọng nói hết được những cóp nhặt kinh nghiệm của mình. Ngoài ra, tôi sẽ nhấn mạnh nhiều hơn mặt trái của việc học Ph.D.

Ðiều tôi hy vọng là qua bài viết này, tôi có thể giúp cho các sinh viên (cùng gia đình) sẽ và đang học Ph.D ít nhiều chuẩn bị tinh thần cho đoạn đường chông gai nhưng thú vị này; hy vọng chỉ ra được một góc nhìn khác về Ph.D so với quan niệm chung của xã hội.


1.     Ph.D là gì?

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

A Hard Rain's A-Gonna Fall by Bob Dylan


Lyrics
Oh, where have you been, my blue-eyed son?
Oh, where have you been, my darling young one?
I’ve stumbled on the side of twelve misty mountains
I’ve walked and I’ve crawled on six crooked highways
I’ve stepped in the middle of seven sad forests
I’ve been out in front of a dozen dead oceans
I’ve been ten thousand miles in the mouth of a graveyard
And it’s a hard, and it’s a hard, it’s a hard, and it’s a hard
And it’s a hard rain’s a-gonna fall

Có nên học tiếng Hàn Quốc hay không?

Tác·giả: Lê Huy Khoa
2014-10-04

Nhân dịp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hàn Quốc, rất nhiều người hỏi tôi xem có nên học tiếng Hàn?



Cũng khó trả lời, cuộc đời này, phàm việc gì cũng vậy, không phải cái gì lúc nào cũng tốt và lúc nào cũng xấu, không phải việc gì luôn hay với mọi người lại hay với chính bản thân mình, với xu thế toàn cầu, việc thay đổi chỉ trong 1 ngày thì việc học cái gì, chuẩn bị cái gì cho tương lai, nhiều khi chỉ là phán đoán tức thời.

Và mục đích học là để làm gì? Chỉ để cho biết, để thỏa mãn sở thích hay để phục vụ cho công việc.

NÊN: NẾU ĐIỀU ĐÓ PHỤC VỤ CHO CÔNG VIỆC

1/ Hiệu quả của việc học tiếng Hàn (hay bất cứ ngôn ngữ nào đó, kỹ năng nào đó) mang lại cho bạn việc gì? kết quả gì? Rõ ràng rất nhiều người đã không tính đến hiệu quả khi học tiếng Anh, họ từ cấp 1, rất nhiều tiền bạc, công sức, bỏ ra vẫn không sử dụng được. Nếu lấy tiêu chí học để xin việc, để kiếm tiền, để hỗ trợ công ăn việc làm thì tiếng Hàn ở thời điểm hiện tại là rất tốt. Xin việc, du học, lao động đều rất dễ dàng và tốt hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác khi hiện tại có khoảng 3000 công ty Hàn Quốc đang đầu tư ở VIệt Nam, có khoảng 100 ngàn người Hàn đang sinh sống ở Việt Nam. Chúng ta có khoảng 70 ngàn cô dâu, 80 ngàn lao động Việt Nam và khoảng 6000 du học sinh Việt Nam đang học ở Hàn Quốc. Năm ngoái, tổng kim ngạch xuất khẩu của Samsung chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tp HCM đã trao giấy phép 1,4 tỷ USD cho Samsung đầu tư vào khu công nghệ cao quận 4 và họ cam kết sẽ đưa khoảng 52 doanh nghiệp đầu tư theo. Khi các tập đoàn lớn đi vào VN thì các doanh nghiệp nhỏ sẽ đi theo ồ ạt. Các doanh nghiệp lớn HQ đang có xu thế rút từ TQ về Việt Nam nhiều hơn trong 3 năm nay.

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

French Artist Turns Everyday Objects Into Playful Characters

Posted By  on Oct 1, 2014

With a creative eye, the casual observer can espy characters or faces in the everyday objects all around us. French artist Gilbert Legrand takes this a step further by painting and otherwise modifying totally mundane objects to turn them into cute characters and give them new life.

Legrand lets his active imagination soar by painting small details onto these everyday objects to help us see them the way he does. With the addition of a face and maybe some arms and legs, a paintbrush can become a mangled fox, a hinge can become a shady salesman, and a juicer becomes a woman emerging from a pool.
Hopefully, Legrand’s wildly imaginative creations will help you find the fun characters hidden all around you!


Samsung nhận giấy phép đầu tư 1,4 tỷ USD vào TP HCM

Thứ tư, 1/10/2014 | 19:25 GMT+7

Đây là dự án sản xuất sản phẩm điện tử có vốn lớn nhất trong vòng 8 năm qua tại Khu công nghệ cao TP HCM.

Ngày 1/10, Chủ tịch Công ty Samsung Electronics đã nhận giấy chứng nhận đầu tư từ lãnh đạo UBND TP HCM tại trụ sở chính của Tập đoàn Samsung tại Hà Quốc. Sự kiện có sự chứng kiến của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhân chuyến thăm nước này, theo lời mời của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.

Dự án với tên gọi Samsung CE Complex” (SECC) sẽ được thực hiện trên diện tích 70 ha trong Khu công nghệ cao TP HCM, với mục tiêu nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm, thiết bị điện tử gia dụng công nghệ cao. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào tháng 1/2015 và sẽ bắt đầu hoạt động vào quý II/2016.

Ngoài sản xuất TV, nhà máy của Samsung tại TP HCM sẽ sản xuất sản phẩm điện tử gia dụng công nghệ cao ở giai đoạn 2. 
Dự án chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầu tập trung sản xuất các sản phẩm điện tử dân dụng như Smart TV, TV LCD, LED; giai đoạn 2 sẽ sản xuất các sản phẩm gia dụng khác. Đây là dự án mới nhất của Tập đoàn điện tử Hàn Quốc tại Việt Nam và cũng là dự án tiếp nối của dự án Samsung Vina trước đây nhưng với quy mô lớn hơn, nhằm hướng đến thị trường xuất khẩu cho khu vực và toàn cầu.

Lãnh đạo Ban quản lý Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) cho biết, ngoài những sản phẩm TV, dự án của Samsung cũng sẽ sản xuất sản phẩm điện tử gia dụng công nghệ cao như máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt ứng dụng công nghệ cao. Đây là những dòng sản phẩm điện tử gia dụng mà Samsung đang đẩy mạnh kinh doanh ở thị trường Việt Nam qua con đường nhập khẩu.

Ngoài ra, Samsung sẽ thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) để nghiên cứu chương trình và phần mềm ứng dụng cho các dòng sản phẩm điện tử của dự án.

Theo SHTP, dự án SECC đã được Tập đoàn điện tử Samsung khảo sát, tìm hiểu về các điều kiện đầu tư và các chính sách đầu tư tại các tỉnh, thành phố trên cả nước trong thời gian hơn một năm. Và đến ngày 18/9 vừa qua, Samsung mới chính thức nộp đơn đăng ký đầu tư vào SHTP.

Đây là dự án có vốn đầu tư hơn một tỷ USD thứ hai của Samsung tại Việt Nam được cấp phép từ đầu năm đến nay, sau dự án nghiên cứu và phát triển, sản xuất màn hình có độ phân giải cao ở tỉnh Bắc Ninh do Samsung Display đầu tư vào đầu tháng 7/2014. Đây cũng là dự án đầu tư có vốn trên một tỷ USD thứ hai tại SHTP, sau dự án một tỷ USD của Tập đoàn Intel được cấp phép vào năm 2006.
Lâm Thao