Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Meaning of S'year, M'year, SM'year, F'year in academic biographies (S’70–M’72–SM’86–F’91)

Question: 

Reading scientific papers, I often see at the end of them, in the biographies of the authors, some abbreviations like the following: (S’70–M’72–SM’86–F’91).
I think that they are correlated with graduation dates, but I did not find any good explanation. Can anybody explain their meaning to me, and give a complete list of those abbreviations?

Answer: 

By any chance are these appearing in the journals of organisations like the IEEE that have different levels of membership? The abbreviations could indicate the different level of membership an author had during different periods, e.g.
  • S = student member
  • M = (full) member
  • SM = senior member
  • F = fellow

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Điều quan trọng nhất là công việc chứ không phải công danh hay tiền bạc

GS Ngô Bảo Châu: Theo tôi, lúc nào cũng phải giữ gìn được cho mình sự đam mê khoa học. Điều quan trọng nhất là công việc chứ không phải công danh hay tiền bạc. Trong khoa học, ở mức độ trung bình thì việc đánh bóng bản thân có thể có tác dụng. Nhưng, nếu để đạt một đỉnh cao thì điều đó không có tác dụng gì. 
http://www.tienphong.vn/Khoa-Giao/doi-thoai-giua-gs-ngo-bao-chau-va-dai-gia-ha-thanh-510207.tpo

Learn Any Language in 6 Months

Read Time: 15 minutes

"Bằng cách sử dụng các kỹ thuật như spaced repetition, complete immersion, và prioritized learning, tôi tin rằng một người bất kỳ có thể học một ngôn ngữ bất kỳ để giao tiếp thành thạo trong 6 tháng hoặc ít hơn. Tôi bắt đầu học tiếng Nhật từ tháng 11 năm 2008 và trong vòng 2 tháng tôi đã học được nghĩa của hơn 2000 từ kanji, và trong vòng 6 tháng tôi đã có thể giao tiếp với những người lạ ở trong một đêm nhạc rock (những cô gái Nhật máu lửa!))..."
By utilizing techniques such as spaced repetition, complete immersion, and prioritized learning, I’m confident that anyone can learn any language to conversational fluency in six months or less.  I started learning Japanese in November of 2008 and within two months I had learned the meaning of 2000+ kanji, and within six I was having conversations with strangers at rock concerts (cute Japanese girls!). I’m not trying to glorify myself here either – I’m a particularly weak-willed person and getting motivated for me often involves a literal act of God. Language learning has been put on a golden pedestal for most people, achievable only for the super-intelligent. Because of this false imagery and a bad case of failure-leading-to-lack-of-motivation seen in high school language classes, very few people achieve any real success. But if you are simply willing to put in the time, you too can have interesting conversations with people from distant lands.

Step X: Prepare Your Mind

You can do it.
Believe and have faith, this is the first and most important step. I know it sounds cheesy and motivational, but it’s true. Decide that you want to learn a foreign language and commit yourself to it. Imprint it to your mind and imagine yourself already at the goal. The most successful people are the ones who can best visualize their goals, and they don’t let excuses prevent them from reaching their goals – they find a way get around them. Understand that you’ll encounter barriers preventing and hindering you from reaching the goal, but decide beforehand that you’ll find a way to overcome them.

Step X: Learn the Characters of Your Target Language

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Kinh·nghiệm nghe V.O.A Specical English hiệu·quả nhất


Rất nhiều học viên thích học tiếng Anh qua Special V.O.A (V.O.A đặc biệt).  




Nó đặc biệt là bởi vì các tin này được phát thanh viên nói với tốc độ chậm, rất dễ nghe, khiến cho người học rất hứng thú vì được cập nhật tất cả những thông tin nóng hổi trên khắp thế giới bằng ngôn ngữ toàn cầu. 

Tuy nhiên, với các bạn ở trình độ “vừa phải”, nghe và hiểu được tất cả những thông tin này không phải là vấn đề đơn giản. Vậy làm thế nào để qua vài lần luyện tập, bạn có thể nghe được “Special V.O.A” như nghe “F.M”? Rất đơn giản, bạn hãy thực hiện các bước sau khi nghe một bản tin “Special V.O.A”: 

Trợ·từ chủ·đề 은/는

Người dịch: Nguyễn·Tiến·Hải




Bạn có thể nghe các đoạn băng ghi âm các câu ví dụ trong bài này ở đây.

