Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Động·từ+도록 (cho đến khi, để)

Người dịch và biên·soạn: Nguyễn-Tiến-Hải

Cấu·trúc:

Gốc động·từ +도록


Động·từ nguyên·mẫu bỏ 다 rồi thêm 도록 (ví dụ: 있다 => 있도록, 지나가다 => 지나가도록, 쉽다 => 쉽도록). (Trong tiếng Hàn, động·từ có hai loại: động·từ hành·động (동사) và động·từ mô·tả (tính·từ, 형용사)).

I. Nghĩa thứ nhất: đến, cho đến khi, (=때까지)

1. 도록 사랑한다. =  Yêu đến (khi) chết. 

2. 검은 머리가 파뿌리가 되도록 사랑하겠습니까? = Các con sẽ yêu nhau tới lúc bạc đầu chứ?

3. 배가 터지도록 먹었어요. = Tôi đã ăn cho đến khi no căng cả bụng. (tới lúc bụng nổ :)), 터지다 = nổ, vỡ)

4. 자기야, 미치도록 보고싶어. = Mình ơi, anh nhớ em đến phát điên lên

5. 철수는 온 몸이 빨개지도록 술을 마셨어요. = 철수 đã uống rượu cho đến khi cả người đỏ bừng

6. 목이 아프도록 노래를 불렀어요. = Tôi đã hát đến (khi) đau cả cổ họng. 

7. 이 신발은 다 떨어지도록 자주 신었어요. = Đôi giày này tôi đã đeo thường xuyên đến khi (nó) mòn nhẵn. 


II. Nghĩa thứ hai: để

1. 춥지 도록 두꺼운 옷을 입으세요. = Xin hãy mặc áo dày để không bị lạnh. 

2. 철수는 존이 한국말을 빨리 배울 수 있도록 도와주었어요. = 철수 đã giúp John để John có thể học được tiếng Hàn nhanh·chóng. 

3. 제가 이해할 수 있도록 설명해 주세요. = Xin hãy giải·thích để tôi có·thể hiểu được. 

4. 사람들이 지나가도록 비켜 주세요. = Xin hãy tránh qua một bên để người ta đi qua. 

5. 늦지 않도록 빨리 서두르세요. = Nhanh lên để khỏi bị trễ. 

6. 넘어지지 않도록 조심하세요. = Cẩn·thận kẻo ngã. (Hãy cẩn·thận để không bị ngã.)

7. 제가 이해하기 쉽도록 설명했어요. = Tôi đã giải·thích để (bạn) dễ hiểu. 

Tham·khảo:

1. http://www.koreanwikiproject.com/wiki/index.php?title=%EB%8F%84%EB%A1%9D
2. http://www.talktomeinkorean.com/lessons/l7l29/

2013-11-22 내 저녁

오늘은 저녁에 친구들이랑 우동 돈가스를 먹었다. 나는 식사를 하며 친구들의 얘기를 들었다. 그 얘기들은 재미있었다.


(나는 밥응 먹으면서 친구들의 얘기를 들었다.)

대한민국의 박근혜 대통령은 남자 친구가 있습니까?

박 대통령은 올해 나이가  61살입니다. 그녀는 남편과 아이들이 없습니다. 근데, 그녀는 남자 친구가 있습니까? 그녀는 사랑할 줄 압습니까?

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

V1~(으)면서/며 V2 (vừa làm việc này vừa làm việc kia)

Người dịch và biên·soạn: Nguyễn·Tiến·Hải

V(으)면서 hoặc V~(으)며 dùng để đánh dấu hai sự·việc xảy ra đồng·thời (vừa làm việc này vừa làm việc kia).

V~(으)면서 dùng nhiều trong văn nói, còn V~(으)며 dùng nhiều trong văn viết, và cùng có nghĩa là "vừa....vừa".

Cấu·trúc:

V1~(으)면서/며 V2  = "vừa làm V1 vừa làm V2"

Thì (quá·khứ, hiện·tại, tương·lai) của câu chia ở động·từ V2, không chia ở động·từ V1.

Quy·tắc cấu·tạo:

1. Nếu thân động·từ không có 받침 thì thêm 면서/

  • 하다 (làm) → 하면서/하며

  • 가다 (đi) → 가면서/가며

  • 주다 (đưa cho) → 주면서/주며

  • 사다 (mua) → 사면서/사며

  • 보다 (xem) → 보면서/보며

  • 말하다 (nói) → 말하면서/말하며

  • 마시다 (uống) → 마시면서/마시며

  • 자다 (ngủ) → 자면서/자며

2. Nếu thân động·từ có 받침 thì thêm 으면서/으며

  • 먹다 (ăn) → 먹으면서/먹으며

  • 받다 (nhận) → 받으면서/받으며

  • 찾다 (tìm·kiếm) → 찾으면서/찾으며

  • 읽다 (đọc) → 읽으면서/읽으며

Ngoại·lệ:

  • 걷다 → 걸으면서/걸으며

  • 듣다 → 들으면서/들으며

Câu ví·dụ:

Văn viết:

  • 나는 운동을 하며/하면서 매트릭스를 봤다. = Tôi vừa tập thể·dục vừa xem phim Matrix (ma·trận).

  • 나는 노래를 들으며/들으면서 지리 공부를 했다. = Tôi vừa nghe nhạc vừa học môn địa·lí.

  • 호머는 자며/자면서 코를 골았다. = Homer ngáy trong lúc ngủ. (vừa ngủ vừa ngáy)

  • 민지는 스타벅스에서 잡지를 읽으며/읽으면서 커피를 마셨다. = Ở quán cà·phê Starbucks, Minji vừa đọc báo (tạp·chí) vừa uống cà·phê.

  • 준호는 차를 타고 회사를 가며/가면서 라디오를 들었다.  = Junho nghe radio khi lái xe đến công·ty (vừa lái xe vừa nghe radio).

Văn nói:

  • 운동 하면서 매트릭스 봤어. = (Tôi) vừa tập thể·dục vừa xem phim Matrix.

  • 노래 들으면서 지리 공부 했어. = (Tôi) vừa nghe nhạc vừa học môn Địa·lí.

  • (호머는) 자면서 코 골았어. = (Homer) vừa ngủ vừa ngáy.

  • (민지는) 스타벅스에서 잡지 읽으면서 커피 마셨어. = Ở quán cà·phê Starbucks, (Minji) vừa đọc báo (tạp·chí) vừa uống cà·phê.

  • (준호는) 차 타고 회사 가면서 라디오 들었어. = (Junho) vừa nghe radio vừa lái xe trêm đường đến công·ty.

Chú·ý: Văn nói thường lược bỏ chủ·ngữ (hiểu ngầm) và 을/를.

Các ví·dụ khác:


1. 나는 운동하면서 TV를 봤어요 = Tôi vừa tập thể·dục vừa xem tivi. (hôm qua)

2. 나는 춤을 추면서 노래 불러요 = Tôi vừa nhảy vừa hát.

3. 난 한국말을 공부하면서도 빅뱅을 들었어요. = Tôi vừa học bài vừa nghe nhạc Big Bang.

4. 우리 엄마는 아침을 먹으면서 신문을 읽어요 = Mẹ tôi vừa ăn sáng vừa đọc nhật·báo.

5. *Câu phức·tạp

저의 여자친구는 운동하면서 운동하고 있는 다른 남자들을 항상 쳐다봐요 = Khi bạn gái tôi tập thể·dục, cô ấy luôn nhìn (chằm·chằm) vào các chàng trai khác đang tập cùng.

Chú·ý: Các động·từ không được dùng với (으)면서/며

Đối·với các động·từ chỉ tư·thế tĩnh như 서다 (đứng), 앉다 (ngồi), 눕다 (nằm), …thì không được dùng (으)면서/며.

Tương·tự như khi dùng ·고 (và) để nối hai động·từ.

저는 먹고 공부했어요 = Tôi ăn xong rồi học bài.

Ở đây, hai hành·động  먹다 (ăn) và 공부하다 (học bài) kế·tiếp và không liên·quan đến nhau.

저는 눕고 책을 읽었어요 = Tôi nằm xuống và (rồi sau đó tôi) đọc sách.

Về mặt kĩ·thuật, bạn có·thể dùng (으)면서/며 với các động·từ tư·thế ở trên, nhưng tuyệt·đối không nên, vì ý·nghĩa của câu sẽ không giống như bạn mong·đợi.

Ví·dụ với động·từ 앉다 (ngồi)

저는 앉으면서 공부했어요 sẽ có nghĩa là "tôi học bài trong quá·trình tôi chuyển tư·thế từ đứng sang ngồi chứ không phải lúc tôi đã ngồi xuống" (!)

Nếu bạn muốn nói "Tôi ngồi xuống, rồi tôi mới học bài trong lúc tôi đang ở tư·thế ngồi" thì bạn không dùng 으면서 mà dùng ~아/어서.

