Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Về Nguồn

Sách của tác-giả: Đoàn-Xuân

Khảo-sát dấu ngang-nối trong Việt-ngữ ABC


Khả dữ ngôn, nhi bất dữ chi ngôn, thất nhân;
bất khả dữ ngôn, nhi dữ chi ngôn, thất ngôn’
(Người nào mình đáng nói chuyện với người-ta mà không nói, là mất người; người nào mình không đáng nói chuyện với người ta mà nói, là mất lời. Khổng Tử, Luận Ngữ: Vệ Linh Công)

Câu-hỏi: Sự quan-trọng của dấu ngang-nối trong tiếng Việt/chữ Việt abc?

Trả-lời: Dấu ngang-nối là ký-hiệu ngôn-ngữ duy-nhất trong Việt-ngữ abc, từ sau ngày phát-minh (gần 400 năm), người họcViệt-ngữ (hơn 80 triệu) chỉ biết được phần hình-thức (= ngang ngắn giữa hai hay nhiều chữ) nhưng không-thể hiểu rõ-ràng được nội-dung của nó (= xác-định ngữ-âm [= ngữ-căn, ý-nghĩa] và ngữ-pháp [= văn-phạm] Hán-Tạng khác nghĩa với Nam-Á).

Hơn 99.99% người Việt không dốt tiếng Việt/chữ Việt abc (= biết nói, đọc, viết), họ mù (= không hiểu đúng ý-nghĩa) chữ Việt abc; chỉ có gần 0.01% kẻ hiểu tiếng Việt/Việt-ngữ abc.


* Công-thức để học Ngôn-ngữ và Việt-ngữ abc:

Ngôn-ngữ = Văn-phạm (ngữ-pháp) + Ngữ-vựng (ngữ-âm).
Viết bằng Hán-Nôm + Nói, đọc bằng Việt abc = Ý-nghĩa.

* Công-thức để hiểu dấu ngang-nối trong Việt-ngữ abc:

Dấu ngang-nối = Xác-định văn-phạm + Xác-định ngữ-căn.
100% = 50% + 50%
(= Từ sau phát-minh chữ Việt abc, người học tiếng Việt chưa hiểu giá-trị sự liên-kết của dấu ngang-nối ở 2 hệ-thống ký-âm).

* Để hiểu văn-phạm và ngữ-căn Việt-ngữ:

Ngữ-âm Việt là đơn-vận: Từ Đơn-âm… thành Đa-âm.
Ngữ-pháp Việt là đặt xuôi: Ta có: A+B = C; và AB = AB.
(Văn-phạm:1/3 gốc Hán-Tạng đặt ngược; 2/3 Nam-Á đặt xuôi).

* Cùng gốc nhưng khác ngọn: Từ Biết… đến Hiểu:

- Biết: hình-nhi-hạ, hình-thức, công-truyền, phương-tiện, bản-năng, thú-tính;…Hạ-đạt: Tiểu-nhân, bằng-cấp, chức-tước, tài-sản,…của hạng trung-nhân dĩ hạ đến hạ-ngu bất-di.
- Hiểu: hình-nhi-thượng, nội-dung, tâm-truyền, cứu-cánh, trí-tuệ;…Thượng-đạt: Tự-hoá, giác-ngộ, hiền-triết, thánh-nhân, á-thánh,…do hạng trung-nhân dĩ thượng đến thượng-trí bất-di.

*Học ngôn-ngữ theo bản-năng (= biết nói, đọc, viết) dễ hơn theo nhân-tính (= hiểu): đọc và hiểu để làm đúng có rất ít ở thiên-hạ, khó nhất là ở sách tiếng Việt/chữ Việt abc.

Tâm-nguyện của thuật-giả là trả-ơn đời, đền-ơn người với một thuật-thuyết “Vô-tiền khoáng-hậu”, “Độc-nhất vô-nhị”.

Khải-từ…


- Xét rằng: Từ khởi-thủy tiếng Việt đã không tượng-thanh (= vô-nghĩa), và tổ-tiên người Việt-nam chỉ học truyền-khẩu.
- Xét rằng: Từ khi có chữ Hán-Nôm tượng-hình, tiếng Việt đã được xác-định ý-nghĩa một cách rõ-ràng, và khúc-chiết.
- Xét rằng: Gần 400 năm có chữ Việt abc, chỉ các nhà phát-minh (1615-1625), học-giả Hán-Nôm, nhóm thân-hào bản-xứ ở Nam-kỳ kiến-nghị xin bỏ chữ Việt abc đề ngày 10-12-1885 trên báo Le Saigonnais, với hai người Pháp là E. Aymonier (đề-nghị cách ghép-vần mới) và Dumoutier (chữ Việt abc là một ‘système bâtard’), mới có đủ khả-năng hiểu được chữ Việt abc vô-nghĩa .
- Xét rằng: Chữ Việt abc vô-nghĩa vì các nhà phát-minh có thiện-chí nhưng không chuyên-nghiệp về ngôn-ngữ-học, và con-chiên Thiên-chuá-giáo ủng-hộ một cách cuồng-tín, nhóm Đông-kinh nghĩa-thục hô-hào một cách mù-mờ, bọn khoa-bảng ngôn-ngữ-học tán-thưởng một cách mù-qáng,…bè-lũ chóp-bu cầm-quyền áp-dụng chữ Việt abc một cách ngu-xuẩn hay lưu-manh?
- Xét rằng: Có gần 100 năm cai-trị người Việt-nam cuả bọn cầm-quyền ngu-xuẩn và bọn khoa-bảng ngu-giành, tiếng Việt và chữ Việt abc chưa hoàn-bị cách phiên-âm, và tệ nhất là ý-nghĩa.
- Xét rằng: Hơn 99.99% người-học Việt-ngữ ngày-nay có-thể nói tiếng Việt như vẹt, viết sách, làm thơ, soạn tự-điển hay từ-điển như máy,…nhưng chỉ có gần 0.01% hiểu đúng ý-nghĩa.
- Xét rằng: Người học Việt-ngữ chưa phân-biệt được chủng-tộc-ngữ, cụm-từ và chữ-ghép cuả tiếng Việt và Việt-ngữ abc.
- Xét rằng: 100% nhà ngôn-ngữ-học không-thể chứng-minh tiếng Việt ghi-âm theo mẫu-tự La-tinh giọng Bồ là có ý-nghĩa, nhưng hơn 99.99% người Việt-nam không biết nó là vô-nghĩa.
- Xét rằng: Biết hình-dạng dấu ngang-nối chưa đủ, biết đủ 6 cách-dùng cuả dấu ngang-nối cũng chưa đủ, phải biết chính-xác chữ Việt abc đã phiên-âm từ tiếng/chữ Hán-Nôm nào mới là “điều-kiện cần và đủ” để hiểu ý-nghĩa tiếng Việt/Việt-ngữ abc.
- Xét rằng: Hơn 99.99% người học Việt-ngữ chưa đủ khả-năng phân-biệt “âm-điệu” cuả tiếng Việt, do đó khi ghi-âm ra chữ Việt abc đều sai và làm thay-đổi cả ý-nghĩa cuả chữ dùng.
- Xét rằng: Người-học Việt-ngữ chưa đủ khả-năng phân-biệt hệ-thống ghi-âm từ Văn-tự (= hình vẽ có phát-âm và có ý-nghĩa, như chữ Hán-Nôm) sang Tự (= hình vẽ có phát-âm và không có ý-nghĩa, như chữ Việt abc); và chưa đủ khả-năng liên-kết tương-qan giữa hai hệ-thống ký-âm Việt-ngữ. Và khi đạt được sự liên-hệ giữa hai hệ-thống ký-âm khác nhau (= 6 cách-dùng cuả dấu ngang-nối) cũng chưa đạt được ý-nghĩa, đây chỉ là bắt-đầu giai-đoạn tìm-hiểu chúng đã phiên-âm từ chữ nào?
- Xét rằng: Vòng luẩn-quẩn cuả Việt-ngữ từ tiếng Việt vô-nghĩa chỉ học được bằng khẩu-truyền, đến tiếng Việt có ý-nghĩa rõ-ràng nhờ văn-tự Hán-Nôm xác-định, đến tiếng Việt trở lại vô-nghĩa vì ghi-âm bằng mẫu-tự La-tinh giọng Bồ. Vậy chỉ hiểu được tiếng Việt bằng cách ghi-âm cuả văn-tự Hán-Nôm mà thôi.
- Xét rằng: Tinh-hoa Việt-ngữ abc đến lúc phải được hoàn-chỉnh cách phiên-âm (= chữ-viết) và ý-nghĩa ( = ngữ-căn). Với âm-học và thuật-thuyết giúp người học Việt-ngữ liên-kết được cách phiên-âm chữ Việt abc đúng cao-độ và trường-độ với âm-điệu cuả âm/chữ Hán-Nôm để hiểu đúng ý-nghĩa riêng cuả nó.
- Xét rằng: Khoa-học thực-nghiệm nói chung và ngôn-ngữ-học nói riêng chỉ giúp ta dựa vào phương-tiện (= âm-điệu, chữ-viết, vật-chất) để đạt cứu-cánh (= ý-nghĩa): từ Biết…đến Hiểu.
- Xét rằng: Sự ngu-xuẩn cuả hơn 99.99% người học tiếng Việt/Việt-ngữ abc chỉ có-thể hoàn-thiện bằng một thuật-thuyết như trong khoa-học thực-nghiệm, và nên cố-gắng duy-trì cho đến khi có người hiểu được ý-nghĩa cuả tiếng Việt/Việt-ngữ abc.
- Xét rằng: Thánh-nhân, Vĩ-nhân, khoa-học-gia,…chỉ hơn thường-nhân ở ngôn-từ và hành-động có-thể kiểm-chứng được. Người học Việt-ngữ abc thường theo bản-năng, thiếu nhân-tính.
Hãy cố-gắng tự-hoá với thuật-thuyết âm/chữ Hán-Nôm, để hiểu sự liên-qan với âm/chữ Việt abc đã có gần 400 năm.