Trợ·từ (조사 (助詞)) là từ chức·năng không có nghĩa riêng nếu đứng một mình (hư·từ). Chúng có vai·trò bổ·trợ khi được nối vào đuôi của một danh·từ, xác·định danh·từ đó là gì và có chức·năng gì trong câu.

Các trợ·từ trong tiếng Hàn:
  • 은/는   - trợ·từ chủ·đề (topic particle)             ┐ trợ·từ chủ·ngữ (subject particle)
Chú·ý: 은/는 và 이/가 là các 'trợ·từ chủ·ngữ' (subject particle). Bạn có thể xem thêm ở phần 'Sự khác nhau giữa 은/는 và 이/가'.
Các ví·dụ sau cho thấy các trợ·từ được sử·dụng như thế nào ở trong câu.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Chiến·tranh của các dòng điện hay Ai phát·minh ra thế·kỉ 19 và thế·kỉ 20?

Thomas Edison

Edison nhìn cậu thanh niên cao lỏng khỏng, mặc cái áo rõ ràng không cùng bộ với cái quần, nét mặt vẫn chưa hết lộ vẻ mệt mỏi đang ngồi trước mặt mình, tuy rõ ràng đói rách nhưng không hề có vẻ rụt rè của kẻ mới đặt chân lên đất Mỹ:

- Cậu là Nicola Tesla à, có biết nói tiếng Anh không, sao lại ra nông nỗi này?

- Thưa ngài tôi đã bị đánh, bị cướp, bị vứt xuống khỏi chuyến tàu biển từ châu Âu sang đây cùng với vài hành khách, tuy vậy tôi vẫn giữ được bức thư giới thiệu tới ngài, xin ngài nhận lấy...

- Tiếng Anh của cậu cũng tạm đấy, ít nhất là tôi hiểu cậu. Thế cậu có tiền không, có người thân thích không, và định làm gì ở Mỹ? –Edison nhận lấy bức thư, mà ông đã biết nội dung. Trong thư cũng như trao đổi trước đây, Charles Batchelor-giám đốc chi nhánh lục địa châu Âu của Edison đã báo: “tuyệt đối không được để chàng trai này đi sang Nga! Thưa ông Edison, ông sẽ còn biết ơn tôi vì đã khuyên được anh ta tới với ngài sau rất nhiều giờ thuyết phục! Tôi có được biết 2 con người vĩ đại, người đầu tiên tất nhiên là ngài, nhưng người thứ hai không thể là ai khác, chính là anh ta đấy ạ!” Nhìn bộ dạng chàng trai, Edison chợt nhớ tới tuổi trẻ thất học phải đi bán hoa quả giúp mẹ, rồi bán báo trên tàu của mình.

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Trợ·từ định·danh 이/가

Người dịch: Nguyễn·Tiến·Hải



Bạn có thể nghe băng ghi âm các câu ví dụ trong bài này ở đây.
이/가 dùng tương·tự như 은/는 khi cần chỉ ra chủ·ngữ (subject), nhưng 이/가 dùng khi cần xác·định người hoặc vật được nói đến trong câu.
Ví·dụ,
나는 샀다 = Tôi đã mua...
내가 샀다 = Tôi đã mua...
Chú·ý: 나 biến thành 내 khi đứng trước 가.
Cả hai câu đều có nghĩa là "Tôi đã mua..." nhưng 내가 샀다 nhấn·mạnh chủ·ngữ "tôi" ("chính tôi") của câu hơn.
Câu 내가 샀다 chú·trọng về "ai" đã mua hơn là tôi đã làm "".
Còn câu 나는 샀다 chú·trọng về việc tôi đã làm "".
내가 샀다 = (Chính) Tôi đã mua [Không ai khác ngoài tôi đã mua]
나는 샀다 = Tôi đã mua [Tôi đã mua chứ không phải đã làm việc gì khác]

Điều này cũng tương·tự tiếng Anh khi một người nhấn·mạnh giọng·điệu vào một từ cụ·thể nào đó để gây chú·ý hoặc làm nó quan·trọng hơn.
Ví·dụ,
Who bought a new t-shirt? (Ai đã mua áo thun mới?)
내가 샀어 = I bought it. (Tôi đã mua).

Chú·ý: Nếu nói 나는 샀어 thì sẽ sai, vì người hỏi đang hỏi về ai đã mua áo thun mới chứ không hỏi họ đã làm gì.
What did you do in the park? (Anh đã làm trong công·viên?)
나는 잤어 = I slept (I took a nap) (Tôi ngủ)

Chú·ý: Người hỏi có thể đang hỏi nhiều người về việc họ đã làm trong công·viên. Một người có thể nói là anh ấy đi dạo, còn một người khác thì nói anh ấy đã ăn trưa ở đó. Nhưng riêng tôi, việc tôi đã làm ở đó là 'ngủ'.
Do đó,
나는 잤어 = I slept (Tôi đã ngủ)
Nếu nói 내가 잤어 trong trường hợp này sẽ sai vì người hỏi không hỏi ai đã ngủ mà hỏi về việc họ đã làm trong công·viên. Nếu người hỏi hỏi tôi 'Ai đã ngủ trong công·viên?', tôi sẽ trả lời là 내가 잤어 hay 마크가 잤어 (Mark đã ngủ (ở đó)).
Trợ·từ định·danh 이/가 xác·định chủ·ngữ của câu. 이/가 quan·tâm đến ai đã làm việc gì đó đang được hỏi.
Cũng như ví·dụ 은/는, 가 dùng khi danh·từ không có 받침 còn 이 dùng khi danh·từ có 받침.
Dưới đây là một số câu ví·dụ:
내가 마셨다 = Chính tôi đã uống (Không ai khác ngoài tôi)
동생이 먹었다 = Em đã ăn (Không ai khác ngoài em)
민지가 왔다 = Min-ji đã tới (Chính Min-ji chứ không phải ai khác)
안토니가 갔다 = Anthony đã đi (Chính Anthony chứ không phải ai khác)
저것이 한강이야 = Đó là sông Hàn
빌딩이 높다 = Building đó cao
공원이 넓다 = Công viên đó rộng
Từ vựng:
마시다 = uống
동생 = em (trai/gái)
먹다 = ăn
민지 = Min-ji (tên phụ·nữ)
오다 = đến
안토니 = Anthony
가다 = đi
저것 = cái đó
한강 = sông Hàn (ở Seoul)
빌딩 = building (tòa nhà)
높다 = cao
공원 = công·viên
넓다 = rộng

Bạn có thể dùng Google Translate để nghe phát âm những từ này.
Xem thêm: Sự khác nhau giữa 은/는 và 이/가
Nguồn tiếng Anh: http://www.learnkoreanlp.com/2011/12/korean-particles.html

Không hiểu mình đang làm gì thì đừng làm

Tác·giả: ·Huy·Khoa


Một trong những điều khiến cho Việt Nam ta, chính cá nhân chúng ta không phát triển được là vì cách làm việc của người VIệt không hiệu quả, hay nói cách khác là không thực dụng, không gắn liền với mục đích, không hiểu tại sao chúng ta lại làm cái đó để làm gì và không có khái niệm thời gian.
Năng suất của lao động Việt Nam thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần. Ngay cả so với các nước ở ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan.

Một cô nhân viên báo cáo tình hình công việc: Dạ thưa em làm việc thầy giao rồi, nhưng không thấy ai đăng ký hay liên lạc cả?

Nếu câu trả lời này dành cho xếp Hàn Qốc, sẽ là cả một trận lôi đình xẩy ra. Người Hàn sẽ không hiểu tại sao như vậy?

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Sự khác nhau giữa 은/는 và 이/가

Người dịch: Nguyễn·Tiến·Hải
Các trợ·từ chủ·ngữ 은/는 và 이/가 đều đứng sau danh·từ làm chủ·ngữ của câu, nhưng 은/는 giới·thiệu chủ·đề hay chủ·ngữ (Xem thêm: Tiểu·từ chủ·đề 은/는), còn 이/가 chỉ để xác·định chủ·ngữ (Xem thêm: Tiểu·từ định·danh 이/가).
Ngoài điểm khác nhau đã nói ở trên còn có sự khác·biệt lớn giữa hai trợ·từ này.
Trợ·từ 은/는 dùng khi phát·biểu chung tổng·quát hay thực·tế, còn 이/가 thì không.

Ví·dụ,
치타는 빠르다 = Báo·đốm nhanh·nhẹn.
치타는 느리다 = Báo·đốm chậm·chạp. (Đây có thể là một phát·biểu sai)

Tuy·nhiên, nếu bạn tới thăm sở·thú và bạn thấy một con báo·đốm di chuyển có vẻ rất chậm·chạp, bạn có·thể nói,

치타가 느리다 = Con báo·đốm (đó) chậm·chạp.

Vì thế trợ·từ định·danh 이/가 chỉ ra một người hay vật cụ·thể mà cả người nói và người nghe đều biết hay nhận·thức được. Trong trường hợp này đó là con báo·đốm ở trong sở·thú.

Dưới đây là một ví·dụ khác,

바다는 푸르다 = Biển (có màu) xanh
바다는 까맣다 = Biển (có màu) đen (Thường là phát·biểu sai)

Nhưng nếu bạn thấy biển vào ban đêm bạn có thể thốt lên,
바다가 까맣다! = Biển màu đen kìa!
Biển trong câu này được xác·định là biển cụ·thể vào ban·đêm, và cả người nói và người nghe đều biết là biển nào đang được nói tới. Đây không phải là phát·biểu chung tổng·quát. Vì thế chúng·ta dùng trợ·từ 이/가 cho trường·hợp này.

Dĩ·nhiên, 바다가 푸르다 (biển màu xanh) hoàn·toàn có thể chấp·nhận được. Tuy·nhiên, sự khác·biệt ở chỗ biển trong câu này cũng là một biển đặc·biệt mà cả người nói và người nghe đều biết.

바다는 푸르다 = Biển có màu xanh (một phát·biểu chung tổng·quát)
바다가 푸르다 = Biển có màu xanh (Biển được xác·định bởi người nói và người nghe)

Điều này rất tương·tự với cách dùng mạo·từ a/an hay the trong tiếng Anh.
Ví·dụ,
An apple is red. (Quả táo có màu đỏ.) = 사과는 빨갛다 (Một phát·biểu tổng·quát hay có tính thực·tế về một quả táo)
The apple is red (Quả táo đó có màu đỏ) = 사과가 빨갛다 (Một quả táo cụ·thể mà người nói xác·định và chỉ ra cho người nghe)

Nguồn tiếng Anh: Subject Particles - 는 / 은 and 가 / 이
Xem thêm:
Trợ·từ định·danh 이/가
Trợ·từ chủ·đề 은/는

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Vì sao nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng từ chối khảo nghiệm?

12.09.2014 | 08:15 AM

Ngay sau khi đăng tải ý kiến của kỹ sư Vũ Xuân An, con trai nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương về việc nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng sử dụng “chân gỗ” để tìm mộ liệt sỹ Trần Thị Khang (cô ruột ông Vũ Xuân An), chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến các nhà ngoại cảm.


Trong đó, có ý kiến của TS. Đại tá quân đội Đỗ Kiên Cường, người có hơn 30 năm nghiên cứu các hiện tượng dị thường. TS. Cường nhấn mạnh, ngoại cảm tìm mộ như một loại gây nghiện cho nỗi đau chưa được hóa giải của thân nhân liệt sỹ, nó có thể giảm đau tức thời nhưng sẽ để lại một nỗi đau ghê gớm về lâu dài. Khả năng tìm mộ của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cũng không ngoại lệ.
Đề xuất khảo nghiệm cho các nhà ngoại cảm
Niềm tin vào sự huyền bí là nhu cầu có thật của con người, theo các nhà khoa học, nó lớn hơn mọi chứng cớ phản bác. Vì thế cần lựa chọn đúng đắn giữa các hoạt động tín ngưỡng và các hành vi mê tín, cho dù trong nhiều trường hợp, ranh giới giữa chúng thật khó phân định. Theo TS. Đại tá quân đội Đỗ Kiên Cường, ngoại cảm tìm mộ giống như một loại gây nghiện cho nỗi đau chưa được hóa giải của thân nhân các anh hùng liệt sỹ, nó có thể làm giảm đau tức thời nhưng sẽ để lại nỗi đau ghê gớm về lâu dài. Chính vì thế, nhà nghiên cứu này cho rằng, các nhà ngoại cảm, trong đó có nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cần được khảo nghiệm một cách nghiêm túc để “lật tẩy” sự thật về khả năng tìm mộ.
Vì sao nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng từ chối khảo nghiệm? - Ảnh 1
TS. Đại tá Đỗ Kiên Cường.

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Anhxtanh (Einstein) đã nói vu·vơ...

ANHXTANH ĐÃ NÓI VU VƠ...

