Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

Sử gia Hàn Quốc: Việt Nam và Hàn Quốc có thể là 'anh em ruột thịt'

Trả lời phỏng vấn The Korea Tines hôm 28.3, nhà sử học Shim Baek Kang đã đưa ra loạt bằng chứng lịch sử cho thấy Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về nguồn gốc ra đời cách đây hàng chục thế kỷ.

Nhà sử học Shim Baek Kang có nhiều năm nghiêm cứu lịch sử, đồng thời là tác giả của hơn 20 tác phẩm liên quan đến lĩnh vực này. Ông học tiếng Trung tại Đại học Sư phạm Đài Loan và lấy bằng tiến sĩ lịch sử tại Đại học Yanbian (Trung Quốc) ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH THE KOREA TIMES
“Thời gian tới, mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ thắt chặt hơn trước khi có sự tương đồng về mặt lịch sử của hai dân tộc”. Đó là nhận định của Shim Baek Kang, một nhà sử học có niềm đam mê vô tận với việc nghiên cứu về lịch sử buổi đầu dựng nước của Hàn Quốc, đồng thời là Chủ tịch của Trung tâm nghiên cứu văn hóa Quốc gia Hàn Quốc tại Seoul. Trả lời tờ The Korea Times, ông cho biết Việt Nam và Hàn Quốc là anh em ruột thịt, có chung nguồn gốc từ bộ tộc Maek.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

Thiên mệnh, định mệnh, số mệnh, hay nghiệp quả?

Luật nghiệp quả là do con người hoàn toàn quyết định cuộc đời của mình chớ không tùy thuộc vào bất cứ một quyền năng nào ở ngoài nghĩa là dựa theo tinh thần Phật giáo, không có ông Trời, bà đất hay Hi Di Lão tổ nào có thể quyết định hay thay đổi số mệnh của mình mà phải do chính tự tay mình tác tạo và thọ lãnh.

Tác giả: Lê Sỹ Minh Tùng

1) Dựa theo thuyết Thiên mệnh của Khổng Tử thì thiên mệnh là mệnh lệnh của Trời. Thiên mệnh là chủ thuyết rất quan trọng trong triết lý của đạo Nho. Trong đó, Khổng Tử quan niệm rằng tất cả sự biến chuyển của Trời, Đất cho đến sự sống chết của các loài từ con người đến các loài cầm thú thì Ngọc Hoàng Thượng đế nắm toàn quyền sinh sát trong tay. Đó là mệnh lệnh của ông Trời nên được gọi là Thiên mệnh. Nói cách khác Ngọc Hoàng thương người nào thì ban phúc cho người đó. Ngược lại, Ngọc Hoàng muốn giáng họa cho ai thì kẻ đó bắt buộc phải chết. Vì thế trong xã hội phong kiến, nhà vua tự xưng là con của Ngọc Hoàng Thượng đế nên gọi là Thiên tử cho nên mệnh lệnh của nhà vua là tuyệt đối. Do vậy vào thời Hán Vũ Đế, một nho gia tên là Đổng Trọng Thư dựa theo tư tưởng Khổng Tử đã nói:”Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu” nghĩa là vua xử tôi thần chết, tôi thần không chết là không trung thành. Cha xử con chết, con không chết là con bất hiếu. Chúng ta đang sống trong thế kỷ thứ 21 cho nên chế độ phong kiến, trên đội dưới đạp, quân xử thần tử , phụ xử tử vong không còn thích hợp với xã hội dân chủ, tự do, bình đẳng, văn minh khoa học, tiến bộ của loài người nữa. Chẳng những thế, ngày nay từ Tổng thống, Thủ tướng cho đến Chủ tịch vẫn bị cách chức hay vào tù vì tội lạm quyền, tham nhũng, hành xử bất chánh đi ngược lại với công lý.

Thuyết Thiên mệnh của Khổng Tử có bốn yếu tố chính:

Số mệnh

Nhiều người vẫn tin rằng bất kỳ ai cũng được sinh ra với một số mệnh riêng. Số mệnh ấy quy định hoàn cảnh ra đời của mỗi người (Sinh ra trong gia đình giàu sang hay nghèo hèn…). Số mệnh cũng chi phối tố chất của mỗi người (Sinh ra với thân tướng đẹp hay xấu, khỏe mạnh hay đau yếu, thông minh hay ngu đần...).

Số mệnh cũng chi phối mối tương quan với những người khác (Được nhiều người thương yêu giúp đỡ hay bị nhiều người ghét bỏ hãm hại…). Số mệnh cũng chi phối sự thăng trầm trong cuộc đời (Lúc nào thì cuộc sống được an vui, lúc nào thì gặp nhiều tai ương hoạn nạn, lúc nào sự nghiệp thăng hoa, lúc nào thì lụn bại...).

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Bloomberg: 'Tập đoàn Hàn Quốc muốn rót 1 tỷ USD vào Vingroup'

SK Group dự định đầu tư vào Vingroup thông qua SK South East Asia Investment, sớm nhất vào tháng 4.
Photo: Nikkei Asian Review
Bloomberg dẫn thông tin từ tờ Maeil Business của Hàn Quốc cho biết SK Group quyết định đầu tư 1 tỷ USD để sở hữu cổ phần tại Tập đoàn Vingroup (mã CK:VIC). Việc đầu tư dự kiến được thực hiện thông qua công ty đầu tư SK South East Asia Investment, diễn ra sớm nhất vào tháng sau.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

VinTech to opens its first office overseas

On March 4th, 2019, Vingroup has officially debuted VinTech Korea in the City of Daegu, Korea to research applied IoT technologies, artificial intelligence, robotics, smart manufacturing plants and to develop products and solutions for vehicles and transportation. This is also one of the technology transfer facilities, quality accreditation and attraction of high quality human resources, meeting diversified business activities for Vingroup in the future.

Located in Daegu – a city famous for their electronics industry, VinTech Korea (VKR) is a part of VinTech Technology Development .,JSC with an investment of 11 million USD.


Speaking at the inauguration ceremony, Mr. Vo Quang Hue – Deputy CEO of Vingroup, said: “Vingroup chose Korea to open our first overseas office in the global VinTech Research Network because of Korea’s ‘Creative index’ is among the leading countries on the list, with experience in research and development. We expect that investment and cooperation in Korea will help build and develop resources for high-quality technology research and development activities, aiming to make Vingroup a technology conglomerate with the ability to compete internationally.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Hàn Quốc đề xuất đầu tư hơn 3 tỉ USD cho đường sắt đô thị Đà Nẵng




Ngày 21.2, UBND TP.Đà Nẵng làm việc với đơn vị tư vấn Hàn Quốc là Công ty Seoul Metro về quy hoạch xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị Đà Nẵng.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Tiết lộ nỗi khổ tâm của giới trẻ Hàn Quốc

Là nước có tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới, Hàn Quốc đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng dân số. Điều gì khiến người trẻ Hàn Quốc ngại kết hôn và sinh con?

Một đám cưới truyền thống của người Hàn Quốc - Ảnh: Instagram
Những người còn độc thân ở Hàn Quốc bị ám ảnh nhất bởi câu hỏi “Khi nào anh/chị lập gia đình?”. Theo báo SCMP, lời thăm hỏi "cửa miệng" này có thể xuất hiện bất cứ khi nào, từ bất cứ ai, ví dụ bà con, bạn bè, đồng nghiệp và thậm chí người lạ.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Báo Hong Kong lý giải làn sóng người Hàn Quốc đổ tới Việt Nam

Biển đẹp, nhiều khách sạn 5 sao, nhiều chuyến bay, sự ưa thích văn hóa Hàn Quốc của người bản địa, là những yếu tố hút người Hàn Quốc.

Khách Hàn Quốc ở Việt Nam. Ảnh: Shutter Stock.
Từ lâu, Việt Nam nổi tiếng là một thiên đường cho giới du lịch bụi với nền ẩm thực đường phố phong phú, di sản thiên nhiên tuyệt đẹp, cùng nhiều thắng cảnh ngoạn mục, cung cấp những chuyến phiêu lưu kỳ thú cho những người có ngân sách giới hạn, theo báo Hong Kong SCMP.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Về Cơ quan công tố Hàn Quốc


Tác giả: Nông Xuân Trường - Viện khoa học kiểm sát - VKSNDTC

Pháp luật hình sự truyền thống của Hàn Quốc được bắt đầu từ kỷ nguyên Gochosun (2333-108 trước Công nguyên), triều đại cổ xưa đầu tiên trong lịch sử của mình với đạo luật về 8 điều cấm.

Sau đó, các triều đại kết tiếp đã có những cơ quan của riêng mình để thực hiện nhiệm vụ truy tố như Cơ quan Eosadae trong triều đại Koryo (936-1391 sau Công lịch) và Saheonboo trong triều đại Chosun (1392-1910 sau công nguyên). Đặc biệt, trong triều đại Chosun có một cơ quan đặc biệt có tên là Euigumboo để duy trì sự công bằng và điều tra một cách không thiên vị các tội phạm do Hoàng Gia cáo buộc.

Tiếp đó, mặc dù chức năng truy tố và xét xử vẫn chưa được phân chia trong việc giải quyết các vụ án như những quốc gia trong thời kỳ tiền hiện đại trên thế giới, nhưng nguyên tắc xét xử theo 3 cấp đã được thiết lập nhằm tìm hiểu thận trọng những tình tiết thực tế và phương án giải quyết tối ưu vụ án. Nguyên tắc cơ bản này rất tương đồng với nguyên tắc về tính hợp pháp trong luật hình sự hiện đại bao trùm lên toàn bộ hệ thống tư pháp hình sự , đặc biệt là ở triều đại Chosun.

Hệ thống công tố hiện đại lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Hàn Quốc là vào năm 1895 với việc ban hành Luật tổ chức Toà án và Sắc lệnh của Hoàng Gia về tổ chức cơ quan công tố. Các công tố viên vào thời điểm này là thành viên của Toà án nhưng thực hiện nhiệm vụ điều tra và truy tố trên cơ sở thẩm quyền và trách nhiệm độc lập. Phân loại về chuyên môn của công tố viên cũng theo những đạo luật này được quy định rất chặt chẽ như hệ thống hiện hành và tiếp tục tồn tại cho đến khi kết thúc triều đại Chosun khi Nhật Bản xâm lược và sát nhập quốc gia này vào Đế quốc Nhật.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

았답니다, 었답니다, 였답니다

Tác giả: Nguyễn Tiến Hải

Cấu trúc: 동사 + 았/었/였 + 다 + ㅂ니다 --> 동사 + 았/었/였 + 답니다

Đây là câu trần thuật gián tiếp dùng cho quá khứ.
This is the reported speech used for the past tense.

Ví dụ:
Example


1. 걷기로만 몸무게 20kg이 줄었답니다. 

Tôi từng nghe nói chỉ bằng cách đi bộ thôi mà trọng lượng cơ thể đã giảm được 20kg. 

I heard that 20kg of the body weight was reduced just by walking only.
Nguồn: ohmynews
2. 여우가 있는 자리에 발을 들였다고 날개 한 조각 남아나지 않은 베짱이를 몇 마리 알고 나니 당신들이 있는 곳은 피해 가게 되었답니다. 
Nguồn: 이솝 이야기, "여우와 베짱이"