Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

“Sờ gáy” lãnh đạo Samsung, Hàn Quốc quyết “trị” chaebol

17/01/2017 10:31 GMT+7
TTO - Việc điều tra Samsung cho thấy các công tố viên Hàn Quốc đang đẩy cuộc chiến với những tập đoàn gia đình trị (chaebol) ở nước này lên một nấc thang mới.

Ông Lee Jae Yong là một trong những nhân vật quyền lực nhất Hàn Quốc, được mệnh danh là “thái tử Samsung” - Ảnh: Reuters
Nhóm công tố viên đặc biệt ngày 16-1 chính thức yêu cầu bắt giữ ông Lee Jae Yong, phó chủ tịch Samsung Electronics.

Cách đổi vị trí hai màn hình trong Windows 7, 8, 10

How to Change Dual Monitor Position in Windows 7 & 8




Step 1: Right-click in an open space on your desktop. Select the "Screen Resolution" option in the menu.

Step 2: To adjust the orientation of your monitor, just drag and drop the appropriate monitor and place it wherever you want. You could move it to the right, left, top or bottom position.

Step 3: Once you have placed the monitor in the position you want, click on the Apply button to apply the changes. It you are satisfied with the setup, click on the Ok button.

A Few Notes:

  • If you place the primary monitor at the bottom, you will get a bottom to top orientation.
  • If you place the primary monitor on top, you will get a top to bottom orientation.
  • Left will give you a left to right, and right will give you the right to left orientation.
From 
http://help.wfu.edu/public/computers/windows/how-to-change-dual-monitor-position-in-windows-7

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

South Korean prosecutors seek to arrest Samsung heir

  @Sherisse
January 16, 2017: 12:36 AM ET

CNN



Prosecutors have issued an arrest warrant for Samsung's heir apparent over allegations of bribery, perjury and embezzlement.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Điểm mạnh và điểm yếu của võ thuật Lý Tiểu Long, Diệp Vấn

Điểm mạnh: hiệu quả thực chiến cận chiến cực cao, không mang tính thể thao, biểu diễn, hay thị uy, quan trọng nhất là kĩ thuật quấn dính xoay vòng để triệt tiêu lực của đối phương và ra đòn quyết định.

Điểm yếu: võ cận chiến, không thích hợp khi đối thủ có bộ pháp linh hoạt hoặc đông người, hoặc khi đối thủ có lực quá mạnh sẽ làm cơ thể bị thương nặng nếu chống đỡ bằng tay chân, quá nhiều đòn đấm nên phân tán lực và mất thời gian chọn điểm đánh.

Môn võ đang làm "điên đảo" các rạp chiếu phim Việt có phải là vô địch thiên hạ?
NAC | 10/01/2016 23:48 
Chứng kiến Diệp Vấn tung hoành trên màn bạc, không ít người hồ nghi: Phải chăng Vịnh Xuân Quyền là "thiên hạ vô địch"?
Cơn sốt Ip Man 3 - Diệp Vấn 3 vẫn đang làm mưa làm gió tại các cụm rạp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh nhưng pha võ thuật đỉnh cao của Chân Tử Đan, không ít khán giả lại đặt câu hỏi: Vịnh Xuân Quyền - thứ võ công Diệp Vấn sử dụng phải chăng là "thiên hạ vô địch"?
Để xác định được điều này, chúng ta sẽ cùng thử phân tích qua bài viết sau đây.

Trường Trung·học phổ·thông chuyên Võ·Nguyên·Giáp

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải

Trường Trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp (trước đây là Trường Trung học phổ thông chuyên Quảng Bình) là một trường trung học phổ thông ở tỉnh Quảng Bình, thuộc hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên dưới sự quản lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Trường Trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp
Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp Logo.jpg
Tên gọi khácTrường THPT chuyên Quảng Bình, trường PTTH Năng khiếu Quảng Bình
Thành lập1996
Loại hìnhTrung học phổ thông chuyên
Hiệu trưởngHoàng Thanh Cảnh
Học sinh990 (năm học 2015-2016) [1]
Địa chỉTiểu khu 10 - Nam Lý - Đồng Hới
Vị tríĐồng Hới , Việt Nam
Điện thoại+84-52-3-824-879
Thư điện tửtoasoan@chuyen-qb.com

Trang mạng
http://chuyen-qb.com/


1 Lịch sử hình thành

Tiền thân của trường là khối chuyên thuộc trường THPT Đào Duy Từ được thành lập từ năm 1991.

Ngày 11 tháng 7 năm 1996, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình quyết định thành lập trường Phổ thông trung học Năng khiếu Quảng Bình (quyết định số 710/QĐ-UB).[2][3] Trường được thành lập trên định hướng của các nhà khoa học nước nhà nhằm đào tạo các nhân tài thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản.[4][1]

Năm học đầu tiên (1996-1997) trường có 32 cán bộ, giáo viên, nhân viên, và 14 lớp với 465 học sinh, trong đó có 4 lớp 11 và 4 lớp 12 từ các khối chuyên trường Đào Duy Từ chuyển sang với 289 học sinh, tuyển mới 06 lớp với 176 học sinh.[1]

Ngày 28 tháng 12 năm 2001, trường được đổi tên thành trường Trung học phổ thông chuyên Quảng Bình.[2][3]

Ngày 12 tháng 8 năm 2014, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đổi tên trường thành trường Trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp, đặt theo tên của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp quê Lệ Thủy, Quảng Bình (quyết định số 2133/QĐ-UBND).[3][2]

Vì sao bao cát lại chặn được viên đạn đang bay?

Đã bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao viên đạn có thể phá được bê tông, đá, thép mà lại không đâm được qua bao cát? Vì sao khi ta dùng ngón tay ấn vào cát thì thấy rất dễ dàng, còn viên đạn đâm vào cát thì lại chẳng thể xuyên qua?


Bao cát là một trong những thành phần thiết yếu phải có khi xây dựng công sự, hầm hào quân sự hoặc làm những bức tường ngăn nước, chống sạt lở. Những bao cát khi được xếp hợp lý, đúng kỹ thuật sẽ tạo thành nơi trú ẩn rất vững chắc, thậm chí có thể bảo vệ con người khỏi bức xạ. Từ trước thế kỷ thứ 18, lịch sử quân sự thế giới đã ghi nhận về việc sử dụng bao cát trong công sự để chắn đạn, thế nhưng thật ngạc nhiên là tới nay lại có không nhiều thông tin giải thích về khả năng chống đạn kỳ diệu của bao cát.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Tiểu·sử giáo·sư Nguyễn·Anh·Trí

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải
Giáo sư Nguyễn Anh Trí. Ảnh: Báo CAND
Nguyễn Anh Trí (sinh ngày 14 tháng 9 năm 1957) là một giáo sư, tiến sĩ y khoa, bác sĩ, chính trị gia, nhà thơ, nhạc sĩ[1],thầy thuốc Nhân dânAnh hùng Lao động của Việt Nam. Ông hiện là viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương[2] [3], và là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa 14 (2016-2021). Năm 2016, ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, người duy nhất tại Hà Nội tự ứng cử và đã trúng cử đại biểu quốc hội khóa 14. [4][5]. Ông là người đề xướng và tổ chức thành công “Lễ hội Xuân Hồng” và “Hành trình Đỏ-2013” về hiến máu nhân đạo.[1]

1 Xuất thân

Ông sinh ngày 14 tháng 9 năm 1957 tại xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình[6]. Cha ông là một cán bộ y tế làm việc ở Ba Đồn, Quảng Bình. Dù nghèo, nhưng cha ông rất coi trọng việc học tập của các con. Ông có tất cả 7 anh chị em (trong đó có 2 người chị cùng mẹ khác cha). Người ảnh hưởng ông nhiều nhất là người anh trai Nguyễn Văn Tài (sau này là thiếu tướng, giáo sư, tiến sĩ). Ông khai sinh với tên Nguyễn Văn Trí, sau đó theo đề nghị của anh trai là Nguyễn Văn Tài, ông đã đổi tên thành Nguyễn Anh Trí, tên của một vị phó tiến sĩ toán học với mong muốn tương lai sẽ là nhà khoa học giỏi như vị phó tiến sĩ kia.[2]Ông có một người em út là tiến sĩ Nguyễn Thành Hưởng, hiện là Trưởng ban quản lý Dự án Điện dầu khí Thái Bình.
Năm 1968, ông đi sơ tán K8Thanh Hóa.[7][8]

2 Sự nghiệp
Sau khi học xong trung học phổ thông, ông thi đại học ngành Vật lý trường Đại học Sư phạm Vinh. Ông nhận giấy báo trúng tuyển nhưng vì bị bệnh sốt rét phải nằm viện, ông đến trường muộn và không được chấp nhận nhập học.[9]
Năm 1976, ông thi tiếp đại học, trúng tuyển, và nhập học trường Đại học Y Hà Nội[10], [11].

Sau khi tốt nghiệp đại học Y Hà Nội vào năm 1982[12] ông học tiếp bác sĩ nội trúĐại học Y Hà Nội.

Chiến dịch K8

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải

Chiến dịch K8 hay chiến dịch K.8, Kế hoạch 8 là một chiến dịch trong cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài từ tháng 8 năm 1966 đến cuối năm 1967. Đây là cuộc trường chinh sơ tán bằng đường bộ hơn 30.000 học sinh từ 5 đến 15 tuổi ở Quảng Bình[1], Quảng Trị (các vùng Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ) ra sinh sống và học tập ở các tỉnh phía Bắc là Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Hà, Thái Bình. Chiến dịch này do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương nhằm di chuyển những người không thể cầm súng ra khỏi vùng hủy diệt của chiến tranh.[2][3]. Chiến dịch chia thành hai đợt, đợt 1 vào giữa năm 1966 và đợt 2 vào tháng 7 năm 1967[4]. Trong hành trình sơ tán, các em học sinh phải đi bộ hàng chục km, hoặc chen chúc trên phà, thuyền, và ô tô, vượt rừng vào ban đêm[4],hàng chục học sinh bị tử nạn vì trúng bom của quân đội Hoa Kỳ.[2]. Những học sinh tham gia chiến dịch này được gọi là học sinh K8, học sinh đi K8, hay học sinh đi sơ tán K8. Khi đến nơi, mỗi gia đình miền Bắc sẽ đón một hoặc hai em học sinh về nhà, chăm sóc và cho các em ăn học như chính con cái trong gia đình mình[1]. Tuy nhiên chi phí ăn ở do nhà nước Việt Nam chi trả. Các học sinh trở về quê hương vào năm 1973 khi Quảng Trị hoàn toàn giải phóng sau bảy năm sơ tán ở miền Bắc[5][6].


1 Tên gọi K8
K8 nghĩa là Kế hoạch 8 (tức triển khai từ tháng 8 năm 1966)[1].

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Chữ số La Mã vẫn chưa tàn lụi

Thứ Ba, 14/04/2009 17:00
(TT&VH) - Cách đây khoảng 2.000 năm, ngành toán học khi ấy còn non trẻ bắt đầu bùng nổ ở châu Âu. Thế nhưng, một phát minh của người La Mã cổ đại đã cản trở đà phát triển của môn khoa học này suốt nhiều thế kỷ. Đó chính là chữ số La Mã. Mãi đến thế kỷ 15, người châu Âu mới chuyển sang dùng chữ số A-rập, vốn ưu việt hơn rất nhiều. Tuy nhiên suốt hơn 500 năm qua, chữ số La Mã vẫn chưa tàn lụi.

Cân, đong, đo, đếm và tính toán không chỉ là khả năng đặc biệt của con người. Về cơ bản, ngay cả những chú gà con cũng biết thế nào là nhiều và ít. Chỉ có điều, mãi đến khi xuất hiện chữ viết và chữ số, ngành toán học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tiến hóa của nhân loại mới được chào đời. Người ta không thể hình dung nổi thế giới đương đại sẽ ra sao nếu không có toán học.

Một đồng hồ có số 4 được viết thành IV
Loài người bắt đầu có ý thức về số và hình học từ cách đây khoảng 5.000 năm. Đi tiên phong là người Ba Tư và Ai Cập cổ đại. Người Ba Tư tính số gia súc bằng việc gạch vào các bảng làm bằng đất sét, trong khi người Ai Cập cổ đại lại biểu hiện chúng bằng những ký tự trên các cuộn cói. Với cách tính toán sơ khai đó, người Ai Cập cổ đại đã xây dựng được những công trình kỳ vĩ như kim tự tháp.
Tại Hy Lạp cổ đại, ngành toán học đã phát triển rực rỡ cùng với sự xuất hiện của các tên tuổi như Pythagore, Thales, Euclide, Platon. Họ đề ra và chứng minh nhiều định lý hiện vẫn được giảng dạy trong các chương trình toán học phổ thông.
Cái hủ bại của “kẻ chiến thắng”

Một số giải pháp tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học ở Việt Nam

Tác·giả: Phan Đăng Sơn
Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ
Kinh tế nước ta đang tiếp tục quá trình chuyển sang nền “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, các cải cách kinh tế đang diễn ra một cách sâu rộng và triệt để hơn nhằm tháo gỡ những cản trở về hành chính còn lại. Điều này cũng tạo ra môi trường thuận lợi, tác động và tăng sức ép đối với cải cách quản lý giáo dục đại học trên các mặt chủ yếu: khoa học, tài chính, tổ chức và nhân sự.

Mục đích chủ yếu của việc giao quyền làm chủ cho hệ thống giáo dục đại học có thể hoạt động một cách có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của xã hội. Thể chế tự chủ cao hơn là yếu tố then chốt tạo ra sự thành công của các cuộc cải cách đại học, đặc biệt là những cuộc cải cách nhằm đa dạng hoá và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả.

Trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước và các cơ sở đại học của mình, sự phân chia quyền lực và giám sát nào vẫn đảm bảo việc Nhà nước thực hiện “chức năng quản lý vĩ mô” trong khi vẫn tăng khả năng tự chủ của các cơ sở đại học nhằm giải phóng năng lực tiềm tàng và sự nhiệt tình của cơ sở. Quyền được tự chủ cao hơn, được tham gia nhiều hơn là cơ sở để xây dựng ý thức trách nhiệm của các cơ sở đại học, cũng như các phương thức giám sát nhằm giảm thiểu tính cơ hội, tệ tham nhũng và chi tiêu kém hiệu quả.


1. Tự chủ của các trường đại học
Có thể hiểu khái niệm tự chủ là tự mình có quyền và có thể kiểm soát được những công việc của mình. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, đào tạo của các trường đại học cũng chịu sự tác động của các quy luật trong cơ chế thị trường, đặc biệt là quy luật cung cầu, quy luật giá trị... Trường đại học đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực cho khu vực nhà nước mà phải đáp ứng nhu cầu mọi thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Để thực hiện mục tiêu đó trường đại học phải  thực sự có quyền tự chủ trong công tác đào tạo. Đào tạo không chỉ theo kế hoạch Nhà nước, mà còn đào tạo theo hợp đồng với các tổ chức sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân với khả năng của nhà trường; (trường đại học được mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh theo khả năng của trường).