(dành cho những người đọc chậm)


1. Từ khi mấy nhà toán học tham gia vào thuyết tương đối thì chính tôi cũng bắt đầu chẳng hiểu gì...

2. Nếu bạn cộng trừ kém, thì cái đó sẽ nhân lên sau này...

3. Lý thuyết – đó là khi mọi việc sáng tỏ, mà chả có gì hoạt động được...
Thực tế-đó là khi mọi cái đều hoạt động mà chả ai biết vì sao...
Chúng ta đang kết hợp lý thuyết với thực tiễn: chẳng có cái gì hoạt động và không một ai biết vì sao!

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Người thông·minh nhất hành·tinh

(dành cho người quan tâm đến Toán, Vật lý và Triết học)

...Grigori Perelman, sinh năm 1966-đứng thứ 9 trong danh sách 100 thiên tài đang sống giữa chúng ta (bầu năm 2007 khi ông còn chưa được giải Clay vì lời giải bài toán “thiên niên kỷ” của Poincare , trong khi đó đứng đầu danh sách là Hoffmann, cha đẻ của “thuốc gây ảo giác LSD”). Tuy vậy theo tôi biết thì cộng đồng khoa học đã từ lâu công nhận ông là nhà khoa học thông thái nhất hành tinh, tôi tuy ngoại đạo nhưng cũng rất tò mò muốn biết con người này thực ra là ai, ngoài những thông tin “lá cải” về việc ông từ chối nhận giải thưởng 1 triệu đôla và ở ẩn đối với tất cả xã hội và sống nghèo đói. Đơn giản khi một con người đã tuyệt đỉnh thông minh, thì ngoài việc “lập dị” ra thì mỗi hành động của ông ta phải có cả một câu chuyện dài phía sau, chứ không phải kiểu “nổ” bất thình lình...Và qua cuộc đời ông, tôi thấy được một câu chuyện rất hay về các nhà toán học thời hiện đại, cũng như toán học cần thiết để làm gì, từ những cuộc tranh cãi “32 con gà” ngày nay cho đến thành tựu của Ngô Bảo Châu đều có ý nghĩa cao siêu hơn ta hằng nghĩ!

Đầu tiên phải nói thật, gây tò mò nhất đối với tôi là việc ngài Perelman là “chuyên gia từ chối các giải thưởng danh giá”. Hãy xem ông đã từ chối gì:
-1996 từ chối giải của Hiệp hội toán học châu Âu (EMC) dành cho các nhà toán học trẻ-giải thưởng này như một bảo đảm cho người lĩnh giải sẽ được nhận vào làm việc tại các trường đại học danh giá nhất của Âu, Mỹ và đảm bảo cuộc sông vật chất dài lâu.
-2006 ông từ chối nhận giải Fields danh giá -một "Nobel trong toán học" (lần kế tiếp Ngô Bảo Châu đã giành giải này cùng 3 nhà toán học khác tại Ấn Độ, 2010).
-2010 ông từ chối nhận giải thưởng của Viện toán học Clay với số tiền 1 triệu đô la do giải được 1 trong 7 bài toán “thiên niên kỷ”-đó là bài toán Poincare từ 1904 và 98 năm sau loài người mới có lời giải! 6 bài toán kia vẫn còn chờ đợi...
-2011 ông từ chối trở thành viện sỹ Viện hàn lâm khoa học Nga. Tuy chỉ là danh hiệu trong nước, nhưng về giá trị vật chất còn lớn hơn cả những lần “từ chối” trước kia...

Vì sao như vây? Sinh ra ở Leningrad (CCCP), cậu bé Do Thái Perelman học ở một trường bình thường ở ngoại ô cho đến năm lớp 9, chỉ sinh hoạt ở nhóm học sinh giỏi toán tại Cung thiếu nhi thành phố. Năm 1982 cậu học sinh 15 tuổi này đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối ở cuộc thi Olimpic Toán quốc tế tại Hungary (khá giống Ngô Bảo Châu, trẻ hơn mấy tháng). Sau đấy cậu mới được vào học trường chuyên toán-lý 239 nổi tiếng của Leningrad. Vào đại học, vì được chọn trường, cậu suýt chọn trường nhạc (có chơi violin nhưng không cơ bản) nhưng sau nghe lời mẹ, lại đi vào khoa toán. Sau khi bảo vệ luận án tiến sỹ toán, cậu sang Mỹ đầu những năm 90 để làm việc tại một số trường đại học. Ngay lúc còn rất trẻ này cậu đã rất khác người: sống rất khắc khổ, thường xuyên chỉ ăn bánh mỳ, sữa và phomat. Ngay từ lúc này cậu đã bắt tay vào giải bài toán thiên niên kỷ của Poincare. Các phát hiện quan trọng lần lượt ra đời, ví dụ như một cách chứng minh ngoạn mục của Perelman cho “Lý thuyết về tâm hồn” (1994, hình học vi phân).

