Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Tóm-tắt một dự-thảo phương-án cải-tiến chữ quốc-ngữ bước-đầu

Tác-giả: Tiểu-ban Ngôn-ngữ - Viện Văn-học


Trình bày trong Hội nghị Cải tiến chữ Quốc Ngữ, được tổ chức tại Hà Nội, năm 1960.


(Trích sách "Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ", Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1961, trang 176, 177, 178, 184, 185, 189, 190, 191, 192)


"(…) Tóm lại tất cả những phần trên, trong bước đầu hiện nay hiện nay, chúng tôi đề nghị những cải tiến cụ thể sau đây:


1) Dùng d viết phụ âm [d], thay cho đ ; z viết phụ âm [z] thay cho d và gi ; f viết phụ âm [f] thay cho ph.


2) Thống nhất chỉ dùng g để viết phụ âm [g], bỏ gh ; chỉ dùng ng để viết phụ âm [ŋ], bỏ ngh ; chỉ dùng c để viết phụ âm [k], bỏ k và q.


3) Nhất luật viết nguyên âm [i] và bán nguyên âm [-y] bằng i trong mọi trường hợp, bỏ y: viết i học, iêu thương, iết kiến, lạ, thuật ; ay sẽ viết là ăi, ây sẽ viết âi.


4) Thêm w để viết bán nguyên âm [w-] khi là tiền âm trước [i]: uy, uya, uynh, uyên … sẽ viết wi, wia, winh, wiên. Cải tiến này chuẩn bị để bước sau sẽ thông nhất viết tiền âm [w-] bằng w trong mọi trường hợp. (Trong khi chưa cải tiến được triệt để cách viết tiền âm [w-], thì tạm thời viết [we], [wa] bằng oe, oa: [kwe], [kwa] viết coe, coa ; và viết [wê], [wơ], [wâ] bằng uê, uơ, uâ).


5) Ngoài ra, còn một cải tiến nhỏ: au viết ău (cải tiến này cần thiết để chuẩn bị trong bước sau sẽ viết ao, eo bằng au, eu).


Như vậy, trọng tâm cải tiến của bước đầu là cải tiến cách viết các phụ âm đầu (hay nói cách khác, sửa đổi các vần xuôi), cách viết nguyên âm [i] và bán nguyên âm [-y]; đồng thời cũng bước đầu cải tiến cách viết tiền âm [w-]. Trong tổng số 22 phụ âm đầu, chỉ sửa đổi cách viết 3 phụ âm [d], [z], [f], và viết thống nhất 3 phụ âm khác [g], [ŋ], [k]. Trong tổng số 113 khuôn, chỉ sửa đổi cách viết của 8 khuôn: y (viết i), ay (ăi), ây (âi), yêm (iêm), yên (iên), yêt (iêt), yêu (iêu), au (ău). Trong tổng số 42 khuôn có tiền âm [w-] , chỉ mới sửa đổi cách viết tiền âm [w-] trong 10 khuôn: uy (viết wi), uyn (win), uynh (winh), uyp (wip), uyt (wit), uych (wich), uyu (wiu), uya (wia), uyên (wiên), uyêt (wiêt), đồng thời do cải tiến cách viết bán nguyên âm cuối ở trên nên sửa đổi cách viết của 2 khuôn: uây (viết uâi), oay (oăi).


… … …


6) Viết liền.


… Vấn đề này phức tạp, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu về mặt từ vựng và ngữ pháp. Chúng tôi chỉ nêu sau đây làm thí dụ một số trường hợp mà chúng tôi nghĩ rằng rõ ràng nên viết liền:

Việc cải·tiến chữ quốc·ngữ

Tác·giả: GS Lê·Bá·Kông

Đăng ở Nhật báo Người Việt , số 4051, ngày 9-1-1997
(Trích sách “100 năm phát triển tiếng Việt”, Phụng Nghi, Nxb. Văn nghệ, Hoa Kỳ, 1999, trang 161, 162)

Lời của tác giả Phụng Nghi: Năm 1997, Giáo sư Lê Bá Kông, trên một loạt bài “Vài nhận xét về tiếng Việt mến yêu” đăng nhiều kì trên báo Người Việt, California, Hoa Kì, có ý kiến như sau về “Việc cải tiến chữ quốc ngữ”:

(…) “Việc cải tiến chữ quốc ngữ. Các máy điện não (computer) càng ngày càng tiến bộ, chúng ta phải quan tâm tới vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ. Xin nhấn mạnh chữ cải tiến, tức là đề nghị cùng các bực thức giả, ai có ý kiến hay sáng kiến xây dựng, hãy mạnh dạn trình bày, nếu hợp lý và thực tiễn, tất nhiên dần dần theo thời gian, bà con đồng hương sẽ chấp nhận. Mọi sự việc đều không tránh được luật tiến hóa.

Chữ quốc ngữ là do sáng kiến của các nhà truyền giáo Tây Phương phổ biến trong nhiều năm trường để rồi trở thành văn tự của nước ta ngày nay. Nó hoàn toàn dựa theo âm thanh và cung điệu, rồi dùng bộ tự mẫu Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha để phiên âm. Nếu so sánh với Anh ngữ thì quốc ngữ (Việt) hợp lý bội phần; thực vậy, văn tự Anh có thể coi là bất hợp lý nhất, thí dụ một chữ A mà có nhiều cách phát âm: cat (kaet), make (mêk), saw (xo), zebra (zíbrơ), England (íngland), barn (ba:n) … Phụ âm cũng rắc rối lắm: rough (răf), church (tsơts), choir (quái-ơ), cab (kaeb), cease (xi:s) …

Theo thiển ý, (…) chỉ nên cải tiến dần dần, chẳng hạn một hai năm đầu, ta dùng:

- D thay cho Đ hiện nay (di, dược, dông…)

- Z thay cho D hiện nay (zụng, zân chủ, zành…)

- F thay cho PH hiện nay (fương, fải, fi kông…)

- K thay cho K và C như: kính, kênh, kũng, kàng…

Sau một thời gian khoảng hai năm nữa ta đề nghị dùng:

- NG cho cả NG và NGH như: nga, ngưng, ngai, nge…

- J thay cho GI trong những chữ: jờ, jấy, jọng…” (…)

Nguồn: http://vietpali.sourceforge.net/binh/ViecCaiTienChuQuocNgu.htm

Tham·luận của GS Hoàng·Tụy tại Hội·nghị “Vấn·đề cải·tiến chữ quốc·ngữ” tại Hà·Nội, 1960

(Đọc tại Hội·nghị bàn về "Vấn·đề cải·tiến chữ quốc·ngữ" được tổ·chức tại Hà·Nội, năm 1960. Lúc ấy, GS. Hoàng·Tụy phụ·trách ngành Toán, trường Đại·học Tổng·hợp Hà·Nội)
Vài nét về GS. Hoàng·Tụy



- Từ năm 1961-1968, là chủ nhiệm khoa toán của Đại học Tổng hợp Hà Nội, là viện trưởng Viện Toán học VN từ năm 1980-1989.

- Năm 1964, phát minh ra phương pháp "lát cắt Tụy" (Tuys cut), và được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: lý thuyết tối ưu toàn cục (global optimization).

- Tháng 8-1997, Viện Công nghệ Linkôping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục", được tổ chức để tôn vinh GS Hoàng Tụy, "người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và qui hoạch toán học tổng quát", nhân dịp ông tròn 70 tuổi.

- Tháng 12-2007, một hội nghị quốc tế về "Qui hoạch không lồi" được tổ chức ở Rouen, Pháp để ghi nhận những đóng góp tiên phong của GS Hoàng Tụy cho lĩnh vực này nói riêng, và cho ngành tối ưu toàn cục nói chung nhân dịp ông tròn 80 tuổi.

Mục đích cải tiến chữ quốc ngữ là làm cho nó được khoa học hơn, tiện lợi hơn. Ở đây, tôi xin đứng về phương diện một người làm công tác khoa học tự nhiên góp vài ý kiến nhỏ về vấn đề này.

Nói thêm về chữ i và y trong chính-tả tiếng Việt

Tác-giả: Đoàn-Xuân-Kiên


1. Thỉnh thoảng, trên các trang báo đó đây thường có một số độc giả nêu thắc mắc về lối viết chữ i và y trong chính tả tiếng Việt hiện nay. Chẳng hạn trong mục “Bạn Đọc Viết” trong tập san Thế Kỷ 21 số 111 (tháng 7.98) có đăng ý kiến một độc giả về chuyện này. Đại khái các ý kiến có thể tóm trong mấy ý như sau: (1) viết i trong một số trường hợp “làm vướng mắt người đọc”; (2) cách viết đổi y thành i là sự cưỡng bức từ nhà nước Hà Nội đối với miền Nam; (3) viết i trong một số trường hợp là cải cách hay một cách viết cho “lạ” để độc giả chú ý đến bài viết hoặc tờ báo. Để trả lời những thắc mắc nêu trên, trước nay chúng ta thường nghĩ đơn giản như ban biên tập tạp chí Thế Kỷ 21, rằng: (1) tiếng Việt có thể chấp nhận cả I và Y trong một số trường hợp; (2) “và cũng không có luật chính tả nào quy định chữ nào thì phải dùng I, chữ nào phải dùng Y để diễn tả âm I”; (3) nhưng có một “trường phái” muốn thống nhất cho tiện; (4) “công việc vận động này đã có từ ba bốn thập niên, nhưng chưa tới đâu, vì tuy hợp lý nhưng không thắng được thói quen”. Nói chung thì cho đến nay, người mình thường xem chuyện “i dài i ngắn” chẳng qua cũng chỉ là thứ nhiễu sự chữ nghĩa cuả mấy thầy đồ gàn.


Trong một bài viết gần đây về vấn đề chính tả chữ i và y trong tiếng Việt [1] chúng tôi có xem lại vấn đề này để thử tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng nhiều lối viết chữ i và y. Lần dò theo một loạt từ điển biên soạn trong thế kỉ XVII, XVIII và XIX, chúng tôi nhận thấy nguyên do của sự kiện lộn xộn trong cách viết hai chữ i và y trong tiếng Việt trước nay là từ sự bất nhất của những nhà sáng chế ra chữ quốc ngữ và các nhà soạn từ điển sau đó. Từ nguyên nhân ban đầu đó dẫn đến hiện tượng sử dụng tuỳ tiện các lối viết khác nhau do ảnh hưởng của những bộ sách khuôn mẫu khác nhau. Và cuối cùng, nhìn sang kinh nghiệm ở một số quốc gia khác, chúng tôi cho rằng sở dĩ hiện tượng bất nhất vẫn tồn tại là vì nước mình thiếu một chính sách ngôn ngữ nghiêm chỉnh của các nhà nước Việt Nam qua nhiều thời kì khác nhau.


Bài viết ngắn này xin góp thêm vài lời về một vấn đề nhỏ và cũ, nhưng dường như chưa được làm sáng tỏ cho lắm. Chúng tôi muốn nhìn lại vấn đề để thử trả lời câu hỏi: “tại sao phải sửa đổi một vài lối viết (chứ không nhất loạt thay thế) chữ i và y ?”

