Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Đặng Thái - Xã hội Hàn Quốc

Tác giả: Đặng Thái

Xã hội Hàn Quốc (bài 1): Ngắm Hangang, nghĩ về kỳ tích sông Hán
01 tháng 04 năm 2015 - 6:33 am

Cầu đường sắt sông Hán (Hán Giang thiết kiều) sơn hai màu xanh – trắng là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hán. Năm 1897, một kỹ sư người Mỹ là James R. Morse trúng thầu của chính quyền Hàn Quốc nhưng rồi ông gặp khó khăn về tài chính nên thực dân Nhật đã thiết kế lại và hoàn thành vào năm 1900, hơn kém cầu Long Biên mấy tuổi. Cầu có bốn làn riêng biệt, ba làn mới hơn được xây lần lượt vào các năm 1912, 1944 and 1995. Cầu đã từng bị “tiêu thổ kháng chiến” ngay khi bắt đầu chiến tranh Triều Tiên hòng cản bước “xâm lăng” của “giặc phương Bắc” nhưng kết quả là khiến hàng trăm dân thường và quân lính Hàn Quốc không kịp qua sông, bị dồn lại bên bờ bắc và rồi… Đây là cây cầu đã chứng kiến những thăng trầm trong lịch sử Hàn Quốc hiện đại và được xếp hạng là di sản văn hóa.
Lời mở đầu: Đại Hàn Dân Quốc (mà chúng ta thường gọi tắt Hàn Xẻng) là một đất nước giàu có, đó là một sự thật không thể chối cãi. Mỗi một người Việt Nam dù Thủ Tướng hay thường dân xuất khẩu lao động đi chơi Hàn Quốc về, ắt hẳn đều có nhiều suy nghĩ. Càng trăn trở với đất nước thì càng phải nghĩ nhiều. Hàng năm có trên dưới trăm nghìn người Việt Nam sang Hàn Quốc với rất nhiều mục đích khác nhau, người đi ngắn hạn, người đi rất lâu, có người đi mãi mãi không về, nhưng không nhiều trong số đó hiểu được bản chất của xã hội Hàn Quốc như chiều ngược lại họ hiểu về chúng ta. “Chúng ta cần học tập Hàn Quốc nhiều mặt”, chính xác, nhưng mình sẽ không bao giờ nghe lọt tai cái luận điệu mà nhiều người vẫn ra rả: “Hàn Quốc (hay Đài Loan, Nhật Bản) chính là hình mẫu tương lai mà Việt Nam cần phấn đấu đạt được”. Tại sao mình lại nghĩ như vậy? Có những điều hiển nhiên về một vùng đất mà có người ở đấy mười năm chẳng nhận ra, nhưng có khi chỉ cần nhìn nhận thật khách quan lại thấy nó hiển hiện trước mắt. Mời bạn đọc cùng chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe (chứ không có gì là học thuật cao siêu) qua một chuyến đi của mình, ngắn nhưng (mình cho là) giá trị.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Những cô dâu ngoại bị chối bỏ ở Hàn Quốc

Một số cô dâu nước ngoài bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc, bị né tránh tiếp xúc bởi lý do đơn giản: Họ không phải người Hàn Quốc.
Các phụ nữ ngoại quốc học tại một lớp giao tiếp tiếng Hàn tại Trung tâm Nhân quyền cho Phụ nữ Nhập cư ở Seoul năm 2008. Ảnh: Reuters.
Cecilia Flores làm nhân viên pha chế cho một quán cà phê ở quận Mapo, thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Người phụ nữ 32 tuổi này lấy chồng Hàn Quốc và chuyển tới Seoul từ năm 2008. Cô có thể nói chuyện với khách hàng trôi chảy bằng tiếng Hàn, nấu các món ăn Hàn Quốc và am hiểu mọi phong tục của người bản địa.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Năng suất lao động theo giờ của Hàn Quốc xếp nhóm cuối OECD


Theo tài liệu của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), trong năm ngoái, năng suất lao động theo giờ của Hàn Quốc (tức Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo giờ trên một đơn vị người lao động) là 34,3 USD (USD tính theo sức mua tương đương năm 2010), tăng 1,4 USD so với một năm trước.