Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

3 tháng để thành·thạo một ngoại·ngữ?

“Học ngoại ngữ là một quá trình không có gì phức tạp.”

[Người viết: Tim Ferriss]
[Người dịch: Dạ Lai Hương]
                              [Thời gian đọc: 20 phút]

 Chúng ta có thể áp dụng những nguyên tắc của ngành Thần Kinh Học Nhận Thức (cognitive neuroscience) và khoa Quản Trị Thời Gian vào việc học ngoại ngữ một cách hiệu quả. Hiệu quả ở đây phải được định nghĩa là khả năng hiểu hơn 95% và diễn đạt biểu cảm 100% một ngôn ngữ mới trong vòng 1-3 tháng.


Từ việc được đào tạo trong môi trường hàn lâm của Đại Học Princeton (tiếng Phổ Thông, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Ý) và Trường Middlebury Language (tiếng Nhật) cho đến khi thu nhận những kết quả đáng thất vọng khi làm công tác xây dựng chương trình học tại Trường Berlitz International (tiếng Nhật, tiếng Anh), tôi đã mất hơn 10 năm chỉ để kiếm tìm lời đáp cho một câu hỏi đơn giản:TẠI SAO VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ TRONG LỚP HỌC (THEO KIỂU TRUYỀN THỐNG) LẠI KHÔNG HIỆU QUẢ?

Hệ thống học lý tưởng và cấp tiến của tôi dựa trên 3 yếu tố theo thứ tự sau:
1. Hiệu quả (Sự Ưu tiên)
2. Gắn kết (Độ Quan Tâm)
3. Hiệu suất (Quy Trình theo thời gian).

Hiệu quả, sự gắn kết, hiệu suất hướng đến việc trả lời các câu hỏi “Cái gì”, “Tại sao”, “Bằng cách nào” khi ta nhắm đến việc thành thạo một ngôn ngữ mục tiêu (target language). Nói một cách đơn giản, đầu tiên bạn phải quyết định sẽ học cái gì. Điều này phải dựa vào tần suất sử dụng thường xuyên một nhóm từ (Hiệu quả). Sau đó, bạn sẽ chọn lọc những nguồn tài liệu tham khảo (nguồn cấp) theo sở thích của bạn để giúp cho bạn có thể Gắn Kết lâu dài với việc học và tự đánh giá về sau. Cuối cùng, bạn xác định cách học những tài liệu nào mang lại Hiệu Suất cao nhất.

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Hiện tình người Do Thái

Tác-giả: Phan-Khôi

Đông Pháp thời báo, Sài Gòn, s.756 (14.8.1928), s.757 (18.8.1928), s.761 (28.8.1928)

Trong số báo vừa rồi, nơi bài nói về việc ông Loewenstein đi máy bay sẩy tay rơi xuống biển Manche, chúng tôi có nói mấy lời đến người Do Thái, vì ông ấy là người DoThái (Juif).

Do Thái là một dân tộc mất nước đã hai ngàn năm nay, hiện bây giờ họ không có một miếng đất cắm dùi, đi ở đậu hầu khắp các nước trên trái đất; thế mà họ có thế lực lớn lắm, cho đến người Âu Mỹ cũng phải lấy cái thế lực họ làm đáng lo. Như thế, há chẳng là một sự lạ mà người An Nam ta nên biết lắm ư?

Đã lâu nay, chúng tôi có ý muốn đem cái dân tộc có vẻ thần bí khó hiểu ấy mà giới thiệu cùng độc giả, tiếc vì chưa có thì giờ mà nghiên cứu cho tường tất được. Nay nhơn trong bài nói sự ông Loewenstein trót đã nói đến, vậy chúng tôi cũng ước lược mà nói luôn cái hiện tình của người Do Thái cho đồng bào ta nghe qua. Chúng tôi không dám tự phụ là khảo cứu đã kỹ càng, chỉ biết được chừng nào thì chúng tôi nói chừng nấy.

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Những từ dùng sai trong ngôn·ngữ Việt·Nam

1.- Sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt.
*CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt ví tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.
*KHẢ NĂNG. “Khả năng” 可 能 là năng lực của con người, có thể làm được việc gì đó. Thế mà người ta đã viết và nói những câu đại loại thế nầy: Hôm nay, khả năng trời không mưa. Khả năng con bò nầy sẽ chết vì bị bệnh… Nghe thực là kỳ cục và đáng xấu hổ. Tôi cho rằng, người ta đã nhầm lẫn giữa hai từ khả năng 可 能 (capacité, capable) với khả dĩ 可 以 (possibilité, possible). Nhưng thôi, chúng ta nên dùng từ thuần Việt là có thể, đúng và dễ hiểu, còn từ khả năng chỉ nên dùng để nói về năng lực mà con người mà thôi.
*QUÁ TRÌNH. Quá 過 là đã qua, trình 程 là đoạn đường. Quá trình là đọan đường đã đi qua. Nói thế nầy là đúng: “Quá trình thực hiện công việc đã gặp nhiều trở ngại. Nhưng tôi lại thấy trong sách báo câu đại loại thế nầy: “Quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi là sẽ rất thuận lợi”.Thực là sai lắm rồi. Trong trường hợp nầy, phải dùng chữ tiến trình, đúng cho cả 3 thì quá khứ, hiện tại và tương lai.
*HUYỀN THOẠI. 

