Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

Cô gái 24 tuổi mất mạng sau khi dùng thực phẩm chức năng Herbalife giảm cân


Slimming to the Death (tạm dịch: Giảm cân tới chết) - đây là tựa đề khá sốc của một bài báo khoa học vừa được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành về gan - Journal of Clinical and Experimental Hepatology. Bài viết này của nhóm các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận về một ca nhiễm độc gan dẫn đến tử vong. Bệnh nhân qua đời sau 2 tháng sử dụng thực phẩm chức năng của hãng Herbalife.

Năm phương pháp tự học ngoại ngữ phổ biến

Học ngoại ngữ dựa trên từ vựng hoặc đắm mình trong ngôn ngữ là phương pháp tự học phổ biến nhưng đều có hai mặt lợi và hại.


1. Phương pháp tiếp cận dựa trên từ vựng


Từ vựng là một phần quan trọng cấu thành nên ngôn ngữ nên việc tiếp cận từ vựng ngay từ những ngày đầu là hướng đi của rất nhiều người. Phương pháp bắt đầu từ từ vựng chính là cách trẻ em học ngôn ngữ khi còn nhỏ, thông qua việc liên kết một từ bất kỳ với hình ảnh hoặc các đối tượng tương ứng.

Người học sẽ ghi nhớ từ vựng bằng cách liên tưởng đến hình ảnh, đối tượng cụ thể hóa tương ứng và học thuộc. Ví dụ, khi người mẹ chỉ vào những quả bóng có màu sắc khác nhau, trẻ em có thể kể tên màu sắc của từng quả bóng.

Ưu điểm của phương pháp này là việc ghi nhớ từ vựng đạt hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt là ở thời điểm học ban đầu. Hình ảnh sẽ giúp người học ghi nhớ từ trực quan, sinh động. Việc học thuộc lặp đi lặp lại sẽ khiến từ ngữ khắc ghi sâu hơn trong trí não và khó bị thay đổi.

Tuy nhiên, phương pháp học này thiếu sự liên kết, tập trung vào ngữ pháp. Người học có thể nắm bắt nhiều từ vựng là tốt, nhưng nếu thiếu kiến thức ngữ pháp sẽ không biết cách sử dụng khối lượng từ mình có.


2. Phương pháp dịch đôi


Phương pháp dịch thuật thường được những người học ngôn ngữ trước năm 1900 sử dụng. Đầu tiên, người học lựa chọn một cuốn sách xuất bản bằng ngôn ngữ đang học và một cuốn từ điển ngôn ngữ mẹ đẻ. Họ kết hợp đọc sách, tra từ điển để giải nghĩa từ hoặc cụm từ khó hiểu và viết lại bản dịch. Sau đó, họ tiếp tục sử dụng từ điển để dịch lại bản dịch sang ngôn ngữ đang học và kiểm tra bản dịch so với bản gốc.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Lý do người Nhật có lối sống 'siêu sạch'

Một con phố ở Nhật Bản. Ảnh: Ian Dagnall/Alamy.
"Làm sao để đường phố sạch như vậy" là câu hỏi của hầu hết du khách lần đầu đến Nhật, dù không thấy thùng rác hay lao công.

Những học sinh ngồi ngay ngắn, cặp sách đặt trên bàn, háo hức được về nhà sau một ngày dài với 7 tiết học, mỗi tiết kéo dài 50 phút. Các em vẫn kiên nhẫn lắng nghe khi giáo viên dặn dò thời gian biểu ngày mai. Tiếp đến, như mọi ngày, giáo viên "chốt hạ" bằng câu: "Tất cả các em hãy vào vị trí dọn dẹp hôm nay. Dãy thứ nhất và thứ hai dọn sạch lớp học. Dãy ba và bốn dọn hành lang và cầu thang. Dãy năm sẽ dọn nhà vệ sinh".

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2019

Tổng lãnh sự Hàn Quốc: Hai nước tiến tới 'liên minh kinh tế'

TTO - Ông Lim Jae Hoon cho rằng Việt Nam và Hàn Quốc giờ đây không đơn thuần là quan hệ hợp tác thông thường mà đã trở thành những đối tác quan trọng không thể thiếu lẫn nhau, tiến tới 'liên minh kinh tế'.

Trong bài phát biểu nhân Lễ Quốc khánh mừng kỷ niệm 4351 năm ngày lập quốc Đại Hàn Dân Quốc tổ chức tại TP.HCM, ông Lim Jae Hoon - tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM, cho biết sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 đến nay đã được 27 năm, hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đã phát triển một cách vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch và giao lưu nhân lực.

Quy mô giao dịch thương mại hai nước vào thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 đạt 500 triệu USD, đến năm 2018 con số đã đạt tới 68,3 tỉ USD, tăng gấp 130 lần.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2019

Error: 'dot' is not recognized as an internal or external command, operable program or batch file

Context:
Run spp_test.py example from pyCPA in Windows


Solution: Install graphviz
"Graphviz is a package of open-source tools initiated by AT&T Labs Research for drawing graphs specified in DOT language scripts. "

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Giới tỉ phú Hàn Quốc 'ngắm nghía' bất động sản Việt Nam

Tính đến cuối năm 2018, số người có tài sản trên 1 tỉ won tại Hàn Quốc là 323.000 người, tăng 4,4% so với năm ngoái. 

TTO - Thị trường bất động sản Việt Nam đang được giới tỉ phú đồng won của Hàn Quốc chú ý giữa lúc các nhà đầu tư giàu có ở nước này ngày càng quan tâm đến việc đầu tư ra nước ngoài.



Việt Nam được quan tâm hàng đầu của giới nhà giàu Hàn Quốc khi muốn đầu tư bất động sản ở nước ngoài - Ảnh: KOREA TIMES

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

Một con số đáng kính nể: hơn 70.000 người Nhật đại thọ 100 tuổi

TTO - Cụ thể, số cụ ông, cụ bà chạm mốc 100 tuổi trở lên hiện hơn 71.000 người. Trong đó có 8.463 cụ ông và 62.700 cụ bà. Các cụ bà chiếm tới 88% trong số những người sống thọ trăm tuổi.

Lần đầu tiên trong lịch sử, số người thọ từ 100 tuổi trở lên ở Nhật vượt mốc 70.000. Số liệu do Bộ Y tế, lao động và phúc lợi xã hội Nhật công bố trước ngày Tôn kính người già (16-9) năm nay.

Công ty Hàn Quốc rót 700 triệu USD phát triển POS ở Việt Nam

Khoảng 600.000 thiết bị thẻ thanh toán sẽ được công ty công nghệ Hàn Quốc phát triển ở Việt Nam trong 5 năm tới.

Tại buổi gặp Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ngày 19/9, ông Park Byounggun - Giám đốc Công ty công nghệ Alliex (Hàn Quốc) cho biết, doanh nghiệp này sẽ đầu tư 700 triệu USD trong 5 năm tới xây dựng hạ tầng các điểm bán hàng (Poit of Sale-POS) dùng chung sử dụng công nghệ sinh trắc học, QR Code... ở Việt Nam. Trước mắt doanh nghiệp này sẽ hợp tác với VietinBank và Sacombank triển khai hạ tầng POS dùng chung.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Tình trạng bất định trong sự nghiệp khoa học

Tác-giả: Nguyễn Văn Tuấn

Hôm nọ, tôi biên tập cái EoI cho một em postdoc và sau đó đọc bài viết về chi phí thật sự cho nghiên cứu và công bố khoa học ('The true costs of research and publishing') của Gs Kathryn Rudy (1) tôi thấy ngày nay sự nghiệp khoa học thật là bếp bênh. Thật vậy, người ngoài cuộc có thể không thấy tình trạng bếp bênh đó, vì họ nghĩ giới khoa học rất 'an nhiên'. Cái note này giải thích tại sao đó là một hiểu lầm ...

Ngày nay, chi phí xuất bản khoa học rất cao. Nguồn: https://www.timeshighereducation.com/features/true-costs-research-and-publishing
Thông thường, công chúng nhìn vào giới khoa học, người ta thường hình dung đó là một nhóm người khá lạ thường. Họ có vẻ lập dị, có thể bỏ cả đời để theo đuổi một vấn đề rất nhỏ nào đó chẳng có liên quan gì đến thực tế. Họ cũng viết bài báo, nhưng chẳng ai hiểu họ viết gì vì những từ ngữ có vẻ bí hiểm, cao siêu. Họ nói năng chẳng có cái gì là xác định, còn mặt mũi thì có vẻ đăm chiêu như đang suy nghĩ về một vấn đề nào đó mà người đối diện không rõ. Ngay cả cách họ ăn mặc cũng khác thường, chẳng khác gì thầy cúng sắp làm phận sự. Tóm lại, trong cái nhìn của quần chúng, giới khoa học là những người bất bình thường và có phần ... vô dụng. Vô dụng vì họ lệ thuộc vào tiền thuế của người dân, nhưng người dân thì chẳng hưởng lợi ích bao nhiêu từ họ.

"Nỗi niềm biết tỏ cùng ai"

Nhưng ít ai biết rằng đằng sau những người làm nghiên cứu khoa học là những 'nỗi niềm biết tỏ cùng ai.' Kể ra những nỗi niềm này thì cần đến một cuốn sách và người văn hay chữ tốt. Nhưng ngắn gọn và trên hết là nhà khoa học thường phải đối diện với một tương lai bất định. Hầu hết các nhà khoa học ngoài đại học (tức không hưởng lương từ trường đại học) trên danh nghĩa chỉ tồn tại 1 năm qua hợp đồng, hay nếu may mắn thì 5 năm qua một fellowship rất cạnh tranh. Hôm nay mình còn tồn tại, được mời mọc đây đó, được bay xa và bay cao; còn ngày mai sẽ ra sao rất khó đoán được, vì tất cả phụ thuộc vào nguồn tài trợ. Do đó, tất cả đều không đoán trước được. Cái tương lai bất định và nỗi ám ảnh chông chênh nó đeo đuổi nhà khoa học từ lúc mới bước vào sự nghiệp nghiên cứu cho đến những ngày cuối sự nghiệp, thậm chí cuối đời.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

Nhật Bản thay đổi cách gọi tên thành 'họ trước, tên sau'

Thủ tướng Nhật bản sẽ được gọi là Abe Shinzo
Reuters
Tên người Nhật viết bằng tiếng nước ngoài sẽ được sửa lại theo thứ tự truyền thống là "họ trước, tên sau" như nhiều nước văn hóa Á Đông.