theo FT 27/04/2015 17:57
Mua USD không chỉ trở thành hiện tượng đồng nhất trên thị trường tài chính mà còn là một giao dịch quá nhộn nhịp không tránh khỏi kịch bản nhiều nhà đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề khi đồng tiền này giảm giá sâu.
Nội dung nổi bật:
- Hiện nay nổi lên hai yếu tố quyết định tới sự tăng giá của đồng USD: sức mạnh của kinh tế Mỹ (cả theo nghĩa tuyệt đối và trong tương quan so sánh với các quốc gia khác) và triển vọng Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ.
- Để định vị tốt hơn trong bối cảnh đồng USD mạnh lên, cách tốt nhất là chống lại cám dỗ của những thương vụ quy mô lớn, đồng thời duy trì cân bằng giữa việc tận dụng lợi thế USD mạnh và tự phòng vệ.
Khi mà ngày càng nhiều người nói về tác động của sự tăng giá mạnh của đồng USD, đồng tiền này lại đi ngược lại xu hướng ấy và giảm giá gần 5%. Kể từ đó đến nay, đồng tiền này vẫn dao động, nhưng viễn cảnh một đồng USD với sức mạnh hoàn toàn mới đang đặt ra một câu hỏi căn bản cho các nhà đầu tư: họ nên đặt cược vào tầm ảnh hưởng của đồng USD đối với quá trình tái cân bằng trên toàn cầu hay phải canh chừng kịch bản đồng tiền này đổ vỡ?
Hiện nay nổi lên hai yếu tố quyết định tới sự tăng giá của đồng USD: sức mạnh của kinh tế Mỹ (cả theo nghĩa tuyệt đối và trong tương quan so sánh với các quốc gia khác) và triển vọng Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Mua USD không chỉ trở thành hiện tượng đồng nhất trên thị trường tài chính mà còn là một giao dịch quá nhộn nhịp không tránh khỏi kịch bản nhiều nhà đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề khi đồng tiền này giảm giá sâu. Tháng 3 vừa qua, kinh tế Mỹ đã có nhiều báo cáo gây thất vọng, đồng thời Cục dự trữ liên bang cũng có vẻ thận trọng hơn trong việc nâng lãi suất.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, trải qua một giai đoạn hợp nhất kĩ thuật, đồng USD bây giờ dường như đang thiết lập các yếu tố nền tảng để bước vào một thời kì mới tăng giá thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Như ông Bill Dudley, chủ tịch FED New York cho hay, các dữ liệu yếu đi dường như chỉ là thoáng qua. Trong khi các số liệu này có thể đẩy lùi đợt tăng lãi suất đầu tiên trong nhiều năm nay, nó lại không thể thay đổi các triển vọng về chính sách. Có vẻ như FED sẽ chỉ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 9.
Những người ủng hộ sự tái cân bằng toàn cầu có thể xem sự tăng giá đồng USD như là cứu cánh cho nền kinh tế Châu Âu và Nhật Bản chống chọi lại tình trạng nền kinh tế ì ạch và nguy cơ của giảm phát. Đồng USD còn mang lại lợi ích cho các đất nước đang phát triển mắc kẹt trong việc tái định hướng động cơ phát triển khỏi việc phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.
Rõ ràng lộ trình nhắm tới một nền kinh tế toàn cầu tốt hơn còn khá xa vời. Doanh thu của các công ty Mỹ sẽ bị suy yếu bởi bởi tiền đồng USD thấp và cạnh tranh nước ngoài mạnh hơn. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ sau khi rút ngắn quá trình “cất cánh” đã trở nên quá mỏng manh để chịu đựng sự chuyển biến lớn hơn về động lực tăng trưởng. Từ đó hình thành những tiền lệ lịch sử về một đồng USD mạnh có thể phá vỡ được tất cả mọi thứ.
Trong quá khứ, rủi ro hệ thống lớn nhất sinh ra từ việc một quốc gia có món nợ USD quá hạn quá lớn, bị mất cân đối tiền tệ và/hoặc cơ chế tỉ giá hối đoái cố định. Trong khi các vấn đề này cho tới nay không hoàn toàn được giải quyết, và vụ thoát ngoạn mục của Thụy Sỹ vào tháng 1 vừa rồi khỏi “cái cọc” euro là một lời nhắc nhở rằng khu vực doanh nghiệp là nơi tạo ra nguy cơ lớn nhất.
Đồng USD gia tăng sức mạnh có thể kìm hãm lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ, phá hoại thị trường chứng khoán đang quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các NHTW và sự phân bổ tiền nhàn rỗi vào cổ phần mua lại, cổ tức và sáp nhập & mua lại. Rủi ro cũng có thể xuất phát từ các doanh nghiệp ở thị trường mới nổi phụ thuộc quá nhiều vào vay mượn, từ đó dễ bị tổn thương trước các biến động tiền tệ và sự mất cân xứng trong kỳ hạn nợ.
May mắn thay, trong một vài trường hợp, hàng phòng thủ đầu tiên chính là các cán cân thanh toán của các quốc gia. Do đó, các nguy cơ lây lan toàn cầu có thể được giới hạn trong một vài điểm nguy hại đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát triển.
Tác động của tất cả các điều trên lên nhà đầu tư là rất rõ ràng. Để định vị tốt hơn trong bối cảnh đồng USD mạnh lên, cách tốt nhất là chống lại cám dỗ của những thương vụ quy mô lớn. Một cách tiếp cận khác là duy trì số dư tiền mặt lớn đồng thời vẫn khai thác những biến động giá tương đối và phân biệt rõ ràng các loại tài sản.
Điều đó có nghĩa là vừa tận dụng sức mạnh của đồng USD so với các đồng tiền chính khác (đặc biệt là đồng euro) đồng thời luôn biết cách tự bảo vệ bản thân.
Phân khúc thị trường mới nổi của danh mục đầu tư sẽ được thay đổi vị trí theo các nước có dự trữ quốc tế lớn và nợ bằng đồng USD bị hạn chế. Tất cả sẽ đi kèm với các khoản đầu tư vào thị trường tư nhân có chọn lọc.
Đối với những nhà đầu tư bán lẻ không thể theo đuổi con đường trên, trọng tâm sẽ là tích lũy nhiều tiền mặt hơn, từ đó cung cấp khả năng bứt phá trên toàn thị trường. Chúng ta sẽ không bao giờ quên được hiện tượng ngày càng tăng của cung thanh khoản hạn chế trong thời kỳ biến động thị trường gia tăng. Và biến động là những gì đang chờ đợi thị trường.
Hiện nay nổi lên hai yếu tố quyết định tới sự tăng giá của đồng USD: sức mạnh của kinh tế Mỹ (cả theo nghĩa tuyệt đối và trong tương quan so sánh với các quốc gia khác) và triển vọng Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Mua USD không chỉ trở thành hiện tượng đồng nhất trên thị trường tài chính mà còn là một giao dịch quá nhộn nhịp không tránh khỏi kịch bản nhiều nhà đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề khi đồng tiền này giảm giá sâu. Tháng 3 vừa qua, kinh tế Mỹ đã có nhiều báo cáo gây thất vọng, đồng thời Cục dự trữ liên bang cũng có vẻ thận trọng hơn trong việc nâng lãi suất.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, trải qua một giai đoạn hợp nhất kĩ thuật, đồng USD bây giờ dường như đang thiết lập các yếu tố nền tảng để bước vào một thời kì mới tăng giá thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Như ông Bill Dudley, chủ tịch FED New York cho hay, các dữ liệu yếu đi dường như chỉ là thoáng qua. Trong khi các số liệu này có thể đẩy lùi đợt tăng lãi suất đầu tiên trong nhiều năm nay, nó lại không thể thay đổi các triển vọng về chính sách. Có vẻ như FED sẽ chỉ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 9.
Những người ủng hộ sự tái cân bằng toàn cầu có thể xem sự tăng giá đồng USD như là cứu cánh cho nền kinh tế Châu Âu và Nhật Bản chống chọi lại tình trạng nền kinh tế ì ạch và nguy cơ của giảm phát. Đồng USD còn mang lại lợi ích cho các đất nước đang phát triển mắc kẹt trong việc tái định hướng động cơ phát triển khỏi việc phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.
Rõ ràng lộ trình nhắm tới một nền kinh tế toàn cầu tốt hơn còn khá xa vời. Doanh thu của các công ty Mỹ sẽ bị suy yếu bởi bởi tiền đồng USD thấp và cạnh tranh nước ngoài mạnh hơn. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ sau khi rút ngắn quá trình “cất cánh” đã trở nên quá mỏng manh để chịu đựng sự chuyển biến lớn hơn về động lực tăng trưởng. Từ đó hình thành những tiền lệ lịch sử về một đồng USD mạnh có thể phá vỡ được tất cả mọi thứ.
Trong quá khứ, rủi ro hệ thống lớn nhất sinh ra từ việc một quốc gia có món nợ USD quá hạn quá lớn, bị mất cân đối tiền tệ và/hoặc cơ chế tỉ giá hối đoái cố định. Trong khi các vấn đề này cho tới nay không hoàn toàn được giải quyết, và vụ thoát ngoạn mục của Thụy Sỹ vào tháng 1 vừa rồi khỏi “cái cọc” euro là một lời nhắc nhở rằng khu vực doanh nghiệp là nơi tạo ra nguy cơ lớn nhất.
Đồng USD gia tăng sức mạnh có thể kìm hãm lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ, phá hoại thị trường chứng khoán đang quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các NHTW và sự phân bổ tiền nhàn rỗi vào cổ phần mua lại, cổ tức và sáp nhập & mua lại. Rủi ro cũng có thể xuất phát từ các doanh nghiệp ở thị trường mới nổi phụ thuộc quá nhiều vào vay mượn, từ đó dễ bị tổn thương trước các biến động tiền tệ và sự mất cân xứng trong kỳ hạn nợ.
May mắn thay, trong một vài trường hợp, hàng phòng thủ đầu tiên chính là các cán cân thanh toán của các quốc gia. Do đó, các nguy cơ lây lan toàn cầu có thể được giới hạn trong một vài điểm nguy hại đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát triển.
Tác động của tất cả các điều trên lên nhà đầu tư là rất rõ ràng. Để định vị tốt hơn trong bối cảnh đồng USD mạnh lên, cách tốt nhất là chống lại cám dỗ của những thương vụ quy mô lớn. Một cách tiếp cận khác là duy trì số dư tiền mặt lớn đồng thời vẫn khai thác những biến động giá tương đối và phân biệt rõ ràng các loại tài sản.
Điều đó có nghĩa là vừa tận dụng sức mạnh của đồng USD so với các đồng tiền chính khác (đặc biệt là đồng euro) đồng thời luôn biết cách tự bảo vệ bản thân.
Phân khúc thị trường mới nổi của danh mục đầu tư sẽ được thay đổi vị trí theo các nước có dự trữ quốc tế lớn và nợ bằng đồng USD bị hạn chế. Tất cả sẽ đi kèm với các khoản đầu tư vào thị trường tư nhân có chọn lọc.
Đối với những nhà đầu tư bán lẻ không thể theo đuổi con đường trên, trọng tâm sẽ là tích lũy nhiều tiền mặt hơn, từ đó cung cấp khả năng bứt phá trên toàn thị trường. Chúng ta sẽ không bao giờ quên được hiện tượng ngày càng tăng của cung thanh khoản hạn chế trong thời kỳ biến động thị trường gia tăng. Và biến động là những gì đang chờ đợi thị trường.
Phương Anh
Trí thức trẻ
Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét