Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Encyclopædia Britannica 1911: "Người Việt ưa nhàn hạ, giả dối, và không thể xa nhà lâu"

"Mặc dù thích nhàn hạ nhưng người An Nam chăm chỉ hơn những dân tộc láng giềng...Họ tỏ ra kính trọng bề trên và cha mẹ, nhưng họ không chân thật và không có cảm xúc mạnh. Họ yêu quê hương, xóm làng, và không thể ở xa nhà lâu ngày. Những thói hư của họ gồm có cờ bạc, hút thuốc phiện, một chút kiêu căng và giả dối. Nhìn chung thì họ hoà nhã, dễ chịu, và thậm chí là thờ ơ, nhưng đáng nói là họ có thể học rất dễ dàng." (Wikipedia tiếng Việt)
Nguyên văn:
"Though fond of ease the Annamese are more industrious than the neighbouring peoples. Theatrical and musical entertainments are popular among them. They show much outward respect for superiors and parents, but they are insincere and incapable of deep emotion. They cherish great love of their native soil and native village and cannot remain long from home. A proneness to gambling and opium-smoking, and a tinge of vanity and deceitfulness, are their less estimable traits. On the whole they are mild and easy-going and even apathetic, but the facility with which they learn is remarkable. Like their neighbours the Cambodians and the Chinese, the Annamese have a great respect for the dead, and ancestor worship constitutes the national religion. The learned hold the doctrine of Confucius, and Buddhism, alloyed with much popular superstition, has some influence. Like the Chinese the Annamese bury their dead." (https://en.wikisource.org/wiki/1911_Encyclop%C3%A6dia_Britannica/Annam)





Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Ứng dụng toán học – “Mảnh đất hứa” đầy chông gai

Tác giả: Phạm Huy Điển


   Image Source: http://spikedmath.com/446.html



Lâu nay không ít người cảm thấy thất vọng vì đã "uổng công" học Toán. Nghe người ta nói thì Toán học là "chìa khóa" cho mọi vấn đề, nhưng trên thực tế thì học sinh sau khi tốt nghiệp lại chẳng biết dùng kiến thức Toán đã học được trong nhà trường vào việc gì trong cuộc sống, nhất là những bài toán khó mà họ đã tốn bao công sức nhồi nhét trong các "lò luyện" đủ loại. Đây là một thực tế, xuất phát từ việc xác định nội dung và phương pháp dạy Toán không hợp lý trong các nhà trường hiện nay. Toán học đã bị biến thành một môn "đánh đố thuần túy", thay vì một bộ môn khoa học mang đầy chất thực tiễn. Tuy nhiên, còn một lý do khác khiến chúng ta không nhìn thấy được bóng dáng của Toán học trong thực tiễn thường ngày, đó là Toán học ngày nay không mấy khi trực tiếp đi được vào các ứng dụng trong thực tiễn mà thường phải "ẩn" sau các ngành khoa học khác: Sinh học, Môi trường, Tài chính, Kinh tế… và thậm chí ngay cả Công nghệ thông tin, một lĩnh vực có thể xem như là được sinh ra từ Toán học. Đã có những ý kiến nói về sự lãng phí của nguồn nhân lực đang làm Toán hiện nay và không ít người cũng đã tưởng là thật…

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Trung Quốc gồng mình cân bằng quan hệ hai miền Triều Tiên

Thứ tư, 10/2/2016 | 19:00 GMT+7
Vụ phóng tên lửa hôm 7/2 cho thấy Trung Quốc sẽ gặp muôn vàn khó khăn để duy trì quan hệ tốt với cả Hàn Quốc và Triều Tiên.
 
Nhà ngoại giao Wu Dawei (giữa) trong chuyến công du tới Bình Nhưỡng hôm 4/2. Ảnh: AP.
 
Khi trở về từ chuyến công du Triều Tiên cuối tuần trước, cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc Wu Dawei có lẽ hiểu rằng chuyến công du với mục đích thuyết phục nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un rút lại quyết định phóng tên lửa đã trở thành công cốc, theo New York Times.

Người Nhật giữ lại truyền thống gì khi ăn tết Dương lịch?

Trước đây, Nhật Bản ănTết theo Âm lịch nhưng đã chuyển sang ăn Tết theo Dương lịch kể từ năm 1873. Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu”, như một sự kiện để vinh danh vị thần Toshigamisama.
Từ năm 1844 đến ngày 31/12/1872 (ngày 2/12 năm Minh Trị thứ 5), người Nhật đón Tết theo lịch Thiên Bảo. Ngày 3/12 năm Minh Trị thứ 5 được sửa đổi thành ngày 1/1 năm Minh Trị thứ 6 (năm 1873). Việc sửa đổi này đã được chính phủ công bố vào ngày 9/11 năm Minh Trị thứ 5 (9/12/1872) và được áp dụng vào tháng sau đó.


Người dân Nhật Bản thả bóng bay đón năm mới 2016 tại tháp Tokyo, thủ đô Tokyo, Nhật Bản. 

Nhờ việc thay đổi lịch này mà chính phủ đã tiết kiệm được tiền trả lương tháng 13 cho công chức (vì nếu tính theo lịch cũ thì năm Minh Trị thứ 6 có tháng 6 là tháng nhuận) và giảm bớt ngày nghỉ, tăng sản lượng quốc gia.

Tổ tiên người Việt là người Trung Hoa?

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
20/4/2010

Sau entry hôm qua bàn về cô Đỗ Ngọc Bích, người mà BBCVietnamese giới thiệu là tiến sĩ và đang là giảng viên của Đại học Yale, nhưng tôi có viết rằng không tìm thấy tên cô Bích trong website Đại học Yale. một người bạn bên Mĩ có gửi email cho tôi với lời đính chính của Gs Erik Harms như sau:

"From: Erik Harms
Sent: Monday, April 19, 2010 2:02 PM
Subject: Important Correction to Article

Xin Chào,

Tôi tên là Erik Harms, hiện là Assistant Professor of Anthropology (Phó Giáo sư, khoa nhân học) tại Đại học Yale.

