Máy bay nhỏ đang trở thành phương tiện giao thông phổ biến ở một số nước trên thế giới. Những máy bay này thường chỉ bay trong khoảng không có giới hạn, do đó đa phần các phi công áp dụng biện pháp an toàn mới: sử dụng dù cho máy bay.
Những kiểu máy bay có trang bị dù bảo hiểm do hãng BRS chế tạo. (Ảnh: CAND)
|
Phương pháp này có thể bảo toàn tính mạng cho phi công, cũng như sự nguyên vẹn của máy bay sau khi không còn người điều khiển. Giới sáng chế lập luận: “Nếu như khi gặp nạn, người lái có thể sử dụng dù, cớ sao không áp dụng cách này cho máy bay?”. Và thực tế đã trả lời rằng đây là một phương pháp tối ưu: gần 60 phi công đã thành công trong việc tự bảo vệ mình, đồng thời giữ được máy bay “lành lặn” bằng hệ thống dù.
Dean Johnson, chuyên viên kỹ thuật bảo trì Hãng BRS - một hãng chuyên sản xuất các máy bay siêu nhẹ và sản xuất dù cho máy bay, nói: “Tuy chúng tôi lắp đặt thêm phương tiện phòng hộ mới này, nhưng chúng tôi vẫn mong muốn tốt nhất là các phi công không phải sử dụng chúng khi đang bay. Mặt khác, chúng tôi khẳng định sự tin cậy tuyệt đối vào các kiểu máy bay siêu nhẹ. Thực tế chứng minh là hệ thống dù mới rất hữu hiệu, người ta cũng đang tiến tới việc bảo toàn các máy bay quân sự bằng hệ thống dù khá tốn kém do hãng chúng tôi chế tạo”.
“Khi máy bay gặp sự cố - D. Johnson giải thích - chỉ cần gạt một cái cần đặc biệt trong cabin, tức thì nắp khoang lái mở ngay ra, phi công nhảy dù theo lối này. Liền sau đó, dù của máy bay cũng bật mở. Cả giai đoạn trên kéo dài không quá 3 giây đồng hồ. Phi công an toàn, còn máy bay tiếp đất với mức thiệt hại không đáng kể - thay vì trở thành đống sắt vụn như trước đây".
Dean Johnson, chuyên viên kỹ thuật bảo trì Hãng BRS - một hãng chuyên sản xuất các máy bay siêu nhẹ và sản xuất dù cho máy bay, nói: “Tuy chúng tôi lắp đặt thêm phương tiện phòng hộ mới này, nhưng chúng tôi vẫn mong muốn tốt nhất là các phi công không phải sử dụng chúng khi đang bay. Mặt khác, chúng tôi khẳng định sự tin cậy tuyệt đối vào các kiểu máy bay siêu nhẹ. Thực tế chứng minh là hệ thống dù mới rất hữu hiệu, người ta cũng đang tiến tới việc bảo toàn các máy bay quân sự bằng hệ thống dù khá tốn kém do hãng chúng tôi chế tạo”.
“Khi máy bay gặp sự cố - D. Johnson giải thích - chỉ cần gạt một cái cần đặc biệt trong cabin, tức thì nắp khoang lái mở ngay ra, phi công nhảy dù theo lối này. Liền sau đó, dù của máy bay cũng bật mở. Cả giai đoạn trên kéo dài không quá 3 giây đồng hồ. Phi công an toàn, còn máy bay tiếp đất với mức thiệt hại không đáng kể - thay vì trở thành đống sắt vụn như trước đây".
Trần Hồng
Theo Discovery, CAND.com.vn
(Khoahoc.com.vn)
Tại sao trên máy bay không trang bị dù cho hành khách?
November 3, 2011 at 1:08pm
Tại sao trên máy bay không trang bị dù cho hành khách? là một câu hỏi được khá nhiều khách hàng cũng như fan của Vietnam Airlines quan tâm. Vì vậy, note này sẽ chia sẻ vài thông tin quan trọng liên quan đến câu trả lời cho câu hỏi này. Mời các bạn cùng theo dõi:
Article 1:
Gần đây, an toàn hàng không được xem là một vấn đề đáng chú ý, bởi các tai nạn về hàng không trên thế giới xảy ra khá nhiều. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là tại sao các nhà vận chuyển cao cấp này lại không hỗ trợ dù cho hành khách trong những tình huống nguy hiểm?
Đa phần các vụ tai nạn hàng không đều để lại những hậu quá đáng tiếc và gây nhiều thiệt hại lớn. Hàng không từ lâu được xem là dịch vụ vận tải cao cấp nhưng những yếu tố bảo đảm an toàn cần thiết cho khách hàng lại không được thực hiện.
Vấn đề đặt ra là, trên thực tế, các phương tiện giao thông vận tải khác đều được trang bị những thiết bị an toàn, cứu hộ khẩn cấp. Thật vậy, khi đi tàu, xe, hành khách được nhà vận chuyển yêu cầu thắt dây an toàn, phao cứu sinh, bè cứu hộ… Tuy nhiên, trên các máy bay dân dụng, lẽ ra nhà vận chuyển hàng không phải trang bị các loại dù cứu hộ cho từng hành khách hay phi hành đoàn như trong các máy bay chiến đấu nhưng họ lại không làm điều đó. Tất cả đều có nguyên nhân của nó.
Nhảy dù trên không
Hàng không là một lĩnh vực đặc thù. Do di chuyển trên không nên máy bay có những điểm rất đáng chú ý. Thông thường, máy bay dân dụng và thương mại có sức chứa về số lượng hành khách lớn nên việc trang bị dù cho họ là rất khó khăn. Các máy bay chuyên chở được thiết kế với sức chứa khoảng 139 người, trong đó, chưa tính đến số lượng của phi hành đoàn. Riêng đối với các “anh chàng to lớn” như B747, A340 hay “khủng long” A380, sức chứa của nó lên đến khoảng 550-800 hành khách…
Do vậy, khi máy bay xảy ra sự cố, việc cho hành khách nhảy dù là điều không thể thực hiện được. Bởi vì thời gian sẽ không cho phép để số lượng người “khổng lồ” trên có thể thoát ra khỏi máy bay.
Bên cạnh đó, yếu tố về vận tốc và độ cao của máy bay cũng là một vấn đề hạn chế việc trang bị an toàn hàng không. Do những đặc điểm này, hành khách sẽ không đảm bảo được an toàn khi nhảy dù. Mặt khác, việc nhảy dù đối với người chưa được đào tạo và trong những điều kiện không đảm bảo sẽ khiến họ gặp nhiều nguy hiểm và dễ dẫn đến tử vong.
Tai nạn máy bay không dễ dàng xảy ra
Ngoài ra, để hành khách cảm thấy thoải mái khi đi máy bay, các nhà vận chuyển luôn duy trì mức áp suất giống như trên mặt đất nếu có thể. Thông thường, áp suất trong máy bay so với bên ngoài sẽ rất cao. Vì vậy, khi đang ở trên không, bạn không thể nào mở được cửa để nhảy dù (kể cả cửa sổ). Đa phần các tai nạn máy bay đều xảy ra vào lúc chúng cất cánh hay hạ cánh. Và trong thời điểm này, nếu có sự cố thì hành khách không thể nhảy dù được. Nguyên nhân là do giới hạn của độ cao quá thấp nên không đủ an toàn để có thể bung dù trước khi tiếp đất.
Hơn nữa, trong một số trường hợp, máy bay sẽ va chạm trên hành trình bay. Trước tình huống này, chắc chắn mọi người không thể kịp làm gì để thoát khỏi máy bay trước khi sự việc đáng tiếc xảy ra.
Nhìn chung, ngành hàng không được đánh giá cao về độ an toàn trong quá trình vận chuyển hành khách so với các ngành khác. Thật vậy, bất kỳ chuyến bay nào của các Hãng hàng không cũng đều phải theo một quy trình kiểm tra về động cơ, máy móc, hành lý… rất kỹ càng.
Máy bay “đáp bụng” xuống biển
Tuy nhiên, do vận tải hàng không luôn tuân thủ theo một quy trình vận chuyển chặt chẽ nên nếu có một sự cố nhỏ nào xảy ra thì chắc chắn máy bay sẽ hạ cánh khẩn cấp. Thông thường, nếu máy bay bị trục trặc về một động cơ nào đó thì việc hạ cánh ở sân bay gần nhất là điều cần thiết. Trong trường hợp, máy bay hết nhiên liệu hay không còn động cơ nào hoạt động, phi công sẽ cho máy bay “đáp bụng” xuống biển. Như vậy, ở thời điểm này, cái mà mọi người cần sẽ là áo phao chứ không phải là dù…
Vì vậy, với những đặc điểm rất riêng của ngành hàng không, việc trang bị dù cứu hộ trên máy bay dân dụng và thương mại là hoàn toàn không cần thiết.
Article 2:
Phóng viên tờ Luận chứng & Sự kiện đã tìm đến một chuyên gia hàng đầu của Nga về hệ thống phòng hộ và bảo sinh trên không - Tổng công trình sư Gai Ilich Severin của Viện nghiên cứu và thiết kế máy bay (NPO) “Ngôi sao” để đặt câu hỏi: “Tại sao không trang bị dù, hoặc loại ghế đặc biệt trong khoang khách máy bay dân dụng?”.
Tại sao cho đến nay trong máy bay dân dụng không lắp đặt hệ thống ghế đặc biệt có thể cho phép hành khách nhảy dù ra khỏi khoang?
Trước khi một chiếc máy bay dân dụng bắt đầu vận chuyển hành khách, nó phải trải qua một quá trình thử nghiệm rất dài, hơn một nghìn chuyến bay thử để phát hiện và loại bỏ mọi khiếm khuyết. Xác suất an toàn đường không phải cao gấp 10 lần xác suất an toàn đường bộ.
Những chiếc máy bay cường kích hoặc tiêm kích cũng có độ an toàn cao, nhưng chúng được chế tạo cho việc tham gia tác chiến, trong một chế độ công tác nhất định, và trong trường hợp thua trận, cần phải tạo điều kiện cho phi công rời khỏi máy bay và tiếp đất bằng ghế đệm đặc biệt. Giá trị của một phi công – bao gồm chi phí đào tạo và cả các cơ hội nghề nghiệp - có thể tính đến 10 triệu USD.
Còn máy bay chở khách thì bay theo chế độ vận tải, theo một lộ trình có kiểm soát, do đó việc lắp ghế cho từng hành khách để họ có thể thoát hiểm ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp không phải là biện pháp tối ưu, vả lại hết sức phức tạp.
Mỗi chiếc ghế phải phù hợp với trọng lượng của một vị khách cụ thể thì mới mở được hệ thống thoát hiểm. Rồi những thao tác tiếp theo phải được thực hiện một cách thành thạo- đó là cả một quá trình diễn biến tâm lý hết sức phức tạp, ngay cả phi công chiến đấu cũng phải luyện tập rất công phu.
Hành khách có thể đơn thuần mở cửa máy bay và nhảy ra ngoài như vận động viên nhảy dù bình thường?
Việc đó không hiện thực. Tốc độ máy bay đang rất cao. Nếu nhảy ra, người sẽ bị hút rất mạnh vào máy bay và bị chấn thương nặng. Vả lại, người nào có sức phi thường dứt ra được, thì chắc chắn cũng sẽ chết bởi sự va đập của gió.
Cũng có những dự án dùng cho trường hợp động cơ, hai cánh và đuôi máy bay bị hỏng thì phần khoang chở khách sẽ được tách rời ra. Toàn bộ khoang này có một hệ thống dù khổng lồ tự động mở. Nhưng, nó sẽ rơi xuống đất với tốc độ 6-8m trên giây, khi tiếp đất, chấn thương nặng là điều không tránh khỏi.
Cần phải đi theo hướng nâng cao độ tin cậy của máy bay và của chính người lái. Theo đánh giá của hãng Boeing khoảng 8-10 năm về trước, thì 80-85% trường hợp tai nạn là do cách xử lý không chuẩn xác hoặc nhầm lẫn của tổ lái. Cho nên cần phải tự động hóa tối đa quá trình điều khiển máy bay và làm sao cho sai lầm của người lái không thể tạo ra tình huống bi đát.
(Nguồn:
- http://vemaybay.mang.vn/index.php/ban-can-biet/220-tai-sao-tren-may-bay-khong-trang-bi-du-cho-hanh-khach)
- và http://www.tienphong.vn/Khoa-Giao/Khoa-Hoc/26089/Vi-sao%C2%A0may-bay-dan-dung-khong-co-du-thoat-hiem.html)
Nguồn: Facebook Vietnam airlines
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét