Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Tình trạng bất định trong sự nghiệp khoa học

Tác-giả: Nguyễn Văn Tuấn

Hôm nọ, tôi biên tập cái EoI cho một em postdoc và sau đó đọc bài viết về chi phí thật sự cho nghiên cứu và công bố khoa học ('The true costs of research and publishing') của Gs Kathryn Rudy (1) tôi thấy ngày nay sự nghiệp khoa học thật là bếp bênh. Thật vậy, người ngoài cuộc có thể không thấy tình trạng bếp bênh đó, vì họ nghĩ giới khoa học rất 'an nhiên'. Cái note này giải thích tại sao đó là một hiểu lầm ...

Ngày nay, chi phí xuất bản khoa học rất cao. Nguồn: https://www.timeshighereducation.com/features/true-costs-research-and-publishing
Thông thường, công chúng nhìn vào giới khoa học, người ta thường hình dung đó là một nhóm người khá lạ thường. Họ có vẻ lập dị, có thể bỏ cả đời để theo đuổi một vấn đề rất nhỏ nào đó chẳng có liên quan gì đến thực tế. Họ cũng viết bài báo, nhưng chẳng ai hiểu họ viết gì vì những từ ngữ có vẻ bí hiểm, cao siêu. Họ nói năng chẳng có cái gì là xác định, còn mặt mũi thì có vẻ đăm chiêu như đang suy nghĩ về một vấn đề nào đó mà người đối diện không rõ. Ngay cả cách họ ăn mặc cũng khác thường, chẳng khác gì thầy cúng sắp làm phận sự. Tóm lại, trong cái nhìn của quần chúng, giới khoa học là những người bất bình thường và có phần ... vô dụng. Vô dụng vì họ lệ thuộc vào tiền thuế của người dân, nhưng người dân thì chẳng hưởng lợi ích bao nhiêu từ họ.

"Nỗi niềm biết tỏ cùng ai"

Nhưng ít ai biết rằng đằng sau những người làm nghiên cứu khoa học là những 'nỗi niềm biết tỏ cùng ai.' Kể ra những nỗi niềm này thì cần đến một cuốn sách và người văn hay chữ tốt. Nhưng ngắn gọn và trên hết là nhà khoa học thường phải đối diện với một tương lai bất định. Hầu hết các nhà khoa học ngoài đại học (tức không hưởng lương từ trường đại học) trên danh nghĩa chỉ tồn tại 1 năm qua hợp đồng, hay nếu may mắn thì 5 năm qua một fellowship rất cạnh tranh. Hôm nay mình còn tồn tại, được mời mọc đây đó, được bay xa và bay cao; còn ngày mai sẽ ra sao rất khó đoán được, vì tất cả phụ thuộc vào nguồn tài trợ. Do đó, tất cả đều không đoán trước được. Cái tương lai bất định và nỗi ám ảnh chông chênh nó đeo đuổi nhà khoa học từ lúc mới bước vào sự nghiệp nghiên cứu cho đến những ngày cuối sự nghiệp, thậm chí cuối đời.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

Nhật Bản thay đổi cách gọi tên thành 'họ trước, tên sau'

Thủ tướng Nhật bản sẽ được gọi là Abe Shinzo
Reuters
Tên người Nhật viết bằng tiếng nước ngoài sẽ được sửa lại theo thứ tự truyền thống là "họ trước, tên sau" như nhiều nước văn hóa Á Đông.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Bàn về tính nóng vội của người Hàn Quốc

Ai đã sống ở Hàn Quốc và tiếp xúc với người Hàn Quốc đều nhận thấy người Hàn Quốc tính nóng nảy, hay vội vàng. Dường như câu nói cửa miệng của người Hàn Quốc là "Nhanh lên! Nhanh lên!".

Những hiện tượng dưới đây ta thường gặp ở trong cuộc sống của người Hàn Quốc: trên đường phố, xe ô tô nối đuôi nhau chạy như thác nước. Chiếc xe nào ở phía trước chạy chậm lại một tý liền bị người đi sau la ó quát đi nhanh lên! Trong thang máy, mỗi khi đi lên (hoặc xuống) thang máy sẽ tự động dừng lại ở các tầng và mở cửa, đóng cửa cho khách ra vào, thế nhưng vẫn thấy có những hành khách sốt ruột cứ ấn nút hoài.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019

Kí hiệp định FTA với EU, dấu hiệu Việt Nam sẽ đi con đường khác Trung Quốc

짜오! 베트남
“베트남이 EU와 FTA에 서명한 건, 중국과 다른 길 간다는 신호”

<69> FTA
이창휘 국제노동기구(ILO) 베트남 사무소장이 자신의 집무실 벽에 걸린 사진들을 가리키면서 과거 호찌민 정부가 채택한 노동법에 대해 설명하고 있다.
Trưởng văn phòng Việt Nam của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, ông Lee Chang Hee đang vừa chỉ tay vào những bức tranh treo trên tường vừa giải thích về việc luật lao động được chính phủ Hồ Chí Minh thông qua

지난 6월말 유럽연합(EU)과 자유무역협정(FTA)에 서명한 베트남은 경제뿐만 아니라 사회 정치적으로도 향후 적지 않은 변화를 예고하고 있다. 베트남이 EU의 요구를 수용하고, EU가 베트남의 국제협약 이행 의지를 평가한 결과물이 유럽연합베트남FTA(EVFTA)이기 때문이다. 앞서 EU는 노동자들에게 결사의 자유와 단체 협상권 보장을 베트남에 요구했고, 복수노조 설립 허가를 의미하는 이 대목에서 베트남은 버텼다. 지난 2015년 협상을 끝내놓고도 4년이 지난 뒤에 서명식이 열린 이유다.

Hiệp định tự do mậu dịch (FTA) Việt Nam kí với liên minh châu Âu vào cuối tháng 6 vừa rồi được dự báo sẽ tạo ra biến đổi không nhỏ không chỉ về kinh tế mà còn về cả chính trị và xã hội của Việt Nam.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Lạm bàn về tính ghi ý của chữ Hán (Nhân đọc “Nghiên cứu chữ Hán hiện đại của thế kỷ XX”)*

Tác-giả: Nguyễn Hải Hoành
Báo Tia Sáng
26/06/2019 07:15
Ngôn ngữ** gồm tiếng nói và chữ viết. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “chữ viết là hệ thống ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói”. Chúng tôi thiển nghĩ Chữ viết là hệ thống ký hiệu thị giác dưới dạng văn bản dùng để ghi tiếng nói và ý nghĩ của loài người. Ở đây thêm “ghi ý nghĩ” vì người ta nghĩ nhiều hơn nói, không nói được vẫn có thể dùng chữ để biểu thị ý nghĩ. Thêm “dưới dạng văn bản” để phân biệt với loại ngôn ngữ bằng tay mà người câm điếc dùng, cũng là hệ ký hiệu thị giác ghi tiếng nói và ý nghĩ nhưng không phải là chữ viết. Chữ viết gắn bó chặt chẽ với tiếng nói, khi nghiên cứu chữ viết phải xem xét mối quan hệ cực kỳ quan trọng này.

Hàn Quốc: Kinh tế Triều Tiên tệ nhất 21 năm

Dân số Triều Tiên ước tính khoảng 25,13 triệu người. Thu nhập bình quân đầu người được cho là khoảng 1.298 USD một năm.

Công nhân trong một nhà máy tơ lụa ở Bình Nhưỡng (Triều Tiên). Ảnh: Reuters
Hạn hán và các lệnh trừng phạt quốc tế khiến GDP Triều Tiên giảm năm thứ hai liên tiếp, theo tính toán của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Phụ nữ Nhật thèm tự do hơn kết hôn

Phụ nữ Nhật ngày nay không cần chồng để đảm bảo kinh tế vì họ đã đi làm, có tiền.
Mặc bộ váy trắng, tóc cài voan, Sanae Hanaoka đứng lặng lẽ trên cầu thang, chuẩn bị bước xuống lễ đường."Chà, mình thực sự đang làm điều này", người phụ nữ 31 tuổi tự nhủ. 

Đây không phải đám cưới truyền thống với hai người mà chỉ có một mình Hanaoka. Trong một phòng tiệc ở Tokyo, trước sự chứng kiến của bạn bè, Hanaoka tuyên thệ tình yêu dành cho chính bản thân. 


Sanae Hanaoka làm đám cưới với chính mình. Ảnh: New York Times.


Không lâu trước đây, phụ nữ Nhật quá 25 tuổi vẫn chưa kết hôn bị coi là bánh Giáng sinh, không thể bán được sau ngày 25/12. Ngày nay, những lời nhận xét tiêu cực ấy đã dần phai nhạt bởi xu hướng trì hoãn, thậm chí từ chối kết hôn của phái đẹp.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Đặng Thái - Xã hội Hàn Quốc

Tác giả: Đặng Thái

Xã hội Hàn Quốc (bài 1): Ngắm Hangang, nghĩ về kỳ tích sông Hán
01 tháng 04 năm 2015 - 6:33 am

Cầu đường sắt sông Hán (Hán Giang thiết kiều) sơn hai màu xanh – trắng là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hán. Năm 1897, một kỹ sư người Mỹ là James R. Morse trúng thầu của chính quyền Hàn Quốc nhưng rồi ông gặp khó khăn về tài chính nên thực dân Nhật đã thiết kế lại và hoàn thành vào năm 1900, hơn kém cầu Long Biên mấy tuổi. Cầu có bốn làn riêng biệt, ba làn mới hơn được xây lần lượt vào các năm 1912, 1944 and 1995. Cầu đã từng bị “tiêu thổ kháng chiến” ngay khi bắt đầu chiến tranh Triều Tiên hòng cản bước “xâm lăng” của “giặc phương Bắc” nhưng kết quả là khiến hàng trăm dân thường và quân lính Hàn Quốc không kịp qua sông, bị dồn lại bên bờ bắc và rồi… Đây là cây cầu đã chứng kiến những thăng trầm trong lịch sử Hàn Quốc hiện đại và được xếp hạng là di sản văn hóa.
Lời mở đầu: Đại Hàn Dân Quốc (mà chúng ta thường gọi tắt Hàn Xẻng) là một đất nước giàu có, đó là một sự thật không thể chối cãi. Mỗi một người Việt Nam dù Thủ Tướng hay thường dân xuất khẩu lao động đi chơi Hàn Quốc về, ắt hẳn đều có nhiều suy nghĩ. Càng trăn trở với đất nước thì càng phải nghĩ nhiều. Hàng năm có trên dưới trăm nghìn người Việt Nam sang Hàn Quốc với rất nhiều mục đích khác nhau, người đi ngắn hạn, người đi rất lâu, có người đi mãi mãi không về, nhưng không nhiều trong số đó hiểu được bản chất của xã hội Hàn Quốc như chiều ngược lại họ hiểu về chúng ta. “Chúng ta cần học tập Hàn Quốc nhiều mặt”, chính xác, nhưng mình sẽ không bao giờ nghe lọt tai cái luận điệu mà nhiều người vẫn ra rả: “Hàn Quốc (hay Đài Loan, Nhật Bản) chính là hình mẫu tương lai mà Việt Nam cần phấn đấu đạt được”. Tại sao mình lại nghĩ như vậy? Có những điều hiển nhiên về một vùng đất mà có người ở đấy mười năm chẳng nhận ra, nhưng có khi chỉ cần nhìn nhận thật khách quan lại thấy nó hiển hiện trước mắt. Mời bạn đọc cùng chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe (chứ không có gì là học thuật cao siêu) qua một chuyến đi của mình, ngắn nhưng (mình cho là) giá trị.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Những cô dâu ngoại bị chối bỏ ở Hàn Quốc

Một số cô dâu nước ngoài bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc, bị né tránh tiếp xúc bởi lý do đơn giản: Họ không phải người Hàn Quốc.
Các phụ nữ ngoại quốc học tại một lớp giao tiếp tiếng Hàn tại Trung tâm Nhân quyền cho Phụ nữ Nhập cư ở Seoul năm 2008. Ảnh: Reuters.
Cecilia Flores làm nhân viên pha chế cho một quán cà phê ở quận Mapo, thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Người phụ nữ 32 tuổi này lấy chồng Hàn Quốc và chuyển tới Seoul từ năm 2008. Cô có thể nói chuyện với khách hàng trôi chảy bằng tiếng Hàn, nấu các món ăn Hàn Quốc và am hiểu mọi phong tục của người bản địa.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Năng suất lao động theo giờ của Hàn Quốc xếp nhóm cuối OECD


Theo tài liệu của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), trong năm ngoái, năng suất lao động theo giờ của Hàn Quốc (tức Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo giờ trên một đơn vị người lao động) là 34,3 USD (USD tính theo sức mua tương đương năm 2010), tăng 1,4 USD so với một năm trước.