Tôi rất ngạc nhiên khi đọc bài ý kiến (opinion piece) của Nghiên cứu sinh Đỗ Ngọc Bích trên mạng BBC. Tôi ngạc nhiên bởi vì BBC đã cho các độc giả nghĩ phải là cô Bích là Tiến sĩ đang dạy tại ĐH Yale. Thông tin này hoàn toàn sai. Cô Bích hiện là sinh viên cao học tại Đại học Hawaii, đang học (nhưng chưa có bằng) tiến sĩ trong khoa Hoa Kỳ Học (American Studies). Tôi xin BBC tiếng Việt điều chỉnh lại thông tin này.

Cô Bích đang sống ở New Haven, nhưng cô ấy không làm việc cho Yale. Mọi người đều có phép phát biểu ý kiến cá nhân của mình, và tôi sẽ không bao giờ "điều chỉnh" nội dung của bài cá nhân của cô Bích. Nhưng, tôi cũng nghĩ là độc giả phải biết bài ấy là một ý kiến cá nhân của cô ấy, và không đại diện ý kiến của trung tâm Đông Nam Á học tại Yale.

Xin cám ơn

Erik Harms"
Chú ý là email viết tiếng Việt không dấu, nên tôi đánh dấu để dễ đọc.

Như vậy những gì tôi viết hôm qua là đúng: cô Bích không phải là người của Yale và cũng chưa bao giờ giảng dạy tại Yale. BBCVietnamese bị lường gạt rồi chăng?

NVT

===

Entry 19/4/2010

Mấy hôm nay dư luận có vẻ xôn xao về một bài báo của một người có tên là Đỗ Ngọc Bích viết về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam mà cô dùng những từ tương đối trịch thượng và mỉa mai như “mù quáng”, “bài xích”, “rên rỉ”. Lập luận của cô ĐNB có thể gói gọn trong giả định quan trọng này: “Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha… từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v…”, rồi đi từ giả định đó, cô cho rằng những phản ứng của người Việt trước hành động xâm lấn và giết hại người Việt là cực đoan, là mù quáng, gây tác hại hơn là đem lại lợi ích. Có lẽ cái thông điệp ngầm mà cô muốn nói cho người Việt là nên buông tay, quay về với tổ tiên Trung Hoa, và trở thành một huyện hay gì đó của Trung Quốc. Tôi biết cô chưa viết ra điều này, nhưng cái thông điệp đó bàng bạc trong bài viết.

Vậy thì chúng ta phải xem xét giả định của cô Bích có đúng không.

Nhân đọc “Eden in the East”: Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
 
Hỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc.  Ngay cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có những ý kiến tương tự.  Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn hóa Sử cương;  và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc [1] hay từ Tây Tạng [2], dù họ có chút dè dặt và thận trọng trong phát biểu.  Gần đây, một người làm chính trị nhưng có quan tâm đến văn hóa Việt Nam, Nguyễn Gia Kiểng, trong Tổ quốc ăn năn, cũng cho rằng nước Văn Lang xưa kia là do người Trung Quốc sáng lập [3] ra. 

Magformers introduction (Intelligent Magnetic Construction Set for Brain Development)




http://www.magformers.com/

Northern Affairs (Vụ áp·phe miền Bắc)

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

Tôi nghĩ cái dư âm còn lại sau kết quả bầu bán trong đại hội vừa qua có vẻ là vấn đề mất cân đối vùng miền trong phân bố nhân sự chóp bu. Đọc bài trên BBC dưới đây (1) mới biết là trước đó đã có người trong nội bộ nêu vấn đề. Một bài luận trên Người Việt (2) cũng tỏ ra quan ngại cho tình trạng này, và nhà bình luận nói, sự mất cân đối đó chỉ làm lợi cho Tàu.

Thật ra, không chỉ trong chính trị, mà trong khoa học và giáo dục cũng xảy ra tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng giữa ba miền. Tôi thử đếm con số giáo sư được phong năm 2014 và 2015 thì thấy đa số ứng viên được phong là người từ miền Bắc. Chẳng hạn như năm 2015, có 52 người được phong hàm giáo sư; trong số này, 41 (hay 79%) là người từ các trường viện miền Bắc. Năm 2014, con số này là 73%. Phân bố cụ thể số giáo sư được phong như sau:

Người Bắc hám danh, người Nam ham học?

Tác·giả: Nguyễn Văn Tuấn
 

Hám danh và ham học

Tôi thấy khi bàn về sự mất cân đối trong phân bố các phẩm hàm giáo sư và tài trợ khoa học (xem bài trước: Northern Affairs (Vụ áp·phe miền Bắc)), có vài ý kiến cho rằng vì người Bắc ham học, nên ngoài đó có nhiều giáo sư là điều dễ hiểu. Đó là một ý kiến thú vị. Nhưng tôi nghĩ cần phải phân biệt giữa hám danh và ham học.

Hám danh dĩ nhiên có nghĩa là muốn có danh vọng bằng mọi giá và trong mọi tình huống. Họ là những người đi đâu cũng kè kè theo những danh xưng trước tên. Chẳng những thế, họ còn bắt buộc người khác phải xưng hô với họ bằng những danh xưng. Họ là những người bằng mọi cách và mọi giá để có phẩm hàm, kể cả mua. Ngày xưa Nguyễn Công Trứ từng nói “Làm trai đứng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông”, và cái câu đó gần như là kim chỉ nam cho người Việt, đặc biệt là người ngoài Bắc.