저는 앉아서 공부했어요 = Tôi ngồi xuống và học bài. (Học trong tư·thế ngồi)

Tương·tự:

저는 침대에 누워서 TV를 봤어요 = Tôi nằm xuống giường và (rồi) xem ti·vi (trong tư·thế nằm)

Từ câu

저는 침대에 누워 있었어요 = Tôi đang nằm (CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ 눕고 있었어요).

một cách kĩ·thuật máy·móc có·thể nói

저는 침대에 누워 있으면서 공부했어요 = Tôi học bài khi đang nằm.

Người Hàn rút gọn 저는 침대에 누워 (있으면)서 공부했어요 thành
저는 침대에 누워서 공부했어요 – Tôi học bài khi đang nằm.

Tham·khảo:


1. http://www.learnkoreanlp.com/2009/06/conjunctions-while.html

2. http://sydneytoseoul.wordpress.com/2011/07/09/%EC%9C%BC%EB%A9%B4%EC%84%9C-while-at-the-same-time/

3. http://www.howtostudykorean.com/unit-3-intermediate-korean-grammar/unit-3-lessons-59-66/lesson-62/

Pháo-đài Hwaseong - Di-sản văn-hóa thế-giới

Hwaseong (Hangul: 화성; Hanja: 華城; Hán ViệtHoa Thành) là một thành cổ tọa lạc tại SuwonHàn Quốc, cách Seoul 30 km. Pháo đài này được xây dựng từ 1794 đến 1796. Vua Triều Tiên Chính Tổ đã cho xây dựng pháo đài để vinh danh và chứa những di vật của cha mình là Trang Hiến Thế Tử - người đã bị vua cha là Triều Tiên Anh Tổ buộc tử. Pháo đài này được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1997. [https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_Hwaseong]

Được xây dựng 34 tháng tại Suwon, phía Nam Seoul, vào năm 1796. Phần bên ngoài của pháo đài dài 5.743 m vẫn còn tồn tại. Vào năm 1997, UNESCO đã ghi nơi này vào Danh sách những sự kiện tưởng nhớ của thế giới, với mục đích gìn giữ những bản ghi chép và số tài liệu đã mở ra một chân trời mới cho khoa học vào chính thời kỳ mà pháo đài này được xây dựng.

Pháo đài này là một thành quả rực rỡ của một vị vua thông thái đã đi đầu trong công cuộc phục hưng chính trị và văn hóa cùng với một nhóm học giả trẻ tuổi luôn tìm tòi đổi mới hiến pháp và áp dụng các học thuyết khoa học vào thực tế.



Trong một trang hồi ký đầy nước mắt, Hyegeong, một công chúa triều Joseon 18 đã thốt lên "Ôi ! Nỗi buồn! Làm sao ta có thể diễn tả bằng lời những gì xảy ra ngày hôm nay? Bầu trời như sụp đổ xuống mặt đất; mặt trời như không còn chiếu sáng và tất cả mọi vật như đều chìm trong bóng tối”.

So-sánh (으)니까 và 아/어/여서 (vì...nên...)

Người dịch và biên-soạn: Nguyễn-Tiến-Hải

Để nối câu hệ-quả với câu nguyên-nhân đi trước nó, người Hàn-Quốc dùng từ 그래 ( liên-từ nối câu có nghĩa là "vì thế", "vì vậy", "do đó", "nên").

Để nối hai vế trong cùng một câu nguyên-nhân -- hệ-quả người Hàn-Quốc dùng cấu-trúc 아/어/여서, (으)니까 với động-từ, 때문에 với danh-từ.

Cấu-trúc (으)니까 cũng tương-tự cấu-trúc 아/어/여.

Gốc động-từ V1+(으)니까 + Động-từ V2


Quy-tắc cấu-tạo:

Nếu gốc động-từ V1 không có 받침 hoặc có 받침 là thì thêm 니까.

(오다 => 오니까)

Nếu gốc động-từ V1 có 받침 khác thì thêm 으니까

(먹다 => 먹으니까)

Ý-nghĩa: 


Động-từ V1 là nguyên-nhân của hành-động V2. Phần trước  (으)니까 cũng có-thể là nền-tảng, cơ-sở để đưa ra một phán-xét, đánh-giá nào đó phía sau (으)니까.

Sự khác nhau giữa  아/어/여서 và (으)니까


1. Sau 아/어/여서 không được dùng vế câu cầu-khiến


Câu cầu-khiến (khẩn-cầu/sai-khiến) là câu dùng để đề-nghị, ra lệnh, hay yêu-cầu. Trong câu cầu-khiến có những từ cầu-khiến như "hãy", "đừng", "chớ","đi", "thôi", "nào". Câu cầu-khiến thường kết-thúc bằng dấu chấm than (chấm cảm) "!".

