Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Quy·hoạch tuyệt·vời của thủ·đô Bình·Nhưỡng, Bắc Hàn


Enter Pyongyang from JT Singh on Vimeo.

 "Thủ đô của Bắc Triều Tiên là Bình Nhưỡng, là một thủ đô tương đối đẹp. Trong quyển sách “Những nền văn minh thế giới” đã liệt thủ đô Bình Nhưỡng là một trong những thủ đô đẹp của thế giới. Sau chiến tranh Triều Tiên 1952-1953, thủ đô Bình Nhưỡng bị san bằng tất cả. Sau đó Liên Xô đứng ra thiết kế lại toàn bộ, cho quy hoạch xây dựng Thủ đô. Quy hoạch này được thiết kế rất hoàn chỉnh, xây rất lớn, như tòa thư viện nhân dân ở giữa thủ đô, Hội trường Quốc hội rất lớn và đẹp, kè của con sông Đại Đồng chảy qua thủ đô đẹp mỹ mãn. Cho đến bây giờ vẫn theo quy hoạch này. Chỉ tội cái nền khoa học kỹ thuật, kinh tế yếu nên trông nó rất buồn tẻ, nhưng lúc nào cũng cảm thấy nó thanh bình, như cây liễu rủ bên sông Đại Đồng, đường phố thì rộng lớn, đẹp đẽ và quy củ. Xã hội rất ngăn nắp, giáo dục rất nghiêm chỉnh tất nhiên là rất lạc hậu."

trích Bắc Triều Tiên, câu hỏi lớn chưa có lời giải

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

[Hài·kịch Hàn·Quốc] Trại cai·nghiện smart phone

Xe·hơi bay đầu·tiên có thể cất·cánh thẳng·đứng sẽ được bán trên thị·trường vào năm 2015

The first flying car is finally here, goes on sale 2015- it can take off vertically in traffic jam!
The first flying cars are set to go on sale to the public as early as 2015.

1

Terrafugia has announced its Transition design, which is part sedan, part private jet with two seats, four wheels and wings that fold up so it can be driven like a car, will be on sale in less than two years. The Massachusetts-based firm has also unveiled plans for a TF-X model that will be small enough to fit in a garage, and won’t need a runway to take off. Would you buy one?
Video:

Câu tiếng Hàn trong ngày 2014-08-08


 Sentence of the Day (Basic):

청춘은 다시 찾아오지 않아요.
Tuổi trẻ chỉ có một lần. (Tuổi trẻ không tìm đến lần nữa) You are only young once.

Phân·tích câu...

Tại sao người Do·Thái luôn có nhiều ý·tưởng?

"Việc gì ta phải mất công tưởng tượng xem Chúa trông thế nào trong khi chỉ cần ra ngoài và mua một bức tượng Chúa làm sẵn, một bản sao ý tưởng của một nhà điêu khắc về Chúa? Đó là suy nghĩ của những người ngoại đạo, và thậm chí đó cũng là suy nghĩ của hầu hết mọi người thời nay. Người Do Thái cũng biết rằng cầu nguyện trước một bức tượng dễ hơn nhiều nhưng họ lại chọn cách khác. Vì một lí do nào đó, họ cảm thấy rằng một vị chúa mà mũi làm bằng đất sét rồi cuối cùng kiểu gì cũng rơi ra thì không thể nào tượng trưng, chứ chưa nói đến là một quyền lực cao hơn được. Kết luận rất logic này đã dẫn họ đến việc đòi hỏi bản chất thật sự của Chúa. Càng nghĩ nhiều về điều đó, người Do Thái càng đi đến kết luận rằng hình ảnh chân thật duy nhất về Chúa chính là sản phẩm tạo ra từ trí tưởng tượng của chúng ta. Vào ngày đó, họ nhận ra rằng trí tưởng tượng chính là sức mạnh. Nếu bạn có thể hình dung ra Chúa, tin vào Người và cảm thông với những gì bạn nhìn thấy bằng còn mắt của lí trí, thì chính cái khả năng tưởng tượng đó sẽ giúp bạn tạo nên những ý tưởng độc nhất mà chưa ai từng nghĩ đến, những ý chuyển có thể làm xoay chuyển thực tại." (Eran Katz, Trí tuệ Do Thái)

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Tính cộng·đồng đáng nể của người Hàn·Quốc

Tác·giả: Lê Huy Khoa

Bản chất của con người là sống nương tựa vào nhau, mức độ đó yếu hay mạnh thể hiện qua từng đặc tính văn hóa của từng dân tộc. Ở xã hội toàn cầu hóa thì con người lại càng cần có nhu cầu liên kết. Nếu ai đã từng đọc quyển sách “Người Trung Hoa lưu lạc” thì sẽ hiểu tại sao người Hoa Kiều lại có thể đi khắp mọi nơi trên thế giới và tồn tại tốt. Và nếu ai đã tiếp xúc với người Hàn Quốc thì sẽ thấy tính cộng đồng của họ mạnh mẽ đến thế nào.

Ở Việt Nam có khoảng 80 000- 100 000 người Hàn Quốc đầu tư sinh sống, từ tập đoàn hùng mạnh như Samsung cho đến những nghề nhỏ hơn. Họ làm đủ nghề, bất kể qui mô lớn nhỏ, từ những cái nhỏ nhất như bán thịt heo, gia hạn visa, quán ăn, đặt vé máy bay, giặt là, dịch thuật, karaoke, hướng dẫn du lịch.. và có đặc điểm chung là đều tồn tại được vì tính cộng đồng của họ.

Biểu hiện đơn giản nhất hằng ngày của họ là làm gì cũng phải theo nhóm, ăn, uống cà phê cũng phải ngồi theo chung, ít sinh hoạt cá nhân.

Tìm hiểu, chúng ta sẽ thấy các doanh nghiệp Hàn Quốc chỉ sử dụng dịch vụ do công ty Hàn cung cấp, từ bảo hiểm, vận chuyển, thông quan, tài chính, trang trí, dịch vụ tư vấn, luật, xây dựng.. Người Việt không chen chân vào được mấy lĩnh vực này.

Phi·cơ chiến·đấu đầu·tiên do Việt·Nam Cộng·hòa chế·tạo năm 1972

Máy bay đầu tiên do người Việt Nam chế tạo có tên là "Tiền Phong 001" có nghĩa là “ngọn gió đi trước”, tên là “Tiền Phong 001”, vì dự định sau đó sẽ chế tạo thêm Tiền Phong 002, Tiền Phong 003 và 004 v.v..
Kỹ sư trưởng của công trình này là ông Nguyễn Tú.
Một số hình ảnh về máy bay Tiền phong 001.

Buổi giới thiệu chiếc máy bay đầu tiên do Không quân Việt Nam chế tạo.

Cuộc hôn·nhân thứ hai của bà vợ góa Pushkin


Pyotr Lanskoy và Natalya Goncharova
Pyotr Lanskoy và Natalya Goncharova
Ngày 16 tháng 7 năm 1844, bảy năm sau khi nhà thơ Nga Aleksandr Pushkin qua đời, bà vợ góa của ông Natalya Goncharova đã lên xe hoa lần thứ hai. Chồng bà là trung tướng Pyotr Petrovich Lanskoy – họ sống với nhau 19 năm hạnh phúc, cho tới lúc Natalya Goncharova mất, năm 1863. 

Là con gái của một thương gia, Natalya Goncharova gặp người chồng đầu tiên của mình năm 16 tuổi, lúc ông đã là một nhà thơ nổi tiếng, hơn bà 13 tuổi. Pushkin ngỏ lời cầu hôn gần như ngay lập tức, thế nhưng do mâu thuẫn với bà mẹ vợ tương lai và thiếu tiền nên mãi ba năm sau Goncharova và Pushkin mới làm lễ cưới. Họ sống với nhau chưa đầy 6 năm – cái chết bi thảm của nhà thơ trong cuộc đấu súng đã biến Natalya Goncharova thành góa phụ với 4 đứa con nhỏ trên tay.

Các nhà nghiên cứu tác phẩm và tiểu sử Pushkin cho đến nay vẫn chưa có sự đánh giá thống nhất về người vợ duy nhất của ông.

Người ta coi bà là một phụ nữ nông cạn, không hiểu biết gì về thơ ca, chỉ thích khiêu vũ và các cuộc chiêu đãi trong giới thượng lưu, có tin đồn bà là nhân tình của hoàng đế Nikolai đệ nhất, thậm chí suýt trở thành đồng lõa với gia đình Dantes (kẻ đã bắn chết Pushkin), và tất nhiên là người gián tiếp có lỗi trong cái chết của “mặt trời thi ca Nga”.

Tựu trường


Cứ mỗi độ thu sang 

Hoa cúc lại nở vàng
Ngoài vườn hương thơm ngát
Ong bướm bay rộn ràng 
Em cắp sách đến trường
Nắng thu trải trên đường
Trời trong xanh gió mát
Đẹp thay lúc thu sang.

Nguồn: Sách giáo khoa lớp 1 (xưa)

Đám ma bác giun

Tác·giả: Trần·Đăng·Khoa


Bác Giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra 
Kiến con đi trước, kiến già theo sau



Cầm hương kiến Đất bạc đầu
Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

Đám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
Kiến Đen uống rượu la đà

Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...


1967
Tập thơ "Góc sân và khoảng trời"
Nxb Văn hóa dân tộc, 1999
Hình minh họa: Báo Thể thao văn hóa