Lần “từ chối” đầu tiên năm 1996, Perelman không chịu nhận giải EMC cho các nhà toán học trẻ xuất sắc đồng nghĩa với chìa khóa vàng mở cánh cửa vào những vị trí làm việc danh giá và nhiều bổng lộc, nhưng đối với chàng trai 30 tuổi này “nó không quan trọng”! Ông bắt đầu cuộc đấu tranh không khoan nhượng nhưng tất nhiên không hề cân sức với lề thói quan liêu, giả tạo của làng toán học thế giới. Ví dụ sau này khi đi xin việc ở đại học Stanford bắt buộc phải nộp lý lịch, ông kiên quyết từ chối đưa C/v. Ông bảo: “Nếu họ biết các công trình của tôi, thì họ cần gì C/v của tôi? Còn nếu họ cần C/v của tôi, nghĩa là họ không đọc các công trình của tôi...”-thật tự tin, một tuyên bố của chàng trai hơn 30 tuổi!

Năm 1993

20 sự thật bất ngờ về xứ sở Tây Tạng

Cập nhật lúc: 12:00 07/09/2014 (GMT+7)
Người Tây Tạng từng trở thành “láng giềng” của người Việt từ năm 750 đến 794. Đó là một trong những điều ngạc nhiên về xứ sở bí ẩn này.
Một khung cảnh điển hình của cao nguyên Tây Tạng
Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy cao nguyên Tây Tạng là nơi sinh sống của con người từ 21.000 năm trước đây. Điều này khiến Tây Tạng được coi là một trong những cái nôi của loài người.

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Những điều có thể bạn không thích Nhật Bản

Du khách đến Nhật phải làm quen với việc hắt xì ở nơi công cộng bị coi là thiếu lịch sự và nhiều người Nhật cũng không biết nói tiếng Anh.
Bên cạnh một đất nước biểu tượng cho sự văn minh, giàu có, thật thà và thân thiện, Nhật Bản còn những góc khuất có thể khiến du khách không hài lòng. Và sau đây là một số lý do.
1. Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của động đất và sóng thần nhiều nhất thế giới. Những thiên tai này thực sự rất "khó chịu" đối với không chỉ người dân bản địa mà còn với các du khách trên thế giới.
2. Những con ma trong truyền thuyết của Nhật Bản thật sự rất đáng sợ và đây cũng là quốc gia sản xuất nhiều bộ phim ma đỉnh cao.
3. Nhật Bản là đất nước của manga, anime, game. Đó là lý do vì sao bạn sẽ thấy rất nhiều otaku (là một từ lóng trong tiếng Nhật dùng chỉ một kiểu người kỳ quái, tuy nhiên trên thế giới lại được hiểu chung là những người đọc truyện tranh và xem phim hoạt hình) mặc những bộ trang phục "chẳng giống ai" xuất hiện trên đường phố.
otaku-in-park-1036-1833-1405398284.jpg
Nhiều người Nhật thích ăn mặc theo kiểu không giống ai. Ảnh: Japanese.

5 lỗi lớn du khách thường mắc phải khi tới Nhật

Cắm đũa lên bát cơm như cắm nhang, mặc nhầm chiều vạt áo kimono hay xếp giày dép sai cách là những điều bạn dễ dàng bị phát hiện là du khách khi đến xứ sở hoa anh đào.




Nhật Bản là một đất nước xinh đẹp với nhiều quy tắc, nghi thức truyền thống.Có nhiều điều khi đến thăm du khách dễ dàng mắc phải. Những điều đó với bạn có thể là một sơ xuất nhỏ nhưng lại khiến người Nhật không hài lòng. Sau đây là một số lỗi chính và phổ biến nhất du khách thường mắc phải:

Chấm sushi
Nhiều du khách khi ăn sushi tại Nhật thường chấm phần cơm vào nước tương/nước sốt. Điều này dễ làm cơm gặp nước và bị tơi ra, rơi khỏi phần sushi và không đẹp mắt. Thay vào đó, bạn nên quay phần cá, tôm lại để chấm.
2_1410228849.jpg
Không nên chấm phần cơm thẳng vào nước tương khi ăn sushi. Cách chấm đúng nhất là hình bên phải.

