Thông báo: Từ vựng tiếng Hàn thường gặp nhất từ 301 trở đi có tính phí. Vui lòng xem hướng dẫn bên góc phải. Notice: 6000 most common Korean words with sample sentences and explanations from 301 are not free. Please contact us at nguyentienhai@gmail.com for more details. Website for learning Korean language effectively in shortest time, fast learning Korean, 6000 most common Korean words, basic Korean words with sample sentences,
Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013
Nhân cách không thể phát triển một cách dễ dàng và tĩnh lặng
"Character cannot be developed in ease and quiet. Only through experience of trial and suffering can the soul be strengthened, ambition inspired, and success achieved." -- Helen Keller, US blind & deaf educator (1880 - 1968).
Helen Keller có câu nói nổi tiếng "Tôi đã khóc vì không có giày để đi chỉ đến khi tôi gặp một người khóc vì không có chân để đi giày". Bà là người phụ nữ mù và điếc bẩm sinh đầu tiên ở Mỹ lấy được bằng đại học. http://en.wikipedia.org/wiki/Helen_Keller
Nguyễn Tiến Hải.
Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013
Ảnh-hưởng thần-học Do-Thái và Ki-tô-giáo trong niềm tin đạo Hồi
Lê Nin và tổ tiên Do Thái của ông ta
Friday, November 2, 2012
Lê Nin và tổ tiên Do Thái của ông ta
http://inosmi.ru/history/20110228/166930202.html
Người dịch: theviewingplatform
Jesus dưới cái nhìn của Do-Thái-giáo và Hồi-giáo
Tác-giả: Charlie-Nguyễn
Theo con số thống kê của "Time Almanach 2001" thì Ki Tô Giáo, tức Cơ Đốc Giáo (Christianity) là tôn giáo có số lượng tín đồ lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 dân số toàn thể nhân loại.
Dân số thế giới hiện nay là 5 tỷ 929 triệu.
Số lượng tín đồ Ki Tô Giáo (Christians) là: 1 tỷ 943 triệu.
Mặc dầu gần hai tỷ người đó đều tự nhận là tín đồ Ki Tô (Christians) nhưng họ thuộc về nhiều giáo hội khác nhau, với những tín điều và nghi lễ khác nhau. Nói chung, những người theo Ki Tô Giáo có thể được chia thành 5 nhóm tôn giáo sau đây:
1. Công Giáo La Mã: 1 tỷ 026 triệu (trực thuộc Vatican)
2. Các giáo phái Tin Lành: 316 triệu (trên 200 giáo phái chống đối Vatican)
3. Chính Thống Giáo: 213 triệu (phần lớn ở Đông Âu, Nga và Bắc Phi)
4. Anh Giáo: 63 triệu (nghi lễ giống Công Giáo nhưng không thuộc Vatican)
5. Các nhóm Ki Tô Giáo độc lập: 373 triệu (Unaffiliated Christians)
Qua gần hai ngàn năm lịch sử, Ki Tô Giáo đã bị phân hóa trầm trọng và những cuộc thánh chiến tương tàn giữa những người anh em có cùng niềm tin vào Chúa Ki Tô đã làm tiêu hao nhiều chục triệu sinh linh. Nhưng có một sự kiện nổi bật trong lịch sử là: Dù cho những người Ki Tô Giáo chống đối nhau, thậm chí giết nhau như cuộc xung đột Công Giáo Tin Lành ở Ái Nhĩ Lan hoặc xung đột giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo ở Nam Tư, nhưng họ vẫn có chung một niềm tin: Jesus là Chúa Cứu Thế (Messiah/Christ).
Qua lăng kính tâm linh của các tín đồ Ki Tô Giáo, Jesus là đấng Messiah với những thuộc tính sau đây:
1. Ngài là Thiên Chúa hóa thân thành người (God in human form).
2. Ngài chết để chuộc tội tổ tông của loài người
3. Ngài sống lại lên trời và sẽ xuống thế gian lần thứ hai vào ngày tận thế để xét xử mọi người sống và chết (mọi người chết sẽ sống lại để được xét xử)
Như chúng ta đã biết, Do Thái và Hồi Giáo cũng là những đạo thờ Thiên Chúa nhưng cả hai đều phủ nhận Jesus là Messiah với những thuộc tính nói trên.
Hai tôn giáo Do Thái và Hồi đã đưa ra những luận cứ nào để bác bỏ tư cách Messiah (Kitô) của Jesus? Đó là nội dung chính yếu của bài viết này.
I. QUAN ĐIỂM CỦA DO THÁI GIÁO VỀ JESUS
Jesus là một người có thật, bằng xương bằng thịt, đã được sinh ra ở Do Thái cách đây gần 2000 năm.
Nhưng ý niệm về Messiah (Chúa Cứu Thế/ Chúa Ki Tô) là một sản phẩm đặc biệt trong tư duy của dân tộc Do Thái. Để tìm một định nghĩa xác thực nhất về Messiah, thiết tưởng không có gì đáng tin cậy hơn là Tự Điển Bách Khoa về Đạo Do Thái (The Shengold Jewish Encyclopedia).
Niềm tin vào Đấng Messiah (Messianism) được định nghĩa như sau: "Niềm tin vào đấng Messiah là niềm tin rằng: dân tộc Do Thái và toàn thể nhân loại được dẫn đến một thời đại hoàng kim, trong đó nền công lý toàn hảo và nền hòa bình thế giới được thực hiện bởi đấng Messiah. Ngài là vị vua lý tưởng và là một người toàn hảo. Danh từ "Messiah" có nghĩa là "Người được xức dầu", đây là một phương cách cổ xưa để tôn vinh một người được trao trọng trách đặc biệt. Danh từ "Messiah Adonai" có nghĩa là "Người được Thiên Chúa xức dầu". Đây là một danh hiệu do Cựu Ước dùng để gọi các vị vua của Israel. Các vị tiên tri trong kinh Thánh mô tả Messiah là một người được Thiên Chúa chỉ định, một vị lãnh đạo lý tưởng để đưa toàn thế giới đến nền công chính và hòa bình. Qua nhiều thế kỷ lưu lạc, dân tộc Do Thái vẫn tiếp tục ước mơ về sự xuất hiện của đấng Messiah".
(Messianism: The belief that the Jewish people and all humanity would be led to a Golden Age of perfect justice and universal peace by a Messiah, an ideal king and a perfect man. The Hebrew Messiah means "one anointed man with oil", the ancient way of dedicating a man to a special service. Messiah Donai - The Anointed of God - was a title of honor given in the Bible to the Kings of Israel. The prophets described the Messiah as a divinely appointed man, an ideal ruler who would lead the world in righteousness and in peace.
During the long centuries of exile, the Jewish people continued to dream of the Messiah).
Qua định nghĩa "Messiah" nói trên của người Do Thái, ta thấy sứ mạng của "Chúa Cứu Thế" chính danh phải là người thực hiện được nền hòa bình thực sự và nền công chính toàn hảo trên khắp thế giới. Xét theo tiêu chuẩn này, mọi người đều sẽ nhận rõ rằng: Jesus chỉ là một kẻ vô dụng vì y chưa từng bao giờ góp được một chút công lao nào cho nền công chính và hòa bình của nhân loại.
Trong Kinh Thánh Cựu Ước có nhiều điều tiên tri về Messiah. Nhưng Jesus chưa từng bao giờ thực hiện được một điều nào để chứng tỏ ông ta là Messiah cả. Thí dụ:
- Tiên tri Isaiah (thế kỷ 8 TCN) định nghĩa Messiah là đấng "giải thoát mọi người bị áp bức" (To let the oppressed go free - Isaiah 6: 9 và 6: 1-2). Thử hỏi Jesus đã giải thoát được một người nào bị áp bức trên thế gian này?
- Isaiah cũng nói: Đấng Messiah sẽ gom góp toàn dân Do Thái trở về đất Israel (Gather all Jews back to the land of Israel - Isaiah 43: 5-6). Lịch sử Do Thái đã chứng minh ngược lại: Jesus chết khoảng năm 30. Đến năm 70 thì Israel bị quân La Mã đánh chiếm và tiêu diệt người Do Thái vô số kể. Đến nỗi người Do Thái sợ bi diệt chủng nên đã bỏ xứ lánh nạn khắp nơi trên thế giới. Gần 19 thế kỷ sau (1949) thì Liên Hiệp Quốc (không phải Jesus) đã gom dân Do Thái về Israel!
- Tiên tri Zechariah nói: Đấng Messiah là vua cai trị toàn thế giới (King over all the world - Zech. 14: 19) Điều này thì trong 2000 năm qua và cho đến muôn kiếp về sau chẳng bao giờ Jesus có thể thực hiện được!
- Tiên tri Isaiah xác định: Messiah phải là người thuộc dòng vua David theo phụ hệ (Messiah must be decended on his father's side from King David.
- Isaiah 11: 1) Jesus có mẹ đồng trinh nên không có cha, vậy y làm sao thuộc dòng David theo phụ hệ được? Do đó, Jesus không có tư cách Messiah.
- Người Do Thái hoàn toàn bác bỏ tính cách Thiên Chúa của Jesus vì Cựu Ước dạy "Thiên Chúa chỉ có Một" (The Lord is One - Dent 6: 4) và "Thiên Chúa là vĩnh cửu, vượt thời gian. Ngài là vô cùng, vượt không gian. Ngài không thể được sinh ra và không thể chết" (God is eternal above time. He is infinite above space. He cannot be born and cannot die - Numbers 23: 19). Jesus đã được sinh ra bởi bà Maria và đã chết dù chỉ chết 3 ngày 3 đêm) nên Jesus không thể là Thiên Chúa vì Thiên Chúa không chết dù chỉ trong giây phút.
Người Do Thái vẫn chờ đợi sự xuất hiện của đấng Messiah. Điều đó có nghĩa là đấng Messiah chưa từng bao giờ xuất hiện trên thế gian này. Đối với họ, Jesus không hề thực hiện được một điều nào Cựu Ước đã tiên tri về Messiah nên Jesus không bao giờ được dân tộc Do Thái công nhận. Người Do Thái cũng phủ nhận sự tái lâm của Jesus vì thần học của đạo Do Thái khẳng định Messiah chỉ đến một lần và không bao giờ trở lại. (No second coming of Messiah).
Dân tộc Do Thái rất kiên trì trong niềm tin tôn giáo vì họ tin tưởng rằng đạo Do Thái là đạo duy nhất do Thiên Chúa mặc khải cho cả quốc gia (a national revelation). Truyền thuyết về Messiah là sản phẩm tâm linh của cả dân tộc Do Thái. Họ không ngờ truyền thuyết này đã trở thành chiếc boomerang quay ngược lại tiêu diệt dân tộc mình. Trong gần hai ngàn năm qua, họ luôn luôn phủ nhận tư cách Messiah của Jesus. Hậu quả thảm khốc là nhiều triệu người Do Thái đã bị giết nhưng vẫn chưa đủ đền mạng của một người Do Thái được người ta tôn vinh là Đấng Messiah!
II. QUAN ĐIỂM CỦA HỒI GIÁO VỀ JESUS
Khi nghiên cứu về Hồi Giáo, chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận thấy người Hồi Giáo - nhất là Hồi Giáo Ả Rập - rất quan tâm và viết khá nhiều về Jesus.
Tiến sĩ Tarif Khalidi, giáo sư môn ngôn ngữ học Ả Rập tại Đại Học Cambridge, đã thu thập được 303 câu chuyện (stories) qua hàng trăm cuốn sách bằng tiếng Ả Rập viết về Jesus.
Ông đúc kết lại thành sách "The Muslim Jesus". Nguyên bản bằng tiếng Ả Rập. Bản dịch Anh ngữ 246 trang do Havard University Press xuất bản 2001. Tựa đề của cuốn sách ngụ ý Jesus không phải là người Do Thái, cũng không phải là giáo chủ đạo Ki Tô mà là một tín đồ Hồi Giáo. Cũng tương tự như Jesus, Abraham và Moises đều được người Hồi Giáo coi là những người đồng đạo của họ. Muhammad khẳng định: "Abraham không phải là Do Thái hay Ki Tô. Abraham, Moises và Jesus đều là những tín đồ Hồi Giáo. (Abraham was not a Jew nor yet a Christian. Abraham, Moises and Jesus are Muslims - Koran 3: 67).
Người Hồi Giáo cho rằng: các tín đồ Ki Tô đã hiểu sai về Jesus và chỉ có người Hồi Giáo mới có cái nhìn đích thực về một "Jesus Thật" (The Real Jesus).
Tất cả những quan niệm của người Hồi Giáo về Jesus đều được Muhammad truyền dạy trong kinh Koran qua những câu thơ rải rác trong 15 chương sách. Chúng ta cũng biết rằng kinh Koran là Kinh Thánh của Hồi Giáo (The Holy Bible of Islam). Đối với các tín đồ Hồi Giáo, Jesus thật là Jesus được mô tả trong kinh Koran (Quranic Jesus). Đó chính là Jesus trong đức tin Hồi Giáo:
- Kinh Koran ca ngợi Jesus là tiên tri của Thiên Chúa (a prophet of God) là sứ giả của Chúa (a messenger of God) là tiếng nói và tinh thần của Thiên Chúa Allah (the Word and the Spirit of Allah) (Koran 3: 45).
- Kinh Koran ca ngợi Jesus có tài tranh biện vì được Thiên Chúa ban sức mạnh tinh thần thánh thiện (God gave Jesus clear arguments and strenghten him with the holy spirit - Koran 2: 87). Thiên Chúa dạy dỗ Jesus sự khôn ngoan và sự hiểu biết về kinh Thánh Cựu Ước, Tân Ước (Allah taught him the wisdom, and the Tawrah, the Injil - Koran 3: 48) Jesus có khả năng chữa lành những kẻ mù hoặc những kẻ cùi hủi và khiến cho kẻ chết sống lại với sự cho phép của Thiên Chúa Allah (Jesus heals the blind and the leprous and bring the death to life with Allah's permission - Koran 3: 49)
- Hồi Giáo công nhận Jesus được sinh ra bởi bà Maria đồng trinh (And She who guarded her chastity - Koran 21: 91). Koran nhắc lại lời của bà I-sa-ve (mẹ của Gioan) chúc mừng bà Maria: "Thiên Chúa Allah đã chọn bà trên hết mọi người nữ ở thế gian này" (Allah has chosen you above the women of the world! - Koran 3: 42).
- Hồi Giáo tin rằng Jesus sẽ trở lại thế gian vào ngày phán xét cuối cùng nhưng chỉ với tư cách nhân chứng mà thôi. Vị thẩm phán tối cao xét xử mọi người là Thiên Chúa Allah. (On the day of Resurrection Jesus shall be a witness - Koran 4: 159).
- Hồi Giáo không nói Jesus đã từ kẻ chết sống lại, nhưng tin rằng Thiên Chúa Allah đã đưa Jesus về trời. (Allah took him up to Himself - Koran 4: 158)
Mặc dầu Hồi giáo tôn vinh Jesus như trên nhưng họ hoàn toàn phủ nhận tư cách Thiên Chúa hoặc Con Thiên Chúa của Jesus. Koran khẳng định: "Thật là nhục mạ Thiên Chúa đối với những kẻ nói Jesus, con của Maria, là Thiên Chúa. Jesus không là gì khác hơn là tôi tớ của Thiên Chúa mà thôi" (They do blaspheme who say God is Jesus, son of Maria. He was no more than a servant of God - Koran 5: 72-75).
Jesus không phải là một sinh vật linh thiêng mà chỉ là một người thường như chúng ta. Trước mặt Thiên Chúa Jesus cũng giống như Adam, tất cả đều được Thiên Chúa dựng lên bằng tro bụi. (Surely, the likeness of Jesus is with Allah as the likeness of Adam. He created him from dust - Koran 3: 59). Sở dĩ Jesus được coi là một người đặc biệt vì ông ta được Thiên Chúa Allah ban cho đặc ân và ngài biến ông ta thành một gương sáng cho con cháu của dân tộc Do Thái. (Jesus, son of Mary, was naught but a servant on whom God bestowed favor and made him an example for the children of Israel - Koran 43: 59).
- Hồi Giáo kịch liệt chống lại Thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi. Kinh Koran luôn luôn nhắc đi nhắc lại điều quan trọng nhất của đạo Hồi là: Thiên Chúa chỉ có Một. Ngài không sinh con và không do ai sinh ra. Không có một người nào giống Thiên Chúa cả. (Say not three Deists, Allah is One. Koran 4: 117, Say, He, Allah is One. He begets not, nor is He begotten and none is like Him. Koran 112: 1-4)
Thiên Chúa không bao giờ tha thứ cho bất cứ ai đồng hóa với Ngài - Bất cứ ai gán ghép một cái gì đó vào Thiên Chúa đều phạm tội trọng. (Surely, Allah does not forgive that anything should be associated with him - Whoever associated anything with Allah he devises indeed a great sin - Koran 4: 48)
- Hồi Giáo phủ nhận việc Jesus bị đóng đinh trên thập giá (They - the Jews - killed him not nor cruxified him - Koran 3: 59) đồng thời phủ nhận "tội tổ tông" của Adam và Eva, mặc dầu Hồi Giáo cũng tin hai vị này là tổ tiên của loài người. Nói cách khác, Hồi Giáo hoàn toàn phủ nhận lập luận của đạo Ki Tô cho rằng đã chịu chết trên thập giá chuộc tội tổ tông để cứu loài người.
Đọc kinh Koran, mọi người sẽ nhận thấy thái độ rất rõ rệt của Hồi Giáo đối với Ki Tô Giáo:
Một mặt, người Hồi Giáo rất tôn kính Jesus. Mặt khác người Hồi Giáo tỏ thái độ thù nghịch đối với các tín đồ Ki Tô Giáo vì người Ki Tô vi phạm những điều cấm kỵ hết sức nghiêm ngặt của đạo Hồi là tuyệt đối cấm thờ bất cứ một ai ngoài Thiên Chúa Allah và cấm thờ ảnh tượng. Muhammad qui trách nhiệm cho những người Do Thái lập đạo Ki Tô đã ngụy tạo Lời Chúa và viết thêm những điều bậy bạ vào Thánh Kinh làm cho Ki Tô Giáo trở thành một tà đạo. Muhammad viết:
- "Những người Do Thái (lập đạo Ki Tô) là những kẻ đã thay đổi Lời Chúa hoặc xuyên tạc Lời Chúa bằng miệng lưỡi của họ và nhạo báng đạo của Chúa" (of those who are Jews there are those who alter the words of God... distorting the words with their tongues and taunting about religion - Koran 4: 46).
- "Thật là một thảm họa cho những kẻ viết Thánh Kinh bằng bàn tay của họ rồi nói rằng sách đó do Thiên Chúa ban cho" (Woe, then, to those who write the Book with their hands and then say: This is from Allah - Koran 2: 79).
Muhammad ca ngợi Jesus là người hết lòng tôn thờ Thiên Chúa Allah - kinh Koran có thuật lại lời cầu nguyện của Jesus như sau:
"Vinh danh Chúa Allah. Chúa biết những gì con nghĩ trong đầu nhưng con không biết điều gì trong ý Chúa. Chỉ có chúa là Đấng Thông Biết mọi sự".
(Glory to Allah. Thou knowest what is in my mind and I do not know what is in Thy mind. Surely Thou art the great knower of the unseen things - Koran 5:117)
Đối với đạo Hồi, Jesus được coi là một người công chính giống như tiên tri Elisha của đạo Do Thái. Kinh Koran viết: "Jesus và Elisha đều chung một hàng của những người Công Chính".
(Jesus and Elisha were all in the rank of the Righteous. Koran 6: 85)
Nhưng các tín đồ Ki Tô Giáo lại bị người Hồi Giáo coi là "những kẻ không tin Chúa" (The disbelievers) và họ sẽ phải chịu hình phạt sau đây do người Hồi Giáo dành cho họ:
"Chúng ta sẽ gieo kinh hoàng nơi trái tim của những kẻ không tin đạo. Cho nên, hãy chặt đầu chúng và bứt hết các đầu ngón tay của chúng!" (We will cast terror into the hearts of those who disbelieve. Therefore strike off their heads and strike off every fingertips of them - Koran 8: 12).
Nguồn: trích từ sách "Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Thờ Chúa" của Charlie Nguyễn.
Những điều chưa biết về người Do Thái
Tác-giả: Nguyễn-Hải-Hoành
Đông Tác giao lưu, Chủ Nhật 30, Tháng Mười Hai 2007
Ảnh: thành cổ Jerusalem.
Dân tộc Do Thái vẫn theo chế độ mẫu hệ ?
Dân tộc Do Thái có lịch sử lâu đời và một nền văn hóa xán lạn cũng như truyền thống dân tộc hết sức độc đáo. Suốt mấy nghìn năm qua, họ bị các dân tộc khác bắt nạt và bài xích, xua đuổi. Trước tình trạng dân tộc bị đe dọa tiêu vong, nhằm ngăn chặn sự đồng hóa bởi các dân tộc khác, gìn giữ tính trong sạch dân tộc và sự đoàn kết nội bộ, luật pháp của đạo Do Thái đặt ra các quy định hết sức khắt khe cấm người Do Thái lấy vợ lấy chồng là người thuộc dân tộc khác.
Thời cổ, người Do Thái thà cho phép anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha lấy nhau mà không cho họ lấy người dân tộc khác. Thời cận đại, các quy định có nới lỏng hơn, như cho phép người Do Thái lấy người dân tộc khác; tuy vậy vẫn khống chế khá chặt chẽ, cho nên rất hiếm trường hợp người Do Thái kết hôn với người dân tộc khác. Theo quy định, ai lấy người Do Thái thì phải theo đạo Do Thái; nếu là đàn ông thì phải làm lễ cắt da (cắt da bao quy đầu dương vật).
Cho tới nay, ta vẫn có thể nói người Do Thái theo chế độ mẫu hệ. Đó là vì theo phong tục của dân tộc này, chỉ cần mẹ là người Do Thái thì dù bố là người dân tộc khác, con họ đẻ ra vẫn được thừa nhận là người Do Thái. Nhưng nếu mẹ không phải là người Do Thái, thì dù bố là người Do Thái đi nữa, con đẻ của họ vẫn không được thừa nhận là người Do Thái.
Quan niệm luân lý này không giống với hầu hết các dân tộc khác trên thế giới. Đó là vì, theo luật của đạo Do Thái, người nào có ít nhất một nửa huyết thống Do Thái mới được thừa nhận là người Do Thái. Trường hợp mẹ là người Do Thái, thì dù bố không phải là người Do Thái, con do mẹ đẻ ra ít nhất cũng có một nửa dòng máu Do Thái, cho nên được thừa nhận là người Do Thái. Trường hợp mẹ không phải là người Do Thái, thì dù bố là người Do Thái đi nữa, nhưng nếu mẹ ngoại tình (có chửa với người không Do Thái) – nghĩa là bố của đứa bé đẻ ra có thể không phải là người Do Thái, khi ấy khó có thể bảo đảm đứa con có một nửa dòng máu Do Thái. Nhằm bảo đảm tính thuần khiết của dân tộc, pháp luật của đạo Do Thái không thừa nhận con của người phụ nữ không phải Do Thái là người Do Thái.
Vì sao sứ quán các nước ngoài tại Israel lại không đặt ở thủ đô nước này ?
Thủ đô hiện nay của nước cộng hòa Israel là Jerusalem, có khoảng hơn 660 nghìn dân. Theo thông lệ quốc tế, lẽ ra sứ quán các nước ngoài tại Israel phải đặt ở thủ đô nước này. Nhưng trong thực tế thì họ đều đặt sứ quán tại thành phố Tel Aviv, là đô thị lớn nhất Israel, có hơn 2 triệu dân. Vì sao lại có lệ đặc biệt như vậy ?
Tất cả là do tình hình chính trị phức tạp của Israel. Ngày 14-5-1948, Israel tuyên bố độc lập, chọn Tel Aviv là thủ đô nước mình. Ngay hôm sau, các nước A-rập như Ai-cập, Jordan, Syria, Lebanon, Iraq và A-rập Xê-ut đem quân xâm nhập Israel. Một cuộc chiến tranh nổ ra; ai ngờ phần thắng lại thuộc về Israel với 2 triệu dân chứ không phải các nước A-rập với hơn 100 triệu dân. Sau đó các nước A-rập ký hòa ước riêng rẽ với Israel. Năm 1950, Israel quyết định lấy Jerusalem làm thủ đô nước mình. Ngày 30-7-1980, Quốc hội Israel thông qua sắc luật đơn phương tuyên bố “Jerusalem thống nhất” là “thủ đô vĩnh viễn và không thể chia cắt” của Israel. Nhưng người Palestine thì lại kiên trì quan điểm Jerusalem là vùng đất của họ, là thủ đô của người Palestine. Liên Hợp Quốc và đa số các nước trên thế giới đều không thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Bởi vậy các nước có quan hệ ngoại giao với Israel đều vẫn đặt sứ quán của mình tại Tel Aviv chứ không dọn đến Jerusalem, kể cả sứ quán Mỹ, Anh là hai nước ủng hộ Israel tích cực nhất; vì nếu đặt sứ quán tại Jerusalem thì có nghĩa là thừa nhận đây là thủ đô của nước này, nói cách khác là đi ngược lại lập trường của mình ủng hộ phong trào giải phóng Palestine. Cũng với lý do như thế, phái đoàn các nước khi đến thăm Israel đều không giao thiệp với chính quyền thành phố Jerusalem của Israel.
Dĩ nhiên chính phủ Israel dùng mọi cách để khuyến khích các nước có quan hệ ngoại giao với mình đều đặt sứ quán tại Jerusalem, như tuyên bố sẽ miễn tiền thuê đất làm sứ quán, miễn thu toàn bộ các chi phí điện, nước, thông tin liên lạc. Dù có nhiều chính sách ưu đãi như vậy nhưng cho tới nay chỉ có một số ít nước Nam Mỹ đặt sứ quán tại Jerusalem mà thôi.
Vì sao phái đoàn các nước khi đến Israel đều không lập tức gặp chính quyền Israel ngay?
Thông thường, phái đoàn nước ngoài khi đến thăm một quốc gia nào đó, việc đầu tiên bao giờ cũng phải được chính quyền nước chủ nhà tiếp, hội đàm rồi sau đó mới có các hoạt động khác. Nhưng phái đoàn các nước ngoài khi đến Israel bao giờ cũng được bố trí đi thăm Nhà Kỷ niệm diệt chủng người Do Thái, đặt trên đồi Kỷ niệm Jerusalem, sau đó mới hội đàm với chính quyền nước chủ nhà. Đây là sự thu xếp có chủ ý của phía Israel. Trong đại chiến II, một nửa trong tổng số 12 triệu người Do Thái đã bị phát xít Đức tàn sát. Tội ác này được trưng bày trong Nhà Kỷ niệm Diệt chủng. Tới thăm Nhà Kỷ niệm này, người ta sẽ thấy rõ quá trình lịch sử đau khổ của người Do Thái. Trong cuộc xung đột với người Palestine ròng rã mấy chục năm qua, chính phủ Israel luôn luôn giữ lập trường cứng rắn không thỏa hiệp; lập trường này bị phần lớn cộng đồng thế giới lên án. Vì thế, chính phủ Israel bao giờ cũng bố trí cho phái đoàn nước ngoài trước tiên đi thăm Nhà Kỷ niệm diệt chủng để hiểu tình trạng đau khổ của dân tộc Do Thái, qua đó thông cảm và đồng tình với đường lối coi an ninh của người Do Thái là ưu tiên số một của chính phủ Israel.
Nguyễn Hải Hoành
Nguồn: Đông Tác Giao Lưu, http://van-hien.vn/spip.php?article1471
Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế?
Karl Marx, Alan Greenspan, Paul Krugman, George Soros, Michael Bloomberg...đều là những người gốc Do Thái rất thành công.
Cả một dân tộc giỏi làm kinh tế
Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013
Tản·mạn về ngôn·ngữ địa·phương Hà·Tĩnh
Phần 1:
Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013
Năm nguyên nhân học ngoại ngữ không thành công
Cần phải hiểu rõ về những nguyên nhân tại sao học ngoại ngữ không có kết quả để khắc phục. Có 5 nguyên nhân chính:
Việc học ngoại ngữ của một số anh chị em chỉ học theo phong trào chứ không có mục đích rõ rệt, nên nhất định không có kết quả. Nếu được tuyển chọn đi học ở nước ngoài theo dự án hay được học bổng thì chắc chắn họ sẽ học có kết quả. Mặt khác, hiện nay trong cơ chế thị trường, có một số thanh niên muốn đi làm cho công ty nước ngoài nên đã tích cực theo học hoặc tự học ngoại ngữ. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, những người đó có mục tiêu rõ rệt, họ học rất "vào", không chỉ hứng thú mà còn vì "miếng cơm manh áo nữa, mà họ phải học hết mình ", họ học chóng giỏi là vì thế. Lấy ngay kinh nghiệm bản thân tôi (Vũ Văn Chuyên) khi biết tôi được tuyển đi làm chuyên gia ở Ăng-gô-la (Angola), thế là tôi lăn lưng vào học tiếng Bồ Đào Nha, học chết thôi, học không kể ngày đêm, để khi sang Angola còn có thể hoàn thành nhiệm vụ được. Còn tôi (Phạm Văn Vĩnh) khi biết rằng tôi sẽ sang Mông Cổ và Liên xô, dự Hội nghị quốc tế họp ở U-lan-ba-to (Mông cổ), sau đó phải lưu lại ở Mat-xcơ-va để làm việc trong một khoảng thời gian nhất định (lại được biết ở Mông Cổ nhiều người lại thường hay sử dụng tiếng Nga), thế là khi đó tôi cắm cổ, chúi mũi vào ôn lại tiếng Nga để sang đó còn có đất dụng võ. Sau này, vì ít sử dụng tiếng Nga, nên không lưu loát bằng các tiếng Pháp, Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Quốc tế ngữ Esperanto vì những tiếng này chúng tôi đã dạy và soạn nhiều sách xuất bản liên tục từ 1950 đến nay). Thế đấy! học ngoại ngữ mà có mục đích thì dễ "vào" biết bao nhiêu! Còn khi ít sử dụng, lại quên ngay. Văn ôn, võ luyện, quy luật đó vô cùng quan trọng trong việc học và sử dụng ngoại ngữ.
Mấy năm nay, có khá nhiều người đi học tiếng Đức, phần thì họ mong sang Đức vì có người nhà hỗ trợ để học tiếp Đại học, phần thì mong muốn sang " Miền đất hứa " để vừa học vừa làm. Thực tế đâu có dễ dàng như vậy? Tuy nuôi " ảo vọng " nhưng vì có mục đích nên họ học " chết thôi ", còn nhưng anh chị em học cho biết chút ít tiếng Đức để đi theo diện " Đoàn tụ gia đình " thì học mới uể oải làm sao? Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học 19-5 chúng tôi được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép hoạt động tư vấn tuyển sinh du học nước ngoài, nên chúng tôi đã phải đi nhiều nước. Trong dịp sang các bang nước úc để xem tình hình của sinh viên mà chúng tôi đã đưa họ sang đó để du học, xem họ học tập sinh sống ra sao ?. Khi đến làm việc tại Trường Đại học Anh văn Quyn-x-lend (QCE) thì ông Rô-be S-Mít (Robert Smith), Giám đốc QCE có chỉ cho chúng tôi một vài học viên cá biệt đang học tiếng Anh một cách rất uể oải, cầm chừng, đầu gần gục xuống bàn.... Họ không có một chút khí thế học tập nào cả, chưa nói tới việc họ học hăng hái như những anh chị em khác. Sau hỏi kỹ giáo vụ và một số sinh viên khác thì biết rõ ngay là những anh chị em đó sang úc với mục đích chính là đi lao động, làm thêm là chính, chứ còn học ngoại ngữ là phụ, nên kết quả học tập chẳng đâu vào đâu. Thế đấy, làm việc gì cũng phải mục đích, nhưng học ngoại ngữ lại càng cần phải có mục đích rõ rệt.
Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013
Những phẩm chất Trời cho: có lẽ muốn học cũng không được
Từ email chuyển tiếp của Hồ Anh Thái
Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012
Cuộc-sống ở Canada: Tiếp…
Tác-giả: Phạm-Ngọc-Cương
Không muốn thành người bôi sỹ chỉ biết sơn một màu, và cũng để trả lời nhiều câu hỏi của bạn đọc “Một góc nhìn khác” về những góc tối, mệt mỏi của cuộc sống ở Canada sau bài “Tạp”, tôi xin được góp chuyện tiếp mấy ý sau.
Phạm Ngọc Cương (Toronto, Canada)
1- Thời gian
Ở Bắc Mỹ đó là thứ mà ai cũng thấy đặc biệt thiếu. Từ ngày đầu đến đây tôi đã để ý là tiệm coffee nhan nhản mọi nơi. Dân tình thường thiếu ngủ, cuộc sống, công việc nhiều sức ép luôn cần cái gì đó cho tỉnh táo.
2- Việc hãng
Công việc là cả một thách thức nan giải nhưng cũng đồng thời là một sự tưởng thưởng xứng đáng. Con gái tôi 20 tuổi, học năm thứ tư đại học hay thích hỏi han tâm sự với bố. Tôi bảo cháu trong công việc có ba cách tự khẳng định mình. Giỏi là tự mình làm chủ luôn. Dốt hơn là làm thuê một giai đoạn, tích lũy kinh nghiệm sau bước lên làm chủ. Kém nhất là bán mình cả đời. Cháu tự thấy tài sức còn yếu nên quyết định tham gia phỏng vấn xin đi làm công trước. Sau mấy vòng phỏng vấn được hãng Bell- hãng điện thọai Canada- nhận là tháng 4 năm sau khi ra trường sẽ có một công việc lương khởi điểm năm đầu là $53,000/ năm. Từ năm thứ hai bàn thảo tiếp. Kèm theo hợp đồng làm việc là cả một gói lớn bổng lộc: ít nhất thưởng thêm $8,000/ năm, có ba tuần phép ăn lương/ năm, sau 2 năm hãng trả tiền toàn bộ để theo học MBA, bao toàn bộ các lại bảo hiểm từ răng, kính, mắt, du lịch, điện thọai Iphone 5, son phấn… Trả được lương ấy đến tay người lao động thì hãng còn phải trả thêm cả trăm thứ thuế má bảo hiểm khác tổng ra cả 100 ngàn $/ năm. Để được thuê và không bị đuổi việc thì phải đáp ứng được cái người ta cần.
3- Việc nhà:
Một cái nhà trung bình rộng 1000sqft. Tức là khoảng 100m2. Và có 2 tầng lầu, một tầng hầm/trệt như vậy tổng là cả 300m2. Giữ cho cái nhà đó sạch gọn cũng không ít việc. Thêm nữa nhà ai cũng vườn trước vườn sau 300m2/500m2/1000m2… tùy cỡ, lại thêm nhà xe, vài ba chỗ đậu xe…. Cắt cỏ mùa hè, xúc tuyết mùa đông, dọn lá khô mùa thu, trồng hoa mùa xuân. Mùa nào việc ấy. Chỉ trồng hoa thôi cũng đủ hết ngày rồi. Vài năm trước chúng tôi quyết định trồng ít hoa tulip ở một góc vườn. Loại hoa này chỉ đẹp nếu có đông đồng đội. Tôi mua 500 củ tulip về, vợ hì hục trồng cả tuần mới xong. Tuần sau lại phải đi mua thêm 500 củ nữa vì… lũ sóc và chồn đào bới tứ tung cả vườn chắc ăn gần hết cả củ hoa. Vừa thương vợ vừa an ủi là em ơi nhìn chúng ăn no tung tăng cong những cái đuôi như hoa khắp vườn thế kia thì vui, đẹp quá rồi còn gì. Ở Canada không ai hại chúng cả. Nhiều anh bạn tôi còn thấy gấu vào sau vườn hay hươu nai lượn lờ trước cửa nhà. Ở đây không có mốt thời thượng như Việt Nam mình là nhất nhất cái gì cũng thuê osin. Tự làm hết. Riêng việc nhà cũng đủ thở không kịp rồi.
4- Dạy con
Cái gì cũng có giá của nó. Muốn con học tốt, khỏe, vui thì trước nhất bố mẹ phải đầu tư cho con thích đáng cả về thời gian, tâm huyết và công sức. Con út của tôi hút chẵn của vợ tôi 8 giờ vàng ngọc mỗi ngày- ngang người đi làm full time. Từ sáng 7:00 A.M dậy chuẩn bị cho ăn uống rồi đưa cháu đến trường. Chiều 3:30 P.M đón cháu về rồi dẫn đi đủ các sinh hoạt khác: bơi lội, trượt băng, bóng đá, tennis… thứ bảy, chủ nhật lại học tiếng nọ tiếng kia. Để đứa bé 7-8 tuổi xoen xoét được 3 ngôn ngữ cũng không phải là ngày một ngày hai. Học là chuyện của nó nhưng biết bao công bố mẹ phải đưa đi đón về. Chuyện biết nhiều thứ tiếng ở đây không có gì lạ. Nhà nào cho con học trường French Immersion thì con cũng đã phải học ở đó song hành hai thứ tiếng Anh và Pháp. Tiếp đó hầu như dân xứ nào cũng cố nhồi cho con tiếng cố quốc của mình. Cậu em tôi lấy vợ gốc Ba Lan khi ở nhà cô cháu gái 7 tuổi cứ phải xoay xỏa tiếng Việt với bố, tiếng Ba Lan với mẹ, với các anh thì tiếng Anh, Pháp. Tuổi trẻ học thêm một ngôn ngữ cũng như ăn thêm cái kẹo, uống thêm cốc nước thôi; để con chóng lớn về trí tuệ hay thể lực thì phải cho con ăn uống luyện tập đều đều.
5- Tử hình
Canada không chấp nhận án tử hình, án gì thì cùng lắm cũng…ngồi tù dài ngày rồi ra. Trong tù thì mỗi tù nhân đều có tiêu chuẩn phòng riêng, tiện nghi, hiện đại. Tốn của công quĩ khủng khiếp. Ra tù thì cảnh sát, truyền thông báo tin trước cho cư dân là ngày đó X, Y, Z… sẽ hết án về lại nhà hi vọng thành dân lương thiện. Cư dân ở gần nhà các anh bạn mới hoàn lương này ráng mà đề phòng nếu có gì bất thường nhớ báo.
6- Cảnh sát
Vào đồn cảnh sát thấy một số tờ rơi. Cảnh sát báo là treo thưởng $50,000; $100,000 nếu ai đó phát hiện ra gì đó, ai đó, xin giúp đỡ cảnh sát với. Phá án kiểu đốt tiền này thật đúng là… đồ ăn hại vô tích sự, tốn tiền thuế dân. Vậy mà tỷ lệ tội phạm ở Toronto lại liên tục giảm mấy năm nay so với 10 hay 20 năm trước. Thật đáng đời mấy anh bạn cảnh sát hết việc bị sa thải chỉ vì xã hội có ít hơn tội phạm.
7- Án vặt
Các tranh chấp tài sản dưới $70,000 gọi là vặt, chỉ tòa Small Claim Court giải quyết. Nhưng cả các vụ lớn ra Supreme Court nếu chứng minh là chả còn gì để trả thì cũng huề cả làng. Và rất nhiều người cứ cà thẻ của các nhà banks cho đã rồi khi ăn chơi hết vài trăm ngàn, vài ba triệu $ khai bại sản và…cũng chả ai động được đến sợi lông chân của họ. Có điều banks là của tư nhân nên nếu kinh doanh ngu thất thu thì banks ráng tự chịu. Chính phủ không cơ cấu nợ xấu, không lấy tiền thuế dân cứu banks. Còn nếu lời nhớ đóng thuế đều nhé, như vắt chanh. Tuy nhiên chắc số đạo tặc không mấy nên thấy quí nào báo cáo kinh doanh của các nhà banks lớn vẫn thấy hoan hỷ là lãi toàn tiền tỷ $.
8- Lãi xuất
Cả 5- 6 năm nay nhà banks cho vay tiền ra có 0% đến 3%/năm. Tiền rẻ quá dân chúng vay mượn tiêu xài thật quá ư bừa bãi. Ngân hàng TW Canada chắc phù phép con số rồi, cho tiêu, cho xài phá cỡ ấy mà inflation core (lạm phát) toàn dưới 1-2% năm thì tin sao được?
9- Thuê nhà
Phần đông là thuê nhà trả đủ tiền. Nhưng lỡ cũng gặp anh bạn cứ ở lì không trả tiền thuê. Cùng lắm sau sáu tháng một năm phải ra thì cũng ở chùa được cả khối thời gian. Chủ nhà ở Ontario mà muốn ra tòa so găng thách đấu với người thuê nhà thì chỉ từ chết đến chết mà thôi. Tòa toàn bênh người thuê. Đuổi theo phương pháp xã hội đen ở đây thì thật chả ai dám nghĩ tới. Đành an ủi là ít ra cuối cùng sau vài tháng kiện cáo vẫn lấy lại được nhà, ở nhiều góc khác của địa cầu này có nơi nhà cho ở nhờ còn mất trắng đó thôi.
10- Án mạng
Mỗi năm vùng GTA với khoảng 5 triệu dân có khoảng 70 vụ thiệt mạng. Đủ cả từ tai nạn xe, súng, cần xa, ma túy tới gái, tai bay vạ gió…Thế mà luận điệu tuyên truyền của cảnh sát Toronto cũng như thống kê của Liên Hiệp Quốc luôn dối trá, trắng trợn và rập khuôn suốt bao năm nay rằng Toronto là thành phố lớn mà an toàn nhất hành tinh này!
Khu Scarborough, phía đông Toronto trước kia yên và đẹp. Mấy chục năm nay người Tàu di dân lậu cũng như hợp pháp tràn đến. Đi cùng họ là băng đảng, tội phạm tràn lan. Dân lành ở đây vốn hèn chỉ nghe ai đó kể là nghe có tiếng đòm gần đâu đó một cái là rủ nhau bán tống nhà cửa dọt sạch. Giá nhà vì thế ở đó lại càng xuống và Tàu lục địa mới sang lại dồn vào đó tiếp.
11- Bình đẳng
Queen Elizabeth II – Nữ hoàng của toàn khối Thịnh vượng chung đã làm đảo lộn hết cuộc sống của chúng tôi. Đàn ông ở đây sau 60 năm cai trị của bà không còn ai dám ngang hàng với đàn bà kể cả trong ý nghĩ nữa. Nguyên thủ quốc gia là Nữ hoàng, nguyên thủ gia đình là các bà, dưới các bà là con gái các bà, dưới con gái các bà là bạn gái các bà, sau đó là con chó nhỏ của bà, dưới con chó là mảnh vườn trước và sau nhà. Đàn ông thành đẳng cấp tôi mọi trên có thùng rác và suốt ngày phải lo đi đổ rác.
12- Con mất gốc
Thật khó tìm được một người chồng Việt phù hợp bố ạ. Con gái nói. Sao con? Vì con gặp các bạn từ Việt Nam du học ở đây cũng như bên châu Âu rất khác. Khác sao? Các bạn thường hay co cụm và chỉ chơi với nhau, ít chịu học tiếng Anh, tiếng Pháp cho thật tốt, không có tinh thần làm cái gì giúp đỡ cộng đồng cả. Các bạn FOB (Fresh off the boat- tươi mới rời tàu- cách bọn trẻ bên này gọi những người mới tới Canada) từ nhiều nước khác không tệ đến như vậy. Con ơi với ai con cũng phải kiên nhẫn, với người Việt thì sự kiên nhẫn của con cần phải hơn lên nhiều lần!
13- Giúp đỡ
Học tiếng Anh, Pháp để hội nhập không mất tiền, sách vở miễn phí. Con nhỏ cũng được trông miễn phí luôn cho lúc đang ngồi học. Khám chữa bệnh miễn phí. Nếu còn ít tiền để sống có thể xin trợ cấp xã hội cho mỗi người $600/tháng. Nếu chưa hết tháng đã hết đồ ăn ngân hàng thực phẩm sẽ cấp tiếp thực phẩm miễn phí, hoặc có thể có các bữa ăn miễn phí tại nhà thờ, chùa. Cách nhìn thứ nhất là xã hội này nhân bản không để ai đói, mù chữ, bị bỏ rơi. Cách nhìn thứ hai: đây là chính sách của bọn nhà giàu. Vì giàu nên nó sợ dân nổi loạn, đập phá nên nó bịt mồm và dạ dầy dân lại bằng tiền. Tự do nhìn nhận và đánh giá mà! Một cô Tàu từ đại lục mới sang định cư Canada trong lớp ESL (English as a second language) lớn giọng: Chả ai giúp đỡ gì chúng tôi ở đây cả. Thầy giáo tiếng Anh nhỏ nhẹ: Chúng tôi đang ở đây để giúp đỡ cô. Chúng tôi muốn biết nếu có thể làm gì để giúp cô hơn nữa chúng tôi luôn sẵn sàng.
14- Thành công
Trong những năm 70-80 của thế kỷ trước ở nhiều nước XHCN chuyện học là không mất tiền. Lúc đó trong chuyện học, ai không lượm được chữ thì là tại lực học mình kém thôi chả còn gì để kêu ca oán thán cả. Với con mắt đó tôi nhìn những người đến Canada định cư. Ai không thành đạt tôi hiểu có gì đó sai ở chính họ chứ không phải ở cơ cấu tổ chức xã hội này. Bản thân tôi nghĩ ở Canada ai cũng có thể thành công. Chỉ là theo những góc khác nhau mà thôi.
15-Ngoài- Trong
Người Mỹ, Canada thật giản dị. Khi tôi đến Moscow, Tokyo, Seoul thấy ngập các cô gái xinh xắn tay lủng lẳng các túi hàng hiệu trong các ga tàu điện ngầm. Ở đó không mấy người trẻ tuổi có thể mua được nhà to, xe lớn. Có tiền họ đành dồn tạm cho mấy đồ phụ tùng thật choáng lộn, bắt mắt.
Canada và Mỹ thì thường cứ đi làm là gom tiền mua xe và nhà. Và những người Việt tôi biết ở đây thường trả xong hết nhà sau khoảng 10 năm đi làm.
16- Công đoàn
Là cả hai thái cực. Từ phía những người lao động già thì công đoàn là tốt vì cứ hãng còn việc là thường không cách gì buộc họ thôi việc được, không ai chen lên trước hàng của họ được. Những người trẻ thì thường khó chấp nhận vì sự già nua đi liền kém hiệu năng trong sản xuất. Người tôi quen làm hãng Bombardier, hãng máy bay Canada, nơi có công đoàn, kể thấy mệt là cứ chui vào trong cánh máy bay làm một giấc, quản đốc gần đến cả hội lại tìm cách báo động cho nhau. Các hãng có công đoàn vì thế chi phí sản xuất cao và chắc là sẽ ngày một tiêu tùng.
17- Tiến sỹ rởm
Rất cảm ơn anh Nhất và các bạn đã sửa lỗi cho tôi. Từ lúc rời VN năm 18 tuổi đến tận bây giờ tôi thấy sao mình vẫn còn luôn sai hai lỗi s; x và một vài con chữ khác. Chỉ có thể lý giải là tôi cũng giống như rất nhiều người Việt khác cùng thế hệ đã mắc một lỗi ”hệ thống” nào đó. Nghi nghi lắm! Tự nghĩ, chắc mấy cái B.A hay Ph.D. của mình cũng đồ rởm quá à! Bằng ngần này tuổi viết tiếng mẹ đẻ mà còn chưa sạch lỗi chính tả thì còn nước non gì nữa. Nhân đây cũng xin anh Nhất và các bạn đừng gọi tôi là TS. Từ ngày cha mẹ sinh ra đời đến nay tôi chưa viết bất kỳ bài báo nào bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đề là Tiến sỹ Phạm Ngọc Cương ở đâu cả. Ở bên này Ph.D được nhại là Pizza home delivery (người giao pizza tới nhà); GSTS là gà sống thiến sót. Bỗ bã với mấy tay Ph.D hay giáo sư các sắc dân khác thấy đơn giản vậy mà cứ chuyển sang tiếng Việt gọi là TS lại thấy nặng. Ước gì chúng ta chỉ dùng từ tiến sỹ để gọi các tiền nhân xứng đáng của chúng ta tên khắc ở Quốc Tử Giám thôi. Ngày nay nếu tất cả chúng ta đều coi mấy cái bằng cấp ấy chỉ như cái thứ xóa nạn mù chữ thôi thì có lẽ xã hội ta sẽ bớt hình thức hơn nhiều.
18 – Nhập cư
Nhiều lúc chúng tôi bảo nhau là nếu đón được cả 90 triệu dân Việt sang đây định cư rồi sau 10-20 năm lại đưa về VN thì tình hình đất nước chắc sẽ có thật nhiều đổi khác. Việt Nam cũng như bất kỳ nước nào khác luôn được lợi trong việc giao lưu và trước nhất là giao lưu con người. Canada đón nhận di dân mỗi năm khoảng bằng 1% dân số (xấp xỉ 300 ngàn người). Các cơ hội học hỏi còn bất tận hơn. Anh bạn Mark của tôi ở bài “Tạp” dù bằng cấp cao mà mãi mới xong vì anh không đăng ký theo diện di dân có tay nghề và bằng cấp. Loại này thường lâu tới vài năm. Vì nhân đạo, Canada xét diện hôn thê khá nhanh chỉ vài tháng và anh đi theo diện mì ăn liền ấy. Rủi thay là bị nghi ngờ.
19-Bầu cử
Đêm qua quyết định ngủ muộn cùng nước Mỹ. Cách chọn người của họ thật công bằng, hay, ấn tượng. Ngay cả George W. Bush là người được đánh giá là một trong những TT tồi của nước Mỹ thì ông cũng là một người rất quyết đoán, hùng biện và được lòng dân nên mới trụ sang tới nhiệm kỳ hai. Khoảng gần nửa đêm anh bạn phe Cộng hòa nhắn tin rằng chắc anh sẽ khóc suốt đêm nay. Đó là cái Spirit của Bắc Mỹ. Đã rất tốt rồi còn luôn khát khao tốt hơn nữa. Thực ra ai làm TT thì cũng chả có thay đổi gì nhiều. Hiến pháp vẫn chẳng phải sửa. Tam quyền vẫn phân lập và độc lập, chả phải thêm bớt của bất cứ ai cái quyền gì. Tứ, ngũ quyền vẫn toàn quyền tự do. Xã hội dân sự vẫn thăng hoa và ổn định. Chỉ khác nhau có chút ít chính sách thuế má, bảo hiểm, chi tiêu công và đối ngoại… Là người gốc Việt tôi mong kinh tế Mỹ hồi sinh mạnh mẽ, có vậy sẽ bớt những trò húng của anh Đại Hán. Nước Mỹ chưa bao giờ cần đến thế một doanh nhân lão luyện khoác vừa vặn chiếc áo đại chính khách như lúc này. Obama và Mitt kẻ tám lạng người nửa cân, ai cũng thật giỏi. Thiếu Trung Quốc hay Việt Nam phương Tây vẫn thịnh vượng. Với lối hành xử ngạo ngược của mình Trung Quốc đáng phải nhận được nhiều đòn thật chứ không chỉ là đòn gió. Khó ngủ quá! Cậu con chín tuổi bỗng ôm cổ bố an ủi: bố ơi đừng buồn, ít nhất là ở Canada những người cần phải thắng đã thắng.
20- Chùm khế quê
Hôm qua một người quen về VN sang đến chơi. Hỏi chị tình hình bên nhà thế nào? Chị bảo: Bài em viết hồi đầu năm chị đọc ở Một góc nhìn khác “Việt Nam- niềm hi vọng cho sau 20 năm” mất tính thực tế rồi. Chị thấy cứ đà này nên đính chính lại là 200 năm.
Người thực tiễn, không nên hi vọng cái gì sau khi mình chết.
Người có ít nhiều trách nhiệm, càng không nên quăng gánh nặng đời cho thế hệ mai sau, nhất là những thế hệ còn chưa kịp chào đời.
Nói với chị mà thực là nhủ với lòng mình!
PNC, 7/11/2012
Nguồn: Blog Trương Duy Nhất