Câu cầu-khiến trong tiếng Hàn:

yêu-cầu/đề-nghị 부탁/요청(아/어 주세요),

mệnh-lệnh 명령(으십시오/으세요),

đề-xuất 제안(을까요? /읍시다)

Ví-dụ:

a)  Sau 아/어/여서 không được dùng vế câu mệnh-lệnh.

 지금 바빠서 나중에 전화해 주세요. (X - Sai, sai ở đây nghĩa là có-thể khi bạn nói người Hàn vẫn có-thể hiểu được ý-nghĩa, nhưng họ sẽ cho rằng nó "không tự-nhiên"

지금 바쁘니까 나중에 전화해 주세요. (O - Đúng) = Tôi đang bận, xin hãy gọi lại sau. (Bây-giờ vì tôi đang có việc bận, nên xin anh hãy gọi điện-thoại lại cho tôi sau).

b) Sau 아/어/여서 không được dùng vế câu đề-nghị.

지금 피곤해서 우리 영화 내일 봐요. (Sai)

지금 피곤하니까 우리 영화 내일봐요. (Đúng) = Tớ đang mệt nên ngày mai chúng mình cùng đi xem phim đi.

(Câu 지금 피곤해서 우리 영화 내일 봐요 có-thể được dịch theo 2 cách:

봐요 = "chúng ta hãy cùng xem..."

hoặc

"봐요"  = "sẽ (đi) xem"/(đang) xem và câu sẽ có nghĩa như sau "Bây giờ tớ mệt nên ngày mai tụi mình sẽ đi xem phim" (câu trần-thuật (khẳng-định)).

2. Không được dùng (으)니까 mà phải dùng 아/어/여서 khi nói cảm-ơn, xin-lỗi về một việc gì đó


Ví-dụ:

a) Cảm-ơn, xin lỗi về việc gì:

와 주니까 고마워요. (Sai)

와 줘서 고마워요. (Đúng) = Cảm ơn bạn đã đến. (lời chào)

늦어서 죄송합니다. = Xin lỗi vì tới trễ.

3. Dùng (으)니까 để đánh dấu kết-thúc câu khi bạn muốn trả-lời một câu hỏi một cách đơn-giản; hay để cung-cấp nền-tảng, cơ-sở, cho việc đánh-giá, phán-xét, hay cho một hành-động tiếp-theo.

Ví-dụ:

a)

Q.  이거 왜 샀어요? = Tại sao bạn mua cái này?

A. 맜있으니까. = Vì nó ngon. (반말, lối nói thân-mật)

= 맜있으니까요. (존댓말, lối nói tôn-kính)

b)

괜찮아요. 아까 봤으니까. = Được rồi. (Vì) tôi đã xem qua [trước đó] rồi.

Trong câu này, nếu bạn nói lối tôn-kính thì bạn cần thêm 요 (봤으니까요). Nhưng không sao, vì ở đây có-thể hiểu ngầm là các thành-phần câu đã tráo đổi trật-tự cho nhau. (아까 봤으니까 괜찮아요. --> 괜찮아요, 아까 봤으니까.)

4. Không được chia thì quá-khứ cho động-từ trước 아/어/여서


어제 아이스크림을 많이 어서 배가 아파요.   (Sai)

어제 아이스크림을 많이 먹어서 배가 아파요.        (Đúng)  = Vì hôm qua ăn nhiều kem nên giờ tôi bị đau bụng.



5. Khi nói về cảm-giác, tình-trạng hay hoàn-cảnh của chính người nói thì dùng 아/어/여서, không được dùng (으)니까


Ví-dụ [1]: 

어제 아프니까 못 왔어요. (Sai)

어제 아파서 못 왔어요. (Đúng) = Hôm qua vì tôi bị ốm nên tôi đã không thể đến được.

("bị ốm" là tình-trạng sức-khỏe của chính người nói.


6. Dùng 아/어/여서 khi nói nguyên-nhân khách-quan hay chân-lý hiển-nhiên, dùng (으)니까 khi nói ý-kiến cá-nhân hay nguyên-nhân chủ-quan


Ví-dụ 1 [4]: 

비가 와서 우산을 쓰고 갔다. = Trời mưa nên tôi sử-dụng dù (ô) khi đi (ra ngoài).

