Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Đuôi ~냐고 (trích-dẫn câu hỏi trong lời nói gián-tiếp)

Người dịch và biên-soạn: Nguyễn·Tiến·Hải

Để trích-dẫn câu hỏi trong lời nói gián-tiếp, bạn không thể dùng cấu-trúc thông-thường ~ㄴ/는다고 như đã nói ở trong bài Lời nói gián-tiếp, cũng không thể dùng cặp dấu nháy kép "..." như khi viết, mà phải dùng đuôi ~냐고. Đuôi ~냐고 có-thể được thêm vào động-từ ở cả ba thì quá-khứ, hiện-tại, hay tương-lai sau khi bỏ  “다”.

우리 아빠는 나에게 어디 갔다고 물어봤어 (sai, X)
그는 뭐 먹고 싶다고 물어봤어 (sai, X)

Bạn phải nói như sau:

우리 아빠는 나에게 어디 갔냐고 물어봤어. (OK) = Cha tôi hỏi tôi đã đi đâu. (thì quá-khứ)
우리 아빠는 나에게 어디 가냐고 물어봤어. (OK)= Cha tôi hỏi tôi đang đi đâu. (thì hiện-tại)
그는 뭐 먹고 싶냐고 물어봤어. (OK) = Anh ấy hỏi bạn muốn ăn gì không.


Các từ liên-quan đến "hỏi"

1. 묻다  = hỏi
2. 물어보다  = hỏi
3. 말하다  [마라다] = nói
4. 질문하다  = hỏi một câu (hỏi)


Quy-tắc khi viết [3]


A(으)냐고 하다[묻다] 
V-느냐고 하다[묻다


Các câu mẫu:


1. 준석 씨가 나에게 이 책이 재미있느냐고 했어요.  = 준석 hỏi tôi sách này có hay không.[3]

2. 어제 날씨가 추웠느냐고 물었어요. = Tôi hỏi hôm qua trời có lạnh không.[3]

3. 선생닙계서 한국 생할에 익숙해졌느냐고 물러보셧어요.[3]

4. 한국 사람들은 처음 만나면 나에게 어디에 사느냐고 물러봐요. = Những người Hàn-Quốc nếu gặp lần đầu sẽ hỏi tôi là tôi sống ở đâu.[3]

5.  친구가 내게 라면이 다 끓었느냐고 했어요.[3]

6.  바바라 씨에게 그 일을 하겠느냐고 했어요. = Tôi hỏi cô Barbara rằng cô sẽ làm việc đó hay không.[3]

7. 어머니께서 왜 그 친구를 요즘 안 만나느냐고 내게 물어보셨다. = Mẹ tôi hỏi tôi tại sao dạo này không gặp bạn đó nữa.[3]

8. 저는 그에게 수영할 수 있냐고 물어봤어요 = Tôi hỏi anh ấy rằng anh ấy có biết bơi hay không.

9. 저는 부장님에게 우리가 그렇게 해 야 하냐고 물어봤어요 = Tôi hỏi người quản-lí rằng tôi có phải làm như vậy hay không.

10. 저는 친구에게 그 여자가 예쁘냐고 물어봤어요 = Tôi hỏi bạn tôi rằng bạn gái của bạn ấy có đẹp hay không.

11. 저 학교를 다니는 학생들이 똑똑한 학생들이냐고 물어봤어요 = Tôi hỏi học-sinh học trường đó có thông-minh hay không.

12. 왜 안 왔냐고 물어봤는데, 대답을 안 해요. = Tôi hỏi anh ấy tại sao không tới, nhưng anh ấy không trả lời.[2]

13. 저도 가야 되냐고 물어봐 주세요. = Hãy hỏi giúp tôi xem tôi có phải đi theo hay không.[2]

14. 저한테 어디 가냐고 말했어요. = Anh ấy hỏi tôi đang đi đâu.[2]


Trích-dẫn câu hỏi với 이다: ~()냐고


Thêm ~냐고 vào 이다 thì hơi phức-tạp. Như thường-lệ, thêm ~냐고 vào sau 이다 như thế nào phụ-thuộc vào danh-từ liền trước 이다. Nếu danh-từ không có 받침 thì bạn phải thêm ~냐고:

나는 그 사람이 의사냐고 물어봤어 = Tôi hỏi người đó có phải là bác-sĩ hay không.

