Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

‘묻지마’ 폭행범 붙잡은 '케이팝스타'





그 상황에 있었다면 누구라도 그렇게 하셨을 거예요.
Bất cứ ai nếu ở vào tình huống đó cũng sẽ làm như vậy.

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Giáo dục Việt Nam: nhận dạng bệnh trạng và đề nghị cải cách

Hiến kế cải cách giáo dục Việt Nam 

Tác·giả: Nguyễn·Văn·Tuấn
Viện nghiên cứu Y khoa Garvan 
Trường đại học New South Wales
Australia
2015/01/10

Thật khó mà liệt kê hết những tín hiệu về sự suy thoái của nền giáo dục. Nhưng đây đó và một cách thường xuyên, chúng ta chứng kiến những sự việc có liên quan đến -- hay xuất phát từ -- giáo dục. Những sự việc này tuy nhỏ nếu nhìn bề mặt, nhưng phía dưới bề mặt đó, nó lại là một căn bệnh trầm kha của nền giáo dục đã và đang gặp trở ngại, một nền giáo dục được xây dựng trên nền tảng của một chủ trương có thể nói là sai lầm.

Phần I: Những tín hiệu

Chẳng hạn như câu chuyện về chương trình "Ai là triệu phú" trên đài truyền hình VTV3 làm giới báo chí xôn xao gần đây (1). Trong chương trình, người ta đưa ra câu hỏi "Ba thương con vì con giống mẹ, mẹ thương con vì con giống ai" và người ta cho 4 câu trả lời: (a) ông hàng xóm; (b) chú cạnh nhà; (c) ba; và (d) bác đầu ngõ. Thoạt đầu nếu chỉ thấy lướt qua thì ai cũng cười nghiêng ngả vì cái trò hề, nhưng sau trận cười, có lẽ nhiều người sẽ giật mình. Giật mình vì câu hỏi hết sức vô duyên, và những câu trả lời cực kì vô giáo dục. Tính vô duyên và vô giáo dục đó, cùng với những sự việc khác trong thời gian qua, là những tín hiệu của một nền giáo dục đang xuống dốc không kìm lại được.

Câu hỏi "mẹ thương con vì con giống ai" có vẻ là một chuyện tiếu lâm trên bàn nhậu, hơn là một câu hỏi nghiêm túc mang tính giáo dục. Đọc câu hỏi này chúng ta nhớ đến quyển Từ điển Tiếng Việt của một tác giả bí ẩn tên là Vũ Chất. Quyển từ điển đó gây xôn xao và làm tốn nhiều giấy mực của báo chí một thời, vì những kiểu giải thích tếu táo như "Quản giáo" là "Người coi một giáo đường hay tu viện", "Tù trưởng" là "người đứng đầu trông coi tội nhân", "Tao đàn là "Chỗ nằm của tao nhân thi sĩ", v.v. Ấy thế mà quyển từđiển được Nhà xuất bản Trẻ phát hành! Mà, còn ghi rõ là "Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh" (2). Quyển từ điển đã bị thu hồi, nhưng không ai đoán được tác động của nó. Câu hỏi "mẹ thương con vì con giống ai" thuộc cái típ của Từ điển Tiếng Việt của Vũ Chất.

Điều đáng nói là người ta lẫn lộn giữa sự tếu táo và học thuật. Những câu nói vô duyên như thế và những câu trả lời "mất dạy" như thế mà được đưa lên đài truyền hình quốc gia cho hàng triệu người xem. Nó chứng tỏ những người "gác cổng" đền giáo dục đã thất bại một cách thê thảm. Không thểbiện minh bằng bất cứ lí lẽ nào cho sự thất bại đó.

1.1 Những người "gác đền"

Nói đến những người gác đền, chúng ta nghĩ ngay đến người đứng đầu ngành giáo dục.

[Song] Bad project (for PhD students, Lady Gaga parody) by Zheng Lab

40 năm trước kinh tế Việt Nam bằng Hàn Quốc?

Tác·giả: Nguyễn·Văn·Tuấn

Một bài báo trên Vietnamnet của một vị giáo sư cao tuổi viết rằng "Khoảng 40 năm trước đây kinh tế Việt Nam (VN) với Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên còn ngang hàng nhau. So với Hàn Quốc kinh tế ở miền Bắc khi đó còn nhỉnh hơn một chút. GDP bình quân đầu người ở miền Bắc là khoảng 100 USD/người, còn Hàn Quốc là khoảng 80 USD/người." (1). Cứ mỗi lần đọc những nhận xét như thế này tôi thấy phân vân vì khó tin. Tôi nghĩ 40 năm trước, Hàn Quốc đã hơn hẳn VN về kinh tế và khoa học & công nghệ.

Tôi thử kiểm tra nguồn tài liệu của World Bank (2) thì thấy rõ ràng năm 1975, Hàn Quốc có GDP cao hơn Việt Nam. Theo số liệu của World Bank World Development Indicators do nhóm Oxford Economic Forecasting phân tích, thì GDP của Hàn Quốc năm 1975 là 100 tỉ USD (tính theo giá trị năm 2010), cao gấp 5.5 lần so với VN (lúc đó ước tính là 18.1 tỉ USD). Thật ra, năm 1975, GDP của Thái Lan là 43.2 tỉ USD, tức đã hơn gấp 2 lần VN.

Theo tính toán của WB thì GDP đầu người năm 1975 của Hàn Quốc là 646 USD (thời giá 2010), Thái Lan là 351 USD, và VN thì mãi đến 1985 cũng chỉ 239 USD (3).

Tôi thấy mấy con số này có vẻ phù hợp với thực tế mà tôi quan sát. Năm 1981, khi đến Thái Lan, tôi đã thấy họ hơn miền Nam rất xa. Thủ đô Bangkok của họ đã hơn hẳn Sài Gòn về qui mô và trình độ phát triển. Mà, nghĩ cũng hợp lí, một đất nước bị tàn phá vì chiến tranh thì làm sao bằng một đất nước làm giàu trong thời bình, thậm chí còn nhờ chiến tranh của VN mà họ thăng tiến. Chẳng hiểu sao thời đó mình hay gọi Sài Gòn là "Hòn ngọc Viễn Đông". Có lẽ là một cách tự ru ngủ mình thôi.

Trước 1975, Hàn Quốc (lúc đó tụi tôi quen gọi là "Đại Hàn") từng tài trợ cho miền Nam Việt Nam. Năm 1972 họ từng xây dựng bệnh viện cho VNCH (Bệnh viện Chợ Quán). Trước đó (1969-70) Hàn Quốc đã từng xây xa lộ cho VNCH và được dùng cho đến nay. Thời đó, trình độ công nghệ cầu đường của họ đã hơn hẳn VN (không tính miền Bắc VN). Khó có thể nói 40 năm trước Hàn Quốc tương đương với VN được. Tôi nghĩ 40 năm trước Hàn Quốc đã hơn VN khá xa.

===
(1) VietnamNet, Người Việt: Cứ mãi làm theo, sẽ luôn tụt hậu, 26/12/2014



Nguồn: https://www.facebook.com/drtuannguyen/posts/10203717396162501, December 26, 2014

Xem thêm: 
Hàn·Quốc thời phong·kiến đã văn·minh vượt·trội hơn hẳn Việt·Nam
Di·sản phát·minh độc·đáo của người Hàn·Quốc

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Ăn cà chua xanh dễ bị ngộ độc

Những bệnh cần rất thận trọng khi ăn cà chua


(LĐO) B.T - TỔNG HỢP - 7:14 PM, 23/11/2014


Cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Cà chua giúp phòng ung thư, tốt cho người viêm thận, bảo vệ tim mạch,... Tuy nhiên, khi ăn cà chua, cần đặc biệt lưu ý những điều dưới đây để tránh gây hại cho sức khỏe.

Không nên đun cà chua quá kĩ: Nếu đun cà chua ở nhiệt độ cao quá lâu hoặc đun đi đun lại nhiều lần thì sẽ làm mất đi các vitamin và làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong cà chua. Vì vậy, không nên đun cà chua quá lâu để giữ lại được các chất dinh dưỡng bạn nhé!
Không ăn cà chua xanh: Ăn cà chua lúc chưa chín là một sai lầm lớn vì bạn có thể sẽ bị ngộ độc. Bởi trong cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn hợp chất có tên ‘alkaloid’ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua sẽ giảm dần và hết khi cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua chưa chín, tuyệt đối không nên ăn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Trung·Quốc đã vượt Mỹ và trở·thành bá·chủ kinh·tế thế·giới

GLOBAL ECONOMY

China surpasses U.S. to become largest world economy



Nov. 9, 2014 - FILE photo of woman walking past a shop in Huairou district where the g Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) summit met in Beijing, China. For the first time in decades, the U.S. is no longer the largest economy in the world, and China has become number one. (AP)
For the first time in decades, the U.S. is no longer the largest economy in the world, and China has become number one, the International Monetary Fund says. 
The IMF recently released the latest numbers for the world economy, stating that China will produce $17.6 trillion in terms of goods and services--  compared with $17.4 trillion for the U.S.

Người Hồi·giáo sẽ thống·trị thế·giới?


Số người theo đạo Hồi trên thế giới rất đông (1.6 tỉ người năm 2012), chỉ đứng thứ nhì sau Thiên chúa giáo và được dự báo sẽ vượt lên đứng đầu trong tương lai không xa. 

Đạo này coi Chúa Jesus của Thiên chúa giáo là một trong các đấng tiên tri và Muhammad (570-632) là đấng tiên tri cuối cùng ghi lại lời của Thượng đế vào kinh thánh. Họ rất yêu mến ngài Jesus. "Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah (tức Thượng đế) nhưng họ không thi hành theo vì sự "lệch lạc" do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur'an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó."

Đấng tiên tri Muhammad có tới 13 bà vợ, trong đó có bà Aisha (613-678) ông cưới lúc bà mới 6 tuổi và khi đó ông đã hơn 50 tuổi (chuyện này hay bị thế giới phương Tây châm biếm), bà Aisha có công lớn trong việc truyền bá tư tưởng của Muhammad. 

Đạo Hồi có một luật rất nghiêm khắc: Nếu trai gái ngủ với nhau mà người con trai không chịu cưới cô gái thì chàng trai sẽ bị đi tù.

(trong tiếng Ả Rập, Islam = Hồi giáo, Muslim = người theo Hồi giáo)

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Phim tài liệu ăn khách cuối năm 2014: Người ơi, đừng qua sông

Tác·giả: Thảo·Nguyên

님아 그 강을 건너지 마오 (Người ơi, đừng qua sông)

Đây là tiêu đề bộ phim tài liệu dài 85 phút của đạo diễn Jin Mo Young, kể về cuộc sống lãng mạn có thực của vợ chồng ông Jo Byeong Man (98 tuổi) và bà Kang Gye Yeol (89 tuổi).

Hai ông bà sống với nhau hơn 75 năm, có tổng cộng 35 người con, cháu chắt nhưng vẫn sống độc lập trong một môi nhà nhỏ dưới chân núi của tỉnh Gangwon. Để thực hiện bộ phim tài liệu này, đoàn làm phim đã phải quay từ năm 2012, từ lúc ông bà khỏe mạnh cho đến tận khi ông qua đời. Bộ phim đã lấy đi nước mắt của người dân Hàn Quốc cũng như quốc tế.

Ra rạp từ hôm 27/1/2014, bộ phim tài liệu "Người ơi đừng qua sông" ngay lập tức trở thành hiện tượng phòng vé, thu hút hàng triệu khán giả mọi lứa tuổi. Chỉ trong tuần đầu công chiếu, bộ phim có ngân sách 110.000 USD thu về 4,6 triệu USD và vươn lên đứng đầu doanh thu phòng vé xứ kim chi, soán ngôi các bom tấn Mỹ là Interstellar và Exodus: Gods & Kings.

Đến gần cuối tháng 12, phim hút hơn ba triệu lượt khán giả Hàn Quốc đến rạp, thu về gần 8 triệu USD và vẫn đang tiếp tục ăn khách. Ban đầu, phim chỉ được chiếu hạn chế ở 186 phòng rạp, đến nay phim có mặt ở 806 phòng chiếu và trở thành tác phẩm độc lập thành công nhất Hàn Quốc.



Các khán giả khi xem, ai cũng khóc vì thương và vì khâm phục tình yêu vừa giản dị nhưng lại vừa sâu nặng của hai ông bà. Hai ông bà chẳng bao giờ to tiếng, đưa cho nhau cái gì cũng nói "cảm ơn bà lão, cảm ơn ông lão".

– Ông lão ăn cơm đi
– Vâng, cảm ơn bà lão

"Ông ấy chẳng bao giờ chê cơm tôi nấu. Cho cái gì cũng khen ngon. Hôm nào đồ ăn ngon thật thì ăn nhiều, không ngon thì ăn ít"

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

90% món ăn cung đình Huế là "dỏm"

TTO - Đó là vấn đề được nêu ra và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu tại hội thảo "Văn hóa Huế - đặc điểm lịch sử và vấn đề bảo tồn và phát triển" diễn ra vào ngày 17-12, tại TP Huế.

Tái hiện một bữa ngự yến của triều Nguyễn tại Fesstival Huế 2014 - Ảnh: Minh Tự
Các tham luận cho biết ẩm thực Huế, trong đó có ẩm thực cung đình, được xem là một nét đặc sắc của văn hóa của Huế, bởi nó mang những đặc tính riêng biệt so với các vùng khác trên cả nước.

Hiện nay cả nước ta có khoảng 2.700 món ăn, riêng ở Huế có đến 1.700 món ăn. Sự đa dạng và phong phú cũng như những nét độc đáo, riêng biệt trong cách chế biến cũng như thưởng thức các món ăn của người Huế đã đưa nó trở thành một nét văn hóa đặc sắc của Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung.