Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

View photos

Xem hình đi chơi của người khác ở những nơi nổi tiếng làm mình mất hết cảm hứng khám phá, tốt nhất không xem

Suy-nghĩ về cách sống

Trước sóng gió cuộc đời, con người có thể lựa chọn một trong hai cách để có thể tồn tại, một là mềm dẽo như cây cỏ nương theo chiều gió; hai là phải cứng, mạnh như ngọn tháp sừng sững đứng giữa trời.

(Nguyễn Tiến Hải)

Y-phục phụ-nữ

Ở một mức-độ nào đó có-thể nói rằng phụ-nữ Hàn-Quốc mặc hanbok cũng giống như phụ-nữ Hồi-giáo trùm kín người, rất đáng tội-nghiệp vì phải mặc xấu, phải che-giấu hết các đường cong của cơ-thể. Còn áo-dài của phụ-nữ Việt-Nam theo người Tây nhận-xét thì "Chỗ nào cũng bao phủ hết, mà chẳng giấu thứ gì! (Cover everything, but hide nothing!)". Như vậy, so với phụ-nữ Hàn-Quốc, Nhật-Bản, phụ-nữ Hồi-giáo thì phụ-nữ Việt-Nam vẫn là nhất, vì có quyền làm đẹp. :)

(Nguyễn Tiến Hải)

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Thói·quen nói tắt, viết ngắn của người Việt·Nam

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải

Cập·nhật: 2012.06.22 2:31 AM GMT

Câu hỏi:

Vì sao người Việt·Nam lúc nói/viết thường cắt bớt địa·danh/thuật·ngữ nước ngoài cho ngắn lại hết cỡ? (ví·dụ: I-ta-li-a (phiên·âm Hán: Ý-Đại-Lợi)=> Ý, Mát-xờ-cơ-va ==> Mát, Nhật-Bản==> Nhật, còm-men (comment) ==> còm, ét-min-nít-xờ-trây-tờ (administrator)==>ét, đội·tuyển ==> tuyển, người mẫu==>mẫu, ...). Có phải vì người Việt·Nam quá lười không?

Trả·lời, Ý·tưởng:

1) Kho từ·vựng đầu tiên của mỗi ngôn·ngữ chỉ có một hoặc hai tiếng. Ví·dụ: tiếng Việt: ăn, ngủ, đi, đứng,...; tiếng Anh: run, go, eat, talk,...

2) Các từ·ngữ bị rút ngắn đều có nguồn·gốc ngoại·lai, vay·mượn, xa·lạ, nếu nói hoặc viết tắt cũng không ảnh·hưởng gì nhiều, không làm hiểu sai ý·nghĩa câu văn.

3) Tuy·nhiên, viết tắt nói ngắn có·thể đánh mất tính biểu·cảm, và không tôn·trọng từ trong ngôn·ngữ gốc, đặc·biệt là tên riêng. Vì thế, chính phủ Australia và Italia đã yêu·cầu chính·phủ Việt·Nam trong các văn·bản chính·thức không dùng Úc, và Ý mà phải viết đầy đủ Ôx-trây-lia, I-ta-li-a.
Hay trường·hợp người·mẫu bị rút·gọn thành mẫu có·thể đồng·nghĩa với mẹ, nên nhiều người không thích, cho rằng phản·cảm.

Câu hỏi tiếp theo:
Theo quy·luật tiến·hoá, độ dài của các từ mới trong một ngôn·ngữ sẽ dài ra, khi số từ chỉ có một tiếng không đủ cho việc giải·thích đặt tên khái·niệm mới. Điều này có đúng với tiếng Việt không? Nếu đúng thì cách đặt từ mới tiếng Việt như thế nào thì hợp·lí?

(thông·tin thêm: tiếng Việt có khoảng 15000 âm·tiết (tiếng) khác nhau, tiếng Nhật chỉ có 120 âm·tiết khác nhau, tiếng phổ·thông Trung·Quốc có khoảng 1300 âm·tiết khác nhau, nên tiếng Nhật và Trung·Quốc có rất nhiều từ đồng âm dị nghĩa[1]

Tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn là: a, ă, â, i (y), u, ư, e, ê, o, ô, ơ
28 nguyên âm đôi là iê, ươ, oe, ai, au, ua, ưa, ưu, âu, uâ, ia, ui, ưi, iu, êu, oi, ôi, ơi, ay, ây, uy, uô, uâ, oa, oă, ao, eo, uê
9 nguyên âm 3 là uya, ươi, uyê, iêu, oai, oay, uây, uôi, ươu
20 phụ âm là b, c (k), d (gi, r), g (gh), h, l, m, n, p, qu, s, t, v, x, ch (tr), ph, th, kh, ng (ngh), nh[2]).

Tham·khảo:

1. Đặng·Hải·Nguyên, "Tại·sao chỉ có Việt·Nam đổi hệ·thống chữ·viết biểu·ý sang hệ·thống chữ·viết dùng chữ·cái La·tinh?", url: http://nguyentienhai.blogspot.kr/2011/02/tai-sao-chi-co-viet-nam-oi-he-thong-chu.html

2. Lan Nguyen, http://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=550ad982ad56d936.

3. Hoàng·Xuân·Hãn, "Danh·từ khoa·học", 1942.

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Phiên-âm Anh Việt: Đuôi của từ tiếng Anh

Tác-giả: Nguyễn-Tiến-Hải

Cập-nhật: 2012.07.05 3:23 AM GMT+9

Câu hỏi: Phiên-âm 2 từ blog và blogger ra tiếng Việt như thế nào thì hợp-lí?

Tiêu-chí: Phải dùng cách viết tiếng Việt, từ mới phải có cách đọc sao-cho càng giống với cách phát-âm chuẩn của từ nguyên gốc trong tiếng Anh càng tốt. Hai từ phiên-âm mới được tạo thành phải khác nhau vì hai từ blog và blogger khác nhau.

Ý-tưởng giải-pháp:

Theo http://dictionary.cambridge.org

blog phát-âm chuẩn giọng UK là /blɒg/, chuẩn giọng US là /blɑːg/.

blogger phát-âm chuẩn theo giọng UK là /ˈblɒg.ər /, chuẩn giọng US là /ˈblɑː.gɚ/.

* Tôi đề-nghị cách phiên-âm thành tiếng Việt như sau:

Blog phiên-âm thành "bờ-lo-gơ"

Blogger phiên-âm thành "bờ-lo-gờ" (gờ có dấu huyền)

Đánh-giá:

Bờ-lo-gờ nhấn mạnh ở cuối hơn so với bờ-lo-gơ.

Bờ-lo-gơ thể-hiện được âm tận-cùng là g của chữ blog.

Nếu phiên-âm blog thành bờ-lốc thì đã mất chữ tận-cùng. Và nếu blog phiên-âm thành bờ-lốc thì block sẽ phiên-âm thế nào đây?

Nhược điểm: Các phụ-âm tận-cùng trong tiếng Anh như g trong blog, hay sh trong Bush chỉ là một nửa âm, phát âm thành tiếng gió, nên không thể gắn thêm ơ để thành hay được.[2] Vì thế, nếu tiếng Việt cho phép cách đọc tiếng gió thì tốt hơn không cần thêm ơ để phiên âm đuôi của từ tiếng Anh nữa.

Tổng-quát:

Nếu từ tiếng Anh tận-cùng là phụ-âm+er/or thì phiên-âm thành từ tiếng Việt tận-cùng phụ-âm+ờ (có dấu huyền).

Nếu từ tiếng Anh chỉ tận-cùng là phụ-âm mà không có er/or thì phiên-âm thành từ tiếng Việt tận-cùng phụ-âm+ơ (không có dấu huyền).

Ví-dụ:

Tương-tự với các từ "teach" (tit-chơ) và "teacher" (tit-chờ),...(trường-hợp này không cần-thiết phiên-âm vì tiếng Việt đã có dạy giáo-viên :) )

computer /kəmˈpjuː.tər/ phiên-âm thành kơm-piu-tờ

doctor /ˈdɒk.tər / (UK) /ˈdɑːk.tɚ/ (US) phiên-âm thành đooc-tờ

Tham-khảo:

* Người Hàn-Quốc phiên-âm rất nhiều thuật-ngữ tiếng Anh ra tiếng Hàn. Họ gọi những từ tiếng Anh đó là "tiếng Anh bị đập vỡ" (broken English). Nếu từ trong tiếng Anh tận-cùng bằng thì họ phiên-âm thành từ tiếng Hàn có tận-cùng là khừ (크, ví-dụ network --> 네트워 đọc là nê-thừ-ươ-khừ),  s => xừ (스, ví-dụ: bus --> 버 đọc là po-xừ), t/d => đừ (드),...

[2]. Vũ-Đức-Sao-Biển, "Nên bỏ phiên âm!", Báo Thanh niên, 13/05/2012 8:45 GMT+7, url: http://tuansan.thanhnien.com.vn/pages/20120513/nen-bo-phien-am.aspx

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Bàn về chuyện tự học

Tác·giả: Cao·Xuân·Hạo

(Tạp·chí Kiến thức ngày nay, số 396, năm 2001)

Trước hết, cần phải nói rằng, tự học là một chuyện vạn bất đắc dĩ, vì ai cũng biết câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. Một câu hoàn toàn đúng, đúng hơn là người ta tưởng rất nhiều.

Có lẽ không ai lại không muốn có thầy khi cần học một nghề gì, hay dù chỉ là một trò hay một mẹo vặt nào cũng vậy. Và dù không có thầy “chính danh” thì vẫn có thể học từ những người mình quen biết. Đôi khi những người này, chính nhờ cái số đông và tính đa dạng của họ, còn có thể dạy cho mình nhiều hơn và một cách có hiệu quả hơn cả thầy nữa. Học thầy không tày học bạn kia mà!

Viết đến đây tôi sực nhớ đến lời một nhà văn Pháp mà tôi không nhớ tên, nói rằng xưa nay chưa có và không thể có người nào thực sự tự học cả. Và chỉ có những kẻ cực kỳ hợm hĩnh và vô ân mới có thể nói khoác rằng mình là người tự học.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Chứng vĩ cuồng: Hiện tượng và căn nguyên

Tác-giả: Cao-Xuân-Hạo


(TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2000)


 Có một người bạn làm trong một cơ quan lưu trữ cho tôi biết rằng mỗi năm cơ quan anh phải thanh lý mấy tấn hồ sơ mà nội dung là những sáng kiến phát minh vĩ đại từ khắp nơi trong nước gửi đến ùn ùn, trong đó các tác giả hiến cho nhà nước những biện pháp không tiền khoáng hậu để biến nước ta thành nước tiên tiến trong một thời hạn kỷ lục. Anh bạn nói rằng ông giám đốc rất tiếc các hồ sơ ấy, nhưng mấy tòa nhà của cơ quan không thể nào chứa nổi số phát minh tới tấp đổ xuống như mưa kia, cho nên đành phải thanh lý thật nhanh sau khi gửi đến nhờ các cơ quan có thẩm năng duyệt qua và nhận được từ các cơ quan đó một câu trả lời dứt khoát, thường là "Bất khả thi" hoặc "Tác giả không hiểu chút gì về lĩnh vực đang bàn".

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Người Việt: Những Đức Tính Tốt và Xấu

Tác-giả: Đào-Văn-Bình

(San Jose ngày Mùng 4 Tết Kỷ Sửu 2009)

Một dân tộc tự nhận mình có toàn những đức tính tốt, không có đức tính xấu - là một dân tộc sống trong ảo tưởng. Mà một dân tộc sống trong ảo tưởng thì sớm muộn gì cũng suy thoái hoặc bại vong. Có thể nói không có một dân tộc nào trên trái đất này gồm toàn những đức tính tốt. Chẳng hạn người Nhật. Họ có thể có rất nhiều đức tính tốt, nhưng một đức tính xấu không thể phủ nhận đó là người Nhật khó chơi, khó có thể hòa hợp với các chủng tộc khác. Họ sống khép kín chứ không cởi mở như người Việt Nam. Người Do Thái vì quá thông minh cho nên "ăn người", không chịu nhả ra. Chính vì thế mà bị người ta ghét. Ăn thì phải nhả ra, tức phải chia xẻ với người khác thì mới lâu bền. Người Pháp có thể cái gì cũng tốt cả nhưng quá kiểu cách, nặng tự ái cho nên tụt hậu so với Đức, Mỹ, Nhật là những nước trước đây thua kém Pháp. Người Mỹ có thể cái gì cũng tốt cả - nhưng quá phóng túng và không dạy luân lý, đạo đức trong học đường. Có thể đây là nguyên do khiến xã hội Hoa Kỳ từ từ băng hoại và suy sụp. Còn Trung Hoa? Tại sao một đất nước đã sản sinh ra những nhà tư tưởng vĩ đại như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Lão Tử, Trang Tử, Bách Gia Chư Tử... lại có qúa nhiều bạo chúa, đàn bà hung ác, dâm loạn làm suy sụp đất nước và làm khổ con người? Phải chăng người Tàu có một “căn bệnh trầm kha” gì đó mà chúng ta chưa biết?

Còn Việt Nam mình thì sao? Liệu người mình cái gì cũng tốt cả? Vì tự ái dân tộc chúng ta có thể đồng ý như vậy.