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Càng đi nhiều càng thông·minh

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải

Có vẻ như các cụ người Việt hồi xưa cũng đã biết bí quyết như bí quyết trí thông minh của người Do Thái với câu "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"

Theo người Do Thái, để thông minh hơn bạn phải thường xuyên đi đến những nơi mới mẻ mà bạn chưa từng tới. Nếu ngồi một chỗ lâu ngày bạn sẽ mất hết động lực và sáng tạo. Thí nghiệm với chuột cho thấy con chuột vận động đi lại thường xuyên thì có bộ não phát triển hơn con chuột chỉ ăn và nằm một chỗ.

Ngoài ra người sống ở thành phố thì thường thông minh hơn người sống ở nông thôn vì họ phải đương đầu với nhiều tình huống phức tạp hơn.

Người Do Thái vì bị truy đuổi và không có quyền sử hữu đất đai nên hơn 90% dân Do Thái sống ở thành phố. Và vì thế họ thông minh và năng động hơn các dân tộc khác. 
(Theo Eran Katz, Trí tuệ Do Thái)

Quái thú Nhật Bản "xấu như ma cấu, tính tình trẻ con"

14:00:00 03/02/2012

Loài "tiểu yêu" tên Kappa này khá đáng sợ nhưng lại có tính cách vô cùng thú vị!

Nền văn hóa Nhật Bản đa dạng và phong phú luôn là chủ để cực kì thu hút các bạn ham mê tìm hiểu. Hôm nay, chúng mình sẽ "zoom" vào một khía cạnh nhỏ, một nét độc đáo trong tiềm thức văn hóa dân gian của đất nước Mặt trời mọc qua quái thú Kappa - con vật kì lạ với tính cách cực kì... trẻ con nhé!


Kappa, thoạt nghe có vẻ giống một hãng thời trang khá nổi ở Ý thế nhưng đối với người Nhật, nhất là các em nhỏ, đó lại là một con quái thú đáng sợ một cách... thú vị. Nó là một loài thủy quái không có thực, do sự tưởng tượng của người Nhật mà hình thành. Trong tiếng Nhật, Kappa là tên gọi tỉnh lược của Kawa wappa, đôi khi được gọi là Gataro, hay Suiko (Hổ nước).

Những con ma kinh dị trong truyền thuyết Nhật Bản

12:00:01 29/06/2012

Bên cạnh những con ma đáng sợ thì cũng tồn tại những chú ma vô cùng đáng yêu...

Nói đến ma quỷ, chắc hẳn bạn sẽ sởn gai ốc và nhớ về những câu chuyện ma kinh dị, về các con ma đáng sợ của người bạn xứ hoa anh đào. Chúng ta cùng điểm mặt những con ma nổi tiếng trong truyền thuyết Nhật Bản dưới đây nhé! 

1. Oni - nụ cười ác độc


Oni có gương mặt ác quỷ với 2 sừng dài, đôi mắt lồi, với nụ cười ác độc để lộ những cái răng nanh sắc nhọn cùng mái tóc xõa. Thân hình chúng có màu đỏ, xanh dương hoặc đen, thường quàng khăn da hổ và cầm một chiếc chùy sắt. Chúng câm lặng, hung ác và hiểm độc. 

2. Rokurokkubi - thiếu nữ duyên dáng với cái cổ dài



Chúng là những con yêu nữ với cái cổ dài và mềm dẻo, linh động. Chúng trông như người bình thường vào ban ngày, nhưng vào ban đêm, chúng vươn dài cổ ra để bí mật theo dõi và khiến mọi người hoảng sợ. Rokurokkubi cũng có khả năng biến khuôn mặt thành những gương mặt quỷ đáng sợ để tăng thêm vẻ đẹp “khủng khiếp” của mình.

Truyền thuyết mèo ma ca rồng - "hồ ly tinh" Nhật Bản

00:01:02 12/01/2013\

Theo truyền thuyết, nếu chẳng may giết mèo vô cớ, linh hồn mèo ma cà rồng sẽ hiện về và giết chết thủ phạm…

Nhật Bản là một trong những quốc gia có văn hóa dân gian và nghệ thuật truyền thống đặc biệt nhất thế giới. Theo ghi chép cổ, người Nhật thời xưa có nhiều quan niệm về các hình tượng ma mãnh, các sinh vật dị hợm, quái đản… Một trong số đó là mèo ma cà rồng (vampire cat) - một loại "hồ ly tinh" của xứ sở Mặt trời mọc.

Trong cuốn sách "Truyền thuyết và thần thoại của Nhật Bản" - xuất bản lần đầu vào năm 1926, tái bản bởi Dover trong năm 1992, tác giả F. Halland Davis có nhắc tới một truyền thuyết về mèo ma cà rồng.

Truyền thuyết mèo ma ca rồng - "hồ ly tinh" Nhật Bản 1

Theo truyền thuyết đó, mèo ma cà rồng lần đầu xuất hiện vào thời đại Sengoku (1568-1615) - trị vì bởi hoàng tử xứ Hizen. Trong hậu cung của ông có rất nhiều cung tần và ái phi xinh đẹp, mà được sủng ái nhất là nàng O Toyo. 

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Lần theo những câu chuyện “thêu dệt” về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Thọ Phước (Dòng Đời) (Dân Việt) 19:14 - 31 tháng 8, 2014
Sau gần 2 năm điều tra, thu thập các tư liệu để chứng minh những điểm “mập mờ” trong các câu chuyện được sử dụng như căn cứ chắc chắn chứng minh cho khả năng ngoại cảm siêu việt của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, PV đã được bà Hằng chủ động liên hệ gặp để đưa ra những lời giải thích. Tuy nhiên, những lời giải thích này lại càng khiến cho những câu chuyện mà bà Hằng kể ra trước đó thêm khó tin...
Bài 1: Không ai làm chứng cho câu chuyện bà Hằng "bị chó dại cắn"

Câu chuyện đầu tiên mà PV lần theo chính là sự kiện về đám tang ở tuổi 17 của cô thiếu nữ Phan Thị Bích Hằng sau khi Hằng bị chó dại cắn. Có thể nói, lần chết đi sống lại này là bước ngoặt khai sinh ra một “huyền thoại ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng ngày hôm nay. 
PV đã tập trung vào các tình tiết được nhiều người biết đến và vẫn tin tưởng: Có thực sự bà Bích Hằng bị chó dại cắn chết? Đám tang với các tình tiết bố bà Bích Hằng – một vị đại tá quân đội (như lời bà Hằng giới thiệu) đã bắn 7 phát súng lên trời để tỏ lòng thương tiếc con gái có thật hay không? Có hay không chuyện ông lang Rồng – người đã bốc thuốc bằng gỗ ván thôi cho bà Hằng uống để trị những cơn dại do chó dại cắn? Người bạn gái học cùng bà Hằng cũng bị chó dại cắn và qua đời trước khi bà Hằng chết lâm sàng có thật hay không?  
Gần đây, Phan Thị Bích Hằng thường xuyên phải đối mặt với các dấu hỏi về khả năng ngoại cảm của bà.


Gặp những nhân chứng về chuyện bà Hằng bị chó dại cắn

Con trai nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương: 'Phan Thị Bích Hằng đã lợi dụng bố tôi'

Thọ Phước (Dòng Đời) (Dân Việt) 19:02 - 01 tháng 9, 2014
Đây là lời khẳng định của ông Vũ Xuân An, con trai ruột nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương. Nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương đã từng nhờ bà Phan Thị Bích Hằng giúp tìm mộ em gái - liệt sĩ Vũ Thị Kính, Đội trưởng Đội du kích Hoàng Ngân.
Nguyên Phó Thủ tướng, GS Trần Phương - tên thật là Vũ Văn Dung, sinh năm 1927 tại Mỹ Hào, Hưng Yên. Ông có người em gái tên là Vũ Thị Kính, người đã hy sinh anh dũng ở tuổi 21 khi đang lãnh đạo Đội nữ du kích Hoàng Ngân.

Theo tài liệu ghi lại: Vũ Thị Kính sinh năm 1929, tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 16 tuổi với bí danh Trần Thị Khang. Năm 1950 cô là huyện ủy viên của Đảng bộ Phù Cừ, Bí thư Phụ nữ Cứu quốc huyện. Tháng 6 năm đó, địch bắt được cô từ hầm bí mật, đưa về bốt La Tiến – một bốt khét tiếng tàn ác án ngữ phía nam tỉnh Hưng Yên, phía bắc tỉnh Thái Bình và phía tây tỉnh Hải Dương.


Phan Thị Bích Hằng và nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương.