Tác·giả: Cao·Xuân·Hạo
(DVT.vn) - Nhiều từ tưởng là “thuần Việt” thật ra ta đã “vay mượn” từ tiếng Việt-Mường hay tiếng Môn-Khmer. Vậy tại sao lại "ghẻ lạnh" những từ Hán-Việt ông cha ta quen dùng?
Đã có một thời người ta bài trừ hai chữ trực thăng và thay nó bằng mấy chữ máy bay lên thẳng, vì trực thăng là “từ Hán-Việt”, một thứ từ ngữ “ngoại lai”, “đi mượn của người Hán”, tức là từ của tiếng nước ngoài, còn lên thẳng là từ “thuần Việt”, là sản phẩm “cây nhà lá vườn” đáng tự hào của người Việt Nam “chính cống”, tức người “Kinh”, người “Giao Chỉ”, người “Keo” hay người “Yuôn”.
Việc sử dụng nhiều các từ Hán-Việt được nhiều người coi là một hành vi lạm dụng, thậm chí vô đạo đức, cần tránh đến mức tối đa, nhất là khi đã có sẵn những từ “thuần Việt” có thể dùng để thay thế, và việc thay thế này được coi là một nghĩa cử có tác dụng “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mọi công dân nước Việt. Việc thay thế trực thăng bằng lên thẳng đã từng được đánh giá là “một thành tựu lớn lao trong việc bảo vệ nền văn hóa dân tộc”.
Việc sử dụng nhiều các từ Hán-Việt được nhiều người coi là một hành vi lạm dụng, thậm chí vô đạo đức, cần tránh đến mức tối đa, nhất là khi đã có sẵn những từ “thuần Việt” có thể dùng để thay thế, và việc thay thế này được coi là một nghĩa cử có tác dụng “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mọi công dân nước Việt. Việc thay thế trực thăng bằng lên thẳng đã từng được đánh giá là “một thành tựu lớn lao trong việc bảo vệ nền văn hóa dân tộc”.
Nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo. |
Những trường hợp tương tự và những tình trạng lúng túng mà phong trào bài xích “từ Hán-Việt” gây ra cũng còn thấy có với những từ ngữ như phi công, bị thay bằng giặc lái (từ này được thay bằng người lái khi dùng cho phi công của ta: ai nấy đều đã được nghe Anh hùng không quân Nguyễn Văn Cốc nói trên Đài phát thanh “Tôi là người lái nhân dân Việt Nam”; giáo cụ trực quan bị thay bằng đồ dùng để dạy; không phận bị thay bằng vùng trời; hải phận bị thay bằng vùng biển (trong khi lãnh thổ không hề bị thay bằng vùng đất); công tố viên bị thay bằng ủy viên buộc tội; tuần dương hạm bị thay bằng tàu tuần biển, v.v và v.v.
Vậy thiết tưởng cũng nên xét lại xem nội dung của hai khái niệm Hán-Việt và thuần Việt là gì, để thấy rõ hơn việc bài trừ các từ ngữ Hán-Việt và tìm cách thay thế nó bằng những từ ngữ “thuần Việt” có phải là một biện pháp “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” hay không.
Trước hết, phải nói ngay rằng không làm gì có những từ có thể gọi một cách chính xác là “thuần Việt”, nếu định nghĩa đó là những từ do chính người Việt (dân tộc Việt) sáng tạo ra từ đầu, chứ không bắt nguồn từ tiếng nói của một dân tộc hay một tộc người nào khác. Trước khi có tiếng Việt hiện đại đã từng có một thời đại mà tiền thân của nó là tiếng Việt-Mường, bắt nguồn từ một chi của tiếng Môn-Khmer.
Liệu có thể nói rằng những từ ngữ Việt-Mường là “thuần Việt” không, hay nói rằng những từ ngữ Môn-Khmer là “thuần Việt-Mường” không? Khó lòng có thể nói như vậy, vì có thể khẳng định rằng tiếng Việt-Mường là một ngôn ngữ khác chứ không phải là tiếng Việt, cũng như tiếng Môn-Khmer là một ngôn ngữ khác chứ không phải là tiếng Việt-Mường. Vậy có thể coi những từ như Môn-Khmer hay những từ Việt-Mường là “thuần Việt” không? Hay đó là những từ mà tiếng Việt đã vay mượn của tiếng Môn-Khmer hay tiếng Việt-Mường? Khó lòng có thể chọn một trong hai cách trả lời, vì cả hai đều không đúng.
Thật ra, phải nói rằng đó là những từ Việt có nguồn gốc trong một ngôn ngữ “mẹ” (hay “ngôn ngữ bà ngoại”) của chính nó, có khác với những từ Thái, những từ Mã Lai, những từ Hán hay những từ Ấn Âu, vốn bắt nguồn từ những ngôn ngữ không có quan hệ thân tộc với nó.
Vậy tại sao không nói đó là những từ vay mượn? “Từ vay mượn” (emprunts, loan words) là một khái niệm cần được định nghĩa trên quan điểm lịch sử, và trên cơ sở một cái mốc đánh dấu sự thành hình của ngôn ngữ đang xét. Kể từ cái thời đại mà tiếng Việt-Mường chẳng hạn, có thể coi là đã thành hình như một ngôn ngữ, hay nói cho đúng hơn, một ngữ trạng (état de langue) có những đặc trưng khiến nó có thể coi như không còn là thứ tiếng trước kia (hay ngữ trạng trước kia) nữa, thì những từ ngữ mà nó du nhập từ những ngôn ngữ khác có tiếp xúc với nó có thể coi là những yếu tố vay mượn, trong khi những từ ngữ mà “mẹ nó” vay mượn lại không thể coi là như thế, vì những từ ngữ này đã là những di sản của thời trước do “mẹ nó” để lại và được nó xử lý như những yếu tố thuộc vốn từ vựng của tiếng “mẹ đẻ”. Khi những người nói tiếng Việt-Mường không còn vay mượn những từ ngữ Thái như gạo, gà, vịt như hồi chưa tách hẳn ra khỏi tiếng Môn-Khmer, thì những từ này đã được nhập vào vốn từ vựng của tiếng mẹ đẻ của họ, nghĩa là đã trở thành những từ “thuần Việt-Mường”.
Thật ra, phải nói rằng đó là những từ Việt có nguồn gốc trong một ngôn ngữ “mẹ” (hay “ngôn ngữ bà ngoại”) của chính nó, có khác với những từ Thái, những từ Mã Lai, những từ Hán hay những từ Ấn Âu, vốn bắt nguồn từ những ngôn ngữ không có quan hệ thân tộc với nó.
Vậy tại sao không nói đó là những từ vay mượn? “Từ vay mượn” (emprunts, loan words) là một khái niệm cần được định nghĩa trên quan điểm lịch sử, và trên cơ sở một cái mốc đánh dấu sự thành hình của ngôn ngữ đang xét. Kể từ cái thời đại mà tiếng Việt-Mường chẳng hạn, có thể coi là đã thành hình như một ngôn ngữ, hay nói cho đúng hơn, một ngữ trạng (état de langue) có những đặc trưng khiến nó có thể coi như không còn là thứ tiếng trước kia (hay ngữ trạng trước kia) nữa, thì những từ ngữ mà nó du nhập từ những ngôn ngữ khác có tiếp xúc với nó có thể coi là những yếu tố vay mượn, trong khi những từ ngữ mà “mẹ nó” vay mượn lại không thể coi là như thế, vì những từ ngữ này đã là những di sản của thời trước do “mẹ nó” để lại và được nó xử lý như những yếu tố thuộc vốn từ vựng của tiếng “mẹ đẻ”. Khi những người nói tiếng Việt-Mường không còn vay mượn những từ ngữ Thái như gạo, gà, vịt như hồi chưa tách hẳn ra khỏi tiếng Môn-Khmer, thì những từ này đã được nhập vào vốn từ vựng của tiếng mẹ đẻ của họ, nghĩa là đã trở thành những từ “thuần Việt-Mường”.
(DVT.vn) - Các từ Hán-Việt đều có một cấu trúc âm tiết chuẩn mực của những từ thuần Việt, chứ không mang lại một âm hưởng lạ như những từ vay mượn khác.
Qua hơn 1.000 năm Bắc thuộc, tiếng Việt đã mượn của tiếng Hán một số từ ngữ nhiều gấp bốn lần vốn từ ngữ đã có trước đó. Trong số từ vay mượn này, có những từ “bình dân” dần dần được người bản ngữ đồng hóa và dần dần có được một dáng dấp ngữ âm riêng, được dùng y hệt như những từ gốc của bản ngữ, và đến vài ba thế hệ sau khi vay mượn, không còn bị người bản ngữ tri giác như những từ ngoại lai nữa.
Bên cạnh đó, có những từ ngữ Hán đi vào tiếng Việt theo con đường “bác học”, chủ yếu là qua các văn bản hành chính sự vụ mà ngay trong các triều đại đã giành được độc lập cũng được viết bằng chữ Hán cổ điển. Đó chính là tiền thân của các từ “Hán-Việt” sau này. Những từ này có một diện mạo ngữ âm được quy định chính xác theo các tự điển Trung Quốc - theo cách chú âm bằng thủ pháp “phiên thiết”. Do đó các nhà nghiên cứu thường thấy cần phân biệt những từ ngữ gốc Hán “bình dân” và những từ “Hán-Việt”.
Dĩ nhiên sự phân biệt này hoàn toàn có cơ sở. Nhưng nó không đủ để phân biệt đối xử với những từ như đầu, tính, dân, học, hiểu được coi như những từ “thuần Việt” và với những từ ngữ như đại bác, tín nhiệm được coi là cần được loại bỏ trong chừng mực có thể.
Qua hơn 1.000 năm Bắc thuộc, tiếng Việt đã mượn của tiếng Hán một số từ ngữ nhiều gấp bốn lần vốn từ ngữ đã có trước đó. Trong số từ vay mượn này, có những từ “bình dân” dần dần được người bản ngữ đồng hóa và dần dần có được một dáng dấp ngữ âm riêng, được dùng y hệt như những từ gốc của bản ngữ, và đến vài ba thế hệ sau khi vay mượn, không còn bị người bản ngữ tri giác như những từ ngoại lai nữa.
Bên cạnh đó, có những từ ngữ Hán đi vào tiếng Việt theo con đường “bác học”, chủ yếu là qua các văn bản hành chính sự vụ mà ngay trong các triều đại đã giành được độc lập cũng được viết bằng chữ Hán cổ điển. Đó chính là tiền thân của các từ “Hán-Việt” sau này. Những từ này có một diện mạo ngữ âm được quy định chính xác theo các tự điển Trung Quốc - theo cách chú âm bằng thủ pháp “phiên thiết”. Do đó các nhà nghiên cứu thường thấy cần phân biệt những từ ngữ gốc Hán “bình dân” và những từ “Hán-Việt”.
Dĩ nhiên sự phân biệt này hoàn toàn có cơ sở. Nhưng nó không đủ để phân biệt đối xử với những từ như đầu, tính, dân, học, hiểu được coi như những từ “thuần Việt” và với những từ ngữ như đại bác, tín nhiệm được coi là cần được loại bỏ trong chừng mực có thể.
Khi dựng lên sự phân biệt nhân tạo giữa “Hán-Việt” và “thuần Việt”, người ta thường quên mất rằng hầu hết những từ được gọi là “thuần Việt” cũng đều có nguồn gốc ngoại quốc (Thái, Mã Lai, Chăm, Cam-pu-chia, Quảng Đông, Ấn Độ, v.v.), không kém gì các từ “Hán-Việt” và các từ mới vay mượn của tiếng Pháp, tiếng Anh.
Thật ra, cái sắc thái đặc biệt mà người ta tri giác được ở các từ Hán-Việt không phải là do một đặc trưng “ngoại quốc” gì của các từ này. Chẳng hạn, xét về ngữ âm, các từ Hán-Việt đều có một cấu trúc âm tiết chuẩn mực của những từ thuần Việt, như các công trình nghiên cứu cấu trúc ngữ âm của các từ Hán-Việt đã cho thấy, chứ không có một âm hưởng là lạ như các từ vay mượn như pa-tê, goòng, soóc, xéc, boong, tỉm xắm, vằn thắn (kể cả những tên riêng Quảng Đông như Coóng, Dzếnh).
Sở dĩ các từ Hán-Việt được một số người Việt “có học” phân biệt với các từ “thuần Việt” trong đó có cả các từ gốc Hán được phát âm đúng như trong tự điển phiên thiết như đầu, dân, hiểu, học, là vì những lý do khác, không mấy khi được ý thức rõ ràng. Đó là:
1. Những yếu tố “Hán-Việt” không được dùng “độc lập” như các yếu tố “thuần Việt”, mà chỉ xuất hiện trong những tổ hợp hai tiếng trở lên. Sự phân biệt này trở nên quan trọng và có dáng “khoa học” kể từ khi giới học giả Việt Nam phát hiện ra cái chuẩn tắc hình thức của phái ngữ học miêu tả dùng sự khu biệt giữa “bound forms” và “free forms” làm nguyên tắc toàn năng và tuyệt đối quyết định mọi thao tác phân tích và thuyết minh ngôn ngữ học.
Thật ra nguyên tắc này, tuy có một tác dụng thực tiễn nhất định, nhưng xét về lý thuyết hoàn toàn không liên quan gì đến ngôn ngữ học, cho nên nếu được ứng dụng một cách máy móc, sẽ dẫn đến những sự lầm lẫn hết sức thô lậu, như chúng tôi đã chứng minh trong khá nhiều bài vở, và như giới ngữ học thế giới sau những năm 30 đã thấy rõ. Riêng trong lĩnh vực đang xét, nó dẫn tới những kết quả phi lý sau đây:
quốc ca là một từ, nhưng dân ca là hai từ
súng trường là một từ, nhưng súng ngắn là hai từ
hải quân là một từ, nhưng không quân là hai từ
Cái chuẩn tắc thô thiển này phủ nhận tư cách từ của tất cả những từ bao giờ cũng đi với một phụ ngữ (bổ ngữ hay định ngữ); đó là các vị từ ngoại động (transitive verbs) như nai (lưng) hay các danh từ đơn vị (unit nouns) như chiếc (đũa) chẳng hạn, và làm nảy sinh ra những sự ngộ nhận đáng xấu hổ trong lý thuyết ngữ học phổ thông, như khái niệm “loại từ” (“classifier”) chẳng hạn, mà mãi gần đây (đến tận 1994) vẫn có người còn chưa thấy rõ tính phi lý.
=========================
Trong tiếng Việt, các từ “Hán-Việt” làm thành một lớp riêng, có những đặc trưng ngữ pháp và tu từ (phong cách học) riêng.
Về ngữ pháp, các từ tổ Hán-Việt tuy cũng chứa đựng những mối quan hệ cú pháp (đẳng lập hay chính phụ) rõ rệt không kém các từ tổ “thuần Việt”, nhưng mối quan hệ cú pháp này chặt hơn nhiều, một phần là nhờ cái “trật tự ngược” (phụ trước chính sau) so với các từ tổ thuần Việt. Chẳng hạn, quan hệ cú pháp chính phụ trong xạ thủ hay phi công chặt hơn nhiều so với mối quan hệ tương đương trong người bắn hay người lái: trong khi xạ thủ Nam chỉ có thể hiểu một cách, thì người bắn Nam không cho biết đó là kẻ đã bắn anh Nam hay là người lính tên là Nam (chắc hẳn cách hiểu thứ nhất tự nhiên hơn cách hiểu thứ hai).
Về ngữ pháp, các từ tổ Hán-Việt tuy cũng chứa đựng những mối quan hệ cú pháp (đẳng lập hay chính phụ) rõ rệt không kém các từ tổ “thuần Việt”, nhưng mối quan hệ cú pháp này chặt hơn nhiều, một phần là nhờ cái “trật tự ngược” (phụ trước chính sau) so với các từ tổ thuần Việt. Chẳng hạn, quan hệ cú pháp chính phụ trong xạ thủ hay phi công chặt hơn nhiều so với mối quan hệ tương đương trong người bắn hay người lái: trong khi xạ thủ Nam chỉ có thể hiểu một cách, thì người bắn Nam không cho biết đó là kẻ đã bắn anh Nam hay là người lính tên là Nam (chắc hẳn cách hiểu thứ nhất tự nhiên hơn cách hiểu thứ hai).
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, bậc thầy sử dụng tiếng Việt. (Ảnh: Internet) |
Hồi ấy, người ta còn yêu cầu đặt thuật ngữ khoa học làm sao mỗi người chỉ cần biết đọc chữ quốc ngữ là hiểu ngay được nội dung. Phải chi có thể làm được như vậy, thì có lẽ toàn dân ngay từ sáu bảy tuổi đã không còn phải đi học nữa, vì đã hiểu được đủ thứ khái niệm như nguyên tử, điện tử, lượng tử, tích phân, vi phân, v.v., sau khi những từ Hán-Việt được chuyển thành từ “thuần Việt”.
Từ “thuần Việt” dễ hiểu thật, nhưng đó chính là nhược điểm lớn nhất của nó, vì khi một thuật ngữ quá dễ hiểu, thì cách hiểu “quá dễ” ấy có rất nhiều xác suất là lối “vọng văn sinh nghĩa” - tức là cứ nhìn chữ mà đoán mò ra nghĩa, cho nên có thể sai hoàn toàn. Trong nhiều ngành, trên thực tế đã có hàng ngàn thuật ngữ được hiểu như thế, chẳng hạn như tình thái, hàm nghĩa, ngữ dụng, sở chi,v.v., là những thuật ngữ có vẻ dễ hiểu đến nỗi ai cũng cho là mình hiểu rồi, cho nên không thấy cần đọc sách nữa.
Chính tính chất trừu tượng, khó hiểu (?) của thuật ngữ Hán-Việt tránh được cho ta cái hiểm họa ấy.
a. Về phương diện ngữ nghĩa, hầu như ai cũng đã thấy từ lâu rằng phần lớn các từ Hán-Việt đều có một sắc thái ngữ nghĩa (hay tu từ) khiến cho nó khác một cách khá rõ với các từ thuần Việt dường như đồng nghĩa với nó. Đó là sắc thái “trang trọng”, hay “thi vị”, hay “cổ kính”, hay “bác học”, hay “mờ ảo” của các từ Hán-Việt.
Điều đáng ngạc nhiên là lẽ ra cái sắc thái đặc thù ấy phải cho thấy ngay rằng những từ ấy đã trở thành những từ “thuần Việt” từ lâu, chính vì trong tiếng Hán nó không hề có, thì ngược lại, nó lại được dùng như một cái cớ để bài bác và để tìm đủ cách loại trừ.
Trong tiếng Hán, nữ chỉ có nghĩa là “gái”, phụ nữ chỉ là “đàn bà”, trượng phu là “đàn ông” (hay “chồng”), hoa đăng chỉ là “đèn hoa/bông”, sơn động chỉ là “hang núi”, lam sơn chỉ là “núi xanh”, tử sĩ chỉ là “quân lính chết”, mãnh hổ chỉ là “con cọp mạnh”, tràng kỷ chỉ là “cái ghế dài”, lôi vũ chỉ là “mưa giông”, phong ba chỉ là “sóng gió”, hài chỉ là “giày”.
Sở dĩ khi chuyển sang tiếng Việt, những từ ngữ này có được cái sắc thái “thi vị”, “cổ kính” hay “bác học” và cái sức mạnh tu từ của nó chính vì nó đối lập với những từ ngữ “thuần Việt” (hay “nôm na”), và đó chính là nguyên nhân làm cho nó có được cái sắc thái ngữ nghĩa hay tu từ mà nó vốn không có trong tiếng Hán, và cái sắc thái mới ấy cũng chính là bằng chứng hoàn toàn chắc chắn cho thấy rằng nó đã là một bộ phận hữu cơ của hệ thống từ vựng của tiếng Việt, hay nói gọn lại, nó đã hoàn toàn trở thành những từ ngữ tiếng Việt, tức những từ ngữ “thuần Việt”.
Chính cái phong vị riêng (trang trọng, bác học, v.v.) của các từ ngữ Hán- Việt đã cám dỗ một số người làm công tác tuyên truyền vận động quần chúng sính dùng loại từ ngữ này. Đáng lẽ nói “bàn nhanh” thì người ta thích nói “hội ý” hơn; đáng lẽ nói “nói chuyện phiếm” thì người ta thích nói “mạn đàm” hơn, đáng lẽ nói “đi thăm” hay “đi xem” thì người ta thích nói “tham quan” hơn,v.v.
Trước tình hình đó, hồi kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy cần nhắc nhở cán bộ trong cuốn Sửa đổi trong lối làm việc (dưới bút danh XYZ) là nên nói năng với quần chúng một cách giản dị hơn, dễ hiểu hơn, bình dân hơn, đừng dùng những từ ngữ quá trang trọng, quá bác học mà thành ra khó hiểu. Nói tóm lại, phải dùng từ ngữ sao cho thích hợp với quần chúng.
Về sau, những lời dặn dò chí lý ấy dần dần bị hiểu sai thành một chủ trương thanh lọc từ ngữ ngoại lai, và người ta hè nhau tìm cách thay thế những từ Hán-Việt bằng những từ “thuần Việt”, nghĩa là những từ ngoại lai khác, gốc Thái, Mã Lai, Môn-Khmer, Ấn Độ, v.v., trong khi xây dựng thuật ngữ khoa học và kỹ thuật.
Người ta tưởng làm như vậy là bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, trong khi đó chính là làm cho tiếng Việt nghèo đi, và thay những cách nói đúng đắn và thích hợp với tình huống, với ngôn cảnh hay văn cảnh bằng những cách nói ngô ngọng, lạc lõng, thậm chí vô lễ và man rợ.
Nếu gọi con gái bạn mình bằng quý nữ chẳng hạn là lố lăng, thì gọi một người đàn bà bằng đồng chí gái hay y tá gái cũng lố lăng không kém. Thủ tướng gái không bằng nữ thủ tướng. Nhưng đầy tớ gái lại hơn nữ đầy tớ. Ngài Tổng thống và vợ không bằng Ngài Tổng thống và phu nhân, nhưng thằng Út nhà tôi và phu nhân lại không bằng thằng Út nhà tôi và vợ nó. Nói chung, những sự kết hợp không tương thích đều cho những kết quả xấu.
Hết
Người ta tưởng làm như vậy là bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, trong khi đó chính là làm cho tiếng Việt nghèo đi, và thay những cách nói đúng đắn và thích hợp với tình huống, với ngôn cảnh hay văn cảnh bằng những cách nói ngô ngọng, lạc lõng, thậm chí vô lễ và man rợ.
Nếu gọi con gái bạn mình bằng quý nữ chẳng hạn là lố lăng, thì gọi một người đàn bà bằng đồng chí gái hay y tá gái cũng lố lăng không kém. Thủ tướng gái không bằng nữ thủ tướng. Nhưng đầy tớ gái lại hơn nữ đầy tớ. Ngài Tổng thống và vợ không bằng Ngài Tổng thống và phu nhân, nhưng thằng Út nhà tôi và phu nhân lại không bằng thằng Út nhà tôi và vợ nó. Nói chung, những sự kết hợp không tương thích đều cho những kết quả xấu.
Hết
Nguồn:
http://dvt.vn/20111125031628881p0c93/han-viet-va-thuan-viet-ky-1.htm
tại sao "dân ca", "không quân" lại được coi là 2 từ vậy :-?? em nghĩ đó vẫn là 1 từ mà
Trả lờiXóa