Các thương hiệu bán lẻ nước ngoài đang dần chiếm lĩnh thị trường bán lẻ hiện đại tại Việt Nam. Tình hình đó làm dấy lên lo ngại về việc hàng nội sẽ chịu thêm cạnh tranh gay gắt từ hàng ngoại được các thương hiệu bán lẻ ngoại đưa vào Việt Nam. Thực tế, nguy cơ sẽ còn lớn hơn nhiều.
Về cơ bản, trong lưu thông hàng hóa luôn tồn tại và rất cần có mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, phân phối và bán lẻ. Cụ thể, trong thương mại hiện đại, mô hình sản xuất – phân phối – bán lẻ với hệ thống khép kín trong một Tập đoàn hoặc trong một chuỗi các DN riêng nhưng được liên kết với nhau trong từng khâu được xem là tối ưu nhất.
Đứt gãy thế nào?
Với khâu bán lẻ, thay vì DN bán lẻ ngoại có thể mua hàng hóa của các DN Việt Nam sản xuất hoặc nhập khẩu và phân phối như trước thì các DN bán lẻ ngoại đó sẽ trực tiếp đưa hàng hóa sản xuất từ nước họ và các nước khác vào Việt Nam để tổ chức tiêu thụ: từ phân phối đến bán lẻ.
Khi đã chiếm lĩnh được thị trường bán lẻ, khi mà việc sản xuất và nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài đưa vào Việt Nam chưa tối ưu thì các DN ngoại sẽ tự tổ chức sản xuất tại Việt Nam. Bài toán mà hiện nay các DN bán lẻ ngoại đang thuê DN nội gia công một số nhãn hàng tại Việt Nam cũng là một điều rất nhức nhối với các nhà sản xuất nội khi mà vì sự sống còn trong giai đoạn, vì lợi nhuận mà phải làm để rồi không xây dựng và phát triển được nhãn hiệu hàng hóa cho mình, không xây dựng và phát triển được thương hiệu cho hàng Việt Nam.
Mở rộng ra, khi chiếm lĩnh mặt bằng trong khâu bán lẻ, DN ngoại chắc chắn sẽ nắm lấy và khai thác triệt để lợi thế toàn bộ khâu lưu thông. Ví dụ như họ tự tổ chức đưa hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam; Và là đưa trong tình thế ngành logistic hiện Việt Nam hiện nay còn khá èo ợt. Logistic của các DN ngoại hiện giờ không còn chỉ đơn thuần là dịch vụ hàng hóa, không còn là chuyển giao hàng hóa giữa các nhà sản xuất kinh doanh thương mại nữa mà còn là kinh doanh hàng hóa trên hệ thống logistic.
Mặt khác, các DN sản xuất hàng hóa nước ngoài có truyền thống, và xây dựng được văn hóa DN, văn hóa quốc gia gắn kết trong cả chuỗi thương hiệu hàng hóa, thương hiệu dịch vụ, giá trị các thương hiệu của Việt Nam khó có thể so sánh, cả về chất lượng và số lượng.
Nhưng không phải chỉ là sự so sánh về giá trị thương hiệu làm nên giá trị kinh tế cho quốc gia tính theo chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu đó, mà thực sự khi mà các thương hiệu hàng hóa, thương hiệu dịch vụ của nước ngoài đã tràn vào Việt Nam, liệu có khỏa lấp các thương thương hiệu hàng hóa, thương hiệu dịch vụ của Việt Nam hiện có hay không, chưa kể các sản phẩm hàng hóa cũng như dịch vụ của các DN Việt còn loay hoay tìm đường, tìm cách đi làm thương hiệu ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Bài toán này thực sự là của cả cộng đồng DN Việt Nam, cũng đồng thời là của các cơ quan nhà nước.
Thực tế cho đến nay ở Việt Nam chuỗi liên kết này còn rất lỏng lẻo, thậm chí còn quá thiếu. Đó là do các DN Việt Nam còn chưa đủ năng lực để có thể có những Tập đoàn được đầu tư bài bản theo một chuyên ngành thế mạnh, để có thể bền vững với mô hình sản xuất – phân phối – bán lẻ. Và Việt Nam cũng rất thiếu các DN có đủ sức, đủ tài, đủ tin nhau, chia sẻ với nhau để tạo ra một tổ hợp liên kết chặt chẽ với trong tổ hợp đó mỗi DN sẽ chuyên thực hiện hoàn chỉnh từng khâu trong cả chuỗi liên kết nhằm tối ưu hóa lợi ích cho từng DN và cũng tối ưu hóa lợi ích cho người tiêu dùng.
Hiện nay, các thương hiệu bán lẻ nước ngoài tham gia ngày càng nhiều hơn vào thị trường Việt Nam. Nhìn từ sự vận hành của thương mại hiện đại, có thể nhận thấy khi thị trường bán lẻ hiện đại được vận hành chủ yếu bởi các DN ngoại thì các DN nội khó có thể tham gia trong chuỗi liên kết với mô hình sản xuất – phân phối – bán lẻ với DN ngoại. Nhất là từ năm 2015 các DN ngoại sẽ đưa rất nhiều hàng hóa vào Việt Nam với thuế nhập khẩu bằng không.
Với khâu bán lẻ, thay vì DN bán lẻ ngoại có thể mua hàng hóa của các DN Việt Nam sản xuất hoặc nhập khẩu và phân phối như trước thì các DN bán lẻ ngoại đó sẽ trực tiếp đưa hàng hóa sản xuất từ nước họ và các nước khác vào Việt Nam để tổ chức tiêu thụ: từ phân phối đến bán lẻ.
Khi đã chiếm lĩnh được thị trường bán lẻ, khi mà việc sản xuất và nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài đưa vào Việt Nam chưa tối ưu thì các DN ngoại sẽ tự tổ chức sản xuất tại Việt Nam. Bài toán mà hiện nay các DN bán lẻ ngoại đang thuê DN nội gia công một số nhãn hàng tại Việt Nam cũng là một điều rất nhức nhối với các nhà sản xuất nội khi mà vì sự sống còn trong giai đoạn, vì lợi nhuận mà phải làm để rồi không xây dựng và phát triển được nhãn hiệu hàng hóa cho mình, không xây dựng và phát triển được thương hiệu cho hàng Việt Nam.
Thực tế thời gian qua, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có những ông lớn như BigC, Metro... Tuy nhiên, sự xuất hiện của các thương hiệu bán lẻ đến từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản trong thời gian gần đây, đồng nghĩa với năm 2015 đã đến, việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan theo cam kết WTO của Việt Nam sẽ phải thực hiện sẽ là sự thay đổi khác hẳn về bản chất tổ chức bán lẻ của các DN nước ngoài vào hoạt động bán lẻ tại Việt Nam, hàng hóa sản xuất từ các nước đưa vào Việt Nam sẽ nhiều hơn, giá cả sẽ tốt hơn. Nhìn từ góc độ kinh doanh, đây là cơ hội với người tiêu dùng, nhưng lại là nguy cơ với DN sản xuất và bán lẻ nội địa.
DN nội và bài toán Thương hiệu!
Với các thông tin nhận biết như vậy, đối với các DN Việt Nam, khi cơ hội được thuê sản xuất, thuê gia công hàng hóa dần không còn, thì khâu phân phối cũng khó có khả năng nắm giữ thành công. Lý do vì nếu thuê DN Việt Nam làm thì qua nhiều khâu trung gian sẽ giảm hiệu quả và lợi nhuận của DN. Do đó, các DN ngoại sẽ cắt giảm các đơn vị dịch vụ trung gian và tự nắm lấy toàn bộ quá trình logistic. Chính xác hơn là DN ngoại sẽ tự thực hiện tất cả các khâu từ sản xuất tới bán lẻ để họ cũng từ đó điều chỉnh được từ giá thành đến lợi nhuận... Đó là một mô hình WalMart điển hình.
Mở rộng ra, khi chiếm lĩnh mặt bằng trong khâu bán lẻ, DN ngoại chắc chắn sẽ nắm lấy và khai thác triệt để lợi thế toàn bộ khâu lưu thông. Ví dụ như họ tự tổ chức đưa hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam; Và là đưa trong tình thế ngành logistic hiện Việt Nam hiện nay còn khá èo ợt. Logistic của các DN ngoại hiện giờ không còn chỉ đơn thuần là dịch vụ hàng hóa, không còn là chuyển giao hàng hóa giữa các nhà sản xuất kinh doanh thương mại nữa mà còn là kinh doanh hàng hóa trên hệ thống logistic.
Mặt khác, các DN sản xuất hàng hóa nước ngoài có truyền thống, và xây dựng được văn hóa DN, văn hóa quốc gia gắn kết trong cả chuỗi thương hiệu hàng hóa, thương hiệu dịch vụ, giá trị các thương hiệu của Việt Nam khó có thể so sánh, cả về chất lượng và số lượng.
Nhưng không phải chỉ là sự so sánh về giá trị thương hiệu làm nên giá trị kinh tế cho quốc gia tính theo chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu đó, mà thực sự khi mà các thương hiệu hàng hóa, thương hiệu dịch vụ của nước ngoài đã tràn vào Việt Nam, liệu có khỏa lấp các thương thương hiệu hàng hóa, thương hiệu dịch vụ của Việt Nam hiện có hay không, chưa kể các sản phẩm hàng hóa cũng như dịch vụ của các DN Việt còn loay hoay tìm đường, tìm cách đi làm thương hiệu ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Bài toán này thực sự là của cả cộng đồng DN Việt Nam, cũng đồng thời là của các cơ quan nhà nước.
--------------------------------------------
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương
Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tổ chức tốt công tác thông tin, dự báo thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đánh giá sát tình hình và đề xuất lên Chính phủ các biện pháp can thiệp kịp thời, giúp ổn định thị trường. Bên cạnh đó, hướng dẫn lồng ghép nội dung cuộc vận động trong các hội nghị, sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện cuộc vận động tại các bộ, ngành và địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, hàng Việt trụ vững trên thị trường năm 2014 và những năm tiếp theo, bên cạnh việc chú trọng tuyên truyền, vận động nâng cao hơn nữa nhận thức của người tiêu dùng, các nhà sản xuất Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm so với hàng ngoại nhập cùng loại; liên kết chặt chẽ với nhà phân phối để đưa hàng về các vùng sâu, vùng xa…
Bà Vũ Thị Kim Hạnh - Chủ tịch Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao
Hàng thuần Việt hiện nay rất khó cạnh tranh với hàng hóa của các công ty đa quốc gia sản xuất tại Việt Nam cũng như hàng nhập ngoại. Để cạnh tranh với sản phẩm này, nhiều DN trong nước đang không ngừng đổi mới công nghệ, kỹ thuật để cho ra đời nhiều sản phẩm có chất lượng và hàm lượng sáng tạo cao. Đặc biệt, có chiến lược bài bản về phân phối, tiếp thị, quảng cáo và nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm.
Ông Dương Hoan Tuyên, Giám đốc nhãn hiệu thời trang Ninh Khương
Thực tế, hàng Việt Nam không cạnh tranh nổi với hàng Thái Lan, vì DN Thái chủ động về nguyên liệu, họ có cả công nghệ dây chuyền khép kín nên kiểm soát chất lượng tốt. Cụ thể lĩnh vực vải vóc ở Thái Lan, họ có những nhà máy cho khâu hoàn tất, như in ấn, cố định vải không bị biến dạng sau khi giặt… Trong khi ở ta, nguồn nguyên liệu ngành may mặc phụ thuộc lên đến 80%. Chúng ta chỉ đầu tư một vài khâu trong quy trình sản xuất, dẫn đến chất lượng hàng hóa không ổn định.
Hồng Phạm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét