Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Đuôi câu cảm·thán: (는)구나, (는)군요 (thì ra...)

Người dịch và biên·soạn: Nguyễn·Tiến·Hải

Đuôi câu cảm·thán: (는)구나, (는)군요


(는)구나 dùng khi nói chuyện thân·mật giữa bạn·bè hay với người nhỏ tuổi hơn. (반말)

(는)군요 dùng khi nói chuyện tôn·kính (với người lớn tuổi hơn, chức vụ cao hơn). (존댓말)

Ý·nghĩa:


Bạn dùng (는)구나 và (는)군요 khi lần đầu·tiên bạn chợt nhận ra hay phát·hiện ra cái gì đó. Cấu·trúc này chủ·yếu dùng để biểu·hiện sự ngộ ra, nhận ra của bạn về một điều gì đó. Đôi khi nó có ý·nghĩa chỉ sự ngạc·nhiên tùy·thuộc vào giọng·điệu của bạn. Có·thể dịch ra tiếng Việt: "thì ra....", "vậy ra...", "...sao?",...

Thử so·sánh các câu sau:

1.

여기 있었어요. = Nó đã ở đây ạ.

(존댓말) 여기 있었군요. = Thì ra nó đã [từng] ở đây ạ. /(Cháu nhận ra) nó đã (từng) ở đây ạ.

(반말) 여기 있었구나. = Thì ra nó đã ở đây. /(Mình chợt nhận ra) nó đã (từng) ở đây.

2.

생각보다 비싸. = Nó đắt hơn cháu nghĩ ạ.

(존댓말) 생각보다 비싸군요. = Thì ra nó đắt hơn cháu nghĩ ạ.

(반말)  생각 보다 비싸구나. = Thì ra nó đắt hơn mình nghĩ.

3.

여기 사라요. = Anh ấy sống ở đây ạ.

(존댓말) 여기 사는군요. = Thì ra anh ấy sống ở đây ạ.

(반말) 여기 사는구나.Thì ra anh ấy sống ở đây.

Cách cấu·tạo:


Thì quá·khứ:


Gốc động·từ + 았/었/였군요

Gốc động·từ + 았/었/였구나

Thì hiện·tại:


Động·từ hành·động: Gốc động·từ + 는군요/는구나

Động·từ mô·tả (tính·từ): Gốc động·từ + 군요/구나.

다 => 있군요.

비싸다 => 비싸군요.

Danh·từ + 군요/구나


Trong cấu·trúc "Danh·từ + 이다":

- nếu danh·từ có 받침 thì giữ 이 và thêm 군요/구나.

학생이다 => 학생이군요/학생이구나.

- nếu danh·từ không có 받침 thì bỏ 이 và thêm 군요/구나.

이거군요/이거구나.

(는)군요 và (는)군


(는)군요 bỏ 요 thì sẽ thành (는)군, sẽ tương·tự về mức·độ lịch·sự như (는)구나. Nhưng (는)군 là cách nói "sách vở". Còn trong lời nói hàng ngày, phụ·nữ Hàn thường dùng (는)구나.

Các ví·dụ khác


1. 여기 진짜 넓구나! = Chỗ này rộng ghê!/ Chỗ này mới rộng làm sao!

[phát·âm: 여기 진짜 널구나 ]

2. 이게 그거였군요. = Vậy ra đây là cái bạn nói sao.

3. 이렇게 하는 거군요. = Vậy ra đây là cách bạn làm.

4. 벌써 11월이구나! = Đã là tháng 11 rồi sao! (Trước đó tôi không nhận ra)

5. 어제도 만났군요. = Thì ra đã gặp hôm qua rồi. (trước đây không biết, giờ mới chợt phát·hiện ra)

References: 


Talk to me In Korea, Level 7 Lesson 1 / I see that …, I just realized that … / -(는)구나 / -(는)군요, By Kyeong-eun Choi on October 27, 2011 http://www.talktomeinkorean.com/lessons/l7l1/

N인 것 같다 (Có vẻ giống ai hay cái gì)

Người dịch và biên-soạn: Nguyễn-Tiến-Hải

N인 것 같다  = Có vẻ là N


N là một danh-từ. 같다 có nghĩa là "giống (nhau)".

Cấu-trúc này dùng khi nói đối-tượng trông giống ai hay giống cái gì đó. Có thể dịch sang tiếng Việt là "có vẻ là", "có vẻ như là", "dường như là", "trông giống", "có vẻ giống",....

Ví-dụ:

1. 저분은 한국 사람인 것 같습니다. = Người kia có vẻ là người Hàn-Quốc.

2. 그분이 영숙 씨의 어머니인 것 같아요. = Người đó dường như là mẹ của 영숙.

4. 이것은 아주 좋은 시계인 것 같군요. = Thứ này có vẻ là đồng-hồ tốt.

5. 저 사람이 철수 씨의 친구인 것 같지요? = Người kia có vẻ là bạn của 철수, đúng không?

References:

서울대학교, "한국어 2", 4과.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

V-(으)ㄹ 줄 알다 (biết làm gì)

Người·dịch và biên·soạn: Nguyễn·Tiến·Hải

V~() 알다 = biết làm hành·động V

V~() 모르다 = không biết làm hành·động V


알다 và 모르다 chia ở thì hiện·tại.

Ví·dụ:

1. 한자를 읽을 아세요?  (Ông có biết đọc chữ Hán không ạ?)

· 아니요, 읽을  몰라요. (Không, tôi không biết đọc [chữ Hán]).

2. 동생은 수영할  몰라요. = Em tôi không biết bơi.

3. 저는 일본어를  알아요. = Tôi biết nói tiếng Nhật·Bản.

4. 친구는 운전할 모릅니다. = Bạn tôi không biết lái xe. 

So·sánh với V () 있다/


V () 있다/없다 có nghĩa là có thể/không thể làm được việc gì (hành·động V). Cấu·trúc này chủ·yếu nói về khả·năng, năng·lực của ai đó có thể làm được việc gì đó hay không. Mặt khác, V·() 알다 có nghĩa là bạn biết cách làm việc gì đó, trong nhiều trường·hợp, là do bạn đã được học qua cách làm nó. Vì thế, có·thể có trường·hợp bạn CÓ·THỂ (V () 있다) làm được việc gì đó (tiềm·năng bạn làm được), nhưng bạn CHƯA THỂ làm nó bây giờ được vì bạn vẫn chưa được học qua cách làm việc đó.

Ví·dụ:
아직 몰라요. 그런데 있어요.  = Tôi vẫn chưa biết làm việc này. Nhưng tôi có thể làm được.

References: 

1. 서울대학교, "한국어 2" textbook, 4.



Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

어 đọc là o hay là ơ?

Tác-giả: Nguyễn-Tiến-Hải

Hiện nay có nhiều cuốn sách dạy học tiếng Hàn-Quốc xuất-bản ở Việt-Nam phiên-âm nhiều từ trong tiếng Hàn Quốc có nguyên-âm thành Ơ. Ví-dụ:

1) "Các nguyên tắc phát âm & luyện phát âm" của tác-giả Lê Huy Khoa, Nhà-xuất-bản Trẻ, 2007.

2) "Tự học giao tiếp tiếng Hàn cơ bản", Lê Huy Khoa biên-soạn, Nhà-xuất-bản Trẻ 2003.

3) "Hội thoại Hàn-Anh-Việt" của các tác-giả Trần Thị Sen và Vũ Huy Túy, Nhà-xuất-bản Văn-hóa Thông-tin, 2001.

...

Thực ra, người dân thủ-đô Seoul và vùng lân-cận đọc  O chứ không phải Ơ. Tên thủ-đô 서울 là Xo-ul chứ không phải là Xơ-ul như ai đó đã từng phiên-âm và đã phổ-biến trong sách báo và phim ảnh Việt Nam. Có nơi còn nói là thủ-đô Xê-un?

Ơ là cách phát-âm 어 của người dân vùng Pusan (부산) phía Nam Hàn-Quốc. Pusan là thành-phố lớn thứ nhì Hàn-Quốc, sau 서울. Ngoài ra, dân vùng Pusan cũng có một số khác-biệt nữa về cách phát-âm, ví-dụ:

1) có người nói 없어요 thành Op-XÊ-dô trong khi dân thủ-đô 서울 nói Op-XO-dô

2) 농협 --âm Seoul: nôông-hiop, âm Pusan: nôông-hiếp (?)

2) 맞다    --âm Seoul: mạt ttà, âm Pusan: man-na (phim 응답하라 1997 hoặc 응답하라1994)

3) 먹어라  --âm Seoul: mo-ko-ra, âm Pusan: man-mu-ro (phim 응답하라 1997 hoặc 응답하라1994)

Vậy tại sao người Hàn-Quốc không phiên-âm 서울 thành Soul mà lại là Seoul?

Người Hàn-Quốc phiên-âm chủ-yếu là phục-vụ người nói tiếng Anh (người Mỹ), họ sợ viết o người Mỹ sẽ đọc là âu (oh), Xâu ul, nên họ thêm chữ e vào trước chữ o để báo rằng chữ này đọc khác. Người nói tiếng Anh phát-âm chữ S là xờ.

Tôi cho rằng nếu phiên-âm thì nên phiên-âm theo tiếng chuẩn của thủ-đô Seoul Hàn-Quốc. Nếu phiên-âm theo tiếng địa-phương khác (ví-dụ Pusan) thì nên ghi rõ là tiếng địa-phương. Tất-nhiên là không nên phiên-âm vì các ngôn-ngữ có sự khác-biệt nhỏ trong phát-âm.

 References:

Video clip phát-âm nguyên-âm tiếng Hàn-Quốc  http://www.youtube.com/watch?v=aWyaQa2RsaY

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Danh-từ (N)+로/으로 (bằng N/tới N)

Người dịch và biên-soạn: Nguyễn-Tiến-Hải

Trợ-từ  으로/로 


Những từ tận-cùng bằng phụ-âm khác thì thêm 으로.

Những từ tận-cùng bằng nguyên-âm hoặc phụ-âm ㄹ thì thêm .

Ví-dụ:

  • 트럭으로 = bằng xe-tải

  • 핸드폰으로 = bằng điện-thoại di-động



  • 컴퓨터로 = bằng máy-vi-tính

  • 차로 = bằng xe-hơi



  • 연필로 = bằng bút-chì


I. 으로/로 dùng cho các công-cụ/phương-pháp phương-tiện mà bạn dùng để làm một việc nào đó

Ví-dụ 1:

  • 가위로 종이를 잘랐다 = Tôi đã cắt giấy bằng (/với) một cái kéo.

  • 연필로 그림을 그렸다 = Tôi đã vẽ một bức tranh bằng bút chì.

  • 활로 사냥을 했다 = Tôi đã săn-bắn với một cái cung.


Ví-dụ 2:

  • 다윗은 좋은 머리로 골리앗을 이겼다 = Với cái đầu tốt (thông-minh), Daivid đã thắng Goliath.

  • 나는 상상으로 천국을 보았다 = Tôi đã thấy thiên-đàng bằng tưởng-tượng.

  • 갈매기는 큰 부리로 물고기를 잡았다 = Mòng biển bắt được cá bằng cái mỏ lớn của nó.


Ví-dụ 3:

  • 비행기로 섬에 갔다 = Tôi đã đi tới một hòn đảo bằng máy-bay.

  • 차로 학교까지 1시간 걸린다 = Đi tới trường bằng xe hơi mất 1h.

  • KTX로 서울에서 부산까지 3시간 걸린다 = Từ Seoul đến Busan mất 3h bằng tàu KTX.


II. 으로/로 dùng cho đích hay địa-điểm mà bạn hướng tới (sẽ đi tới)

  • 천국으로 간다 = đi tới thiên-đàng

  • 천국으로 들어가는 문 = cửa đi vào thiên-đàng

  • 나오미는 모압으로 떠났어요 = Naomi đã rời đến Moab.

  • 짐은 집으로 갔다 = Jim đã về nhà.


으로/로 khác với 에/게 ở chỗ 으로/로 nhấn-mạnh nơi bạn hướng tới, còn 에/게 thì không.

나는 집으로 갔다 =Tôi đã đi về nhà. (Tôi đã không đi bất-cứ nơi nào khác.)

References:
1) http://www.learnkoreanlp.com/2008/08/particles_30.html

N1에게 N2을/를 부치다 (Gửi cho ai cái gì qua bưu-điện)

Người dịch và biên-soạn: Nguyễn-Tiến-Hải

N1에게 N2을/를 부치다 (Gửi cho ai cái gì qua bưu-điện)


Gửi đồ-vật N2 cho người N1 qua bưu-điện

부치다 = gửi (gửi thư, gửi qua đường bưu-điện)

từ gần nghĩa (hay đồng nghĩa?) : 보내대 = gửi.

Ví-dụ: 

1. 저는 친구에게 편지를 부치려고 해요. = Tôi muốn gửi thư cho bạn [tôi].

2. 어제 동생에게 책을 부쳤어요. = Hôm qua tôi đã gửi sách cho em tôi.

3. 친구에게 꽃을 보내려고 해요. = Tôi muốn gửi hoa cho bạn [tôi].

4. 후주에 있는 친구에게 무었을 보낼 까요?  = Tôi nên gửi gì cho người bạn đang sống ở Úc nhỉ?

References:

서울대, "한국어2" textbook, 3과.

N이/가 걸리다 (mất thời-gian N)

Người dịch và biên-soạn: Nguyễn-Tiến-Hải

N이/가 걸리다 = mất thời-gian N

N là một danh-từ chỉ thời-gian (달 (tháng), 주일 (tuần), 시간 (giờ),...)

Ví-dụ:

1. 배로 부치면 두 달이 걸려요. = Nếu gửi bằng tàu-thủy thì mất 2 tháng.

2. 비행기로 부치면 주일쯤 걸립니다. = Nếu gửi bằng máy-bay thì mất chừng 2 tuần ạ.

3. 시간이 많이 걸릴 거예요. = Sẽ mất nhiều thời-gian.

4. 얼마나 걸립니까? = Mất bao lâu?

5. 집에서 학교까지 걸어서 얼마나 걸려요? = Đi bộ từ nhà tới trường mất bao lâu?

6. 극장까지 버스로 얼마나 걸립니까? = Đến rạp hát bằng xe buýt thì mất bao lâu?

7. 택시를 타면 얼마나 걸립니까? = Nếu bắt taxi (để đi) thì mất bao lâu?

References:

서울대학교, "한국어2", 3과.

N1은/는 N2이/가 되다 (N1 trở thành N2)

Người dịch và biên-soạn: Nguyễn-Tiến-Hải.

N1은/는 N2이/가 되다 = N1 trở thành N2

Ví-dụ: 

1. 내 동생은 고등 학생이 됐어요. = Em tôi đã trở thành học-sinh cấp 3. (되었오요 -> 됐어요)

2. 나는 내년에 대학생이 됩니다. = Năm tới tôi sẽ là sinh-viên đại-học./Năm tới tôi sẽ trở-thành sinh-viên đại-học.

3. 김 선생님의 아들은 중학교 선생님이 되었습니다. = Con trai ông Kim đã trở thành giáo-viên cấp 2.

Reference: 서울대학교, "한국어 2", 1과.

Đuôi câu 은/는데요

Người dịch và biên·soạn: Nguyễn-Tiến-Hải

Vị·ngữ của câu kết·thúc bằng 은데요 hoặc 는데요.

Đuôi 은/는데요 dùng khi:

- giới·thiệu một tình·huống nào đó và đợi sự hồi·âm của người nghe (đưa ra hoặc giải·thích hoàn·cảnh trước khi đặt một câu hỏi, mệnh·lệnh hay đề·nghị). Sử·dụng 은/는데요 làm cho câu nói mềm·mại hơn so với khi không dùng.
- từ·chối một lời đề·nghị một cách lịch·sự vì nó có tác·dụng làm cho câu nói mềm·mại hơn so với -아/어요.

(Nếu động·từ có đuôi 은/는데 nhưng động·từ đó không ở cuối câu mà ở giữa câu thì hãy xem bài viết này Đuôi 은데/는데/ㄴ데 của động·từ ở giữa câu)

1. Quy·tắc:

1.1. Dạng hiện·tại:

1.1.1. Nếu vị·ngữ là Động·từ:

**Luôn thêm 는데요 vào gốc động·từ cho dù nó tận·cùng bằng nguyên·âm hay phụ·âm.

Động·từ + 는데요
오다 (đến)  => 오는데요
쓰다 (viết) => 쓰는데요
듣다 (nghe)  => 듣는데요
찾다 (tìm)  => 찾는데요
있다 (có) => 있는데요
없다 (không có) =>  없는데요 

Bất·quy·tắc ‘ㄹ’
놀다 (chơi)노는데요
알다 (biết)아는데요
살다 (sống)사는데요
만들다 (làm)만드는데요

·dụ:
다 => 가는데요
지금 식당에 가는데요. 나와 같이 갈까요? = Giờ tao đi nhà hàng đây. Mày có đi với tao không? 

**Bất·quy·tắc  다 => 싶은데요
1. 집에 가고 싶은데요. = Tôi muốn [đi] về nhà.
2. 옷을 한 벌 사고 싶은데요. 어디로 갈까요? = Tôi muốn mua một bộ quần áo. Đi đâu đây? (Tôi cần phải đi đâu để mua được nó?)


1.1.2. Nếu vị·ngữ là tính·từ:

Tính·từ+ -ㄴ데요/은데요
**Nếu tính·từ kết·thúc bằng một nguyên·âm hay 아니다 thì thêm ㄴ데요.

Ví·dụ:
고프다 (đói)  => 고픈데요
배가 고픈데요. 밥을 먹읍시다. = Mình đói bụng rồi. Đi ăn cơm thôi (nào).
바쁘다 (bận)바쁜데요
예쁘다 (xinh đẹp)예쁜데요

** Nếu tính·từ kết·thúc bằng một phụ·âm thì thêm 은데요.
좋다 (tốt)좋은데요
작다 (nhỏ)작은데요
많다 (nhiều)많은데요
피곤하다 (mệt mỏi)피곤한데요

Dạng bất·quy·tắc  ‘ㄹ’
멀다 (xa)먼데요

Dạng bất·quy·tắc ‘ㅂ’
덥다 (nóng)더운데요
춥다 (lạnh)추운데요

**Nếu tính·từ kết·thúc bằng 있다 / 없다 thì thêm 는데요.
Ví·dụ:
이 책이 아주 재미있는데요. 한번 읽어 보세요. = Sách nay hay đấy. Thử đọc một lần đi.


1.1.3. Nếu vị·ngữ là danh·từ: 

N+ ㄴ데요/인데요
**  Danh·từ+‘이다 (là) hoặc 아니다 (không là)’ => dùng ㄴ데요.

이다 (là) → 인데요
아니다 (không là) → 아닌데요

Với "Danh·từ + 이다'" dùng 인데요

Nếu danh·từ kết·thúc bằng một phụ·âm thì thêm 인데요
Nếu danh·từ kết·thúc bằng một nguyên·âm thì thêm ㄴ데요

·dụ:
철수 씨는 서울대 학생인데요. = 철수 là sinh·viên đại·học 서울.
김철수 씨 계세요?  = 김철수 có ở trong đó không?
- 네, 전데요.  = Vâng, tôi đây.
외국인인데요. = Tôi là một người nước ngoài.



1.2. Dạng quá·khứ

Khi nói về quá·khứ thì dùng 는데요/었는데요.

Động·từ/Tính·từ+ 았/었는데요

Chia động·từ ở thì quá·khứ, sau đó bỏ 아요/어요 thêm 는데요.

오다 (đến)왔는데요
듣다 (nghe)들었는데요
찾다 (tìm)찾았는데요
있다 (có)있었는데요
없다 (không có)없었는데요
좋다 (tốt)좋았는데요
춥다 (lạnh)추웠는데요
피곤하다 (mệt)피곤했는데요
바쁘다 (bận)바빴는데요
멀다 (xa)멀었는데요

·dụ:

예약했는데요. = Tôi đã đặt trước rồi.

어제 전화했는데요. 왜 전화 안 받았어요?
Tối qua tao gọi điện cho mày. Sao mày không nhắc máy?

지갑을 잃어버려서 왔는데요.
Vì mất ví nên tôi đã đến đây.

2. So·sánh đuôi 어요/아요 và đuôi (으)ㄴ데요/는데요

A: 여보세요. 마이클씨 집에 있어요? (Allo, Michael có ở nhà không?)
B: (i) 지금 없어요. Không, anh ấy không có ở nhà. (trực·tiếp, quả·quyết)
(ii) 지금 없는데요. Không, anh ấy không có ở nhà. (Tôi có thể giúp anh việc gì?) - gián·tiếp

Tham·khảo:

1. Sogang Univ, http://quizlet.com/5965774/sogang-2-a-grammar-flash-cards/
2. 서울대, "한국어 2", 3과.
3. http://www.indiana.edu/~korean/K102/L10C1G10_3.html
4. http://www.livingincmajor.com/my-korean-grammar-usage-note-9-predicative-sentence-ending

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

V~은/ㄴ N Tính·động·từ quá·khứ

Người dịch và biên·soạn: Nguyễn·Tiến·Hải


Động·từ (V) thêm đuôi 은 hoặc ㄴ tạo thành một tính·từ gọi là tính·động·từ. Tính·động·từ này mang ý·nghĩa quá·khứ (hành·động đã xảy ra) và bổ·trợ nghĩa cho danh·từ (N) ngay sau nó.

Quy·tắc:

* Nếu gốc động·từ không có 받침 (phụ·âm cuối) hoặc có 받침 là ㄹ thì thêm ㄴ

다 => 쓴 (đã viết),
다 => 산 (đã mua)
빌리다 => 빌린   (빌 책 = sách đã mượn (cuốn sách mà tôi đã mượn))
다 (bán) => 판 (đã bán)
다 (chơi) => 논 (đã chơi)
다 (sống) => 산 (đã sống)

* Nếu gốc động·từ có 받침 (phụ·âm cuối) khác ㄹ thì thêm 은
다 => 읽은

·dụ:
1) 친구에게 편지를 부치려고 해요. = Tôi muốn gửi cho bạn [tôi] [một] bức thư [mà] tôi đã viết

2) 이 것은 어제 책입니다. = Cái này là cuốn sách tôi [đã] mua hôm qua.

3) 어제 영화는 재미있었어요. = Bộ phim [mà] tôi [đã] xem hôm qua [rất] hay.

4) 지난 달에 읽은 책을 다시 읽어야 해요. = Tôi phải đọc lại cuốn sách mà tôi đã đọc tháng trước.

So·sánh với tính·động·từ hiện·tại tiếp·diễn (đang...):

지금 읽는 책은 재미있어요. = Cuốn sách tôi đang đọc rất hay. 

So·sánh với tính·động·từ tương·lai (sẽ...):

이번 주말에 읽을 책을 사려고 해요. = Tôi muốn mua cuốn sách mà tôi [có thể] sẽ đọc [nó] vào cuối tuần.

Tóm lại:

책 = sách đã đọc (cuốn sách mà tôi đã đọc)
책 = sách đang đọc (cuốn sách mà tôi đang đọc)
책 = sách sẽ đọc (cuốn sách mà tôi sẽ đọc)

Bảng một số động·từ thường gặp và tính·động·từ của nó

Động·từ nguyên·mẫuTính·động·từ tương·ứng
듣다 (nghe)들은
달리다 (chạy)달린
먹다 (ăn)먹은
서다 (đứng)
가다 (đi)
오다 (đến)
앉다 (ngồi)앉은
사다 (mua)
팔다 (bán)
자라다 (lớn lên)자란 (lớn lên)
던지다 (ném)던진
빌리다 (mượn)빌린
비려주다 (cho mượn)빌려준
놀다 (chơi)
쓰다 (viết)
살다 (sống)
죽다 (chết)죽은
믿다 (tin)믿은

Dạng viết
Nguyên·mẫu
Tính·động·từ
Khẳng·định
달리다
달린
Phủ·định
달리지 않다
달리지 않은

Tham·khảo:

1. 서울대학교, "한국어 2", 3과.
2. http://www.learnkoreanlp.com/2008/08/verbs-descriptive-form-ii.html