Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

'Người Nhật từng bị chê không đúng giờ'


Ở Nhật, kể từ khi xe điện Shinkasen (Đường sắt cao tốc “Tân Cán Tuyến”) xuất hiện vào năm 1964 đến nay, nếu trễ hẹn trên 1 phút thôi là bị khiển trách ngay. Trong khi đó ở các nước khác như: ở Ý là trên 15 phút, ở Anh là trên 10 phút, ở Đức là trên 5 phút.

Xã hội phát triển thì ý niệm về giờ giấc cũng phải thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới. Giữ đúng giờ hẹn là một đức tính công nghiệp rất cần thiết trong xã hội văn minh, nó nói lên độ tin cậy và tinh thần tôn trọng những người chung quanh ta.

Người có tính đúng giờ là người biết xếp đặt công việc cho cuộc sống của mình, là người không lười biếng, là người có trách nhiệm và tôn trọng người khác. Có thể nói đức tính tôn trọng giờ hẹn nói lên trình độ văn minh của người đó.

So với nhiều dân tộc khác, người Nhật rất tôn trọng giờ hẹn, đi làm đúng giờ, đến dự tiệc hay tham dự 1 buổi họp cũng rất đúng giờ. Bởi vì người Nhật rất nghiêm khắc với việc trễ giờ.

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Lòng tin của cha mẹ dành cho con quan trọng nhường nào...

Người dịch: Nguyễn Tiến Hải

"Một ngày nọ Thomas Edison về nhà và đưa một tờ giấy cho mẹ cậu. Cậu nói với mẹ, "Thầy giáo con đưa tờ giấy này cho con và bảo con chỉ đưa nó cho mẹ thôi."

Bà mẹ vừa khóc vừa đọc to lá thư to cho con bà nghe "Con trai bà là một thiên tài. Trường học này quá nhỏ đối với cậu ấy và không có đủ giáo viên giỏi để dạy cho cậu ấy. Nên xin bà hãy tự mình dạy cậu ấy.".

Rất nhiều năm sau khi mẹ Edison qua đời và Edison đã là một trong những nhà phát minh vĩ đại thế kỉ. Một ngày nọ ông nhìn lại những vật kỉ niệm cũ của gia đình. Đột nhiên ông thấy một tờ giấy được gấp lại trong góc ngăn kéo bàn. Ông cầm lấy và mở ra. Trên tờ giấy viết rằng "Con trai bà là một đứa loạn óc (bệnh thần kinh). Chúng tôi sẽ không để cậu ấy tới trường nữa.".

Edison đã khóc rất nhiều và viết trong nhật ký của mình như thế này "Thomas Alva Edison đã từng là một đứa loạn tâm thần, nhưng nhờ có người mẹ anh hùng mà đã trở thành thiên tài của thế kỉ".


Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Những sự thật không phải ai cũng biết về đam mê

Nhiều người trong chúng ta tin vào một thứ phép màu gọi là "đam mê". Chúng ta thường nói rằng: "Giá mà tôi tìm được đam mê của mình thì chắc tôi sẽ hạnh phúc lắm!"

Đúng là đam mê có thật, và sức mạnh lẫn cảm xúc mà đam mê mang lại rất mạnh mẽ. Nhưng hầu hết mọi người lại có những niềm tin và suy nghĩ sai lầm trong việc tìm kiếm đam mê.

Bài viết này sẽ đem đến cho chúng ta những "sự thật mà không phải ai cũng biết" về đam mê, để từ đó giúp bạn biết cách làm thế nào tìm được đam mê cho riêng mình.

#Sự thật thứ nhất: Đam mê đến từ thành công

Tất cả cảm xúc của chúng ta luôn tồn tại vì một lý do tốt đẹp nào đó. Chúng ta cảm thấy đói để đảm bảo rằng chúng ta không bị chết đói. Chúng ta cảm thấy no để đảm bảo rằng chúng ta không bị bội thực mà chết. Và chúng ta cảm thấy đam mê để đảm bảo một điều rằng: Chúng ta sẽ luôn luôn tập trung sự nỗ lực của mình về những điều mà sẽ đền đáp, tưởng thưởng cho ta nhiều nhất.

