Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Giấc mơ ô tô Việt: Làm sao bắt đầu từ số 0?

Đáng chú ý: năm 2015, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Hien: Xe nước ngoài bán giá gốc chỉ có 300tr, nhập về VN (cộng các khoản thuế phí), rồi đến tay người dân có giá 900tr. Vậy hỏi 600tr đó đi đâu và làm gì?

Thứ Hai, 22/02/2016 13:40
(Thị trường) - Nền cơ khí Việt Nam từng là con số 0, muốn phát triển công nghiệp ô tô trong khi thế giới biến chuyển nhanh làm sao có thể đuổi kịp?
Công nghiệp cơ khí đi từ số 0, làm sao đuổi kịp?

Theo Quyết định về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vừa được ban hành, có rất nhiều ưu đãi về thuế, đất đai cũng như tín dụng cho nhà đầu tư.
Ví dụ, liên quan đến những ưu đãi về thuế, theo quyết định này các loại phụ tùng, linh kiện động cơ, hộp số, cụm truyền động, các loại phụ tùng, linh kiện sản xuất trong nước đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng thì sẽ được hưởng lợi về thuế do các sản phẩm tương tự nhập khẩu sẽ bị áp thuế nhập khẩu ở mức trần theo các cam kết thuế quan mà Việt Nam đã tham gia theo quy định.
Hay đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, các dự án đầu tư sản xuất các dòng xe ưu tiên có quy mô công suất trên 50.000 xe/năm và dự án sản xuất các bộ phận động cơ, hộp số, cụm truyền động, mức ưu đãi đối với từng dự án cụ thể do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Việt Nam dành nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp ô tô FDI

Bình luận về những chính sách này, đặc biệt khi bàn đến đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách trên, GS.TS Nguyễn Khắc Trai, nguyên giảng viên Bộ môn ô tô và xe chuyên dụng, Đại học Bách khoa cho rằng, dù là doanh nghiệp nước ngoài hay trong nước nhưng họ làm được để Việt Nam có được một số lợi ích thì vẫn phải ưu đãi để họ làm. Còn bây giờ đòi hỏi ngay ưu đãi vào doanh nghiệp FDI hay vào doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thì ông chưa dám khẳng định bởi sân chơi, chính sách là bình đẳng.


"Xung quanh Việt Nam là Indonesia, Thái Lan... có công nghiệp ô tô rất mạnh và đang được tập trung phát triển. Do đó, đây là một sân chơi lớn và một khi Việt Nam đã chơi cùng thiên hạ thì phải chịu đựng cùng thiên hạ", GS.TS Nguyễn Khắc Trai nói.
Ông lưu ý, sau giải phóng miền Nam, nền cơ khí của Việt Nam là con số 0, bây giờ muốn Việt Nam muốn phát triển công nghiệp ô tô - tức công nghiệp cơ khí ở mức cao trong khi thế giới biến chuyển rất nhanh, thì làm sao có thể đuổi kịp được? Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô, Việt Nam đã làm được nhiều thứ nhưng thực ra cũng chỉ "đếm đầu". Doanh nghiệp Việt có thể làm được các phần công nghiệp phụ trợ cho phần nhựa hay một số chi tiết không quan trọng như thùng, vỏ của xe buýt, xe tải. Nhưng điều quan trọng nhất khi làm ô tô, theo ông, là phải làm động cơ và hệ thống truyền thực.
Cá nhân ông cũng từng thẳng thắn chỉ rõ, các nhà quản lý Việt Nam đã và đang nương nhẹ đối với các doanh nghiệp ô tô FDI với rất nhiều chính sách ưu đãi.
"Đáng ra 20 năm là phải sản xuất được 40% linh kiện ở Việt Nam, thế nhưng cũng vì chính sách quản lý của Việt Nam quá nương nhẹ nên họ lờ đi, rồi phía Việt Nam lại sợ doanh nghiệp FDI chạy mất nên lại nới yêu cầu. Cứ như thế nó khiến chúng ta không chuẩn tắc về đường hướng phát triển. Còn về phía doanh nghiệp FDI, túi họ được đầy thêm, cứ chậm trễ thực hiện quy định của Việt Nam ngày nào thì thu lợi thêm ngày ấy. Chính sách của Việt Nam không nhất quán nên họ cứ lợi dụng để kéo dài việc thực hiện nghĩa vụ".
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT), năm 2015, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xét riêng trong lĩnh vực ô tô, các doanh nghiệp FDI ưu đãi chồng ưu đãi. Trước câu hỏi Việt Nam nhận được bao nhiêu, GS.TS Nguyễn Khắc Trai cho rằng rất khó nói được rành rẽ. Xét về tỷ lệ sản xuất và vốn đầu tư, Việt Nam được khá nhiều. Nhưng thực ra do doanh nghiệp Việt Nam yếu quá nên không đọ lại được với doanh nghiệp ngoại. Thứ nữa, thị trường Việt Nam vẫn chưa phải là thị trường khuyến khích nên vẫn bế tắc.
"Cái gì tất yếu đến thì sẽ phải đến, theo quy luật kinh tế. Còn bây giờ đôi khi người ta cứ vống lên, tưởng mình làm được ngay thì không làm nổi. Chính sách nhà nước chỉ đẩy nhanh lên được một chút chứ không làm ngay được".
Không thể ăn xổi   
Vị chuyên gia chỉ  ra rằng, Việt Nam phải bình tĩnh, phải có chính sách nhất quán và được duy trì trong một thời gian tối thiếu là 15 năm thì công nghiệp ô tô mới có thể hình thành được. Còn với sự manh mún như hiện nay, vốn lại không có, làm sao ngành công nghiệp ô tô hình thành được ngay?
Còn khi nước ngoài đầu tư vào, nếu Nhà nước tích lũy được, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong nước thì chắc chắn doanh nghiệp Việt sẽ tham gia được một phần.

"Tóm lại, tình trạng của ngành ô tô Việt Nam hiện nay là sự cóp nhặt, để làm được nói đòi hỏi sự tỷ mỉ, không thể ăn xổi ở thì như bất động sản, khoáng sản, phải có sự tích lũy từ từ về tài chính, nhân lực và trí tuệ thì mới làm được", GS.TS Nguyễn Khắc Trai nói.
Ông nhấn mạnh lại điều đã từng phát biểu trên Đất Việt, đó là chính sách ưu đãi chỉ là váng nổi, và Việt Nam cần nhiều chính sách khác.
"Việt Nam cần có những doanh nghiệp lớn, cộng với chính sách Nhà nước thì mới làm được công nghiệp ô tô. Còn với kiểu manh mún như hiện nay thì sẽ luôn ăn xổi ở thì.
Ví dụ, Trường Hải là một doanh nghiệp ô tô lớn ở Việt Nam, ở giai đoạn đổi đất lấy hạ tầng họ đã chớp được thời cơ và nhờ đó mà lớn lên được, trong khi nhiều doanh nghiệp khác lại không nắm được cơ hội này. Bây giờ Nhà nước cần phải tạo ra những cơ hội ấy cho doanh nghiệp để họ nắm lấy mà lớn lên. Và quan trọng nhất vẫn là Việt Nam phải tạo được thị trường cho doanh nghiệp đầu tư lớn để làm ăn, tái sản xuất".
Thành Luân


 HIEN
Xe nước ngoài bán giá gốc chỉ có 300tr, nhập về VN (cộng các khoản thuế phí), rồi đến tay người dân có giá 900tr. Vậy hỏi 600tr đó đi đâu và làm gì?




Created with Microsoft OneNote 2016.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét