Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Đến thời dân Việt xài 100% ôtô nhập giá rẻ?

18/04/2015 03:00 GMT+7

Chỉ thích nhập linh kiện về lắp ráp, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam coi như đã thất bại. Các hãng xe chỉ thích nhập xe về bán kiếm lãi nhanh. Chiến lược và Quy hoạch phát triển vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đang đứng trước nhiều thách thức.

Dẹp sản xuất, chuyển sang nhập khẩu?
Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô trong dài hạn, trong đó có lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với ôtô chở người trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018. Cụ thể, thuế nhập khẩu đối với ôtô chở người sẽ giảm dần từ 50% hiện nay xuống còn 40% vào năm 2016, còn 30% vào năm 2017 và còn 0% vào năm 2018.
Cùng với đó, Bộ này cũng có ý kiến với Bộ Công Thương về chính sách thuế, thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Sắp tới, Việt Nam sẽ phải thực hiện một loạt lộ trình giảm thuế nhập khẩu ôtô. Theo cam kết WTO, tất cả các loại ôtô cắt giảm mức thuế nhập khẩu từ 100% xuống 70%, sau 7 năm kể từ khi gia nhập. Theo Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), khi đàm phán xong và gia nhập, dự kiến đến năm 2026, thuế nhập khẩu ôtô chở người trong khối cũng sẽ cắt giảm còn 0%.
Nguyên nhân khiến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không đâu vào đâu chủ yếu do chính sách thuế và vốn.

Tỷ phú Thái thâu tóm ôtô Việt: Chờ thời xe giá rẻ?

10/04/2015 01:00 GMT+7


Thị trường ô tô Việt Nam với quy mô 12 tỷ USD/năm, đang ở “chiếu dưới” và trở thành mục tiêu đầy tham vọng, nhằm cứu nguy cho ngành công nghiệp ô tô Thái Lan.


Bước đi tham vọng 

Đầu năm 2015, Công ty Chairatchakarn (Bangkok) đã mua gần 2 triệu cổ phiếu của Công ty Ô tô Trường Long (TP.HCM) và trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 22,6%. Chairatchakarn là DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ô tô tại Thái Lan với các thương hiệu xe Toyota và Hino, còn Trường Long là DN kinh doanh ô tô của Việt Nam, với doanh số bán hàng tăng mạnh trong năm 2014, đạt 1.031 tỷ đồng. 

Như vậy, người Thái đã bước chân vào thị trường ô tô Việt Nam với những bước đi bài bản ngay từ đầu. Sự hiện diện của nhiều DN ô tô Thái khác tại thị trường Việt Nam thời gian tới sẽ khiến các DN Việt không khỏi ngỡ ngàng. 

Mới đây, ông Vichai Jirathiyut, Chủ tịch Viện ôtô Thái Lan đã bày tỏ mong muốn ngành ô tô hai nước Thái Lan và Việt Nam cùng nhau hợp tác để phát triển, thay vì cạnh tranh với nhau. 

Việt Nam là thị trường tiềm năng, với quy mô khoảng 12 tỷ USD mỗi năm (ảnh minh họa). 

Sang Indonesia sản xuất, bán ôtô 300 triệu cho dân Việt?

20/04/2015 01:00 GMT+7

Trong khi tính chuyện rút khỏi Việt Nam thì Toyota cho hay sẽ rót thêm 1,6 tỷ USD cho nhà máy sản xuất ôtô tại Indonesia. Tại Việt Nam, chính sách không rõ ràng và nhất quán khiến sản xuất ô tô đì đẹt và thua xa các nước ASEAN.

Tham vọng soán ngôi Thái Lan

Tờ Just Auto dẫn lời Tổng thống Indonesia, Joko Widodo trong chuyến thăm Nhật Bản vừa qua cho hay, tập đoàn Toyota đã quyết định chi thêm 1,6 tỷ USD để tái thiết nhà máy sản xuất ôtô của họ ở Karawang, Tây Java. Với kế hoạch đó, Toyota tham vọng tăng gấp ba lần sản lượng xe lắp ráp tại đảo quốc này.

Indonesia thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển từ năm 1995, đến nay đã thành công và được nhận định, sẽ soán ngôi của Thái Lan để trở thành trung tâm công nghiệp ô tô lớn nhất Đông Nam Á trong thời gian tới. Cũng cùng thời điểm đó, Việt Nam bắt đầu thúc đẩy phát triển công nghiệp ô tô, nhưng đến nay chưa đâu vào đâu.

