Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

N~만큼 (ngang bằng N)

Tác-giả: Nguyễn-Tiến-Hải

만큼 với tư-cách trợ-từ (조사) 
Trợ-từ 만큼 đi liền sau một danh-từ (N) để nói về mức-độ hay số-lượng tương-đương với danh-từ N đó. Có-thể dịch là “ngang bằng N”, (hay "như N").

Các ví-dụ:
1.그는 나만큼 축구를 잘해 = Anh ấy đá bóng giỏi ngang bằng tôi. = He plays soccer as well as me (he plays soccer well, as much as me)

2.과일은 밥만큼 건강에 좋아요 = Trái cây tốt cho sức khỏe ngang bằng với cơm. = Fruit is as healthy as rice is (fruit is good for your health as much as rice)

3.저는 한국 사람만큼 한국말을 할 수 있어요 =Tôi có-thể nói tiếng Hàn ngang bằng người Hàn-Quốc. = I can speak Korean as much as a Korean person can.

Hãy so-sánh với cấu-trúc N~만하다 (cỡ N, to/nhỏ/nhiều/ít bằng N)

References:

http://www.howtostudykorean.com/unit-3-intermediate-korean-grammar/lessons-67-75/lesson-72/

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

A/V + 자/자마자 (ngay sau khi)

Người·dịch: Nguyễn·Tiến·Hải

Cấu·trúc:

a) A/V + 자=> khi, ngay sau khi = "as," "soon after"

b) A/V + 자마자. . .=> ngay khi = "as soon as"

-자 và -자마자 rất gần nghĩa nhau, nhưng  -자마자 dường như thiên về ý "ngay lập tức" hơn so với  -자. -자 không được dùng trong câu mệnh·lệnh hay "chúng ta hãy" (???)

Ví·dụ:

(a) Với A/V + 자

  • 서울에 도착하자 은행으로 갔다.
    => Ngay sau khi đến Seoul, tôi đã tới ngân-hàng. =  Shortly after I arrived in Seoul, I went to a bank.

  • 영화가 시작하자 아기가 울기 시작했다.
    => Ngay khi bộ phim vừa mới bắt-đầu, đứa-bé bắt-đầu khóc. = As the movie started, a baby started to cry.

(b) Với A/V + 자마자

  • 그 소식을 듣자마자 전화를 걸었다.
    => Ngay sau khi nghe được tin, tôi liền gọi điện ngay. = As soon as I heard the news, I made a phone call.

  • 엄마를 보자마자 아기가 웃었다.
    => Ngay khi nhìn thấy mẹ, đứa bé liền cười. = The baby smiled as soon as she saw her mother.
Xem thêm 
Mẫu câu 83: V~자마자 (ngay sau khi làm gì)
Tham·khảo:
http://www.language.berkeley.edu/korean/10/lesson04/04_grammar_only.htm

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Sau nhiều năm học ngoại ngữ ở trường học vẫn thấy mình không thể nghe nói được, tại sao?

"Đối với nhiều người, sau nhiều năm học ngoại ngữ ở trường học vẫn thấy mình không thể nghe nói được. Học có thể hiểu thực đơn và gọi món spaghetti nhưng khi bồi bàn mở miệng nói thì họ không hiểu gì cả. Dường như nhiều năm học ngữ pháp và những danh sách từ vựng dài không đem lại hiểu quả nào cả. Có người đọc hiểu các tác phẩm văn chương kinh điển của người Anh xa xưa nhưng không thểgiao tiếp được với người Anh hiện đang sống bằng xương bằng thịt.
Từ đó, nhiều người trong chúng ta tự kết luận rằng mình không có khiếu học ngoại ngữ và không chịu tiếp tục cố gắng.
Ai cũng thấy con người học tiếng mẹ đẻ của mình dễ dàng như thế nào và đây là một sự thật thú vị. Trẻ con không chỉ có khả năng học bất kỳ ngôn ngữ mẹ đẻ nào trong số hàng nghìn ngôn ngữ, chúng còn có khả năng hiểu được tất cả cách phát âm khác xa nhau giữa cha mẹ, hàng xóm, người bán cá ngoài chợ, những người nói giọng địa phương khác, những đứa trẻ nói lắp và cả những ông bà bị sún răng. Cho đến nay, không có một cỗ máy nào có thể hiểu được tiếng nói ở trình độ như thế.
Làm thế nào trẻ nhỏ làm giỏi hơn cả những cỗ máy hiện đại nhất? Làm cách nào chúng có thể nhanh chóng liên kết lại được những mảnh ghép ngôn ngữ chúng tiếp xúc được thành những đơn vị ngôn ngữ có ý nghĩa? Để trả lời câu hỏi này, hãy nhớ lại 6 tháng đầu tiên trong đời bạn. Ở độ tuổi đó, những tương tác với thế giới bên ngoài của bạn rất hạn chế, gọi gọn trong việc ăn uống, tiêu hóa, nhìn và nghe. Với những họat động ít ỏi như thế, tất yếu trẻ sẽ dành rất nhiều sự chú tâm cho từng họat động. Một khi tiêu hóa xong, thị giác và thính giác bắt đầu họat động toàn lực,
ghi lại tất cảhình ảnh, cử động xung quanh, hấp thu từng âm thanh nghe được. Trẻ không hề bỏ phí đi bất kỳ phút giây nào để hoàn thành công việc trọng đại nhất đời người: giải mã âm thanh tiếng nói của những người hiện hữu trong đời mình. Thử thách đầu tiên là xác định cho được ranh giới giữa các từtrong tiếng mẹ đẻcủa mình. Mỗi từ bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu?" (Bern Sebastian Kamps, "The Word brain", Hướng dẫn cách học ngoại ngữ nhanh nhất) https://dl.dropboxusercontent.com/u/83440566/THE%20WORD%20BRAIN%20-%20HƯỚNG%20DẪN%20HỌC%20NGOẠI%20NGỮ%20NHANH%20NHẤT.pdf

Hãy ngưng ngay việc xem tivi bằng tiếng mẹ đẻ, bắt đầu xem tivi bằng tiếng bạn đang học

"Lời khuyên của tôi là: hãy ngưng ngay việc xem tivi bằng tiếng mẹ đẻ, bắt đầu xem tivi bằng tiếng bạn đang học. Những chương trình tivi hữu ích nhất cho bạn là thời sự và phim tài liệu để làm quen với ngôn ngữ truyền thông và ngôn ngữ khoa học. Để học ngôn ngữ đời thường bạn cần xem phim truyền hình nhiều tập. Xem tivi từ 15 đến 60 phút mỗi ngày, bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên bạn học ngoại ngữ. Hãy kiên trì dù bạn không hiểu một từ nào cả. Hãy nhớ là mục tiêu là phải nghe cho được một từ bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu. Bạn sẽ thấy, bạn không nhất thiết phải biết nghĩa của từ mới làm được điều này." (Bern Sebastian Kamps, "The Word brain", Hướng dẫn cách học ngoại ngữ nhanh nhất)https://dl.dropboxusercontent.com/u/83440566/THE%20WORD%20BRAIN%20-%20HƯỚNG%20DẪN%20HỌC%20NGOẠI%20NGỮ%20NHANH%20NHẤT.pdf

Số từ mà bạn biết quyết-định trình-độ ngôn-ngữ của bạn

"Số từ mà bạn biết quyết định trình độ ngôn ngữ của bạn. Bạn càng biết nhiều từ, bạn càng giỏi ngôn ngữ đó. Từ lúc 2 tuổi đến 18 tuổi, bạn đã học 10 từ mỗi ngày. Về sau, ở trường đại học và ra đời làm việc, bạn làm giàu vốn từ của mình vớihàng nghìn từ chuyên ngành. Giờ đây, sau mấy chục năm, bạn biết hơn 50.000 từ trong tiếng mẹ đẻ của mình. Từ vựng là cái khó trong ngoại ngữ nếu so với học ngữ pháp. Học ngữ pháp thì ai cũng học được.
Để thoải mái sử dụng ngoại ngữ, bạn cần biết khoảng phân nửa số từ mà bạn biết trong tiếng mẹ đẻ, tức khoảng 25.000 từ. Vì khoảng 40 từ (?) là biến thể của từ khác và có thể dễ dàng suy ra được, một ước lượng khá chính xác số từ mà bạn thật sự cần học là khoảng 15000 từ. Đây là con số khổng lồ và lớn gấp đôi số từ(trong tiếng mẹ đẻ) mà bạn học được từ lớp 1 đến lớp 8. Nhưng may mắn là bạn không nhất thiết phải học hết tất cả một lần." (Bern Sebastian Kamps, "The Word brain", Hướng dẫn cách học ngoại ngữ nhanh nhất)https://dl.dropboxusercontent.com/u/83440566/THE%20WORD%20BRAIN%20-%20HƯỚNG%20DẪN%20HỌC%20NGOẠI%20NGỮ%20NHANH%20NHẤT.pdf