Cẩn-bạch,
Đoàn-Xuân.

ĐỂ HIỂU VIỆT-NGỮ ABC.


Thế-gian có được mấy người học Việt-ngữ abc có-thể biết 6 cách-dùng dấu ngang-nối để tìm-hiểu ngữ-căn Việt-ngữ abc?

1.- Cảm-đề về dấu ngang-nối: tinh-hoa của Việt-ngữ abc.

Trước ba-trăm năm chưa ai luận đến!
Sau năm-trăm năm có kẻ hiểu chăng?
(kể từ năm 2000).

2.- Về cách chơi-chữ: c\Có dụng-ý ở cách-dùng âm/chữ.
Xấu làm tốt, dốt nói chữ = Học giả muốn làm học-giả.
Triết-nhân = Tri-giả bất ngôn; và Ngôn-giả bất tri = Học giả (ngữ-tộc Nam-Á) muốn làm học-giả (ngữ-tộc Hán-Tạng).

3.- Về ý-nghĩa trong kuốc-ngữ (= Việt-ngữ abc):
* Bị hạn-chế: có dùng dấu ngang-nối (xác-định ngữ-tộc):
- Sao mầy thông-minh thế! = Mầy sáng-suốt thật đấy!
- Ông bác-sĩ (= Hán-Tạng) = ông thầy-thuốc.
- Bà kỹ-sư (= Hán-Tạng) = người đàn-bà giỏi về kỹ-thuật.

Và…có hơn 50,000 từ-ngữ (đứng gần và chữ-ghép).