Phó Tổng thống Indonesia, ông Boediono, hồi cuối tháng 9/2014 đã khẳng định, sản xuất ô tô hiện đã trở thành xương sống của ngành công nghiệp Indonesia khi đáp ứng được ba trụ cột của phát triển công nghiệp, gồm: tăng giá trị cho sản phẩm, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và cho phép Indonesia tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Chính phủ Indonesia đã thiết lập các mục tiêu rõ ràng, cụ thể cho ngành công nghiệp ô tô ngay từ đầu, với ngắn hạn là phục vụ nhu cầu trong nước, trung hạn và dài hạn là xuất khẩu ra thị trường thế giới. Một loạt các chính sách từ thu hút đầu tư, liên doanh với nước ngoài là những đối tác đang chi phối thị trường ô tô thế giới như Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc đến tạo điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các nhà sản xuất, thực hiện kế hoạch dài hạn phát triển các ngành công hỗ trợ trợ, thành lập các trung tâm nghiên cứu phát triển,... nhanh chóng được thông qua và áp dụng.

Học được gì từ công nghiệp ô tô của người Thái?

10/04/2015 14:36

Năm 2012, ngành công nghiệp ô tô đóng góp 10% GDP của Thái Lan. Sự lớn mạnh thần kỳ của ngành công nghiệp này là bài học lớn đáng giá cho bất kỳ quốc gia trên thế giới.

Nội dung nổi bật:
- Công nghiệp ô tô Thái Lan bắt đầu manh nha từ năm 1960. Đến năm 2012, Thái Lan trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất Đông Nam Á, đóng góp 10% GDP nước này.
- Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan phát triển qua 5 giai đoạn chính từ sửa chữa xe nhập khẩu, lắp ráp xe, sản xuất phụ tùng xe tới R&D.
- Một trong những yếu tố khiến các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư vào công nghiệp ô tô Thái Lan chính là chính sách ổn định, tạo điều kiện gia nhập thị trường như ưu đãi thuế, miễn thuế không chỉ với ngành sản xuất mà còn đối với hoạt động nghiên cứu phát triển.

“Không doanh nghiệp Việt nào vào được chuỗi sản xuất của Toyota”

09/04/2015 14:49

“Tôi không nói quá, nhưng không có đầu tư nước ngoài, chúng ta không thể phát triển như ngày hôm nay” - Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng.

Nội dung nổi bật:
- Tỷ lệ nội địa hóa 40% tại Honda không phải Việt Nam hóa, mà là các doanh nghiệp nước ngoài đặt tại Việt Nam cung cấp linh kiện sản xuất cho Honda. Tức, Honda vào Việt Nam, nhưng doanh nghiệp Việt Nam không tham gia được vào chuỗi sản xuất của họ. Hiện tượng này tương tự ở Toyota
- Theo một nghiên cứu mới đây, doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu của các doanh nghiệp trong nước. Các phân tích chỉ ra rằng có sự khác nhau trong tác động lan tỏa (mức độ tích cực hoặc tiêu cực) của FDI giữa các ngành, giữa các quy mô doanh nghiệp, giữa các tỉnh và thời gian.
- “Tôi không nói quá, nhưng không có đầu tư nước ngoài, chúng ta không thể phát triển như ngày hôm nay” - Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài.

Nội địa hóa theo kiểu ngoại hóa
Tỷ lệ nội địa hóa hiện nay tại các doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) hiện ở mức cao. Tỷ lệ này ở Honda là 40%, Canon tới 65%... Nhưng, tỷ lệ nội địa hóa này có nghĩa gì?
“Tỷ lệ nội địa hóa 40% tại Honda không phải Việt Nam hóa, mà là các doanh nghiệp nước ngoài đặt tại Việt Nam cung cấp linh kiện sản xuất cho Honda. Tức, Honda vào Việt Nam, nhưng doanh nghiệp Việt Nam không tham gia được vào chuỗi sản xuất của họ” - ThS. Vũ Hoàng Dương, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – cho biết tại Hội thảo Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến kinh tế Việt Nam sáng 9/4.
Còn với Toyota – doanh nghiệp FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) mới đây tuyên bố sẽ dừng lắp ráp ô tô tại Việt Nam, dù với doanh nghiệp cấp 1 cung cấp đầu vào, thì doanh nghiệp Việt Nam cũng không tham gia được vào chuỗi của họ.
Với Canon, số lượng nhà cung cấp từ 7 đơn vị vào thời điểm ban đầu đã tăng lên 112 nhà cung cấp, với tỷ lệ nội địa hóa 65%.

[Infographic] Ma trận sở hữu chéo trong làng ô tô thế giới

BizLIVE - 
Đồ họa phác thảo cấu trúc sở hữu chéo của các tập đoàn ô tô lớn nhất thế giới. 


Trên thế giới có rất nhiều hãng sản xuất xe với hàng trăm thương hiệu khác nhau, trong số 40 – 50 tập đoàn lớn bậc nhất, cấu trúc sở hữu chéo chằng chịt khiến không ít người cảm thấy rối rắm khi tìm hiểu.
Infographic dưới đây mang lại cho bạn đọc cái nhìn tổng quát về cấu trúc sở hữu cũng như liên minh trên thị trường xe hơi quốc tế.
General Motors từng là hãng xe lớn nhất Big Three (tam trụ sản xuất xe Bắc Mỹ), trước khi phải cầu cứu chính quyền Tổng thống Obama khỏi bờ vực phá sản năm 2009.
Hãng General Motors từng sở hữu các thương hiệu như Hummer, Pontiac, Saturn và Saab. Để giữ General Motors không bị phá sản, Bộ tài chính Mỹ và Canada cố gắng bán đi những thương hiệu kém hiệu quả.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Cô bán hàng mỹ phẩm ở Seoul: Câu chuyện đáng suy ngẫm về đất nước và con người Hàn Quốc


Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Sinh viên Hàn Quốc ngại... tốt nghiệp

13/01/2015 22:33

Cuộc khảo sát của chính phủ Hàn Quốc vào năm 2014 cho thấy khoảng 33 trường đại học có 15.000 sinh viên hoãn tốt nghiệp, cao gấp đôi so với 3 năm trước

Đã một năm kể từ khi sinh viên ngành truyền thông tại Seoul Lee Woong-hee hoàn tất chương trình học nhưng chàng trai 26 tuổi quyết không dự lễ tốt nghiệp hồi tháng 2-2014. Lee giải thích cơ hội kiếm việc sẽ cao hơn nếu vẫn còn là sinh viên.
Kiếm việc ngày càng khó
Lee không phải là người duy nhất có suy nghĩ như thế. Tỉ lệ thất nghiệp trong giới trẻ Hàn Quốc lên đến 14% trong lúc kinh tế còn ì ạch khiến hàng ngàn sinh viên dự kiến tốt nghiệp vào đầu năm 2015 sẽ tiếp tục bám trụ lại trường. “Mỗi năm càng khó kiếm việc hơn. Năm ngoái đã khổ sở lắm rồi nhưng tôi e rằng mọi thứ sẽ còn tồi tệ hơn trong năm nay” - Lee lo lắng.
Nhiều sinh viên Hàn Quốc tránh tốt nghiệp để chờ cơ hội tìm việc làm Ảnh: NEWSis

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

[Bài hát] Giăng câu - Tài Linh, Đình Văn



Em hỏi anh đêm nay đi đâu 

Anh nói rằng anh đi giăng câu 
Anh đi giăng câu trên chiếc xuồng câu 
Anh có cây sào 
Anh chống ào ào chống ào ào 

Ông chủ Vinaxuki: Dại dột vẫn sản xuất ô tô

Đáng chú ý:
"Một cái xe hơi giá 1 tỷ đồng thì trong đấy phải 400 đến 450 triệu là tiền thuế rồi. Thế sao Bộ Tài chính lại luôn "kêu" rằng không có tiền?" "Như các nước khác thì rất đơn giản. Muốn hỗ trợ nền công nghiệp ô tô, người ta chỉ cần trích ra khoảng 10% số thuế thu được của ngành ô tô là xong. Việt Nam thì không cần đến 10%, chúng ta chỉ cần trích 5% số thuế thu được trong quá trình doanh nghiệp ô tô đã nộp lên thì cũng đủ tiền hỗ trợ."

Nhiều người bảo tôi như vậy, nhưng "có chết" tôi vẫn không từ bỏ ô tô.
"Buổi trưa tôi ăn cơm với các anh em công nhân cán bộ, chiều làm mẩu bánh mì với chút rau cỏ là xong. Cá, bò, lợn, dê tôi nuôi lấy. Nhưng tôi chỉ mong có tiền để làm ra cái xe do chính tay người Việt Nam sản xuất" - ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki).
Từ một doanh nghiệp đi đầu trong đẩy mạnh nội địa hóa, đến nay Vinaxuki lại rơi vào tình cảnh "sống dở chết dở". Bản thân doanh nghiệp này đang phải ôm khoản nợ lên đến 1.200 tỷ, trong khi nhà máy buộc phải ngừng hoạt động đã 3 năm nay vì không tìm đâu ra vốn để hoạt động.
Suốt 3 năm qua, để trả lương cho người lao động, Vinaxuki đã phải bán hơn 5.000 tấn sắt vụn và máy móc cũ. Doanh nghiệp cũng buộc phải cắt giảm lao động từ 1.160 xuống còn hơn 200 người, trong đó có nhiều lao động tay nghề cao, được đào tạo bài bản.

Điều gì đã khiến một doanh nghiệp được coi là hình mẫu phát triển cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam, lại lâm vào "thảm cảnh" như vậy? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng ông Bùi Ngọc Huyên.

- Thưa ông, sau 20 năm hình thành và phát triển, ông đánh giá như thế nào về nền công nghiệp ô tô Việt Nam?