Hội-chứng học-giả không thể nói được ngoại-ngữ

"bạn hãy đọc, đọc và đọc nhưng cũng đừng bỏ bê nhiệm vụ luyện nghe mà tôi đã đề nghị trong chương trước đây. Nếu không sau nhiều năm học, bạn sẽ mắc phải một hội chứng thường thấy ở những học giả. Họ đọc thông viết thạo trong các lĩnh vực khoa học như y khoa, triết học,
âm nhạc, văn học…nhưng khi một người nói về chính những đề tài đó, sửdụng chính những từ đó thì họ chẳng hiểu gì cả. Mắt họ làm việc được nhưng tai họ thì không.

Vấn đề ở đây là gì? Đó là sự mất cân đối trong rèn luyện tai và mắt. Đó là do thiếu rèn luyện khu võ não chi phối thính giác (xem chương Kỹ năng nghe). Có người có thể đọc cực giỏi nhưng đồng thời lại nghe rất tệ. Ngược lại cũng có, tức những người nghe nói rất tốt nhưng không biết đọc: những người mù chữ. Đối với những nhà khoa học thần kinh, điều này không có gì là ngạc nhiên cả. Tai và mắt là những cửa ngõ tiếp nhận thông tin khác nhau và những thông tin này được lưu trữ ở những khu vực khác nhau trong não bộ. Rèn luyện khu vực não chi phối thị giác ở phía sau đầu không ảnh hưởng gì đến khu vực võ não chi phối thính giác. Điều ngạc nhiên ở đây là cái tưởng chừng như là một công việc duy nhất, đó là học ngoại ngữ, hóa ra lại là một kế họach bao gồm nhiều công việc khác nhau cho não bộ. Trong chương Kỹnăng nói dưới đây, bạn lại thấy một khu vực nữa cần phải rèn luyện." (Bern Sebastian Kamps, "The Word brain", Hướng dẫn cách tự học ngoại ngữ nhanh nhất) https://dl.dropboxusercontent.com/u/83440566/THE%20WORD%20BRAIN%20-%20HƯỚNG%20DẪN%20HỌC%20NGOẠI%20NGỮ%20NHANH%20NHẤT.pdf

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

V. + ㄹ/을수록 (càng..., càng...)

Người dịch: Nguyễn-Tiến-Hải

a. V. + ㄹ/을수록
=> "càng V. . . , càng . . ."
b. V. + (으)면 V. + ㄹ/을수록
=>  "càng V. . . , càng . . ." (động-từ V lặp lại lần thứ hai, dùng để nhấn-mạnh)

V ở đây có thể là một động-từ hành-động hoặc động-từ mô-tả (tính-từ).

Hai cấu-trúc ở trên gần nghĩa với nhau, nhưng cấu-trúc b nhấn-mạnh hơn cấu-trúc a. 

Ví-dụ:

(a)

  • 생각할수록 더 모르겠다.
    => Càng nghĩ càng không biết gì thêm. (Càng nghĩ càng rối) = The more I think about it, the more confused I am.

  • 이 책은 읽을수록 더 재미있다.
    => Cuốn sách này càng đọc càng hay. = The more I read, the more interesting this book becomes.

  • 돈을 많이 벌수록 더 바빠져요. = Càng kiếm nhiều tiền, càng bận-rộn thêm. = => The more money you make, the busier you get. (벌다 = kiếm (tiền) = to make, to earn (money))

(b)

  • 갈 길이 멀면 멀수록 일찍 떠나야 한다.
    => Đường đi (nếu) càng xa (thì) anh càng phải đi sớm. = The farther you have to travel, the earlier you must leave.

  • 물을 주면 줄수록 나무가 빨리 자랐다.
    => (Nếu) càng tưới nước (thì) cây càng lớn nhanh. = The more I watered the tree, the faster it grew.

References:

http://www.language.berkeley.edu/korean/10/lesson09/09_grammar_only.htm

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

V/A+ㅁ/음 = N (danh-động-từ, danh-tính-từ)

Người dịch và biên-soạn: Nguyễn-Tiến-Hải

V/A+ㅁ/음 = N (danh-động-từ, danh-tính-từ)

Thêm ㅁ/음 vào gốc động-từ hoặc tính-từ sẽ biến nó thành một danh-từ (danh-động-từ hoặc danh-tính-từ tương-ứng).

Quy-tắc: 

Nếu gốc động-từ hoặc tính-từ không có 받침 thì thêm ㅁ (ví-dụ: 꾸다 = mơ => 꿈 = giấc mơ; 느끼다 = cảm thấy = to feel, 느낌 = cảm giác = a feeling)

Nếu gốc động-từ hoặc tính-từ có 받침 thì thêm 음 (죽다 = chết = to die => 죽음 = cái chết = death)

Ý-nghĩa và cách dùng:

Có-thể dùng dạng này để chuyển toàn bộ câu thành dạng danh-từ, như với ~는 것, tuy-nhiên, trong văn nói rất ít khi dùng mà dùng chủ yếu trong văn viết (sách, thơ):

나는 네가 먹고 있는 것을 알았어 = Tôi biết (lúc đó) anh đang ăn.
나는 네가 먹고 있음을 알았어 = Tôi biết (lúc đó) anh đang ăn.

나는 네가 먹고 있기를 알았어 – Câu sai, người Hàn không nói vậy, người ngoại quốc thì nghĩ nó đúng!

ㅁ/음 chủ-yếu dùng để chuyển một từ đơn (động-từ hoặc tính-từ) thành danh-từ chứ không phải chuyển toàn-bộ câu.

Ví-dụ:

싸우다 = chiến-đấu = to fight
싸움 = trận chiến-đấu, trận đánh = a fight

꾸다 = mơ = to dream
꿈 = giấc mơ = a dream

아프다 = đau = to be sore/sick
아픔 = nỗi đau = pain

기쁘다 = vui = to be happy/glad
기쁨 = niềm vui = happiness/gladness

돕다 = giúp = to help
도움 = sự giúp-đỡ = help

죽다 = chết = to die
죽음 = cái chết = death

걷다 = đi bộ = to walk
걸음 = (một) bước (đi) = a step

느끼다 = cảm-thấy = to feel
느낌 = cảm-giác = a feeling

ㅁ/음 thường được thêm vào các động-từ hoặc tính-từ không tận-cùng bằng 하다 (các từ gốc Hán).  Lí-do là, các từ đó thường có dạng danh-từ tương-ứng nếu bỏ đuôi 하다 đi.

Ví-dụ:

설명하다 = giải-thích = to explain

설명 = sự giải-thích, lời giải-thích = an explanation

Dạng danh-từ có đuôi ㅁ/음 ở trên có-thể dùng trong câu như danh-từ bình-thường:

나는 형이랑 싸움에서 이겼어 = Tôi đã thắng anh tôi trong một trận đánh. =  I won in a fight with my brother
나는 아빠의 죽음을 잊지 않았어 = Tôi không quên được cái chết của cha tôi. = I didn’t forget the death of my father

Xem thêm

Danh-từ dạng động-từ thêm -기, so-sánh đuôi “-기” với “-는 것”

References: 

http://www.howtostudykorean.com/unit-2-lower-intermediate-korean-grammar/unit-2-lessons-26-33/lesson-29/

V~는 N (Tính·động·từ hiện·tại (tiếp·diễn))

Người dịch và biên-soạn: Nguyễn-Tiến-Hải

Gốc động-từ thêm đuôi 는 tạo thành một tính-động-từ (định-ngữ) bổ-trợ nghĩa (mô-tả) cho danh-từ đi ngay sau nó ở thì hiện-tại hay hiện-tại tiếp-diễn (đang làm gì...).

Dạng
Gốc
Tính-động-từ hiện-tại
Khẳng-định
달리다
달리는
Phủ-định
달리지 않다
달리지 않는

Bảng các động-từ thường gặp và tính-động-từ của nó

NghĩaDạng gốcTính-động-từ hiện-tại
Chạy달리다달리는
Ăn먹다먹는
Đi가다가는
Đứng서다서는
Đến오다오는
Ngồi (xuống)앉다앉는
Mua사다사는
Bán팔다파는
Lớn lên자라다자라는
Ném던지다던지는
Mượn빌리다빌리는
Cho mượn빌려주다빌려주는
Chơi놀다노는
Viết쓰다쓰는
Đọc읽다읽는
Nghe듣다듣는
Sống살다사는
Chết죽다죽는

Ví-dụ:
가다 --->  가는 ----> 가는 기차 (tàu đang chạy (đi))
● Quy-tắc

Trước tiên, bỏ 다 ở dạng gốc của động-từ và

1. thêm 는
Ví-dụ:

  • 먹다 → 먹는 = đang ăn

  • 사과 먹는 난쟁이 → chú lùn đang ăn táo
  • 잠자다 → 잠자는 = đang ngủ

  • 잠자는 공주 → công chúa đang ngủ
  • 죽다 → 죽는 = đang chết (sắp chết? đang hấp-hối?)

  • 죽는 병사 → người lính đang chết (sắp chết?)
  • 믿다 → 믿지 않는 = đang tin/đang không tin

  • 믿지 않는 토마스 → Thomas đang không tin (?)

2. Bỏ ㄹ ở dạng gốc của động-từ có 받침 là ㄹvà thêm 는.

Ví-dụ:.

  • 팔다 → 파는 = đang bán

  • 골동품 파는 가게 → Cửa-hàng (đang) bán đồ cổ
  • 살다 → 사는 = đang sống

  • 사는 곳 → Nơi (tôi) đang sống

Các ví-dụ khác:

  • 사막에서 자라는 선인장 = Cây xương-rồng (đang) mọc ở sa-mạc = A cactus which grows in the desert (= Lit. A desert-growing cactus)

  • 내가 읽는 책은 다 유익하다. = Tất-cả những cuốn-sách mà tôi đang đọc đều có ích. = All the books that I read are informative.

References:

http://www.learnkoreanlp.com/2008/08/verbs-descriptive-form.html

Đọc thêm:

V-은/ㄴ N Tính-động-từ quá-khứ

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

6000 từ tiếng Hàn thường gặp nhất (276-300)

Tác-giả: Nguyễn-Tiến-Hải

6000 từ tiếng Hàn thường gặp nhất sắp-xếp theo tần-số xuất-hiện. (Từ đầu-tiên là từ xuất-hiện nhiều nhất)

CHÚ Ý: CẦN ÔN LẠI CÁC TỪ 26 → 50, 126 → 150, 201 → 225, 251 → 275.
276. 관심              |  關心 (quan·tâm) = Concern or  interest
277. 역시              | 亦是 (diệc thị, 亦 = diệc = cũng, cũng là) cũng, quả·nhiên = also, too, as expected
278. 이거              | cái này (văn nói, còn văn viết là 이것) = This thing
279. 애                  | đứa trẻ, trẻ em (viết tắt của 아이)
                              | = A baby, or a slightly derogative word for person
280. 광고              | 廣告 (quảng·cáo) = Advertisement
281. 나다              | hiện ra, mọc = To come out, grow, spring up
282. 방                  | 房 phòng = A room
283. 정신              | 精神 (tinh·thần) = mind,spirit
284. 이르다          | tới, đến = To reach, arrive, get at
285. 이루다          | hoàn·tất = Accomplish, complete
286. 아침              | buổi sáng = Morning
287. 웃다              | cười = To laugh, smile
288. 현상              | 現象 (hiện·tượng) = phenomenon (phenomena)
289. 기술              | 技術 (kĩ·thuật) = Art or  technique or  ability
290. 전체              | 全體 (toàn·thể) toàn·bộ = The whole, the entire section
291. 그래              | vậy = So or  yes or  that’s right
292. 얻다              | lấy = Get, obtain
293. 아름답다      | đẹp = To be beautiful
294. 끝                  | hết, cuối·cùng, chấm·dứt = The end
295. 민족              | 民族  (dân·tộc)  = race, nation, people
296. 간                  | T간 = trong khoảng thời·gian  T = The interval between
297. 조사              | 調査 (điều 査) điều·tra = investigation, inquiry
298. 듯                  | như thể = as though, like
299. 입                  | miệng = Mouth
300. 그대로          | như thế = Like that

Các ví·dụ với mỗi từ