Nếu danh-từ có 받침 thì bạn phải thêm 이냐고:

나는 그 사람이 우리 선생님이냐고 물어봤어 = Tôi hỏi người đó có phải là thầy-giáo của chúng-ta hay không.

Một số từ để hỏi cũng có thể được thêm ~냐고. Đặc-biệt là: 누구, 뭐/무엇, 어디, và 언제:

1. 나는 그 사람이 누구냐고 물어봤어 = Tôi hỏi người đó là ai.
2. 나는 그 것이 뭐냐고 물어봤어 = Tôi hỏi cái đó là cái gì.
3. 나는 그 것이 무엇이냐고 물어봤어 = Tôi hỏi cái đó là cái gì.
4. 그 곳이 어디냐고 물어봤어 = Tôi hỏi nơi đó là nơi nào.
5. 시험이 언제냐고 물어봤어 = Tôi hỏi khi nào thi.

Các ví-dụ khác dùng ~(이)냐고 với danh-từ và các từ để hỏi:

1. 저는 제 친구에게 한국으로 이사하고 싶은 이유가 뭐냐고 물어봤어요 = Tôi hỏi bạn-gái tôi lí-do cô ấy muốn tới Hàn-Quốc là (vì cái) gì.

2. 제가 점원에게 그 핸드폰이 좋은 핸드폰이냐고 물어봤지만 그는 모른다고 했어요 = Tôi hỏi người-bán-hàng cái điện-thoại di-động đó có tốt hay không, nhưng anh ấy nói (trả-lời) là anh ấy không biết.

3. 저는 학생들에게 시험에서 백점 맞을 수 있는 사람이 누구냐고 물어봤어요 = Tôi hỏi các học-sinh ai là người có thể đạt được 100 điểm trong kì-thi.

4. 저는 몇 살이냐고 물어보는 게 제일 싫어요. = Tôi ghét nhất là [bị ai đó] hỏi tôi bao nhiêu tuổi.[2]

Chú-ý: Bạn có-thể thêm ~냐고 vào 이다 trong các câu hỏi dùng cấu-trúc ~ㄹ 것이다 để chỉ thì tương-lai.

1. 나는 그들에게 결혼식에 갈 거냐고 물어봤어 = Tôi hỏi họ rằng họ sẽ đi đám cưới hay không.
2. 나는 그에게 어디 갈 거냐고 물어봤어 = Tôi hỏi anh ấy là anh sẽ đi đâu.
3. 그는 저한테 여자친구랑 언제 결혼할 거냐고 물어봤어요 = Anh ấy hỏi tôi là khi nào thì tôi kết-hôn với bạn-gái.

4. 몇 시에 올 거냐고 물어보세요.  = Hãy hỏi [anh ấy] là mấy giờ anh ấy sẽ tới.[2]

Tham-khảo:


1. http://www.howtostudykorean.com/unit-3-intermediate-korean-grammar/unit-3-lessons-51-58/lesson-53/

2. http://www.talktomeinkorean.com/lessons/l7l19/

3. 서울대학교 언어교육원, "한국어 3".

Bài hát 애국가 (Ái quốc ca) (Quốc·ca Hàn·Quốc)



Lời bài hát có lẽ đã được sáng tác tại lễ khởi công của công trình Cổng Độc Lập tại Seoul vào năm 1896 bởi Yun Chi-ho hay bởi An Chang-ho, một nhà chính trị và nhà giáo dục theo tư tưởng độc lập khỏi đế quốc Nhật Bản. Ban đầu, Aegukga được phổ nhạc dựa trên nền nhạc của dân ca Tô Cách Lan là bài Auld Lang Syne, vốn được các nhà truyền giáo Hoa Kỳ phổ biến. Sau đó, Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc tại Thượng Hải đã chọn bài hát làm quốc ca của nước Triều Tiên độc lập. Vào ngày lễ quốc khánh đầu tiên của Hàn Quốc, ngày 15 tháng 8 năm 1948, bài hát chính thức được công nhận làm quốc ca Hàn Quốc, với giai điệu mới do Ahn Eak-tae sáng tác.

Bài hát gồm bốn khổ, nhưng chỉ có khổ thứ nhất và phần điệp khúc được hát.