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Họ sẽ không bao giờ cô-đơn nếu đồng-hành với những ý-tưởng cao đẹp

"Họ sẽ không bao giờ cô đơn nếu đồng hành với những ý tưởng cao đẹp" nguyên văn “They are never alone that are accompanied with noble thoughts”) - triết lý nổi tiếng này là của văn hào Anh Philip Sidney (1554 - 1586), đại biểu kiệt xuất của văn học Phục Hưng, được khắc ghi ở đại sảnh của Thư viện Quốc hội Mỹ (thư viện lớn nhất thế giới) tại Washington, D.C.

Nguồn: Trích từ http://www.baomoi.com/Lanh-dao-thi-co-don/146/8707294.epi

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

God, Chúa, Trời

Nếu dịch chữ God thành chữ Trời chứ đừng dịch thành chữ Chúa, có lẽ đạo Công-giáo đã có nhiều tín-đồ người Việt-Nam hơn so với hiện-nay. Ông Trời thì chỉ có một, còn chúa-tể thì vô-vàn, và chẳng mấy ai ưa họ.

--Nguyễn Tiến Hải

Phát-biểu của Bill Gates về ngành học máy trong Tin-học

 “Mỗi đột phá trong ngành học máy có thể đáng giá mười Microsoft” (Bill Gates)

(“A breakthrough in machine learning would be worth ten Microsofts”)

Đánh-giá người khác

"Mọi người đều là thiên-tài. Nhưng nếu bạn đánh-giá khả-năng một con cá qua việc nó không biết leo cây, thì suốt đời nó sẽ sống và tin rằng nó ngốc-nghếch!" (Albert Einstein)


“Everybody is a genius. But if you judge a fish by its ability to climb a tree, it will live its whole life believing that it is stupid.”

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Trách-nhiệm liên-đới

Một người lau dọn luôn có ý-thức giữ-gìn cái nền nhà luôn sạch mọi lúc, thì mình cũng không nỡ làm bẩn nó. Tự-nhiên ý-thức của mình tăng lên tự lúc nào mà mình cũng không hay. Cái này gọi là trách-nhiệm liên-đới, từ đó hình-thành ý-thức có hệ-thống.

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Y-éc-xanh là ai?

Tác-giả: Thùy-Ngân

Báo Thanh niên, 02/05/2012 3:08 GMT+7


Viết đúng, phát âm chính xác tên của một người là thể hiện sự tôn trọng, phép lịch sự trong giao tiếp. Đối với tên riêng nước ngoài, điều này thật sự càng có ý nghĩa. Có nhiều câu chuyện cho thấy tầm quan trọng của việc gọi đúng tên, đúng người.

Theo Dale Carnegie, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Đắc nhân tâm (How to win friends & influence people), một trong 30 nguyên tắc dẫn đến thành công là “Luôn nhớ rằng tên của một người là âm thanh êm đềm, thân thương và quan trọng nhất đối với họ”. Ông đã dẫn chứng trong lịch sử thế giới, nhiều người thành công vì biết rằng “mỗi cái tên dù đơn giản đến đâu, cũng chính là điều quan trọng và niềm vui của người ấy”.

Để khuyến khích sinh viên viết đúng tên riêng nước ngoài, cố Giáo sư Cao Xuân Hạo hay kể câu chuyện một chuyên gia ngôn ngữ học người nước ngoài thường yêu cầu mọi người hãy viết chính xác tên của ông. Ông có thể bỏ qua nếu tên bị đọc sai đôi chút nhưng không thể chấp nhận viết sai.

Tiếng Việt: Có còn trong sáng?

Tác-giả: PGS. TS. Phạm-Văn-Tình


Kể từ khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động công cuộc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (Tạp chí Học tập, s. 4-1966) cho đến nay đã tròn 44 năm. Phong trào này đã được toàn xã hội, đặc biệt là giới Việt ngữ học hưởng ứng với một “lộ trình” lúc lên, lúc xuống, lúc rầm rộ, lúc âm ỉ… Nhưng chưa bao giờ vấn đề giữ gìn và bảo vệ tiếng Việt lại được dư luận quan tâm nhiều như thời gian vừa qua.




Tiếng Việt đang ở đâu?