Chữ quốc·ngữ qua những biển·dâu

Tác·giả: Đoàn·Xuân·Kiên

1.         Chữ viết ra đời rất muộn màng so với tiếng nói của một dân tộc.  Con người đã truyền thông với nhau bằng tiếng nói từ khi họ kết tập với nhau thành những tập đoàn chung sống.  Nhưng chỉ là từ khi một thứ tiếng nói đã được sử dụng thật thuần thục, sản sinh ra nhu cầu ghi lại những ý tưởng lời nói của mình, khi ấy chữ viết mới thật sự ra đời.  Thật ra, khó có thể nói là chữ viết đã ra đời "nhất thành bất biến" như chúng ta thấy ngày nay.  Lịch sử chữ viết đã trải qua bao phen biến đổi, từ hình thức thắt nút dây như đã được ghi nhận trong một câu ở Kinh Dịch: "Thượng cổ kết thằng nhi trị…" đến xâu chuỗi vỏ sò có màu sắc khác nhau như người da đỏ Iroquois, đều là những hình thức kí hiệu để ghi lại ý tưởng người xưa muốn truyền đạt cho nhau, hoặc đơn giản là để ghi dấu lại cho nhớ.  Những hình thức đó đều là những dạng mở đầu do con người mò mẫm mà có được.  Những hình thức chữ viết bằng đồ vật như vừa nói ở trên là những gì sơ khai nhất của chữ viết (hình 1).  Tiến lên một bước nữa là hình thức chữ viết bằng hình vẽ mà ta còn có thể thấy trong các văn bản cổ trên đá của người cổ Ai cập từ hơn 4000 năm trước, hoặc là những vẽ trên đồ vật bằng đất nung của người Sumer cũng khoảng thời kì hơn 3000 năm trước (hình 2).

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Về Nguồn - Vài nhận-xét về danh-từ Việt-ngữ

(Đây là phần 5 trong sách Về Nguồn)

Tác-giả: Đoàn-Xuân


A. Giống của danh-tự 


Trong Việt-ngữ chỉ có một số ít danh-tự chỉ giống, và đặc-biệt nhất là chỉ dùng cho người và động-vật mà thôi, không dùng cho thực-vật (ngoại-trừ vài trường-hợp đặc-biệt để chỉ vài loại cây ăn-qả hơi khác nhau như cây đu-đủ đực (có bông mà không có trái ăn-được) và cây đu-đủ cái), và nhất là không áp-dụng cho đồ-vật. Ví-dụ như ta gọi cái bàn, cái ghế,... chữ ‘cái’ là mạo-tự chỉ đơn-vị, chứ không phải để chỉ giống-loại; khác “cái" và “con" là mạo-từ chỉ giống-loại.

Hãnh-diện với Việt-ngữ ABC

Tác-giả: Đoàn-Xuân


1. Dẫn-nhập


Nếu có thì-giờ suy-nghĩ về Việt-ngữ, ta thấy tổng-số chữ Tàu vào khoảng 9,812 và phát-âm thành 1,307 tiếng, cũng trong số chữ đó người Việt phát-âm thành 2,033 tiếng. Nhưng đó chỉ là cái gốc mà thôi, người Việt còn biết dựa vào chữ Tàu để cải-hóa thành chữ Nôm, thêm được vào khoảng hơn 4,000 âm/hơn 30,000 chữ nữa. Như vậy tiếng Việt nhiều hơn tiếng Tàu ít nhất là hơn 4,000 tiếng gốc Nam-Á ( = Nôm).
Hơn một tỷ dân Tàu, từ mấy nghìn năm nay, với 9,000 chữ, rồi ghép tới ghép lui, chữ Tàu càng ngày càng tiến-bộ, và lúc nào cũng đủ chữ để dùng cho kịp với trào-lưu tiến-hóa của nhân-loại.
Tiếng Việt chắc-chắn không thua, bởi-vì ngoài tiếng và chữ Tàu là cái gốc đã Việt-hóa, thêm chữ Nôm qá nhiều, thì tiếng Việt không kém bất-cứ một ngôn-ngữ nào của thế-gian nầy.
Một ngôn-ngữ lớn là một sinh-ngữ có nhiều người sử-dụng và lịch-trình sử-dụng lâu đời. Tiếng Tàu được liệt-kê vào loại đó, hơn cả tiếng Anh và tiếng Pháp nữa.
Nếu so-sánh với tiếng Việt, tiếng Tàu chỉ được 1/3 mà thôi.

Vài công-thức đáng nhớ khi học Việt-ngữ ABC

Tác-giả: Đoàn-Xuân

1. Từ-ghép và cụm-từ

Từ-ghép: A + B = C. Đọc là: A liên-hệ với B.
Cụm-từ: A B = A B. Đọc là: A tương-qan với B.
* Trong ‘A liên-hệ với B’ là chữ-ghép (phối-vận), phải có gạch-nối, cùng nhiệm-vụ văn-phạm, ngữ-căn không thay-đổi.
* Trong ‘A tương-qan với B’ là chữ-đơn (đơn-vận), không có gạch-nối, khác nhiệm-vụ văn-phạm, ngữ-căn thay-đổi.
2. Về dấu ngang-nối
Dấu ngang-nối = Xác-định văn-phạm + Xác-định ngữ-căn.
* Xác-định văn-phạm ( = ngữ-pháp, hình-nhi-hạ) => đơn-vận hay đa-vận ( = phối-vận) để biết nhiệm-vụ.
* Xác-định ngữ-căn ( = ngữ-âm, hình-nhi-thượng) => đơn-vận hay đa-vận ( = phối-vận) để hiểu ngữ-căn ( = ý-nghĩa).
* Việt-ngữ có hai loại ngữ-âm và ngữ-pháp: Hán-Tạng hay Nam-Á, chúng khác ý-nghĩa với nhau.
* Không dùng ngữ-âm và ngữ-pháp Hán-Tạng là Nam-Á.
Hơn 99.99% người Việt không dốt, họ mù chữ Việt abc.
Người ngu-xuẩn không hiểu cái khôn cuả kẻ khác, nhưng chỉ bọn ngu-giành thì không hiểu cái ngu cuả người khác.
Nguồn: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:hc124I22_REJ:tvvn.org

Xem thêm:


Về Nguồn - Chữ ghép trong Việt-ngữ ABC

Tác-giả: Đoàn-Xuân
Nói đến ngôn-ngữ là nói đến thứ-tự từ tiếng-nói đến chữ-viết. Tiếng-nói phải có trước chữ-viết. Trong danh-từ Hán-Việt, ngôn là một phần của chữ ‘ngữ’, nói rõ hơn chữ ‘ngôn’ biến thành ‘bộ ngôn’ của chữ ‘ngữ’. Và như thế ta lại có hai qan-niệm khác nhau về ngôn-ngữ, một nhóm chuyên về cách diễn-tả bằng lời nói, và chủ-trương rằng tiếng Việt vốn là đa-âm, thường cho rằng dấu ngang-nối trong cách thành-lập chữ-ghép là không cần-thiết; một nhóm khác lại chú-trọng về cách viết, và nhất là không cho tiếng Việt là đa-âm, lại chú-trọng có những chữ-ghép thì cho rằng dấu ngang-nối là phần qan-trọng trong cách tạo thêm danh-từ đa-âm để phù-hợp với trào-lưu tiến-hóa của người Việt. Nhóm ‘ngôn-văn’ thì chỉ chú-trọng về lời nói cho nên khi cần giải-thích cho người khác hiểu được tất phải nói nhiều và thường có ví-dụ kèm theo; ngược lại, nhóm ‘ngữ-văn’, chú-trọng chữ viết, thì chủ-trương dùng dấu ngang-nối để giải-quyết vấn-đề thành-lập của chữ-ghép.

Về Nguồn - Dấu ngang-nối trong Việt ngữ

(là phần 4 trong sách Về Nguồn)

Tác-giả: Đoàn-Xuân

Thông-thường những sự xích-mích hay xảy ra đều do sự hiểu lầm. Mà sự hiểu lầm là do sự dùng tiếng-nói hay chữ-viết không đúng với ý-nghĩa muốn diễn-đạt. Mà tiếng-nói hay chữ-viết muốn được chuẩn-xác tất phải qay về ngữ-căn (nguồn-gốc) của nó. Tiếng Việt-nam có riêng nguồn-gốc của nó: Hán-Tạng hay Nam-Á. Nhưng chữ Việt lại là một sự đồng-hóa vĩ-đại: dùng cả chữ Hán, chữ Nôm, và dùng cả chữ La-tinh để phiên-âm.

Âm-thanh (tiếng-nói) không thay-đổi nhiều (tùy vùng nhưng vẫn thống-nhất) nhưng ký-hiệu (chữ-viết) thay-đổi theo thời-đại.