Lời tiếng Hàn:

동해 물과 백두산이 마르고 닳도록
하느님이 보우하사 우리나라 만세

남산 위에 저 소나무 철갑을 두른 듯
바람서리 불변함은 우리 기상일세

가을 하늘 공활한데 높고 구름 없이
밝은 달은 우리 가슴 일편단심일세

이 기상과 이 맘으로 충성을 다하여
괴로우나 즐거우나 나라 사랑하세

Điệp khúc:

무궁화 삼천 리 화려 강산
대한 사람 대한으로 길이 보전하세

Lời tiếng Việt:

"Dù Đông Hải khô cạn, núi Bạch Đầu mòn, Trời sẽ bảo vệ chúng ta, Tổ quốc muôn năm!
Cây thông trên đỉnh Nam Sơn đứng vững vàng trong sương gió như thể được mang giáp, tinh thần quật khởi của chúng ta cũng như vậy.

Trời thu trong xanh, cao ngàn dặm, không một bóng mây, trăng sáng ở trong tim ta vẫn vẹn nguyên một hình hài.

Với tinh thần và trí óc, hãy trao lòng trung thành của chúng ta. Yêu đất nước dù trong gian lao hay hạnh phúc.
Sông núi hoa lệ dài ba ngàn lý mọc đầy hoa dâm bụt, người Đại Hàn mãi đi trên con đường Đại Hàn, hoàn toàn là giang sơn của chúng ta."

Ghi chú:

1. Núi Bạch Đầu Sơn (백두산) ở Bắc Hàn.

2. "Ba ngàn lý mọc đầy hoa dâm bụt" là tính từ cực bắc của Bắc Hàn cho đến cực nam của Nam Hàn (Hàn Quốc).
Bài hát này dành cho toàn thể dân tộc Hàn chứ không chỉ Nam Hàn.

Nguồn lời bài hát: http://vi.wikipedia.org/wiki/Aegukga



    1. Until that day when the waters of the East Sea run dry and Mount Baekdusan is worn away, God protect and preserve our nation; Hurray to Korea.

    2. As the pine atop the near mountain stands firm, unchanged through wind and frost, as if wrapped in armor, so shall our resilient spirit.

    3. The autumn sky is void and vast, high and cloudless; the bright moon is our heart, undivided and true.

    4. With this spirit and this mind, give all loyalty, in suffering or in joy, to the love of country.
    Refrain: Three thousand ri of splendid rivers and mountains covered with mugunghwa blossoms. Great Korean people, stay true to the Great Korean way!

Origin

Generically, aegukga refers to any song that expresses love for one’s country. However, the term has become synonymous with Korea’s national anthem. During the period of enlightenment in the late Joseon Dynasty, several patriotic songs were used. In 1896, the first editions of the Dongnip Sinmun (The Independent) featured a number of lyrics for such songs but it is unclear as to what melodies were sung with those lyrics. According to records, a song entitled “Daehan Jeguk (Korean Empire) Aegukga” was composed in 1902, and the government organized a western-style military band to play it during major state functions. The lyrics of Korea’s national anthem were first written sometime around 1907 with the intention of inspiring love and allegiance to the country, as well as a sense of independence at a time when the country was under foreign aggression. Following adaptation by several composers, the lyrics gradually took the form we know today. Initially, the Aegukga was sung to the tune of the Scottish folk song, “Auld Lang Syne.” While studying abroad, Korean composer Ahn Eak-tai felt that this foreign melody was unfit for Korea’s national anthem. In 1935, he composed the Symphonic Fantasy Korea, the finale of which became the current melody for the national anthem. Even though the Provisional Government of the Republic of Korea adopted this tune as their national anthem, it was only known abroad. In Korea, the lyrics continued to be sung to the Scottish folk song until the Korean government was established in 1948 following the nation’s independence from Japan. At that time, the current version of Aegukga was sung during official government functions, and gradually, with its inclusion in all student textbooks, it gained popular acceptance. Afterwards, the song was widely disseminated abroad and finally became established as the national anthem of Korea. Whenever people sing Aegugka, which, for almost a century, has been part of the people’s destiny both in good times and bad, they are reminded of the love that their forefathers held for the nation.

