Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

FDI ồ ạt đổ vào ngành bán lẻ Việt Nam

Thứ tư, 6/5/2015 | 17:19 GMT+7

Thu nhập người dân tăng lên nhờ kinh tế ổn định khiến thị trường Việt Nam hấp dẫn hơn với nhiều công ty trong khu vực, như Thái Lan, Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Các số liệu vĩ mô của Việt Nam đều cho thấy nền kinh tế đang trong trạng thái tốt, với tốc độ tăng trưởng GDP quý I là 6%. Dù vậy, Financial Times nhận định Việt Nam vẫn chưa hồi phục từ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Số người thu nhập thấp vẫn còn rất sống khá chật vật, phản ánh qua doanh thu hàng tiêu dùng cơ bản yếu.

Tuy nhiên, quá trình hồi phục kinh tế vẫn đang diễn ra tại đây, với tầng lớp trung lưu thành thị là những người đầu tiên được hưởng lợi. Sự kết hợp giữa môi trường khởi nghiệp thuận lợi, ngành sản xuất đang bùng nổ, kiều hối tăng mạnh và lãi suất ngân hàng giảm đã khiến thu nhập khả dụng của người dân tăng lên.

Kết quả là vốn đầu tư nước ngoài vào bán lẻ Việt Nam tăng vọt. Mô hình bán lẻ hiện đại, ngược với chợ truyền thống, đang thu hút 20%-25% tiêu dùng. Con số này thấp hơn so với 43% ở Thái Lan, 53% ở Malaysia và 64% ở Trung Quốc, theo Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam. Dù vậy, đây vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất châu Á.

Mô hình bán lẻ hiện đại mới đóng góp 20% - 25% tiêu dùng tại Việt Nam. Ảnh: Bloomberg

5 bí quyết bán hàng thành công trên Facebook

Chủ nhật, 10/5/2015 | 07:18 GMT+7
 
Theo chuyên gia eMarketing - Nguyễn Phan Anh, Facebook hiện là nền tảng bán hàng và quảng cáo hàng đầu tại Việt Nam. Người bán hàng cần sử dụng hiệu quả công cụ này để tăng doanh số.

Chiêu cướp khách trên Facebook / Facebook dụ khách hàng quảng cáo

Tại Việt Nam, trong khoảng 5 năm trở lại đây, Facebook ngày càng phát triển mạnh trong khi các nền tảng mạng xã hội khác hầu như bị “thất sủng”. Đến tháng 5/2015, cả nước có khoảng 40 triệu người dùng internet, trong đó 75% có tài khoản Facebook. Trang mạng này thực sự trở thành một thế lực truyền thông được yêu thích và truy cập nhiều nhất tại Việt Nam.

Cộng đồng doanh nhân, những người khởi nghiệp và cá nhân bán hàng trực tuyến trên mạng không còn xa lạ với Facebook, bởi đây là công cụ đầu tiên và cần phải tham gia để bán hàng. Các thương hiệu lớn trong nước, ngân hàng, nhà hàng, siêu thị... hầu hết đã và đang sử dụng mạng xã hội này để làm thương hiệu, quảng cáo và trực tiếp bán hàng. Nền tảng này cũng vừa đánh dấu dấu mốc đáng nhớ khi có tới 2 triệu nhà quảng cáo trong hệ thống. Có thể nói, nếu không bán hàng, không kết bạn, không quảng cáo trên Facebook, tức là người bán đã bỏ qua 30 triệu khách hàng tiềm năng Việt Nam.

Facebook đặc biệt quan tâm tới thị trường Việt Nam, một thị trường tăng trưởng rất nhanh về số người dùng, số nhà quảng cáo và doanh thu. Thực tế, có nhiều người thành công nhờ tự học, từ mày mò cách bán hàng tại đây, nhưng cũng có những trường hợp chỉ làm giàu cho Facebook do quảng cáo kém hiệu quả. Sau đây là một số lời khuyên và kinh nghiệm bán hàng hiệu quả dành cho các doanh nghiệp và những người tự doanh. 
 
Facebook sẽ là công cụ bán hàng hiệu quả nếu am hiểu các chức năng.
Lựa chọn sản phẩm và dịch vụ phù hợp

Chiêu cướp khách trên Facebook

Chủ nhật, 10/5/2015 | 07:18 GMT+7

Giả mạo fanpage, lấy cắp thông tin đơn hàng thông qua bình luận của khách... đang là những chiêu trò khiến những người bán hàng qua mạng lo lắng.

Gần hai tuần nay, chị Hà Phương Thảo - chủ một shop bán hàng quần áo online ở Lạc Long Quân (Hà Nội) đau đầu với việc một số người bán hàng trực tuyến khác chuyên đi rình mò trên fanpage cửa hàng hàng để “cướp” đơn hàng của chị.

“Trước kỳ nghỉ lễ, một số khách hàng phản ánh sau khi đặt hàng trên fanpage thì ngay lập tức có người kết bạn, hỏi thông tin cá nhân và mời mua hàng. Lúc này mình không để ý, nhưng sau nhiều khách nói quá thì mình mới điều tra và phát hiện có người lợi dụng để cướp khách”, chị Thảo bức xúc.





Ngoài việc lo phát triển khách hàng, các chủ shop online cũng đang đau đầu với nạn cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Không xác định được chủ nhân, 5 triệu yên sẽ bị sung công quỹ?


Điều 241 Bộ luật Dân sự quy định:
“Sau một năm kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được.

Nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về nhà nước ...”.http://dantri.com.vn/…/khong-xac-dinh-duoc-chu-nhan-5-trieu…

Theo TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, việc tòa án từ chối thụ lý vụ việc nhặt được 5 triệu Yên Nhật là không đúng vì nó liên quan đến vấn đề sở hữu.


Phải đưa ra tòa?


Liên quan đến vụ việc bà Huỳnh Thị Ánh Hồng – một người nhặt ve chai phát hiện được hơn 5 triệu yên trong chiếc loa cũ và bà Phạm Thị Ngọt gửi đơn trình báo đến cơ quan công an, cho rằng chủ sở hữu 5 triệu yên này có thể là chồng mình, Dân trí đã có cuộc trao đổi với TS Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội.

TS Thảo nói: “Theo bộ luật Dân sự, vụ việc được chuyển sang tòa án là hợp lý vì liên quan đến vấn đề về sở hữu. Việc xác định chủ sở hữu của số tiền đó phải đưa ra tòa. Nếu không xác định được chủ sở hữu thì sẽ sung công quỹ Nhà nước”.
TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội
TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội
 

VDSC: Tỷ giá tăng hết biên độ - cái giá của 1 tỷ USD trái phiếu cho Vietcombank

Việc phát hành riêng lẻ 1 tỷ USD trái phiếu cho Vietcombank được cho là động thái “cái khó ló cái khôn” trong việc huy động vốn cho ngân sách Nhà nước. Nhưng, cái giá phải trả cho động thái này là giá USD đã leo thang kịch trần và buộc NHNN phải nới hết biên độ tăng tỷ giá trong năm 2015.

Nội dung nổi bật:
- Ngay sau khi việc phát hành riêng lẻ 1 tỷ USD trái phiếu cho Vietcombank được công bố, giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại đã bị đẩy lên kịch trần ở mức 21.673 đồng/USD và giá USD tự do biến động mạnh lên 21.800 đồng
- Việc đề xuất cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước để bổ sung vốn đầu tư phát triển, VDSC cho rằng đây là một rủi ro đáng lưu ý bởi dự trữ ngoại hối là công cụ để điều hành tỷ giá hơn là một nguồn tiền để chi tiêu.
- “Trong bối cảnh giá dầu thấp, Saudi Arabia đã thực hiện cách làm tương tự. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối tại nước này lên đến 755 tỷ USD, gấp 21,5 lần mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện tại. Đó là còn chưa kể đến áp lực đối với tỷ giá khi công cụ dự trữ ngoại hối trong 2 năm gần đây được xem là van điều tiết để NHNN giữ ổn định tỷ giá”.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Cải cách đất nước bắt đầu từ cải cách học thuật, tư tưởng – Phan Khôi

By npv • 17/04/2015

HTN: Trích bài viết của Phan Khôi về cuốn sách “Nhật Bản Duy Tân 30 năm“ đăng trên Sông Hương (Huế) số 32, ngày 27 tháng 3 năm 1937.
* * *

Nhiều người An Nam hay nói: Nhật Bản là nước đồng văn với nước ta, họ cũng theo đạo Khổng Mạnh, họ cũng là một nước phụ dung văn hóa của nước Tàu như nước mình, thế mà họ duy tân, tự cường được đến như thế, còn nước mình ra thế này, đáng lấy làm tức.

Người nào nói như thế là chưa biết rõ nước Nhật Bản. Phải, họ thuở xưa cũng theo đạo Khổng Mạnh, cũng làm một nước phụ dung văn hóa của nước Tàu như nước ta thật, nhưng mà có khác nhau nhiều lắm trong sự giống nhau ấy.

Đọc sách của ông Đào, chúng ta thấy người Nhật có những cái tinh thần riêng của họ để làm nền móng cho sự lập quốc, như Đại Hòa hồn, Võ sĩ đạo, những cái ấy đã đành là không có ở nước ta rồi. Kể đến sự theo văn hóa Trung Hoa, nước họ cũng khác với nước mình nữa.

[Infographic] So sánh thế “tam trụ” ngân hàng: World Bank - AIIB - ADB

Thứ Hai, 11:00  04/05/2015

Thậm chí chưa được chính thức thành lập trên lý thuyết, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đã được lấy so sánh với nhiều định chế gạo cội như ADB và thậm chí là WB.




Dù mới được Trung Quốc khởi xướng thành lập vào thời điểm cuối năm 2014, nhưng Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đã nhanh chóng được đem ra so sánh với những tên tuổi gạo cội khác như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vốn đã hoạt động được 49 năm nay, hay thậm chí Ngân hàng Thế giới đã có hơn 70 năm tuổi đời.

Hàng Nhật đắt gấp 3 vẫn mua: Đừng vội chê sính ngoại?

khâu yếu nhất của doanh nghiệp Việt Nam là chậm đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng mắt và tay để kiểm tra chất lượng thì khó có thể đảm bảo các tiêu chuẩn.

Chủ Nhật, 14:31 03/05/2015
Khoảng 20% dân số Việt Nam có thu nhập cao và khá cao, chiếm tới 80% lượng chi tiêu, nhưng chỉ thích dùng hàng ngoại, quay lưng với hàng nội.
 
 
 
Sẵn sàng chi tiền cho hàng ngoại
Một địa chỉ bán hàng Nhật Bản vừa khai trương tại phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội), khách hàng kéo đến đông nghịt, bất chấp giá tại đây cao gấp 3-4 lần so với hàng Việt Nam. Không ít khách vẫn sẵn sàng chi tiền khi biết đích xác đó là hàng sản xuất tại Nhật Bản.
Không tiết lộ doanh thu, nhưng đại diện cửa hàng này nói rằng “rất hứa hẹn”. Nhiều mặt hàng tiêu dùng như máy xay sinh tố, nồi cơm điện, phích nước nóng,... bán rất chạy.

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Tìm đầu ra cho trái cây: Cửa mở nhưng vẫn khó vào

04/05/2015 15:53 GMT+7 

TT - Dù xuất khẩu trái cây VN năm sau cao hơn năm trước nhưng tình trạng ùn ứ, dư thừa vẫn luôn xảy ra....




Sơ chế thanh long xuất khẩu đi Nhật Bản tại Công ty Goodlife (Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM)

Dù xuất khẩu trái cây VN năm sau cao hơn năm trước nhưng tình trạng ùn ứ, dư thừa vẫn thường xảy ra. Ngay những loại trái cây như thanh long, vải, xoài... đã xuất khẩu được vào các thị trường khó tính cũng không phải là ngoại lệ. 
Từ khi thị trường Mỹ mở cửa cho trái thanh long VN vào năm 2008, đã có thêm nhiều thị trường mới mở ra và nhiều loại trái cây tươi của VN đã vào được các siêu thị tại Mỹ, Nhật, EU...
Năm 2015 trái vải VN có thêm hai thị trường khó tính là Mỹ và Úc. Tuy nhiên, để trở thành một nguồn tiêu thụ đối trọng với các thị trường lớn khác như Trung Quốc thì không phải dễ. Dù tăng trưởng liên tục nhưng số lượng xuất khẩu trái cây vào các thị trường này vẫn thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.
Tăng nhanh nhưng số lượng nhỏ

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Đòi hỏi của Toyota

Thứ hai, 4/5/2015 | 02:00 GMT+7
 
Đề xuất giảm thuế của Toyota (Toyota ra điều kiện: Đòi 2 tỷ USD để ở lại Việt Nam?, VietNamNet 27/4) là bài toán hóc búa cho Chính phủ, bởi không chỉ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp phụ trợ trong nước mà còn cả hệ thống thuế áp dụng cho các doanh nghiệp khác.
 
Trong một cuộc họp giữa Bộ Công Thương với Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản mới đây, Toyota đã đưa ra 5 đề xuất giúp duy trì sản xuất tại Việt Nam sau năm 2018. Đáng chú ý trong số này là các đề xuất giảm thuế nhập khẩu cho linh kiện lắp ráp Nhật Bản từ mức 15-25% theo cam kết WTO xuống 0%; đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp sản xuất ôtô và đề xuất Chính phủ hỗ trợ cho xe lắp ráp CKD tương đương 50% mức chênh lệch chi phí sản xuất xe trong nước và xe nhập khẩu.
 
Bài toán khó với Chính phủ
Nếu nhìn từ góc độ của Chính phủ, các đề xuất trên khó hoặc không thể thực hiện về nguyên tắc. Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam không được phép phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên. Để thực hiện đề xuất của Toyota, Chính phủ cũng phải giảm thuế nhập khẩu linh kiện CKD từ các nước thành viên WTO khác ngoài Nhật Bản xuống 0%. Nhưng cũng lưu ý rằng Việt Nam vẫn được áp thuế suất ưu đãi với ôtô CKD và một số linh kiện, phụ tùng theo các thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam - Nhật Bản hay ASEAN - Nhật Bản.