Hãy tưởng tượng bạn bắt đầu tham gia và một lớp học khiêu vũ. Bạn cảm thấy nó rất dễ dàng. Bạn nhận ra rằng mình đang tiếp thụ, phát triển tốt và học nhanh hơn một cách rất nhanh chóng so với những người xung quanh. Bạn cảm thấy ngày càng phấn khích. Sự phấn khích đang ngày càng tăng mà bạn cảm thấy đó chính là đam mê của bạn, và sự đam mê đó làm cho bạn muốn quay trở lại lớp để được học nhiều hơn, thậm chí bạn còn muốn dành thêm thời gian ngoài lớp để có thể cải thiện nhiều hơn các kỹ năng, và bạn còn tìm tòi để kết hợp, tận dụng các điểm mạnh của mình hơn nữa.
Kẻ thù của đam mê là chính là sự thất vọng. Nếu bạn cứ liên tục phải vật lộn với một cái gì đó, bạn sẽ không bao giờ đam mê nó. Bạn tìm cách để né tránh nó, đảm bảo một điều rằng bạn sẽ không bao giờ cải thiện được nó.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Rót tiền ra nước ngoài, Trung Quốc lãnh 'cú sốc văn hóa'

Thứ năm, 20/8/2015 | 15:55 GMT+7

Đau đầu với việc kinh tế trong nước tăng trưởng chậm và chi phí thuê nhân công cao, các doanh nghiệp Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài đầu tư, song con đường ấy không dễ dàng khi họ lần đầu tiên phải đối mặt với những cú sốc mạnh về văn hóa.


Công nhân xô xát với cảnh sát chống bạo động trong một cuộc đình công đòi doanh nghiệp Trung Quốc tăng lương ở ngoại ô thủ đô Phnom Penh, Campuchia, vào năm 2014. Ảnh: AP
Việc phải bơi giữa dòng nước lạ lẫm, vật lộn để đối phó với những vấn đề chưa từng gặp qua như các công đoàn "ngang bướng", những tòa án độc lập hay các phóng viên "thích quấy rầy" khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trôi về những hướng đầy khó khăn.


Cú sốc văn hóa


Từng kiếm tiền dễ dàng ở trong nước, nơi mà việc tạo dựng quan hệ với các quan chức là chìa khóa thành công và tính thượng tôn pháp luật có thể dễ dàng bị gạt qua một bên, các doanh nghiệp Trung Quốc giờ đây nhận ra rằng mọi việc không đơn giản khi ở nước ngoài .

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Why Germans work fewer hours but produce more: a study in culture

Tại sao người Đức làm việc ít hơn nhưng hiệu quả lại cao hơn: Một nghiên cứu về văn hóa Đức

Tại sao một đất nước có chế độ làm việc trung bình 35 giờ một tuần, 24 ngày nghỉ phép được trả lương một năm lại có hiệu quả cao đến như vậy?


When many Americans think of Germany, images of WWII soldiers and Hitler often come to mind. But what many people don’t realize is that Germany is the industrial powerhouse of Europe, and is a leading manufacturer of goods for export to developing Asian nations. We don’t hear about the superiority of German engineering in Volkswagen commercials for nothing!

The economic engine of the EU, Germany single-handedly saved the Eurozone from collapse in 2012. At the same time, German workers enjoy unparalleled worker protections and shorter working hours than most of their global counterparts. How can a country that works an average of 35 hours per week (with an average 24 paid vacation days to boot) maintain such a high level of productivity?


Working Hours Mean Working Hours

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Quan hệ Việt Nam – Campuchia: Bài học quá khứ cho tương lai

Tác giả: Vũ Minh Hoàng
Nghiên cứu sinh Tiến sỹ chuyên ngành Sử học, Đại học Cornell.

"Việc Việt Nam đưa quân vào giải phóng Campuchia khỏi chế độ Khmer Đỏ diệt chủng tưởng chừng đã là một sự kiện được cả thế giới hoan nghênh. Trước khi đưa quân vào Campuchia, Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đều đã đi thăm các nước Đông Nam Á, và đinh ninh là họ cũng đều lo sợ ảnh hưởng và ý đồ bành trướng của Trung Quốc vào Đông Nam Á và lên án Khmer Đỏ. Trong khi đó, phát ngôn của nhiều nước phương Tây, trong đó có cả Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, đã phê phán chế độ Khmer Đỏ diệt chủng. Thế nên sau khi quân ta đã tiến vào đất Campuchia, việc một loạt các nước phát triển như Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Pháp… ngừng hoặc đình chỉ viện trợ cho Việt Nam; ASEAN từ hợp tác lại đổi thành cấm vận Việt Nam và nhà nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia; Mỹ đình chỉ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, tất cả dường như đều đã khiến các nhà hoạch định chính sách nước ta bất ngờ. Họ đã hiểu nhầm hoàn toàn dư luận của thế giới nói chung và khu vực nói riêng, không hiểu rằng trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh căng thẳng trở lại thì các nước (nhất là trong khu vực) đã chủ trương coi trọng sự ổn định an ninh khu vực hơn là công lý của việc lật đổ bè phái diệt chủng trong thời điểm đó. Vì không nắm rõ lập trường của thế giới trước khi hành động, Việt Nam đã bị cô lập rất nhiều năm."
-------------------

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

4 bài học kinh doanh từ người giàu nhất “trong những người giàu nhất”

21/07/2015 13:48

John Davison Rockefeller Sr. (July 8, 1839 – May 23, 1937)


“Rockefeller làm việc với một tốc độ nhàn nhã hơn nhiều giám đốc điều hành khác. Ông có thói quen ngủ trưa một giờ và thường đánh một giấc sau khi ăn tối. Một khi Rockefeller đã ngáy khò thì ngay cả tổng thống Hoa Kỳ cũng không thể đánh thức ông dậy”.


Cuộc sống và sự nghiệp của ông vua dầu lửa, Rockefeller đã chạm đáy khi còn trẻ, nhưng với ý chí và nghị lực phi thường, ông không những thoát khỏi mà còn vươn lên trở thành một huyền thoại.


Bắt bài lí do khiến bạn luôn cảm thấy chán nản, tuyệt vọng

Những lý do sau đây sẽ giúp bạn lý giải được nguyên nhân vì sao lúc nào bạn cũng cảm thấy như mình chưa hạnh phúc đấy. 

Không tự tin vào bản thân


Vì không tự tin vào bản thân nên bạn lúc nào cũng tự ti, mặc cảm. Cảm giác thua kém người khác lớn dần khiến bạn trở nên khép mình, cảm thấy cô độc và bị bỏ rơi. Hơn nữa, bạn lúc nào cũng cần phải có một người hay một vật nào đó để khiến bản thân mình cảm thấy như “được sống”, để rồi khi không còn những thứ đó ở bên cạnh, ban lại chui vào trong vỏ ốc của mình.

Kì vọng quá nhiều vào người khác

Khi bạn nghĩ rằng mọi người xung quanh sẽ hành xử đúng như trong tưởng tượng của mình thì đó cũng là lúc mà bạn đang mang niềm tin và hạnh phúccủa mình ra để đặt cược vào một thứ không chắc chắn. Mỗi người là một cá thể riêng biệt, hệ thống sống của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Họ không thể cư xử như cách bạn kì vọng không có nghĩa là họ không yêu bạn. Hãy ngừng kì vọng và đặt tiêu chuẩn thật thấp nơi người khác để tránh bị tổn thương nếu kết quả không như mong đợi.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Tự thuật của Giáo sư Đặng Văn Ngữ

Tiểu sử
Ông sinh ngày 4 tháng 4 năm 1910, quê  làng An Cựu, ngoại thành kinh đô Huế. Ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937, tại trường Đại học Y khoa Hà Nội. Sau đó, ông làm trợ lý cho giáo sư bác sĩ người Pháp Henry Galliard chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Đông Dương (tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội). Năm 1942 ông là trưởng Labo (phòng thí nghiệm) Ký sinh trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng. Năm 1943 ông đi du học tại Nhật Bản. Năm 1945, ông là hội trưởng hội Việt kiều yêu nước tại Nhật Bản. Năm 1949, ông về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, ông đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc Penicillin, loại thuốc kháng sinh này đã góp phần rất lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này. Năm 1955, ông sáng lập ra Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam, và làm Viện trưởng đầu tiên của viện này. Trong chiến tranh Việt Nam, ông tập trung nghiên cứu phòng chống và điều trị căn bệnh sốt rét tại Việt Nam. Năm ngày 1 tháng 4 năm 1967, ông đã mất trong một trận Mỹ ném bom B52, tại một địa điểm trên dãy Trường Sơnthuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, khi đang nghiên cứu căn bệnh sốt rét.




Tự thuật của Giáo sư Đặng Văn Ngữ từ nhỏ đến khi về nước tham gia Kháng Chiến (1910 - 1949)


Trong cuộc chỉnh huấn tại chiến khu Việt Bắc năm 1954, giáo sư Đặng Văn Ngữ có viết một bản tự thuật về cuộc đời của mình.

Năm 1988 gia đình đã cho công bố nguyên văn bản tự thuật đó trên tạp chí Sông Hương ở Huế (số 33 tháng 9, 10 năm 1988), với tiêu đề "Trở về với quê hương kháng chiến".

Giáo sư Đặng Văn Ngữ (1910-1967)
Cha tôi lúc còn nhỏ tự học chữ nho có tiếng là giỏi, nhưng đến tuổi đi thi thì thực dân Pháp đã bãi bỏ các kỳ thi chữ nho. Mẹ tôi, lúc lấy cha tôi, là người bán hàng xén, hàng ngày gánh một gánh hàng đi bán khắp các chợ ở vùng thôn quê quanh thành phố Huế. Đến lúc đẻ tôi thì vốn hàng rong đã tương đối khá hơn, đã thuê được một tấm phản ở chợ An Cựu. Hàng ngày chị tôi và một người giúp việc gánh hàng ra chợ; mẹ tôi, chị tôi và sau này chị dâu tôi cùng ngồi bán. Không bao lâu gian hàng của gia đình tôi đã trở nên đắt khách nhất và to nhất ở chợ An Cựu. Cha tôi không bao giờ bước chân ra chợ, chỉ ở nhà lo việc sổ sách, chuẩn bị hàng hoá, như làm mứt kẹo, xắt thuốc lá cho mẹ tôi bán. Anh tôi lớn hơn tôi bốn tuổi, tuy từ lúc bé cũng đi học trường Pháp thuộc, không học chữ nho, nhưng chịu ảnh hưởng của nho giáo một cách sâu sắc. Anh tôi lấy chữ "Hiếu" làm mục đích của đời sống, và suốt đời chỉ muốn làm như thế nào cho đúng theo lời dạy của Khổng Mạnh.

10 kỹ năng cần thiết trong cuộc sống giúp bạn cứu nguy khi cần thiết

Cập nhật lúc 06h22' ngày 09/07/2015

Cuộc sống ngày càng phát triển với nhiều phương tiện hiện đại hơn để tự giải cứu mình trong những trường hợp khó khăn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hy hữu không có các vật dụng đó, cũng không có người trợ giúp thì cách tốt nhất là bạn nên trang bị cho mình những mẹo dưới đây phòng khi hữu sự.


Những mẹo hay cuộc sống giúp bạn cứu nguy khi cần thiết

1/ Làm một chiếc đèn dầu cấp tốc
Dùng dầu oliu đổ vào khoảng nửa lon cocacola, lon bia…. dùng một cái khăn giấy cuộn lại để làm bấc đèn và đặt nó vào miệng lon. Tất nhiên bên trong phải chạm dầu. Nó có thể giúp bạn thắp sáng căn phòng trong vài giờ.

2/ Cách lọc nước bẩn dài hơi
Trong một số trường hợp bạn không thể tìm được nguồn nước sạch để uống thì đây có thể sẽ là một giải pháp cứu mạng của bạn. Hãy cho nước bẩn vào một cái bình và để cao hơn bình đựng nước sạch. Dùng một miếng khắn giấy cuộn lại và để 2 đầu vào 2 bình sao cho chúng chạm đáy. Nước sẽ ngấm vào khăn giấy và chảy sang bên bình kia, để lại gặn bẩn.

3/ Xác định phương hướng khi bị lạc
Làm thế nào để xác định được phương hướng khi bạn đang bị lạc giữa một nơi nào đó. Hãy bình tĩnh và làm theo cách sau đây. Dùng một cây kim hoặc một vật dụng nào đó tương tự, cọ xát 1 đầu vào quần áo, việc này sẽ biến chiếc kim thành một cục nam châm. Bây giờ đặt một chiếc lá vào một vũng nước và đặt chiếc kim lên trên cái lá đó.
Đầu bị cọ xát chỉ về hướng nào thì hướng đó là hướng Bắc
Ngoài ra còn nhiều cách để xác định phương hướng như dùng gậy, quan sát các chòm sao. Nếu như không có la bàn, không có ánh Mặt Trời cũng như không có mặt trăng… thì ta đành phải sử dụng một số phương pháp truyền thống khác của người đi rừng.