Mẫu câu 26: V/A~ㄴ/은/는 대신(에) (thay vì; nhưng ngược lại)

대신 代身 (đại thân, đại: thay·thế, thân: mình (thân mình con người,...)) thay vì, thay cho, thay thế cho; nhưng ngược lại, nhưng thay vào đó, nhưng bù lại, nhưng.

a. V/A~ ㄴ/은/는 대신(에)=> "thay vì làm gì," "nhưng ngược lại"

b. N~대신(에) => "thay·thế cho cái gì"

Về quy·tắc thêm ㄴ/은/는 vào V/A hãy xem thêm ở các bài viết

V~는 N (Tính·động·từ hiện·tại (tiếp·diễn))

V~은/ㄴ N Tính·động·từ quá·khứ

에 sau 대신 thường bị lược·bỏ cả khi nói và khi viết.[3]

1. 그 분에게 편지를 쓰는 대신에 전화를 하세요!
Hãy gọi điện·thoại cho anh ấy thay vì viết thư!

2. 그 분은 도서관에서 가는 대신에 집에서 공부했어요.
Thay vì đi thư·viện anh ấy đã học ở nhà.

3. 그 물건은 값 싼 대신 질이 나빠요.
Vật đó giá rẻ, nhưng chất·lượng lại kém.

4. 이것은 좋은 대신에 값이 비싸요.
Cái này tốt nhưng giá lại đắt.

5. 간호사를 만나는 대신에 의사 선생님을 만나세요!
Hãy gặp bác·sĩ thay vì gặp y·tá!

6. 저 학생은 책을 읽는 대신에 영화를 보고 싶어 해요.
Cậu học·sinh đó thích xem phim hơn (thay vì) đọc sách.

7. 공부를 하는 대신에 무엇을 하고 싶으세요?
Thay cho việc học·hành cậu muốn làm gì?

8. 유럽에 여행 하는 대신에 미국에서 휴가를 갖고 싶어요.
Tôi muốn đi nghỉ ở Mỹ thay vì đi du·lịch châu Âu. (유럽에 여행가는 hoặc 유럽을 여행하는)

9. 집에서 자는 대신에 도서관에서 공부하는 것이 좋겠어요.

Thay vì ngủ ở nhà, học bài ở thư·viện thì tốt hơn.

10. 알라스카는 겨울에 추운 대신에 여름에 날씨가 좋아요.

Alaska (Hoa·Kì) có mùa·đông lạnh, nhưng bù lại mùa·hè thời·tiết đẹp.

Tham·khảo:
1. Các mẫu câu cơ·bản tiếng Hàn, Nhà xuất·bản Trẻ, 2003, Lê Huy Khoa dịch, tổng·hợp và bổ·sung. (John H. Koo, 한국어 기본문형)

2. http://www.language.berkeley.edu/korean/10/lesson17/17_grammar_only.htm

3. http://blog.daum.net/suupin/140

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Mẫu câu 25: V~는 대로 (ngay sau khi làm việc gì)

V~는 대로 (ngay sau khi làm việc gì)


1. 그 분이 돌아오는 대로 알려 드리겠어요.
Ngay khi anh ấy về, tôi sẽ báo cho anh biết.

2. 한국에 도착하는 대로 저를 찾아오세요!
Khi đến Hàn·Quốc, xin hãy tìm tôi ngay!

3. 식사가 끝나는 대로 학교에 갑시다!
Ngay sau khi ăn xong, chúng·ta hãy tới trường!

4. 빚을 갚는 대로 여기를 떠나겠어요.
Sau khi trả nợ xong, tôi sẽ rời chỗ này ngay.

5. 숙제를 끝내는 대로 사무실에 오세요!
Làm xong bài tập thì đến văn·phòng ngay nhé!   (숙제가 끈나는; 숙제를 끝내는)



6. 이 집을 파는 대로 한국에 나가겠어요.
Ngay sau khi bán căn nhà này, tôi sẽ đi Hàn·Quốc.

7. 비가 멎는 대로 출발할까요?
Ngay khi mưa tạnh, chúng·ta xuất·phát nhé?

8. 그가 돌아오는 대로 잡시다!
Ngay sau khi anh ấy trở về, chúng ta hãy cùng đi ngủ!

9. 아침에 일어나시는 대로 저에게 전화하세요!
Buổi sáng ngay sau khi thức dậy xin hãy gọi điện cho tôi!

10. 수업이 끝나는 대로 한국 대사관에 갑시다!
Ngay sau khi tan học chúng·ta cùng đến đại·sứ·quán Hàn·Quốc nhé!

11. 내일 해가 뜨는 대로 일을 시작합시다!
Ngày mai ngay sau khi Mặt·Trời mọc chúng·ta hãy bắt·đầu công·việc!

12. 댁에 돌아가시는 대로 쉬세요!
Ngay sau khi về nhà xin hãy nghỉ·ngơi ạ!

13. 그 분이 선생님께 전화를 하시는 대로 알려 주세요!
Khi ông ấy  gọi điện cho thầy, xin hãy báo cho tôi biết ngay!

Tham·khảo:
1. John H. Koo, 한국어 기본문형, Các mẫu câu cơ·bản tiếng Hàn, Nhà xuất·bản Trẻ, 2003, Lê Huy Khoa dịch, tổng·hợp và bổ·sung.
2. http://www.language.berkeley.edu/korean/10/lesson16/index.htm

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

Bài hát "Сделан в СССР" (Tôi sinh ra ở Liên Xô)




Сделан в СССР

Автор текста (слов):Газманов О.
Композитор (музыка):Газманов О.

Lời bài hát:

Украина и Крым,
Беларусь и Молдова -
Это моя страна!
Сахалин и Камчатка,
Уральские горы -
Это моя страна!
Краснодарский край,
Сибирь и Поволжье,
Казахстан и Кавказ,
И Прибалтика тоже...

Я рождён
В Советском Союзе,
Сделан я в СССР!
Я рождён
В Советском Союзе,
Сделан я в СССР!

Рюрики, Романовы,
Ленин и Сталин -
Это моя страна!
Пушкин, Есенин,
Высоцкий, Гагарин -
Это моя страна!
Разорённые церкви
И новые храмы,
Красная площадь,
И стройка на БАМе...

Я рождён
В Советском Союзе,
Сделан я в СССР!
Я рождён
В Советском Союзе,
Сделан я в СССР!

Олимпийское золото,
Старты, победы -
Это моя страна!
Жуков, Суворов,
Комбайны, торпеды -
Это моя страна!
Олигархи и нищие,
Мощь и разруха,
КГБ, МВД
И большая наука...

Я рождён
В Советском Союзе,
Сделан я в СССР!
Я рождён
В Советском Союзе,
Сделан я в СССР!

Глинка, Толстой,
Достоевский, Чайковский,
Врубель, Шаляпин,
Шагал, Айвазовский,
Нефть и алмазы,
Золото, газ,
Флот, ВДВ,
ВВС и спецназ.
Водка, икра,
Эрмитаж и ракеты,
Самые красивые
Женщины планеты,
Шахматы, опера,
Лучший балет,
Скажите, где есть то,
Чего у нас нет?
Даже Европа
Объединилась в Союз,
Вместе наши предки
Сражались в бою,
Вместе выиграна
Вторая мировая война,
Вместе - мы самая
Большая страна.
Душат границы -
Без визы нельзя,
Как вам без нас -
Отзовитесь, друзья!

Я рождён
В Советском Союзе,
Сделан я в СССР!
Я рождён
В Советском Союзе,
Сделан я в СССР!

Я рождён
В Советском Союзе,
Сделан я в СССР!
Я рождён
В Советском Союзе,
Сделан я в СССР!

Mẫu câu 24: V~는 것이 좋겠다 (làm việc gì thì tốt)

V~는 것이 좋겠다 (làm việc gì thì tốt)


1. 집에 일찍 돌아가는 것이 좋겠어요.
Về nhà sớm thì tốt [quá].

2. 늦었으니까 외출하지 않는 것이 좋겠어요.
Vì muộn rồi nên không ra ngoài thì tốt [hơn].

3. 담배를 끊는 것이 좋겠어요.
Bỏ thuốc lá [được] thì tốt.

4. 저는 집에서 쉬는 것이 좋겠어요.
[Nếu] tôi [được] nghỉ ở nhà thì tốt [quá] ạ.

5. 그분이 곧 취직하는 것이 좋겠어요.
[Nếu] anh ấy tìm [được] việc làm ngay thì tốt [quá].

6. 미스 김은 결혼하는 것이 좋겠어요.
Cô Kim đi lấy chồng thì hay [rồi].

7. 이 대학에서 공부하는 것이 좋겠어요.
[Được] học ở trường đại·học này thì tốt rồi.

8. 우리는 저 책을 안 사는 것이 좋겠어요.
Tốt hơn là chúng ta không mua cuốn sách đó.

9. 그분을 마중나가는 것이 좋겠어요.
[Nếu] đi đón anh ấy [được] thì tốt.

10. 오늘 밤은 술을 안 마시는 것이 좋겠어요.
Đêm nay nếu không uống rượu thì tốt.

Tham·khảo:
John H. Koo, 한국어 기본문형, Các mẫu câu cơ·bản tiếng Hàn, Nhà xuất·bản Trẻ, 2003, Lê Huy Khoa dịch, tổng·hợp và bổ·sung.

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Mẫu câu 23: Từ chỉ đơn·vị~(이)나 (những, tới những...., biểu·thị sựngạc·nhiên hoặc nhấn·mạnh về số·lượng)

Từ chỉ đơn·vị~(이)나 (những, tới những....)


Biểu·thị sự ngạc·nhiên hoặc nhấn·mạnh về số·lượng)

Nếu từ chỉ đơn·vị có 받침 thì thêm 이나 (병 (chai) ---> 병이나).
Nếu từ chỉ đơn·vị không có 받침 thì thêm 나 (마리 (con) ---> 마리나).

Một số từ chỉ đơn·vị : 개(cái, quả , trái ), 병(chai), 잔(chén, li), 장(tờ), 마리(con), 그릇(bát, chén), 되(đấu), 분(vị) , 사람(người ), 명(người), 시간(giờ, tiếng đồng·hồ), 주일(tuần), 달(tháng), 살(tuổi), 번(lần ), 송이(bông), 대(chiếc (đồ điện·tử)), 벌(bộ, chiếc (quần·áo)).

1. 오늘 아침에 이 교수는 커피를 세 잔이나 마셨어요.
Sáng hôm nay giáo·sư Lee uống những 3 cốc cà·phê.

2. 저는 오늘 오후에 두 시간이나 이 부근에서 돌아다녔어요.
Chiều nay tôi đã đi đi lại lại vùng này trong vòng 2 tiếng đồng·hồ.

3. 몇일이나 더 기다려야 해요.
Phải đợi thêm mấy ngày nữa.

4. 작년에 김 선생은 병원에 한 달이나 입원했어요.
Năm ngoái ông Kim đã nằm viện tới 1 tháng.

5. 개를 몇 마리나 갖고 계세요?
Ông nuôi tới mấy con chó vậy?

6. 오늘 편지를 몇 장이나 쓰셨어요?
Hôm nay anh đã viết thư được bao nhiêu trang rồi ạ?

7. 이 선생은 어젯밤에 맥주를 네 병이나 마셨어요.
Đêm qua ông Kim uống những 4 chai bia.

8. 종이를 열 장이나 샀어요.
Tôi đã mua tới những 10 tờ giấy.

9. 그 집에서는 개가 다섯 마리나 있어요.
Trong căn nhà đó có tới 5 con chó.

10. 하루에 커피를 몇 잔이나 마시세요?
Một ngày anh uống tới mấy ly cà·phê vậy ạ?

Tham·khảo:
John H. Koo, 한국어 기본문형, Các mẫu câu cơ·bản tiếng Hàn, Nhà xuất·bản Trẻ, 2003, Lê Huy Khoa dịch, tổng·hợp và bổ·sung.

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Mẫu câu 22: V~(으)ㄴ 지 T~이/가 되다 (từ khi làm gì đến bây giờ đã đượcbao lâu)

V~(으)ㄴ 지 T~이/가 되다
(từ khi làm gì đến bây giờ đã được bao lâu)


1. 이 고장에 온 지 삼 년이 되었어요.
Từ khi (tôi) đến đây (đến bây·giờ) đã được 3 năm.
(고장 = vùng = area, region, town, home)

2. 우리 부모님이 결혼하신 지 삼십 년이 되었어요.
Từ khi bố·mẹ tôi cưới nhau (đến bây·giờ) đã được 30 năm.

3. 그 분이 병원에 입원한 지 일 주일이 되었어요.
Từ khi anh ấy nhập·viện (đến bây·giờ) đã được 1 tuần.

4. 대학을 졸업한 지 벌써 이십 년이 되었어요.
Từ khi (tôi) tốt·nghiệp đại·học (đến bây·giờ) đã được 20 năm rồi.

5. 미국에 오신 지 몇 년이 되셨어요?
Từ khi (anh) đến Mỹ (đến bây·giờ) đã được mấy năm rồi ạ?

6. 한국 책을 읽은 지 십 년이 넘었어요.
Từ khi (tôi) đọc sách Hàn·Quốc (lần cuối·cùng đến bây·giờ) đã qua 10 năm.

7. 이 집을 수리한 지 십 년이 됐어요.
Từ khi sửa căn nhà này (đến bây·giờ) đã được 10 năm.

8. 그 분이 병원에 입원한신 지 몇 일이 되었어요?
Từ khi anh ấy nhập·viện (đến bây·giờ) đã được vài ngày rồi.

9. 서울에 사신 지 얼마나 되셨어요?
Từ khi (anh bắt·đầu) sống ở 서울 (đến bây·giờ) đã được bao lâu ạ?

10. 결혼한 지 오 년이 넘었어요.
Từ khi (tôi) kết·hôn (đến bây·giờ) 5 năm đã qua.

11. 한국에 갔다온 지 꽤 오래 되었어요.
Từ khi (tôi) ở Hàn·Quốc (đến bây·giờ) đã được khá lâu.
(Tôi đã sống ở Hàn·Quốc khá lâu.)

12. 그 분을 안 지 일년 반이 되었어요.
Từ khi biết anh ấy (đến bây·giờ) đã được một năm rưỡi.

13. 친구하고 저녁을 먹은 지 한 시간 밖에 안 되었어요.
Từ khi ăn tối với bạn (đến bây·giờ) đã được hơn một giờ.

Tham·khảo:
John H. Koo, 한국어 기본문형, Các mẫu câu cơ·bản tiếng Hàn, Nhà xuất·bản Trẻ, 2003, Lê Huy Khoa dịch, tổng·hợp và bổ·sung.

V~는다니까(요), V~ㄴ다니까(요), A~다니까(요), N~(이)라니까(요) (Tôi đã nói rằng...)

Người dịch: Nguyễn-Tiến-Hải

V~는다니까(요) (Tôi đã nói rằng...)

V~ㄴ다니까(요) (Tôi đã nói rằng...)

A~다니까(요) (Tôi đã nói rằng...)

N~(이)라니까(요) (Tôi đã nói rằng...)


Cấu-trúc này dùng để lặp lại và nhấn·mạnh những gì bạn đã nói trước đó.

I. Cách cấu·tạo:

1. Thì hiện·tại

a) Đối với tính·từ: thêm 다니까(요)

Ví·dụ:

바쁘다 (bận)

---> 바쁘다니까! (Tôi đã nói là tôi đang bận.) (suồng·sả)

---> 바쁘다니까요! (Tôi đã nói là tôi đang bận.) (lịch·sự)

b) Đối với động·từ:

- Nếu thân động·từ có 받침 thì thêm 는다니까(요)

Ví·dụ:

먹다 (ăn)  ---> 먹는다니까(요) (Tôi đã nói là tôi đang ăn.)

- Nếu thân động·từ không có 받침 thì thêm ㄴ다니까(요)

모르다 (không biết) ---> 모른다니까(요) (Tôi đã nói là tôi không biết.)

2. Thì quá·khứ

Cả động·từ và tính·từ đều thêm đuôi 았/었/였 + 다니까(요)

몰랐다니까요. (Tôi đã nói là tôi đã không biết.)
벌써 다 했다니까요. (Tôi đã nói là tôi đã làm hết tất·cả rồi.)
진짜 맛있었다니까요. (Tôi đã nói là (thức·ăn) thực·sự rất ngon.)

3. Với danh·từ:

- Nếu danh·từ có 받침 thì thêm 이라니까(요)

학생 (học·sinh) ---> 학생이라니까요. (Tôi đã nói tôi là học·sinh)

- Nếu danh·từ không có 받침 thì thêm 라니까(요)

4. Thì tương·lai:

Thì tương-lai được cấu·tạo V~(으)ㄹ 거.  Vì  거 là danh·từ nên tuân·theo quy·tắc cấu·tạo với danh·từ ở trên, tức là:

V~(으)ㄹ 거라니까(요).

ví-dụ:

가다 (đi)

---> 갈 거예요. (Tôi sẽ đi.)

---> 갈 거라니까요. (Tôi đã nói là tôi sẽ đi.)

5. Thể mệnh·lệnh:

Nếu thân động·từ có 받침 thì thêm 으라니까(요).

잡다 (bắt lấy) ---> 잡으라니까(요)! = Tôi đã nói là hãy bắt lấy!

Nếu thân động·từ không có 받침 thì thêm 라니까(요).

보다 (nhìn) ---> 보라니까(요)! = Tôi đã nói là hãy nhìn đi!

II. Các câu mẫu:

1. 빨리 오라니까요. = Tôi đã nói là hãy đến nhanh đi!
2. 알았다니까요! = Tôi đã nói là tôi đã biết/hiểu rồi.
3. 제가 안 했다니까요. = Tôi đã nói là đã không làm.
4. 저는 죄가 없다니까요. = Tôi đã nói là tôi vô tội.
5. 혼자 갈 거라니까요. = Tôi đã nói là tôi sẽ đi một mình.
6. 저는 정말 몰랐다니까요. = Tôi đã nói là thực·sự tôi đã không biết.
7. 매일 운동한다니까요. = Tôi đã nói là tôi tập thể·dục hàng ngày.
8. 다음달부터 열심히 공부할 거라니까요. = Tôi đã nói là từ tháng sau tôi sẽ học·tập chăm·chỉ.
9. 그럴 수도 있다니까요. = Tôi đã nói là cũng có thể [sẽ] như thế mà.
10. 공부 좀 하라니까요. = Tôi đã nói là hãy học một chút đi!

Bài gốc:

Talk to me in Korean, Level 7 Lesson 16 / I said … / -다니까(요), -라니까(요)

Mẫu câu 21: V~(으)ㄴ 일이/적이 있다/없다 (đã từng/chưa từng)

V~(으)ㄴ 일이 있다 (đã từng có chuyện...)

V~(으)ㄴ 적이 있다 (đã từng có lúc...)

V~(으)ㄴ 일이 없다 (chưa từng có chuyện...)

V~(으)ㄴ 적이 없다 (chưa từng có lúc...)

일: chuyện, việc; 적: lúc

1. 그분을 전에 본 적이 있어요?
Anh đã từng thấy anh ấy chưa?
(nguyên văn: Có lúc đã thấy anh ấy trước đây phải không?)

2 이 책을 읽은 일이 있어요.
Tôi đã từng đọc cuốn sách này.
(nguyên văn: Có chuyện (tôi) đã đọc cuốn sách này.)

3. 일본에서 산 일이 없어요.
Tôi chưa từng sống ở Nhật·Bản.
(nguyên văn: Không có chuyện đã từng sống ở Nhật·Bản)

4. 한국 음식을 먹어 본 적이 없어요.
Tôi chưa từng thử ăn món ăn Hàn·Quốc.
(nguyên văn: Không có lúc nào đã thử ăn món ăn Hàn·Quốc.)

5. 전에 이 선생을 만난 일이 없어요.
Trước đây tôi chưa từng gặp ông Lee.
(nguyên văn: Không có chuyện đã gặp ông Lee trước đây.)

6. 담배를 피운 일이 없어요?
Anh chưa từng hút thuốc lá ư?
(nguyên văn: Có chuyện đã từng hút thuốc không?)

7. 밤에 일하신 일이 있어요?
Anh đã từng làm việc ban đêm chưa?
(nguyên văn: Có chuyện đã từng làm việc vào ban đêm không?)

8. 중국어를 배운 적이 없어요.
Tôi chưa từng học tiếng Trung·Quốc.
(nguyên văn: Không có thời·điểm đã học tiếng Trung·Quốc).

9. 전에 담배를 피운 적이 있어요.
Trước đây tôi đã từng hút thuốc.
(nguyên văn: Trước đây có lúc tôi đã hút thuốc.)

10. 중국 음식을 먹어본 일이 없어요.
Tôi chưa từng thử ăn món ăn Trung·Quốc.
(nguyên văn: Không có chuyện đã thử ăn món ăn Trung·Quốc)

11. 병원에 입원하신 적이 있어요?
Anh đã từng nhập viện chưa?
(nguyên văn: Có lúc đã nhập·viện vào bệnh·viện không?)

12. 술을 마신 일이 없어요?
Anh đã từng uống rượu chưa?
(nguyên văn: Có chuyện đã uống rượu không?)

Tham·khảo:
John H. Koo, 한국어 기본문형, Các mẫu câu cơ·bản tiếng Hàn, Nhà xuất·bản Trẻ, 2003, Lê Huy Khoa dịch, tổng·hợp và bổ·sung.