Thông báo: Từ vựng tiếng Hàn thường gặp nhất từ 301 trở đi có tính phí. Vui lòng xem hướng dẫn bên góc phải. Notice: 6000 most common Korean words with sample sentences and explanations from 301 are not free. Please contact us at nguyentienhai@gmail.com for more details. Website for learning Korean language effectively in shortest time, fast learning Korean, 6000 most common Korean words, basic Korean words with sample sentences,
Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012
Mẹ ốm
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời về gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con đóng cả ba vai chèo
Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.
Bóc lịch
Em cầm tờ lịch cũ
- Ngày hôm qua đâu rồi?
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em, bố cười :
- Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn lên mãi
Đợi đến ngày tỏa hương.
- Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong
- Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn...
.
Ngày hôm qua ở lại. Trong lòng mỗi chúng ta. Ở mãi tận khơi xa. Của cuộc đời dâu bể. Mỗi ngày ta lớn lên.
...
Nguồn: http://yume.vn/naphaluan/article/bai-tho-trong-long-ban-tay.35D2309B.html
http://vanhoagiaoduc.net/boc-lich-be-kien-quoc-10876.html
Bầm ơi!
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
Nhớ thương con bầm yên tâm nhé
Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân.
Con đi xa cũng như gần
Anh em đồng chí quây quần là con.
Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí
Bầm quý con, bầm quý anh em.
Bầm ơi, liền khúc ruột mềm
Có con có mẹ, còn thêm đồng bào
Con đi mỗi bước gian lao
Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!
Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra.
Cho con nào áo nào quà
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi.
Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.
Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cụng nghe thầm tiếng con...
1948
Nguồn: http://vanhoc.xitrum.net/thoca/hiendai/6926.html
Chiếc võng của bố
Hôm ở chiến trường về
Bố cho em chiếc võng
Võng xanh màu lá cây
Dập dình như cánh sóng.
Em nằm trên chiếc võng
Êm như tay bố nâng
Đung đưa chiếc võng kể
Chuyện đêm bố vượt rừng.
Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẻ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố
Trăng treo ngoài cửa sổ
Có phải trăng Trường Sơn
Võng mang hơi ấm bố
Ru đời em lớn khôn./.
Nguồn: http://d.violet.vn/uploads/resources/159/501209/preview.swf
Nói với em
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các nàng tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.
((in trong Sách giáo-khoa Tiếng Việt lớp 2 - Tập 1, chương-trình thực-nghiệm, NXB Giáo-duc, 1990(+?))
Nguồn: http://thethaovanhoa.vn/173N2009061410482276T133/nha-tho-vu-quan-phuong-tri-tuong-tuong-se-giup-tre-di-rat-xa.htm
Bài thơ này đã được phổ nhạc thành bài hát dành cho thiếu-nhi. Bạn có-thể nghe ở đây:
http://www.nhaccuatui.com/m/BroP-Ns0ZF
Những cái chân
Cái gậy có một chân
Biết giúp bà khỏi ngã
Chiếc compa bố vẽ
Có chân đứng chân quay
Cái kiềng đun hằng ngày
Ba chân xòe trong lửa
Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân
Riêng cái võng Trường Sơn
Không chân đi khắp nước
(Những cái chân - SGK Tiếng Việt 2 - tập 2).
Nguồn: http://thethaovanhoa.vn/173N2009061410482276T133/nha-tho-vu-quan-phuong-tri-tuong-tuong-se-giup-tre-di-rat-xa.htm
Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012
Chữ vuông và chữ Quốc ngữ: Cái mất và cái được
“Hán Việt” và “thuần Việt”
Việc sử dụng nhiều các từ Hán-Việt được nhiều người coi là một hành vi lạm dụng, thậm chí vô đạo đức, cần tránh đến mức tối đa, nhất là khi đã có sẵn những từ “thuần Việt” có thể dùng để thay thế, và việc thay thế này được coi là một nghĩa cử có tác dụng “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mọi công dân nước Việt. Việc thay thế trực thăng bằng lên thẳng đã từng được đánh giá là “một thành tựu lớn lao trong việc bảo vệ nền văn hóa dân tộc”.
Chữ Tây và chữ Hán, thứ chữ nào hơn?
Ngôn·ngữ·học có·thể đóng·góp gì vào việc tìm·hiểu tư·duy và văn·hoá Việt·Nam?
Tác·giả: Cao·Xuân·Hạo
̣̣̣̣̣̣̣(Tham·luận đọc tại Hội·nghị Quốc·tế về Các giá·trị văn·hoá phương Đông, Hà·Nội 1999).
Giữa tiếng nói của một dân tộc với nền văn hoá của dân tộc ấy chắc chắn phải có một mối quan hệ nhất định. Vì ngôn ngữ trực tiếp phản ánh các tri giác và tư duy thế giới của cộng đồng dân tộc, mà văn hoá dân tộc không thể không liên quan đến cách tri giác và tư duy ấy. Đó là một sự thật không còn có thể đặt thành vấn đề gì nữa.