* Được tự-do: Không dùng ngang-nối (xác-định ngữ-tộc):
- Sao mầy thông minh thế! = Sao mầy đần-độn tối-tăm thế!
- Ông bác sĩ (= ngữ-tộc Nam-Á) = Thằng lộn-xộn, quân bóc-lột, thằng côn-đồ, tên áp-bức, người ở gần.
- Bà kỹ sư (= Nam-Á): Bà-trùm đĩ, mụ đĩ-già, dân ăn-hại.

Có khoảng 6,000 đơn-âm Hán, Nôm; trong đó có 788 đồng-âm ( = đồng-tự Việt abc) dị-nghĩa ( = khác chủng-tộc-ngữ).

4.- Dành riêng cho người biết (A: To know)…để hiểu Việt-ngữ abc ( = người sáng-mắt và sáng-trí; trung-nhân dĩ thượng đến thượng-trí bất-di): Để biết mình (Anh: To self-estimate) và biết người (Anh: To evaluate)…lãnh-hội và thưởng-thức (= hiểu).

Chỉ có thế thôi…

nhưng sẽ được,
và thích,
kiến-văn cao,
rồi xử-dụng thật dồi-dào,
đôi khi hiểu,
lòng cảm-thấy núng-nao,
…cũng còn đượm vẻ thanh-cao!

For the one who well-named “God’s gracious gift”.

Rất thành-kính.

Cước-chú:


Thuật-thuyết (= thuật + giãi) liên-kết hai hệ-thống phiên-âm tiếng Việt, có công-thức như trong khoa-học thực-nghiệm:

1.- Trước khi có Việt-ngữ abc (= Kuốc-ngữ):

Tiếng Việt vô-nghĩa (= không tượng-thanh) + Chữ Hán-Nôm có nghĩa (= chữ-tượng-hình) = Hiểu được ý-nghĩa.

2.- Sau khi có Việt-ngữ abc ( = Kuốc-ngữ):

Tiếng Việt vô-nghĩa + Kuốc-ngữ vô-nghĩa ( = chữ-phiên-âm, không tượng-hình) = Biết (= không hiểu được ý-nghĩa).

3.- Muốn hiểu tiếng Việt và Kuốc-ngữ phải dùng đến văn-phạm (ngữ-pháp) tiếng Việt và ngữ-căn (ngữ-âm) kuốc-ngữ.

Từ ngày có kuốc-ngữ đến nay (năm 2000), dấu ngang-nối chỉ được biết qa phần hình-thức (dấu ngang ngắn dùng để nối hai hay nhiều chữ), nhưng không ai hiểu được nội-dung của nó.

Dấu ngang-nối = Xác-định Văn-phạm + Xác-định ngữ-căn.

* Hiểu được phần ‘Xác-định văn-phạm’ ( = 50%) có Giáo-sư Nguyễn Đình-Hoà, Tiến-sĩ Ngôn-ngữ-học.
* Hiểu được phần ‘Xác-định ngữ-căn’ ( = 50%) có Giáo-sư Lê Ngọc Trụ, nổi-bật hơn cả.

4.- Ưu-điểm (sở-trường) và khuyết-điểm (sở-đoản) cuả Việt-ngữ Hán-Nôm: Sở-trường là có ý-nghĩa (= hình-nhi-thượng), sở-đoản là không chuẩn-xác cách phát-âm ( = hình-nhi-hạ).

5.- Ưu-điểm (sở-trường) và khuyết-điểm (sở-đoản) của Việt-ngữ abc: Sở-trường là chuẩn-xác phát-âm (= hình-nhi-hạ), và sở-đoản là vô-nghĩa ( = hình-nhi-thượng; không tượng-hình).

Muốn hiểu ý-nghĩa tiếng Việt/Việt-ngữ abc, phải liên-kết tương-quan giữa hai hệ-thống phiên-âm Hán-Nôm và Việt abc.

Mục-lục
1. Thuật nhi bất tác
2. Hành-trình Việt-ngữ ABC
3. Dấu ngang-nối trong Việt-ngữ
4. Vài nhận-xét về danh-từ Việt-ngữ

Nguồn: http://tvvn.org/forum

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét