Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Vải thiều Việt Nam khó cạnh tranh với Trung Quốc trên đất Mỹ

Giá đắt hơn 6 USD mỗi kg là lý do chính khiến vải thiều khó cạnh tranh với Trung Quốc tại thị trường mà phải mất 5 năm mới có thể thâm nhập.

Là doanh nghiệp đầu tiên đưa hơn một  tấn vải thiều sang đất Mỹ hồi đầu tháng, lúc này lãnh đạo Công ty Rồng Đỏ ở TP HCM đang cân nhắc có tiếp tục xuất khẩu vào thị trường mới.
"Sau chuyến hàng hôm 10/6, việc xuất khẩu sang Mỹ đang tạm dừng bởi hàng của chúng tôi không thể cạnh tranh được với vải bản xứ, Mexico và đặc biệt là vải của Trung Quốc", ông Mai Xuân Thìn - Giám đốc Rồng Đỏ chia sẻ với VnExpress.
Trong khi vải Việt Nam đến cảng hàng không của Mỹ có tổng giá thành trên 8 USD một kg thì vải Florida, Mexico, Trung Quốc rẻ hơn 4-6 USD nhờ có lợi thế về khoảng cách cũng như việc vận chuyển rất thuận lợi.
"Từ nhà vườn tại Florida đến các trung tâm chỉ đi bằng xe tải hoặc nếu vận chuyển bằng máy bay thì tính bằng chi phí nội địa. Ngay như chuyển hàng từ Mexico đi vào Mỹ bằng đường bộ cũng chỉ mất 3 ngày. Tuy đi bằng đường biển, nhưng Trung Quốc có công nghệ bảo quản sau thu hoạch khá hoàn thiện, cộng với kinh nghiệm gần 10 năm ở thị trường Mỹ nên chi phí rẻ hơn dẫn đến giá thành vào thị trường này của một kg vải Trung Quốc chỉ khoảng 2,5 USD", ông Thìn cho hay.
Được thu mua tại vườn với giá 15.000 đồng, vải tới sân bay Mỹ có giá thành 192.000 đồng,t ương đương hơn 8 USD một kg. Đồ họa: Việt Chung
Ngoài ra, thu hoạch sớm hơn Việt Nam một tháng cũng là lợi thế của vải Trung Quốc. Tại Việt Nam, có được một kg vải xuất khẩu đạt chuẩn phải qua rất nhiều công đoạn, đặc biệt chiếu xạ và vận chuyển hàng không đang chiếm gần 80% giá thành.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Vì sao quả vải xuất khẩu sang Mỹ, Úc không giải quyết vấn đề gì?

24/06/2015 10:14

Những loại chất lượng cao như vải Hồng Hoa, vải thiều lửa, vải thiều loại 1 phù hợp xuất khẩu thì Trung Quốc luôn thu mua hết. Những loại vải tồn dư mà chúng ta kêu gọi tiêu thụ là vải thiều loại 2, loại 3.

Thông tin quả vải xuất sang Mỹ, Úc hay Pháp có thể bán được với giá hơn 200.000 đồng/kg là minh chứng thuyết phục về chất lượng trái cây Việt Nam đủ sức thỏa mãn những người tiêu dùng khó tính nhất.
Tuy nhiên, đó lại không phải minh chứng cho một đầu ra thuyết phục của quả vải. Theo những người kinh doanh trong ngành nông sản, có quá nhiều lý do để việc xuất vải ra nước ngoài chỉ mang tính hình thức hơn là một giải pháp khả thi.

David Landes: Điều gì quyết định sự thịnh vượng và nghèo khó?

Landes nói người châu Âu cho dù là công nhân bình thường hay quan chức đều đọc, viết và xuất bản ấn phẩm của chính họ. 

Động cơ thúc đẩy họ chính là mong muốn ghi chép lại nhưng đồng thời cũng vì sự ham hiểu biết. 
“Thành công thật sự không bao giờ là một sự tình cờ. Người thành công có một văn hóa tiến bộ kết hợp sự ham học hỏi và vận dụng liên tục.” Landes.

Nội dung nổi bật:

- David Landes là giáo sư dạy môn lịch sử và kinh tế học tại trường đại học danh tiếng Harvard và cũng được biết đến qua vai trò là một sử giả xuất sắc.

- Trả lời cho câu hỏi điều gì tạo ra sự khác biệt giữa thịnh vượng và nghèo khó, Landes cho rằng chính văn hóa sẽ là cơ sở để kiến tạo tương lai cho mỗi cá nhân và các quốc gia trên thế giới.

Văn hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển

Chân vòng kiềng ở trẻ: Nguyên nhân và cách chữa

Nguyên nhân nhiều cô gái Việt bị tật chân vòng kiềng là do cha mẹ

Các bậc phụ huynh khi chăm sóc con nhỏ vẫn thường nhắc nhau "không bế cắp nách" để tránh tật vòng kiềng cho bé. Bởi bé bị vòng kiềng khi đi, người lắc lư, chân quàng sang hai bên khiến cho dáng đi rất xấu. Đặc biệt, các bé gái bị vòng kiềng, khi lớn sẽ thiệt thòi hơn các bạn vì chân vòng kiềng hạn chế vẻ đẹp hình thể của người con gái. Vậy làm thế nào để tránh vòng kiềng cho đôi chân của bé? Nguyên nhân gây nên hiện tượng vòng kiềng là gì?




1. Chân vòng kiềng là gì?

Ờ người bình thường, khi đứng hai chân sẽ thẳng khít song song, hai đầu gối và hai mắt cá bên trong đều sát khít nhau.

Chân vòng kiềng: Khi đứng thắng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, cách khoảng 1,5cm. Hoặc khớp gối bình thường nhưng cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa > 1,5 cm.

2. Vì sao bé lại bị chân vòng kiềng?

Ai đã "giết" Sony?

Samsung đã “mua” công nghệ mà Sony phát triển nên, bằng cách tuyển dụng những nhân sự tốt nhất, sáng sủa nhất của Sony”!
ICTnews - Cách đây khoảng 5 năm, các sản phẩm Sony vẫn được bày bán khắp nơi tại Nhật Bản. Vào cuối những năm 1980 và đầu thập kỷ 90, Sony dường như làm lu mờ mọi thứ trên thế giới. Nhưng bắt đầu vào năm 2012, hình ảnh Sony đã nhạt nhòa dần. Sony chỉ còn là cái bóng của chính mình.
Sony vốn là niềm kiêu hãnh của người Nhật Bản
 Thông tin xấu dồn dập đến với Sony trong những năm gần đây. Hãng đã phải tuyên bố bán thương hiệu máy tính Vaio, vốn là một niềm kiêu hãnh của Sony và là thương hiệu đẳng cấp mà nhiều người tiêu dùng mơ ước sở hữu sản phẩm. Thông tin gần đây còn cho biết Sony có thể phải bán cả mảng kinh doanh smartphone. Ngoài ra, hãng liên tục phải cắt giảm nhân sự. Một số người nói Sony đang sống như một xác chết, và hãng sẽ không thể sống sót nữa.


Bắt đầu lỗ kỷ lục vào năm 2012

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Tôn Ngộ Không thật đã bị Tôn Ngộ Không giả đánh chết?

Nhàn rỗi đọc lại “Tây Du Ký”, một cư dân mạng đột nhiên có một phát hiện lớn. Người này đưa ra những lý do khiến chúng ta phải tin rằng Tôn Ngộ Không mới là người chết khi Lục Nhĩ Mỹ Hầu xuất hiện ở hồi 57

Nhắc lại “Tây Du Ký” hồi thứ 57. Nói về “Lục Nhĩ Mỹ hầu” hóa thành Tôn Ngộ Không, ai xem phim cũng đã biết tình tiết của đoạn này nên đây không nhắc lại chỉ tóm lược đó là :Lục Nhĩ Mỹ hầu giả dạng Tôn Ngộ Không từ pháp bảo đến thần thông đều ngang tay, thực lực không cần bán cãi. Đi từ Thiên Đình đến Nam Hải Quan Âm cũng chẳng ai nhận ra được sự khác biệt của hai người. Xuống Âm Phủ tìm Đế Thính ông cũng bó tay… Cuối cùng vẫn nhờ Như Lai phật tổ phân biệt ra dùng Kim Bát bao lại rồi bị Tôn Ngộ Không đánh chết.



Toàn bộ chuyện xưa rất đơn giản, rất đầy đủ, bất quá nếu chúng ta cả gan làm ra một giả thuyết thế này: bị đánh chết đó là Ngộ Không, còn sống là Lục Nhĩ !!!


Lý luận như sau:
1. Lục Nhĩ Mỹ hầu cùng Ngộ Không giống nhau như đúc, ai cũng nhìn không ra. Nếu Như Lai phật tổ thật gạt mọi người thì sự thật này chỉ có mình Phật tổ biết chân tướng, ai cũng không nhìn ra được, Tôn Ngộ Không thiệt chỉ có biết câm nín.

2. Lục Nhĩ có khả năng là Phật Tổ đến an bài, mọi người đều biết Ngộ Không vô cùng phản nghịch, mà Như Lai là Tây Thiên cao nhất người thống trị, có người thống trị nào để cho kẻ phản nghịch sống trên đời. Hơn nữa Ngộ Không luôn không kính trọng Như Lai, cho nên Như Lai càng có động cơ tiêu diệt Ngộ Không, đương nhiên không thể làm trực tiếp nên phải sử dụng cách này, tiêu diệt Ngộ Không trong vô hình.

Mà lý luận này cũng có rất nhiều chứng cứ đấy:

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Nghệ thuật trả lại tiền thừa ở Nhật Bản

Khi đã chán thái độ lạnh nhạt của dịch vụ khách hàng tại chỗ bạn, hãy tới Nhật Bản, nơi khách hàng là thượng đế và mọi giao dịch đều kết thúc với một cái cúi đầu lịch sự.

Sự tận tâm với dịch vụ khách hàng này còn mở rộng tới cả cách nhận và trả tiền tại các cửa hàng trên khắp nước Nhật.

Được coi như một nghệ thuật, một thanh toán đơn giản ở quầy thu ngân tại Nhật gồm nhiều bước và thao tác chính xác, để thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên và hoàn tất giao dịch một cách lịch sự.

Mọi giao dịch đều kết thúc với một cái cúi đầu lịch thiệp. Ảnh: Business Insider.
Bình thường, khách hàng sẽ nhận lại tiền thừa theo trình tự sau và với cảm giác được tôn trọng như thành viên hoàng gia:

1. Đếm tiền
Ở Nhật, tiền có in hình chân dung ở một mặt. Nhân viên thu nhân sẽ cầm tiền sao cho mặt có chân dung hướng về phía bạn và song song với một bức tường, vuông góc với sàn nhà. Họ sẽ dùng hai tay cầm tiền và đếm thành tiếng số tiền thừa.

2. Đưa tiền
Tiền thừa sẽ được đưa cho bạn theo trật tự nhất định, với tờ mệnh giá lớn nhất ở dưới cùng. Khi bạn bỏ tiền vào ví, tiền của bạn sẽ nằm theo thứ tự từ nhỏ tới lớn, thuận tiện hơn cho lần giao dịch tiếp theo.

3. Đưa xu và hóa đơn
Tiếp đó, nhân viên thu ngân sẽ gấp hóa đơn lại nếu hóa đơn dài, rồi đặt các đồng xu ngay ngắn lên trên. Như thế, bạn sẽ không phải chạm vào đồng xu. Sau đó bạn có thể dễ dàng cho chỗ tiền xu vào phần đựng xu trong ví, rồi bỏ hóa đơn vào hộp trên bàn thu ngân hoặc bỏ vào ví. Họ cúi đầu một cách lịch sự, và bạn đã xong việc rồi.
Đây không chỉ là một cách tuyệt vời để cư xử với khách hàng và đảm bảo không có sai lầm hay tranh cãi nào, mà còn để hàng người đang xếp hàng nhanh chóng được phục vụ. 
Hoàng Linh

Sự khác biệt với cách chăm sóc sức khỏe của người Nhật và người Việt

Người Nhật nổi tiếng với cường độ làm việc chóng mặt, cống hiến phần lớn thời gian và sức lực cho công việc nhưng vẫn có được sức khỏe dẻo dai và tinh thần minh mẫn. Thậm chí tuổi thọ bình quân của họ thuộc hàng cao nhất thế giới. Còn ở Việt Nam, một phần do môi trường ô nhiễm và nguồn thực phẩm không được an toàn, một phần là do cách nhìn nhận và chăm sóc sức khỏe? Thử đặt cách làm việc của người Nhật và người Việt lên bàn cân và so sánh nhé!

Bài viết được tổng hợp từ rất nhiều các nguồn thông tin của các chuyên gia và độc giả trong và ngoài nước.


Cách tập thể dục và uống nước

Người Nhật có thói quen dậy sớm và tập các động tác nhẹ để “đánh thức” cơ thể như lắc hông, vươn vai hay xoay cổ để khởi động cơ thể. Những động tác nhỏ này có tác dụng giúp các mạch máu lưu thông, giúp tiết ra chất endorphins làm tinh thần sảng khoái hơn, thổi bay cảm giác mệt mỏi, cạn kiệt sức lực để bắt đầu một ngày mới hứng khởi.

Còn người Việt, một trong những tính cách cố hữu của người Việt là rất lười vận động. Người Việt sẵn sàng thêm 1 tiếng để ngủ thêm thay vì sử dụng 1 tiếng đó để vận động cơ thể chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Trẻ em người Việt thường “bị lây” tính cách ấy từ bố mẹ. Thay vì nâng cao sức khỏe và hướng con đến những hoạt động thể dục, thể thao lành mạnh thì các ông bố, bà mẹ Việt lại “ép” con ” học thêm một chút”. Mặc dù cái “một chút” ấy dường như không hề cuốn hút và hấp dẫn trẻ nhỏ.


Uống nhiều nước để tăng tuổi thọ

Tinh thần võ sĩ đạo - nguồn gốc thành công của Nhật Bản

Tác·giả: Trần Văn Thọ

Nhiều người nước ngoài có thể thấy phiền toái hoặc thấy khó hiểu về lễ nghi, về cách thể hiện trách nhiệm cá nhân, về quan niệm đạo đức của người Nhật. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ ta sẽ thấy bề sâu của tính cách độc đáo ấy là sự tuyệt hảo của các quy phạm đạo đức Đông phương như nhân, nghĩa, lễ, dũng, trí, tín.

Trong giới trẻ ngày nay, lối sống và quan niệm giá trị dần dần đa dạng hóa và đi gần với các chuẩn mực quốc tế, nhưng những bậc cha mẹ hoặc nhà giáo dục Nhật Bản vẫn mong các thế hệ đi sau giữ lại, dù chỉ một phần, những đức tính truyền thống cao đẹp đã trở thành con đường (đạo) được xây dựng từ giới võ sĩ thời phong kiến.

Đọc lịch sử Nhật, nhất là thời cận đại, tôi luôn bắt gặp những điển hình của con đường xây đắp bằng nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng đó, những điển hình đã gây cho tôi thán phục, cảm động, cảm kích... Một Oda Nobunaga (1534- l582) thời chiến quốc Nhật đã biểu lộ một tinh thần thượng võ đáng phục. Trong trận chiến Okehazama (1560), Nobunaga đã tiêu diệt đội quân đông đảo, hùng mạnh của Imagawa Yoshimoto (1519- 1560), lãnh chúa tài giỏi và mạnh nhất thời đó. Quân đội của Nobunaga đã đột nhập vào bản doanh và giết được Imagawa. Từ sự khâm phục một người tài giỏi, Nobunaga chẳng những đã nghiêng mình trước thủ cấp của Imagawa mà quân đội mình vừa đem nộp, lại còn giao binh sĩ tẩm liệm cẩn thận và đưa về quê quán chôn cất.

Người Nhật khác người Việt như thế nào? Người Nhật “tốt” hay “không tốt”?

dễ hiểu khi bạn thấy trong chốn công sở hay cửa hàng họ [người Nhật] vừa quỳ xuống nói chuyện với bạn rất ân cần với nụ cười tươi nhưng khi bước ra ngoài đường họ hoàn toàn xa lạ với bạn dù vừa mới giáp mặt và tư vấn cho bạn trước đó chưa đầy... 2 phút.


Tác·giả: Nguyễn Quốc Vương


Người Nhật “tốt” hay “không tốt”?

Khi mới tiếp xúc với một nền văn hóa nào đó hoặc tiếp xúc lâu nhưng không thể thâm nhập sâu được vì rào cản ngôn ngữ người ta thường không tránh khỏi những nỗi kinh ngạc.Vợ tôi cũng thế.

Đến đâu, sau khi làm việc với người Nhật xong vợ tôi đều bảo “ông ấy tốt thế”, “chị ấy tốt thật”. Những người vợ tôi vừa “khen” và cảm động là các nhân viên làm việc ở tòa thị chính, ngân hàng, các bác sĩ, y tá làm ở bệnh viện…
Tôi bảo vợ: “Chẳng phải thế đâu. Biết thế nào là tốt. Họ chỉ làm công việc của họ thôi”. Nghe thế, vợ tôi có vẻ không bằng lòng, cau mặt lườm: “Cứ nói như anh ấy…”.

Kỳ thực đúng là như thế. Nếu bạn sống hợp pháp ở Nhật thì kể cả bạn không hề biết một từ tiếng Nhật và là người nước ngoài trong hầu hết các trường hợp bạn sẽ vẫn nhận được sự ân cần, chu đáo và lịch sự ở các cơ quan công quyền lẫn nhưng nơi cung cấp dịch vụ. Lý do đơn giản nằm ở chỗ cả pháp luật và quan niệm đạo đức thông thường, phổ biến trong xã hội Nhật đều coi các nhân viên công quyền là người làm thuê nhận tiền công (lương) từ tiền thuế của dân. Cảm quan của người Nhật về tiền thuế rất rõ ràng và mạnh mẽ. Những sự lãng phí hay các vụ biển thủ tiền công làm cho họ tức giận nghiêm trọng.