비가 오니까 우산을 쓰고 갔다. = Trời mưa nên tôi sử-dụng dù (ô) khi đi (ra ngoài).

Ở đây "trời mưa" là nguyên-nhân khách-quan nên dùng '아서/어서' sẽ tự-nhiên (đúng) hơn.

Ví-dụ 2 [4]:

영희가 먼저 가서 철수가 화가 났지. = Vì 영희 đi trước nên 철수 khó-chịu (tức-giận).

영희가 먼저 가니까 철수가 화가 났지. = Tại vì 영희 đi trước nên 철수 khó-chịu (tức-giận).

철수 khó-chịu vì quan-điểm chủ-quan nên ở đây dùng  '(으)니까' sẽ tự-nhiên hơn.(???)

Ví-dụ 3 [5]: 

머리가 아파서 약을 먹는 거야. (Đúng) = Vì đau đầu nên tôi uống thuốc. (việc bình-thường, đương-nhiên khi bị bệnh, nên người nghe sẽ không chú ý đến việc đó)

머리가 아프니까 약을 먹는 거야. (Đúng) = Tôi uống thuốc vì tôi bị đau đầu. (giải-thích cho người nghe tại sao tôi uống thuốc)

Trong trường-hợp này, (으)니까 có xu-hướng được sử-dụng nhiều trong văn nói hơn 아/어/여서.


Câu ví-dụ khác:


1.

더워서 에어컨 켤까요?  (Sai)

더운니까 에어컨 켤까요? (Đúng) = Trời nóng quá, tôi bật điều-hòa nhé? (Vì trời nóng, nên cho phép tôi bật máy điều-hòa không-khí nhé?)

더워서 에어컨 켰어요.  (Đúng) (Vì trời nóng nên tôi đã bật máy điều-hòa không-khí).

2.

저 지금 바빠서 나중에 전화해 주세요. (Sai)  

저 지금 바쁘니까 나중에 전화해 주세요. (Đúng) = Giờ tôi đang bận, xin hãy gọi lại sau! (Vì bây-giờ tôi đang bận, nên xin anh hãy gọi điện-thoại lại cho tôi sau.)

저 지금 바쁘니까  나중에 전화할게요. (Đúng) = Bây-giờ tôi bận rồi, tôi sẽ gọi lại anh sau. (Vì bây-giờ tôi đang bận, nên tôi sẽ gọi điện-thoại lại cho anh sau.)

3.

냉장고에 불고기 있어서  먹거. (Sai)

냉장고에 불고기 있으니까 먹거. (Đúng) = Trong tủ lạnh có 불고기 đấy, ăn đi! (Vì trong tủ-lạnh có  불고기 nên hãy ăn (nó) đi nhé).

냉장고에 불고기 있어서  먹었어요. (Đúng) = Vì trong tủ-lạnh có 불고기nên tôi đã ăn (불고기).

4.

내일 일요일이어서 내일 하세요. (Sai)

내일 일요일이니까 내일 하세요. (Đúng) = Mai chủ-nhật, nên hãy làm vào ngày mai đi. (Vì ngày mai là ngày chủ-nhật, nên ngày mai anh hãy làm nó đi.)

내일 일요일이어서 일 안 할 거예요. (Đúng). = Vì ngày mai là ngày chủ-nhật, nên tôi sẽ không đi làm.

5. 오늘 비가 많이 오니까 만나지 맙시다. = Vì hôm nay mưa to nên chúng ta đừng gặp nhau nữa.

6. 담배를 피우니까 기분이 좋아졌어요. = Vì hút thuốc rồi nên tâm-trạng tôi đã khá hơn. (Vì tôi đã hút thuốc rồi, nên (bây giờ) tâm-trạng tôi đã tốt lên (?))

7. 버스는 복잡하니까 택시를 타자. = Vì đi xe buýt phức-tạp nên mày đi taxi đi.

8. 오늘은 날씨가 추우니까 따뜻한 옷을 입으세요. = Vì hôm nay trời lạnh, nên (mẹ) hãy mặc nhiều áo ấm vào ạ.

9. 아프니까 오늘은 쉬는게 어때? Sa0 hôm nay mày không nghỉ ở nhà, (vì) mày đang có bệnh mà.

10. 시간이 없으니까 빨리 먹자. = Vì không có thời gian, nên hãy ăn nhanh đi.

11. 바쁘니까 나중에 얘기하자. = (Vì) bây-giờ đang bận rồi, (nên hãy) nói-chuyện sau đi.

12. 내가 잘못 했으니까 내가 사과할게. = Vì tôi sai, nên tôi sẽ (nói) xin lỗi.

13. 봄이 되니까 꽃이 활짝 피었어요. = Vì mùa-xuân tới rồi nên hoa nở rộ.

14. 회의를 마치니까 12시였어요.

15. 철수에게 전화하니까 통화중이었어.

16. 철수를 만나 보니까 아주 좋은 사람이더라.

17. 이 약을 먹으니까 감기가 나았어요. = Vì bạn uống thuốc này nên bạn mới hết bị cảm đó.

References: 


[1]. Talk to me in Korean, Level 5 Lesson 14 / -(으)니까, -(으)니 / Since, Because, As
By Kyeong-eun Choi on May 12, 2011

http://www.talktomeinkorean.com/lessons/level-5-lesson-14/

[2]. http://www.koreanwikiproject.com/wiki/index.php?title=(%EC%9C%BC)%EB%8B%88%EA%B9%8C

[3]. http://koreanselfstudyisntlame.blogspot.kr/2010/04/vs_23.html

[4]. http://k.daum.net/qna/view.html?qid=3eYSO

[5]. http://easy-korean.blogspot.kr/2013/03/korean-grammar-vs-vs.html

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

다 V (V hết)

Người dịch và biên-soạn: Nguyễn-Tiến-Hải

다 V = V hết


Ở đây V là một động-từ.

Ví-dụ:

1. 이 서점에는 여러 가지 책들이 다 있어요. = Trong hiệu-sách này sách các loại (đều) có hết.

2. 학생들이 다 집에 갔어요. = (Các) học-sinh đã về nhà hết.

3. 강의가 다 끝났어요? = Lớp-học đã xong hết chưa? (ngưng hoàn-toàn)

4. 밥을 다 먹었어요? = Bạn ăn cơm xong hết chưa?

References:

서울대학교, "한국어 1" maintext, 28과.

N보다 (더) A (hơn N về tính·chất A (A hơn N))

Người dịch và biên·soạn: Nguyễn·Tiến·Hải

N보다 (더) A = hơn N về tính·chất A (A hơn N)

A là tính·từ, N là danh·từ. 

Ví·dụ:
1. 형이 나보다 더 작습니다.
(나보다 형이  더 작습니다.)
Anh tôi thấp bé hơn tôi.

2.  지하철이 버스보다 더 빨라요.
(버스보다 지하철이 더 빨라요.)
Tàu điện ngầm nhanh hơn xe buýt.

3. 이 옷이 저 옷보다 더 비싸요. 
(저 옷보다 이 옷이 더 비싸요.)
Áo này đắt hơn áo kia.

Reference:
서울대학교, "한국어 1" textbook, 28과.

V~(으)ㄹ까(요)?

Người dịch và biên·soạn: Nguyễn-Tiến-Hải

V~(으)ㄹ까(요)?


"Nó sẽ . . . ?," "Bạn có nghĩ nó sẽ . . . ?"

Quy·tắc cấu·tạo:


Nếu gốc động·từ không có 받침 thì thêm ㄹ까요. 

(보다 => 볼까요?)

Nếu gốc động·từ có 받침 khác ㄹ thì thêm 을까요.

(먹다 => 먹을까요?)

Nếu gốc động·từ có 받침 là  thì thêm 까요.

(팔다 => 팔까요?)

Ý·nghĩa:


Mặc·dù nói chung câu hỏi này nhằm mục·đích hỏi về quan·điểm, ý·kiến của người nghe, nhưng tùy·thuộc vào văn·cảnh mà có·thể có các câu trả·lời khác nhau.

1. Trả lời cho lời mời hay không


Nếu chủ·ngữ là chúng·ta, câu hỏi này cần sự đồng·ý hay cho phép của người nghe.

Ví·dụ:

  • 이것을 같이 의논해 볼까요?
    => Chúng ta cùng nhau thảo·luận về điều này nhé?

  • 이따 점심 식사를 같이 할까요?
    => Lát nữa chúng ta cùng ăn trưa nhé?

  • 네, 좋아요. 같이 식사합시다.
    => Ừ, được đấy. Chúng ta hãy ăn trưa cùng nhau đi.

2. Hỏi ý·kiến


"Bạn có nghĩ là...."

Khi chủ·ngữ của câu là một người thứ ba (anh ấy, cậu ấy, cô ấy, ông ấy, họ), thì câu trả·lời cần ý·kiến của người nghe.

  • 김 선생님이 학교에 오실까요?
    => Bạn có nghĩ thầy Kim sẽ tới trường không?

  • 내일은 날씨가 좋을까요?
    => Bạn có nghĩ ngày mai trời đẹp không?

  • 아마 좋을 거예요.
    => Có thể, trời sẽ đẹp.

3. Hỏi xin lời khuyên


"Cái nào thì tốt hơn. . . ?," "Tôi nên làm việc này...hay việc kia....?"

Khi chủ·ngữ của câu là tôi (ngôi thứ nhất), câu trả lời cần là lời·khuyên của người nghe.

  • 제가 한가지 여쭈어 볼까요?
    => Tôi có nên hỏi một câu không?

  • 제가 그 분에게 전화해 볼까요?
    => Tôi có nên gọi điện cho anh ấy không?

  • 공항에 가는데 공항 버스를 탈까요, 택시를 탈까요?
    => Tôi sẽ đi tới sân bay; tôi nên bắt xe bus sân·bay hay bắt taxi?

  • 택시는 비싸니까 공항 버스를 타세요.
    => Vì taxi đắt, nên xin hãy bắt xe bus sân·bay.

Dạng quá·khứ


Chúng·ta có·thể thêm đuôi 았/었/였 vào ngay sau gốc động·từ và trước (으)ㄹ까요 để tạo ra giả·thiết (giả·định, nhận·định) về một sự·kiện đã diễn ra trong quá·khứ. Vì là thì quá·khứ, nên nó chỉ dùng để nếu lên nghi·vấn, nghi·ngờ, hay sự tò·mò.

Ví-dụ:

어제 Taliana가 한국에 왔을까요? = Bạn có nghĩ là Taliana đã tới Hàn·Quốc hôm qua không?

Các ví·dụ khác


1. 내일 비가 올까요? = Bạn có nghĩ ngày mai trời sẽ mưa không?/Tôi tự hỏi mai trời không biết có mưa hay không?

2. 내일 우리 영화 볼까요? = Mai chúng·ta (cùng) đi xem phim nhé?

3. 이 사람은 누구일까요? = Bạn nghĩ người này là ai?/Tôi tự hỏi người này là ai?

4. 커피 마실까요? 맥주 마실까요? = Chúng ta cùng đi uống bia hay cà·phê nhé?/Bạn có muốn uống bia hay cà·phê không?

References:

1. http://www.language.berkeley.edu/korean/10/lesson02/02_grammar_only.htm

2. http://www.talktomeinkorean.com/lessons/level-3-lesson-4/

V+(으)러 가다/오다/다니다 (đi/đến đâu để làm gì)

Người dịch và biên-soạn: Nguyễn-Tiến-Hải

Thêm (으)러 vào các động-từ đứng trước động-từ chuyển-động (di-chuyển) để chỉ mục-đích của việc di-chuyển.

V+(으)러 가다/오다/다니다

V+(으)러 가다 = đi để làm gì

V+(으)러 오다 = đến để làm gì

V+(으)러 다니다 = đi (đi về nhiều lần, thường xuyên) để làm gì

V+(으)러 올라가다 = (đi) lên (tàu, xe) để làm gì

V+(으)러 내려가다= (đi) xuống (tàu, xe) để làm gì

V+(으)러 들어가다 = (đi) vào để làm gì

V+(으)러 나가다= (đi) ra để làm gì

V+(으)러 여행하다 = du-hành để làm gì

V+(으)러 이사하다 = chuyển chỗ ở (chuyển nhà) để làm gì

Ở đây, V là gốc của động-từ chuyển-động nguyên-mẫu không có 다 (movement verbs).

Thì của câu chỉ chia ở các động-từ chuyển-động  가다/오다/다니다/...., nhất-định không được chia thì của câu ở (các) động-từ phía trước.

Quy-tắc cấu-tạo:

1. Nếu gốc động-từ không có 받침 hoặc có 받침 thì thêm

V + -러 가다

Ví-dụ:
사다 : 사러 가다  = đi mua (đi để mua)
배우다 : 배우러 가다  = đi học (đi để học)
배우러 오다  = đến học (đến để học)
배우러 다니다  = đi học (đi để học)

-----

만들다 : 만들러 가다      = đi làm (đi để làm cái gì)
놀다 : 놀러 가다          = đi chơi (đi để chơi)

2. Nếu gốc động-từ có 받침 khác thì thêm 으러

V +  -으러 가다

Ví-dụ:
먹다 : 먹으러 가다   = đi ăn (đi để ăn)
찾다 : 찾으러 가다   = đi tìm (đi để tìm)

3. Các động-từ bất-quy-tắc

눕다 :  누우러 가다  = đi nằm (đi để nằm)

듣다 :  들으러 가다  =  đi nghe (đi để nghe)

Câu ví-dụ:

1. 학생들은 학교에 공부하러 갑니다. = Học-sinh tới trường để học.

2. 극장에 영화보러 갑니다. = Đi nhà hát (rạp phim) để xem phim.

3. 나는 점심먹으러 식당에 갑니다. = Tôi đi nhà-hàng để ăn trưa.

4. 저는 수영 배우러 다닙니다. = Tôi đi học bơi (thường xuyên, đều đặn).

5. 남자친구를 만나러 가요 = Tôi đi gặp bạn trai.

6. 저녁 먹으러 집에 가요 = Tôi (đi) về nhà ăn tối.

7. 편지 부치러 우체국에 가요 = Tôi đi bưu-điện (để) gửi thư.

8. 친구를 만나러 한국에 왔어요. = Tôi đến Hàn-Quốc để gặp một người bạn.

9. 도서관에  공부하러 가요. = Tôi đi thư-viện để học. (Tôi đi học ở thư-viện)

10. 짐은 책 빌리러 도서관에 갔어 = Jim đã đi thư-viện (để) mượn sách.

11. 저는 일하러 회사에 가요. = Tôi đi làm ở công-ty. (Tôi đến công-ty để làm việc.)

12. 옷 사러 옷가게에 가요. = Tới cửa-hàng quần-áo để mua quần-áo.

13. 존은 우리 집에 저녁 먹으러 왔어 = John đã tới nhà chúng-tôi ăn tối.

14.

A: 한국사람은 술을 마시러 어디에 가요? (Người Hàn đi đâu để uống rượu?)
B: 삼겹살 식당에 가요. (Họ tới cửa hàng thịt nướng 삼겹살.)

15. 영화를 보러 갈까요? = Chúng-ta đi xem phim nhé?

16. 한잔 하러 갑시다. = Chúng ta hãy đi uống chén rượu nào./Đi nhậu nào.

17. 밥 먹으러 식당에 갔다 왔어요. =Tôi tới nhà hàng để ăn cơm.

18. 구경하러 온 사람이 많습니다. = Người tới ngắm cảnh rất đông.

19. 돈을 찾으러 은행에 갔습니다. = Tôi tới ngân-hàng để rút tiền.

So-sánh với V-려고

Chúng-ta chỉ có-thể thêm (으)러 vào động-từ đứng trước các động-từ chuyển-động 가다/오다/다니다/...ở trên  để chỉ mục-đích của việc di-chuyển. Đối với những động-từ khác, để chỉ mục-đích của hành-động, ta phải thêm (으)려고.

Ví-dụ:

제인은 문제들을 잊으려고 술을 마셨어 = Jane đã uống rượu để quên đi những điều phiền toái (rắc-rối, phiền não) của cô ấy. 


마이크는 밤이라 쉬려고 차를 세웠어  = Mike dừng xe lại để nghỉ (qua) đêm.

밖에 일찍 나가려고 숙제를 빨리 했어요 = Tôi đã làm bài-tập nhanh-chóng để đi ra ngoài sớm.

(으)(으)려고
Động-từ chuyển-độngTất-cả các động-từ
Dùng ở thì quá-khứ/hiện-tại/tương-laiKhông dùng ở thì tương-lai
(으)ㅂ시다/(으)세요Không

V-기 위해 có nghĩa giống V-려고 nhưng V-기 위해 dùng trong văn viết, còn  V-려고 dùng nhiều trong văn nói.

Văn nói nên dùng: 제인은 문제들을 잊으려고 술을 마셨어

Văn viết nên dùng: 제인은 문제들을 잊기 위해 술을 마셨어

References:

1. http://tiledu.blogspot.kr/2012/06/reason-to-move-somewhere.html

2. http://sydneytoseoul.wordpress.com/2010/12/23/explaining-the-reason-for-movement/

3. https://pathwaytokorean.osu.edu/unit-4/stage-5/word-order

4. http://koreajotter.blogspot.kr/2012/01/grammar-go-infinitive.html

5. http://learn-korean.livejournal.com/249983.html

6.http://www.keytokorean.com/wp-content/uploads/2013/04/week7-units13-15.pdf

7. http://www.learnkoreanlp.com/2012/12/learn-korean-go-to-do.html

8. http://quizlet.com/5887645/yonsei-grammar-patterns-level-2-flash-cards/