Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Một số nét về đời tư và sức khỏe của Karl Marx

Tác·giả: Nguyễn Văn Tuấn
2015-05-12
Karl Marx. Ảnh: wikipedia

Nhân dịp tìm một bài viết cũ tôi gặp bài này. Bài này định gửi cho báo VN nhưng chẳng tờ nào dám đăng. Bài viết về sức khoẻ K Marx. Thôi thì tôi chia sẻ cùng các bạn cho vui.

Karl Marx là một trong những triết gia có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới trong thế kỉ 20 này. Tư tưởng của Marx đã từng được hàng trăm triệu người ngưỡng mộ, thậm chí được dùng làm nền tảng chính trị và kinh tế cho nhiều quốc gia trên thế giới, để chia thế giới thành hai phe phái dựa trên ý thức hệ. Cho đến nay, dù “Chiến tranh lạnh” đã chấm dứt, nhưng tư tưởng của Marx vẫn còn được nhiều người trân trọng. Học thuyết của Marx vẫn còn được nghiên cứu trong các đại học. Nói tóm lại, ảnh hưởng của Marx vẫn còn hiện diện trên thế giới.

Đối với người Việt chúng ta, cái tên “Karl Marx” không còn xa lạ. Tuy nhiên, người ta biết nhiều đến Karl Marx như là cha đẻ của học thuyết cộng sản và tác giả của quyển chính trị luận nổi tiếng, Das Kapital (tạm dịch là “Tư bản luận”), rất ít người biết được đời sống riêng tư và đặc biệt là sức khỏe của ông ra sao. Do một cơ duyên tình cờ, người viết bài này có dịp đọc một số tài liệu khảo cứu của một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường Đại học RMIT (Úc). Qua các tài liệu này, tôi cảm thấy bị thu hút vào các tài liệu liên quan đến vấn đề sức khoẻ của Marx mà cô nghiên cứu sinh đã thu thập được trong quá trình viết luận án. Bài viết này chỉ nhằm tóm lược những tài liệu về sức khỏe của Marx với hi vọng sẽ đem lại cho độc giả một vài thông tin gần gũi hơn về con người lớn này.

Công ty gia đình trị - Đa dạng để tồn tại


Sự phổ biến của những “đứa con lai” cho thấy các công ty gia đình đang có xu hướng chuyển từ việc tự quản lý sang thuê các nhà quản lý chuyên nghiệp.

Nội dung nổi bật:
- Có 4 loại công ty gia đình: một gia tộc nắm cả hai quyền sở hữu và kiểm soát, sở hữu đa số cổ phần nhưng thuê quản lý chuyên nghiệp, nắm ít cổ phần nhưng quản lý toàn bộ và gia tộc rót vốn cho các công ty khởi nghiệp của con cháu
- Nhiều công ty gia đình ở trạng thái “lai” giữa 4 mô hình kể trên. Cuộc chiến giữa các gia đình và những CEO ngoại tộc vẫn thường xuyên diễn ra.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Người châu Á bị dìm hàng tại Google, Yahoo

có những chuẩn mực văn hóa và thái độ giúp người châu Á đạt được thành công nhất định, nhưng cũng chính điều đó cản trở họ tiến lên nấc thang cao hơn.
 
06:41, 12/05/2015

ICTnews - Google, Yahoo và các hãng công nghệ lớn khác có xu hướng chỉ tuyển người châu Á làm “nhân viên quèn” thay vì thăng chức cho họ làm giám đốc hay quản lý.
Báo cáo mới đây vén bức màn bí mật về sự mất cân đối giữa số lượng lao động công nghệ châu Á tại các vị trí nhân viên và quản lý tại thung lũng Silicon (Mỹ). Ascend, nhóm nghiên cứu về các vấn đề kinh tế châu Á, đưa ra kết luận dựa trên dữ liệu năm 2013 mà 5 hãng công nghệ hàng đầu nước Mỹ nộp lên nhà chức trách. 5 công ty này là Google, Yahoo, Intel, HP và LinkedIn.

“Nếu bước vào quán ăn của 1 trong 5 hãng này, bạn sẽ thấy nhiều tài năng châu Á ở đó”, Denise Peck, đồng tác giả nghiên cứu, cựu Phó chủ tịch tại Cisco, cho biết. “Chỉ khi bước vào nhưng khu vực cho quản lý, bạn mới thấy có vấn đề”. Google từ chối bình luận về báo cáo của Ascend. Intel và Yahoo trước đó cam kết đa dạng hóa nguồn nhân lực. LinkedIn và HP chưa phản hồi gì về vấn đề này.

Công ty gia đình trị - "Bông hoa nở rộ" của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Nội dung nổi bật:
- Bạn có thể đọc tin tức từ New York Times và Wall Street Journal; mua xe của Ford hay Fiat; mua điện thoại thông minh của Samsung hay LG và mua thực phẩm ở Walmart hay Aldi. BCG tính toán có 33% các công ty ở Mỹ là công ty gia đình, trong khi tỷ lệ ở Pháp và Đức là 40%. Tổng doanh thu của các công ty này đạt hơn 1 tỷ USD mỗi năm. ​ .
- Điều tuyệt vời nhất của các công ty gia đình là cấu trúc sở hữu. Cấu trúc này cho phép họ tập trung vào hai vấn đề rắc rối nhất của chủ nghĩa tư bản hiện đại: kết quả trong ngắn hạn và những xung đột tiềm ẩn giữa người sở hữu và người quản lý.

Gia đình luôn nằm ở trung tâm của hoạt động kinh doanh. Trong số các công ty lâu đời nhất thế giới luôn có các công ty gia đình. Khách sạn cổ nhất thế giới Hoshi Ryokan (Nhật Bản) đã có từ năm 718. Tập đoàn xây dựng Kongo Gumi (cũng của Nhật Bản) thậm chí còn ra đời sớm hơn (năm 578) nhưng đã phá sản năm 2006. Gia tộc Antinori đã sản xuất rượu ở Tuscany kể từ năm 1385 và Berettas đã làm ra những khẩu súng suốt từ năm 1526 đến nay.

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Nhóm lợi ích ăn hết phần lời của nông dân

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong mùa gặt.
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong mùa gặt.
AFP
                 
   
Lợi ích nhóm độc quyền trong xuất khẩu gạo đang làm nông dân điêu đứng, dù Việt Nam nhiều năm liền đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.
 
Người nông dân thiệt đủ đường
Đại biểu Quốc hội, báo chí từ nhiều năm nay đánh động dư luận về vấn đề gọi là nhóm lợi ích trong kinh doanh xuất khẩu gạo. Gần đây dư luận làm nóng sự kiện các nhà xuất khẩu bí đầu ra, đã ký hợp đồng bán gạo với giá rẻ nhất thế giới và tất nhiên nông dân bị thiệt vì phải bán lúa giá rẻ hơn cho thương lái, để thành phần này bán gạo nguyên liệu cho doanh nghiệp xuất khẩu. Thương lái và nhà xuất khẩu mỗi người hưởng một phần lời chênh lệch giá, dù giá gạo xuất khẩu rẻ cỡ nào đi nữa, chỉ có nông dân không đủ sống.
 
Chính phủ giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) điều hành thực hiện xuất khẩu gạo, bề ngoài là theo cơ chế thị trường, nhưng bên trong là độc quyền trá hình. Trong VFA, 2 Tổng Công ty Lương thực miền Nam và miền Bắc chiếm lĩnh 60%-70% thị phần xuất khẩu gạo, lại có đặc quyền đi dự đấu thầu ở nước ngoài để ký các hợp đồng lớn cấp chính phủ rồi về phân bổ lại cho các đơn vị.
Bây giờ phải để cho doanh nghiệp có quyền xuất khẩu, nếu không thì không tội tình gì họ tốn công xây dựng vùng nguyên liệu, người ta chăm sóc nông dân, cho nông dân vay giúp đỡ nông dân trong thời gian sản xuất, rồi cuối cùng làm ra gạo tốt lại không cho xuất
GS.Tiến sĩ Võ Tòng Xuân
Điểm mặt 100 doanh nghiệp xuất khẩu gạo hiện nay thì đa số là công ty con của hai Tổng Công ty Lương thực miền Nam và miền Bắc.

Nghi án Vinafood ‘đi đêm’ bán rẻ: Lỗ nặng "đè" nông dân

Thứ Hai, 16/06/2014 07:03
(Thị trường) - Còn độc quyền xuất khẩu gạo ở 2 Tổng công ty Vinafood 1, Vinafood 2 thì tham nhũng còn, ăn chặn còn, bán quota còn.
PGS TS Nguyễn Văn Nam - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại nêu quan điểm trước cáo buộc Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines “đi đêm" với Tổng Công ty Lương thực miền Nam (VINAFOOD II) vào tháng 4/2014 trong hợp đồng cung cấp 800.000 tấn gạo trắng cho họ.
 
Phải điều tra
Nêu quan điểm về thông tin này, PGS TS Nguyễn Văn Nam cho rằng, Việt Nam phải điều tra, nếu thêm điều này là thêm bằng chứng các công ty Việt Nam đang có sự móc ngoặc, không sòng phẳng và có tư lợi.

The world oldest, longest, shortest escalators

Attracting Stairs: 10 Extremely Elevating Escalators 
Article by Steve, filed under Fixtures & Interiors in the Design category.






Escalators… these effortless inclined elevators have moved millions over the past century yet are usually dismissed as utilitarian urban appliances. Not so – escalators today exhibit a multitude of designs and many display unexpected design features. These 10 extreme escalators are a step ahead in pedestrian transportation and as triumphs of civil engineering ensure nothing is “lift” behind.

The Oldest Escalators

FDI ồ ạt đổ vào ngành bán lẻ Việt Nam

Thứ tư, 6/5/2015 | 17:19 GMT+7

Thu nhập người dân tăng lên nhờ kinh tế ổn định khiến thị trường Việt Nam hấp dẫn hơn với nhiều công ty trong khu vực, như Thái Lan, Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Các số liệu vĩ mô của Việt Nam đều cho thấy nền kinh tế đang trong trạng thái tốt, với tốc độ tăng trưởng GDP quý I là 6%. Dù vậy, Financial Times nhận định Việt Nam vẫn chưa hồi phục từ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Số người thu nhập thấp vẫn còn rất sống khá chật vật, phản ánh qua doanh thu hàng tiêu dùng cơ bản yếu.

Tuy nhiên, quá trình hồi phục kinh tế vẫn đang diễn ra tại đây, với tầng lớp trung lưu thành thị là những người đầu tiên được hưởng lợi. Sự kết hợp giữa môi trường khởi nghiệp thuận lợi, ngành sản xuất đang bùng nổ, kiều hối tăng mạnh và lãi suất ngân hàng giảm đã khiến thu nhập khả dụng của người dân tăng lên.

Kết quả là vốn đầu tư nước ngoài vào bán lẻ Việt Nam tăng vọt. Mô hình bán lẻ hiện đại, ngược với chợ truyền thống, đang thu hút 20%-25% tiêu dùng. Con số này thấp hơn so với 43% ở Thái Lan, 53% ở Malaysia và 64% ở Trung Quốc, theo Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam. Dù vậy, đây vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất châu Á.

Mô hình bán lẻ hiện đại mới đóng góp 20% - 25% tiêu dùng tại Việt Nam. Ảnh: Bloomberg

5 bí quyết bán hàng thành công trên Facebook

Chủ nhật, 10/5/2015 | 07:18 GMT+7
 
Theo chuyên gia eMarketing - Nguyễn Phan Anh, Facebook hiện là nền tảng bán hàng và quảng cáo hàng đầu tại Việt Nam. Người bán hàng cần sử dụng hiệu quả công cụ này để tăng doanh số.

Chiêu cướp khách trên Facebook / Facebook dụ khách hàng quảng cáo

Tại Việt Nam, trong khoảng 5 năm trở lại đây, Facebook ngày càng phát triển mạnh trong khi các nền tảng mạng xã hội khác hầu như bị “thất sủng”. Đến tháng 5/2015, cả nước có khoảng 40 triệu người dùng internet, trong đó 75% có tài khoản Facebook. Trang mạng này thực sự trở thành một thế lực truyền thông được yêu thích và truy cập nhiều nhất tại Việt Nam.

Cộng đồng doanh nhân, những người khởi nghiệp và cá nhân bán hàng trực tuyến trên mạng không còn xa lạ với Facebook, bởi đây là công cụ đầu tiên và cần phải tham gia để bán hàng. Các thương hiệu lớn trong nước, ngân hàng, nhà hàng, siêu thị... hầu hết đã và đang sử dụng mạng xã hội này để làm thương hiệu, quảng cáo và trực tiếp bán hàng. Nền tảng này cũng vừa đánh dấu dấu mốc đáng nhớ khi có tới 2 triệu nhà quảng cáo trong hệ thống. Có thể nói, nếu không bán hàng, không kết bạn, không quảng cáo trên Facebook, tức là người bán đã bỏ qua 30 triệu khách hàng tiềm năng Việt Nam.

Facebook đặc biệt quan tâm tới thị trường Việt Nam, một thị trường tăng trưởng rất nhanh về số người dùng, số nhà quảng cáo và doanh thu. Thực tế, có nhiều người thành công nhờ tự học, từ mày mò cách bán hàng tại đây, nhưng cũng có những trường hợp chỉ làm giàu cho Facebook do quảng cáo kém hiệu quả. Sau đây là một số lời khuyên và kinh nghiệm bán hàng hiệu quả dành cho các doanh nghiệp và những người tự doanh. 
 
Facebook sẽ là công cụ bán hàng hiệu quả nếu am hiểu các chức năng.
Lựa chọn sản phẩm và dịch vụ phù hợp

Chiêu cướp khách trên Facebook

Chủ nhật, 10/5/2015 | 07:18 GMT+7

Giả mạo fanpage, lấy cắp thông tin đơn hàng thông qua bình luận của khách... đang là những chiêu trò khiến những người bán hàng qua mạng lo lắng.

Gần hai tuần nay, chị Hà Phương Thảo - chủ một shop bán hàng quần áo online ở Lạc Long Quân (Hà Nội) đau đầu với việc một số người bán hàng trực tuyến khác chuyên đi rình mò trên fanpage cửa hàng hàng để “cướp” đơn hàng của chị.

“Trước kỳ nghỉ lễ, một số khách hàng phản ánh sau khi đặt hàng trên fanpage thì ngay lập tức có người kết bạn, hỏi thông tin cá nhân và mời mua hàng. Lúc này mình không để ý, nhưng sau nhiều khách nói quá thì mình mới điều tra và phát hiện có người lợi dụng để cướp khách”, chị Thảo bức xúc.





Ngoài việc lo phát triển khách hàng, các chủ shop online cũng đang đau đầu với nạn cạnh tranh không lành mạnh.