Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

관형사(冠形詞) (quán-hình-từ)

관형사(冠形詞)[편집]


 이 부분의 본문은 관형사입니다.

체언 앞에 놓여 그 내용을 자세하게 꾸며주는 단어를 말한다.
성상 관형사(性狀冠形詞)[편집]

사물의 성질이나 상태가 어떠하다고 꾸며 주는 말.

새, 헌, 헛, 참, 뭇, 옛, 첫, 윗, 웃 …… 등.

지시 관형사(指示冠形詞)[편집]

어떤 대상을 가리켜 지시하는 말.

이, 그, 저, 그런, 다른, 무슨, 어떤 …… 등.

수 관형사(數冠形詞)[편집]

사물의 양이나 수를 나타내는 말.

한, 두, 세, 열, 첫째, 몇, 모든, 여러 …… 등.

관형사(冠形詞)의 특징(特徵)[편집]


  1. 반드시 체언 앞에 놓여 그 체언만을 꾸민다.

  2. 어떠한 조사도 붙을 수 없다.

  3. 활용하지 않으므로 어간·어미로 나뉘지도 않고, 시제도 없다.

  4. 문장 성분은 관형어로만 쓰인다.


관형사(冠形詞)와 다른 품사(品詞)와의 비교(比較)[편집]


  1. 관형사와 대명사:'이·그·저' 등의 지시 관형사에 조사가 붙어 쓰이면 대명사, 조사가 붙지 않고 체언을 꾸미면 관형사이다.

  2. 관형사와 수사:수 관형사에 조사가 붙으면 수사, 조사가 붙지 않고 체언을 꾸미면 관형사이다.

  3. 관형사와 형용사:'어떤' '다른'이 서술어로 쓰이면 형용사이고, 체언을 꾸미면 관형사이다.

  4. 관형사와 접두사:접두사는 체언에 붙여 쓰고 관형사는 띄어 쓴다.


한국어 문법에서 명사의 앞에서 그것을 꾸며 주는 역할을 하는 낱말. Green 008000 pog.svg 조사를 붙여 쓰지 않은 것이 특징이다.

References:

https://ko.wikipedia.org/wiki/%ED%95%9C%EA%B5%AD%EC%96%B4%EC%9D%98_%ED%92%88%EC%82%AC

https://ko.wiktionary.org/wiki/%EA%B4%80%ED%98%95%EC%82%AC

Lời nói gián·tiếp

Người dịch và biên·soạn: Nguyễn·Tiến·Hải

V-ㄴ 다고  (câu gián·tiếp)

N + (이)라고 (câu gián·tiếp)

V-ㄴ 다고  dùng khi trích·dẫn lời ai đó đã nói/viết cái gì.

Ví·dụ:

사랑하다
사랑한다
사랑한다고
사랑한다고 말했다 = đã nói "yêu em"

사랑한다고 썼다 = đã viết "yêu em"

Ví·dụ một đoạn phim:

A : 오빠, 사랑해 = Anh à, em yêu anh (thì thầm)

B : 뭐라고? = Em vừa nói gì?
A : 사랑해 = Em yêu anh (lại thầm thì)
B : 뭐? = Cái gì?
A : 널 사랑한다고, idiot! (^^/) = Em (đã) nói là "Em yêu anh", đồ ngốc!

V-던 N (hành-động đã lặp lại nhiều lần)

Người dịch và biên-soạn: Nguyễn-Tiến-Hải

V-던 N (hành-động đã lặp lại nhiều lần)

Thêm  던 vào gốc một động-từ sẽ được một từ mới có thể dùng để mô-tả cho danh-từ đi sau nó ở thì quá-khứ. Động-từ này là hành-động đã lặp đi lặp lại nhiều lần và đang tiếp-diễn. Nếu hành-động chỉ xảy ra một lần thì phải dùng cấu-trúc V-ㄴ/은 N (cấu trúc V-ㄴ/은 N  cũng có thể dùng cho hành-động đã lặp lại nhiều lần, nên  V-ㄴ/은 N là cấu-trúc chung, an-toàn khi sử-dụng).

V-던 N là cấu-trúc đặc-biệt được dùng để diễn-đạt hành-động đã xảy ra nhiều lần.

Ví-dụ: 

내가 읽던 책 = Cuốn sách mà tôi đã đọc (nhiều lần) (đã và đang đọc)

내가 사던 책  = Cuốn sách tôi đã mua  ==> SAI, vì mua là hành-động xảy ra một lần. => Sửa lại: 내가 산 책

내가 산 옷 = quần áo tôi đã mua (một lần)
내가 입은 옷 = quần áo tôi đã mặc (một lần hoặc nhiều lần)

내가 읽던 책은 재미없었어 = Cuốn sách mà tôi đã và đang đọc không hay.

Cấu trúc: V-었/았던 N

Cấu-trúc này hoàn-toàn tương-đương với cấu-trúc V-ㄴ/은 N (người Hàn bình-thường không nhận ra sự khác-biệt)

내가 산 책 = cuốn sách mà tôi đã mua
내가 샀던 책 = cuốn sách mà tôi đã mua

Hai cụm từ trên tương-đương nhau về nghĩa.

References:

N~만하다 (cỡ N, to/nhỏ/nhiều/ít bằng N)

Tác-giả: Nguyễn-Tiến-Hải

N~만하다 (cỡ N, to/nhỏ/nhiều/ít bằng N)

trợ-từ 만하다 đánh-dấu mức-độ như nhau 『같은 정도의 비교』

1. 새 알만하다 = cỡ bằng quả trứng chim, nhỏ bằng quả trứng chim, to bằng quả trứng chim, nhỏ như quả trứng chim = be the size of a bird’s-egg; be as small as a bird’s-egg

2. 호랑이만하다  = to bằng con hổ = be as big as a tiger

3. 그 크기가 이만하다 = Cỡ nó bằng chừng này. = Its size is this big.
4. 그 쥐는 강아지만하다 = Con chuột ấy to bằng con chó. = The rat is the size of a puppy dog.
5. 그만한 것쯤 알고 있다 = Tôi biết nhiều bằng đó. = I know as much.
6. 환자의 병세는 그저 그만하다 = Bệnh-tình bệnh-nhân vẫn như thế, không tốt lên cũng không xấu đi. =  The patient’s condition is neither better nor worse.

(병세 = 病勢 (bệnh-thế) bệnh-tình)

7. 월급이 너무 작아요. 쥐꼬리만해요. = Lương tháng ít lắm, chỉ bằng cái đuôi chuột thôi. = (The salary is so small, its like a the mouse tail. (Korean expression)

8. 우리 친구 목소리는 너무 작어서 모기소리만해요. = Tiếng nói bạn tôi rất nhỏ, nhỏ như tiếng của con muỗi thôi. = (Our friends voice is so small it is as small as a mosquito noise)

So-sánh với cấu-trúc N~만큼

References:

1) http://www.koreangrammarplus.com/korean-grammar-int-%EB%A7%8C%ED%95%98%EB%8B%A4-as-small-as-as-big-as/

2) http://dic.daum.net/word/view.do?wordid=kew000023090&q=%EB%A7%8C%ED%95%98%EB%8B%A4

N~만큼 (ngang bằng N)

Tác-giả: Nguyễn-Tiến-Hải

만큼 với tư-cách trợ-từ (조사) 
Trợ-từ 만큼 đi liền sau một danh-từ (N) để nói về mức-độ hay số-lượng tương-đương với danh-từ N đó. Có-thể dịch là “ngang bằng N”, (hay "như N").

Các ví-dụ:
1.그는 나만큼 축구를 잘해 = Anh ấy đá bóng giỏi ngang bằng tôi. = He plays soccer as well as me (he plays soccer well, as much as me)

2.과일은 밥만큼 건강에 좋아요 = Trái cây tốt cho sức khỏe ngang bằng với cơm. = Fruit is as healthy as rice is (fruit is good for your health as much as rice)

3.저는 한국 사람만큼 한국말을 할 수 있어요 =Tôi có-thể nói tiếng Hàn ngang bằng người Hàn-Quốc. = I can speak Korean as much as a Korean person can.

Hãy so-sánh với cấu-trúc N~만하다 (cỡ N, to/nhỏ/nhiều/ít bằng N)

References:

http://www.howtostudykorean.com/unit-3-intermediate-korean-grammar/lessons-67-75/lesson-72/

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

A/V + 자/자마자 (ngay sau khi)

Người·dịch: Nguyễn·Tiến·Hải

Cấu·trúc:

a) A/V + 자=> khi, ngay sau khi = "as," "soon after"

b) A/V + 자마자. . .=> ngay khi = "as soon as"

-자 và -자마자 rất gần nghĩa nhau, nhưng  -자마자 dường như thiên về ý "ngay lập tức" hơn so với  -자. -자 không được dùng trong câu mệnh·lệnh hay "chúng ta hãy" (???)

Ví·dụ:

(a) Với A/V + 자

  • 서울에 도착하자 은행으로 갔다.
    => Ngay sau khi đến Seoul, tôi đã tới ngân-hàng. =  Shortly after I arrived in Seoul, I went to a bank.

  • 영화가 시작하자 아기가 울기 시작했다.
    => Ngay khi bộ phim vừa mới bắt-đầu, đứa-bé bắt-đầu khóc. = As the movie started, a baby started to cry.

(b) Với A/V + 자마자

  • 그 소식을 듣자마자 전화를 걸었다.
    => Ngay sau khi nghe được tin, tôi liền gọi điện ngay. = As soon as I heard the news, I made a phone call.

  • 엄마를 보자마자 아기가 웃었다.
    => Ngay khi nhìn thấy mẹ, đứa bé liền cười. = The baby smiled as soon as she saw her mother.
Xem thêm 
Mẫu câu 83: V~자마자 (ngay sau khi làm gì)
Tham·khảo:
http://www.language.berkeley.edu/korean/10/lesson04/04_grammar_only.htm

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Sau nhiều năm học ngoại ngữ ở trường học vẫn thấy mình không thể nghe nói được, tại sao?

"Đối với nhiều người, sau nhiều năm học ngoại ngữ ở trường học vẫn thấy mình không thể nghe nói được. Học có thể hiểu thực đơn và gọi món spaghetti nhưng khi bồi bàn mở miệng nói thì họ không hiểu gì cả. Dường như nhiều năm học ngữ pháp và những danh sách từ vựng dài không đem lại hiểu quả nào cả. Có người đọc hiểu các tác phẩm văn chương kinh điển của người Anh xa xưa nhưng không thểgiao tiếp được với người Anh hiện đang sống bằng xương bằng thịt.
Từ đó, nhiều người trong chúng ta tự kết luận rằng mình không có khiếu học ngoại ngữ và không chịu tiếp tục cố gắng.
Ai cũng thấy con người học tiếng mẹ đẻ của mình dễ dàng như thế nào và đây là một sự thật thú vị. Trẻ con không chỉ có khả năng học bất kỳ ngôn ngữ mẹ đẻ nào trong số hàng nghìn ngôn ngữ, chúng còn có khả năng hiểu được tất cả cách phát âm khác xa nhau giữa cha mẹ, hàng xóm, người bán cá ngoài chợ, những người nói giọng địa phương khác, những đứa trẻ nói lắp và cả những ông bà bị sún răng. Cho đến nay, không có một cỗ máy nào có thể hiểu được tiếng nói ở trình độ như thế.
Làm thế nào trẻ nhỏ làm giỏi hơn cả những cỗ máy hiện đại nhất? Làm cách nào chúng có thể nhanh chóng liên kết lại được những mảnh ghép ngôn ngữ chúng tiếp xúc được thành những đơn vị ngôn ngữ có ý nghĩa? Để trả lời câu hỏi này, hãy nhớ lại 6 tháng đầu tiên trong đời bạn. Ở độ tuổi đó, những tương tác với thế giới bên ngoài của bạn rất hạn chế, gọi gọn trong việc ăn uống, tiêu hóa, nhìn và nghe. Với những họat động ít ỏi như thế, tất yếu trẻ sẽ dành rất nhiều sự chú tâm cho từng họat động. Một khi tiêu hóa xong, thị giác và thính giác bắt đầu họat động toàn lực,
ghi lại tất cảhình ảnh, cử động xung quanh, hấp thu từng âm thanh nghe được. Trẻ không hề bỏ phí đi bất kỳ phút giây nào để hoàn thành công việc trọng đại nhất đời người: giải mã âm thanh tiếng nói của những người hiện hữu trong đời mình. Thử thách đầu tiên là xác định cho được ranh giới giữa các từtrong tiếng mẹ đẻcủa mình. Mỗi từ bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu?" (Bern Sebastian Kamps, "The Word brain", Hướng dẫn cách học ngoại ngữ nhanh nhất) https://dl.dropboxusercontent.com/u/83440566/THE%20WORD%20BRAIN%20-%20HƯỚNG%20DẪN%20HỌC%20NGOẠI%20NGỮ%20NHANH%20NHẤT.pdf

Hãy ngưng ngay việc xem tivi bằng tiếng mẹ đẻ, bắt đầu xem tivi bằng tiếng bạn đang học

"Lời khuyên của tôi là: hãy ngưng ngay việc xem tivi bằng tiếng mẹ đẻ, bắt đầu xem tivi bằng tiếng bạn đang học. Những chương trình tivi hữu ích nhất cho bạn là thời sự và phim tài liệu để làm quen với ngôn ngữ truyền thông và ngôn ngữ khoa học. Để học ngôn ngữ đời thường bạn cần xem phim truyền hình nhiều tập. Xem tivi từ 15 đến 60 phút mỗi ngày, bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên bạn học ngoại ngữ. Hãy kiên trì dù bạn không hiểu một từ nào cả. Hãy nhớ là mục tiêu là phải nghe cho được một từ bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu. Bạn sẽ thấy, bạn không nhất thiết phải biết nghĩa của từ mới làm được điều này." (Bern Sebastian Kamps, "The Word brain", Hướng dẫn cách học ngoại ngữ nhanh nhất)https://dl.dropboxusercontent.com/u/83440566/THE%20WORD%20BRAIN%20-%20HƯỚNG%20DẪN%20HỌC%20NGOẠI%20NGỮ%20NHANH%20NHẤT.pdf

Số từ mà bạn biết quyết-định trình-độ ngôn-ngữ của bạn

"Số từ mà bạn biết quyết định trình độ ngôn ngữ của bạn. Bạn càng biết nhiều từ, bạn càng giỏi ngôn ngữ đó. Từ lúc 2 tuổi đến 18 tuổi, bạn đã học 10 từ mỗi ngày. Về sau, ở trường đại học và ra đời làm việc, bạn làm giàu vốn từ của mình vớihàng nghìn từ chuyên ngành. Giờ đây, sau mấy chục năm, bạn biết hơn 50.000 từ trong tiếng mẹ đẻ của mình. Từ vựng là cái khó trong ngoại ngữ nếu so với học ngữ pháp. Học ngữ pháp thì ai cũng học được.
Để thoải mái sử dụng ngoại ngữ, bạn cần biết khoảng phân nửa số từ mà bạn biết trong tiếng mẹ đẻ, tức khoảng 25.000 từ. Vì khoảng 40 từ (?) là biến thể của từ khác và có thể dễ dàng suy ra được, một ước lượng khá chính xác số từ mà bạn thật sự cần học là khoảng 15000 từ. Đây là con số khổng lồ và lớn gấp đôi số từ(trong tiếng mẹ đẻ) mà bạn học được từ lớp 1 đến lớp 8. Nhưng may mắn là bạn không nhất thiết phải học hết tất cả một lần." (Bern Sebastian Kamps, "The Word brain", Hướng dẫn cách học ngoại ngữ nhanh nhất)https://dl.dropboxusercontent.com/u/83440566/THE%20WORD%20BRAIN%20-%20HƯỚNG%20DẪN%20HỌC%20NGOẠI%20NGỮ%20NHANH%20NHẤT.pdf

Hội-chứng học-giả không thể nói được ngoại-ngữ

"bạn hãy đọc, đọc và đọc nhưng cũng đừng bỏ bê nhiệm vụ luyện nghe mà tôi đã đề nghị trong chương trước đây. Nếu không sau nhiều năm học, bạn sẽ mắc phải một hội chứng thường thấy ở những học giả. Họ đọc thông viết thạo trong các lĩnh vực khoa học như y khoa, triết học,
âm nhạc, văn học…nhưng khi một người nói về chính những đề tài đó, sửdụng chính những từ đó thì họ chẳng hiểu gì cả. Mắt họ làm việc được nhưng tai họ thì không.

Vấn đề ở đây là gì? Đó là sự mất cân đối trong rèn luyện tai và mắt. Đó là do thiếu rèn luyện khu võ não chi phối thính giác (xem chương Kỹ năng nghe). Có người có thể đọc cực giỏi nhưng đồng thời lại nghe rất tệ. Ngược lại cũng có, tức những người nghe nói rất tốt nhưng không biết đọc: những người mù chữ. Đối với những nhà khoa học thần kinh, điều này không có gì là ngạc nhiên cả. Tai và mắt là những cửa ngõ tiếp nhận thông tin khác nhau và những thông tin này được lưu trữ ở những khu vực khác nhau trong não bộ. Rèn luyện khu vực não chi phối thị giác ở phía sau đầu không ảnh hưởng gì đến khu vực võ não chi phối thính giác. Điều ngạc nhiên ở đây là cái tưởng chừng như là một công việc duy nhất, đó là học ngoại ngữ, hóa ra lại là một kế họach bao gồm nhiều công việc khác nhau cho não bộ. Trong chương Kỹnăng nói dưới đây, bạn lại thấy một khu vực nữa cần phải rèn luyện." (Bern Sebastian Kamps, "The Word brain", Hướng dẫn cách tự học ngoại ngữ nhanh nhất) https://dl.dropboxusercontent.com/u/83440566/THE%20WORD%20BRAIN%20-%20HƯỚNG%20DẪN%20HỌC%20NGOẠI%20NGỮ%20NHANH%20NHẤT.pdf