Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

"Châu" hay "Chu"?

Phim kiếm hiệp cổ trang trước đây chủ yếu là miền Nam dịch, vì thế việc đọc là Châu Bá Thông, Châu Chỉ Nhược được phổ biến là do bản dịch miền Nam. Dịch giả Ngọc Thạch ở miền Bắc không chịu ảnh hưởng của bản dịch miền Nam (hoặc có đọc nhưng không chấp nhận âm miền Nam) nên vẫn dịch là Chu Bá Thông, Chu Chỉ Nhược.
 
Ngành giải trí trong miền Nam phát triển hơn miền Bắc, nên tên các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng của Trung Quốc được miền Nam dịch trước cũng là chuyện dễ hiểu, vì thế, Châu Nhuận Phát, Châu Kiệt Luân xuất hiện. Đồng thời, các bạn cũng có thể thấy Huỳnh Hiểu Minh, Huỳnh Dịch (miền Nam kiêng tên chúa Nguyễn Hoàng nên đọc chệch thành Huỳnh – điều này nhiều người biết). Việc đọc là "Huỳnh Hiểu Minh" bị "lan tràn" hoàn toàn do ảnh hưởng âm miền Nam, và dần dần thành thói quen, chứ không bị ảnh hưởng của âm phổ thông như chu-châu.
 
 

Tác·giả: Lê·Huy·Hoàng   
2010-11-09
Cho tới nay, một số chữ Hán vẫn tồn tại hai cách đọc Hán Việt, xét về mặt ý nghĩa thì không có sự phân bý nghĩa của hai âm đọc đó 
 
 

(tức là dù đọc âm nào thì ý nghĩa vẫn như nhau). Ở đây tôi khảo sát hai âm đọc thường gặp là Châu và Chu.
 
1. Khảo âm:

 
(tiếng phổ thông: zhōu): Theo bảng chữ điều tra tiếng địa phương (xếp theo Quảng Vận và Tập Vận) thì chữ này có thanh mẫu Chiếu , vận mẫu thuộc Lưu nhiếp, khai khẩu, tam đẳng, Vưu vận, bình thanh, xếp cùng các chữ đã chắc chắn đọc là Châu như hay . Thuyết văn giải tự ghi phiên thiết là Chức Lưu Thiết (職留切) Vậy tạm kết luận, chữ này đọc là Châu.
 
(tiếng phổ thông: zhū): Vẫn theo bảng chữ trên, chữ này cũng có thanh mẫu Chiếu, còn vận mẫu thuộc Ngộ nhiếp, hợp khẩu (đọc âm "u"), tam đẳng, vận Ngu . Chữ này xếp cùng chỗ với những chữ chắc chắn đọc Chu như 朱砂 (chu sa) hay (họ Chu). Vậy tạm kết luận, chữ này đọc là Chu.
2. Đúng mà sai, sai mà đúng:
Trước hết phải nói rằng, xưa nay âm "u" và "âu" có phần lẫn lộn. Ví dụ như chữ xếp cùng ô với chữ , vẫn thuộc vận mẫu Lưu và thanh mẫu Chiếu (để đảm bảo vận mẫu không chịu ảnh hưởng của thanh mẫu mà biến đổi), vậy mà đọc là… chu.
Xét thêm các chữ thuộc cùng vận mẫu với 2 chữ ở phần khảo âm, nhưng thanh mẫu khác, ta có: những chữ Chu , Châu ở vị trí như nhau nhưng đọc "u" và "âu" khác nhau (ch trong câu 'thủ châu đãi thố" (ôm cây đợi thỏ) phiên âm theo cuốn Hán văn của Trần Trọng San). Còn ch cùng thanh mẫu cùng vận mẫu với (chỉ khác thanh điệu) thì đọc là Chú (bùa chú).
Rõ ràng, chữ thứ 2 trong phần khảo âm (ch) vẫn được đọc là Châu: châu báu, minh châu, châu ngọc. Rất ít khi đọc là Chu (chỉ thấy địa danh Chu Hải 珠海 của Trung Quốc là đọc Chu). Nếu bây giờ đọc lại là "minh chu", e rằng người ta sẽ không coi bạn là người Việt Nam mất! Vậy xét trên góc đâm vận, do âm Hán Việt có sự lẫn lộn chu-châu nên đọc âm nào cũng… đúng. Chỉ có điều, xét theo thói quen đọc thì nên đọc là châu.
Còn chữ thứ nhất (chữ ) thì sao? Âm đúng là Châu, nhưng trong các từ ghép Hán Việt, chữ này đều đọc là Chu: chu vi 周圍, chu đáo 周到, chu toàn 周全. Làm tên riêng họ riêng vẫn đọc là Chu, ví dụ như thời nhà Chu, Chu Văn Vương, Chu Võ Vương; hoặc là Chu Du. Chắc chẳng mấy người kể truyện Tam Quốc mà kể là Châu Du – mà tôi e rằng nói Chu Du mọi người biết ngay, chứ nói Châu Du thì… chưa chắc đã biết là ai.
3. Chu-châu thời bây gi
Thế nhưng bây giờ bạn thử để ý mà xem, vẫn là chữ Chu đấy, mà nhất loạt đọc thành Châu: Châu Kiệt Luân, Châu Nhuận Phát, Châu Du Dân… Trên các mặt báo, trên đài truyền hình… đâu đâu cũng đọc là Châu. Tôi tìm mãi xem có lúc nào người ta còn giâm Chu nữa không, cuối cùng chỉ tìm ra đài Hà Nội khi dịch phim Trung Quốc vẫn còn giữ: Chu (Châu) Bá Thông, Chu (Châu) Chỉ Nhược…
Theo tôi, có hai nguyên nhân:
Do ảnh hưởng của tiếng phổ thông Trung Quốc: chữ đọc là zhōu nên dễ xuất hiện âm "âu" ở những người học tiếng Trung hiện đại. Chữ cũng vậy, đã có xu hướng đọc là Châu, nhưng vì chữ này xuất hiện không nhiều, và ít được làm tên riêng nên xu hướng "châu" cũng không rõ rệt.
Do ảnh hưởng của tiếng miền Nam: miền Nam ngày xưa kiêng chữ Chu vì trùng với tên của chúa hiền Nguyễn Phúc Chu (thực ra trong nhiếp Lưu, tôi tìm chỉ được vài ba chữ đọc âm "âu" (khâu (còn đọc là "khưu"), tẩu , đấu , đẩu ), mà chủ yếu đọc âm "u" và "ưu", có câm "o" biến đổi từ "u").
 
Phim kiếm hiệp cổ trang trước đây chủ yếu là miền Nam dịch, vì thế việc đọc là Châu Bá Thông, Châu Chỉ Nhược được phổ biến là do bản dịch miền Nam. Dịch giả Ngọc Thạch ở miền Bắc không chịu ảnh hưởng của bản dịch miền Nam (hoặc có đọc nhưng không chấp nhận âm miền Nam) nên vẫn dịch là Chu Bá Thông, Chu Chỉ Nhược.
 
Ngành giải trí trong miền Nam phát triển hơn miền Bắc, nên tên các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng của Trung Quốc được miền Nam dịch trước cũng là chuyện dễ hiểu, vì thế, Châu Nhuận Phát, Châu Kiệt Luân xuất hiện. Đồng thời, các bạn cũng có thể thấy Huỳnh Hiểu Minh, Huỳnh Dịch (miền Nam kiêng tên chúa Nguyễn Hoàng nên đọc chệch thành Huỳnh – điều này nhiều người biết). Việc đọc là "Huỳnh Hiểu Minh" bị "lan tràn" hoàn toàn do ảnh hưởng âm miền Nam, và dần dần thành thói quen, chứ không bị ảnh hưởng của âm phổ thông như chu-châu.
 
Còn những tên họ đã quá quen thuộc như Chu Văn Vương, Chu Võ Vương, Chu Du… thì được giữ nguyên do thói quen dùng lâu ngày đã thắng những ảnh hưởng trên. Cũng như người ta chỉ có thể dịch là Võ Tòng, chứ không ai đi dịch là Vũ Tùng cả, đơn giản vì dịch là Vũ Tùng thì không ai biết là ai!
Một trường hợp đặc biệt: bạn nào xem phim hoặc đọc truyện Thiên Long Bát Bộ chắc đều biết cô nương A Châu 阿朱. Chữ này rõ ràng phải đọc là Chu, chu là màu đỏ (nhà Mộ Dung còn có cô nương A Bích 阿碧, bích là màu xanh, em của A Châu là A T阿紫, tử là màu tím). Miền Nam dịch là Châu thì không có gì phải bàn – thói quen kiêng tên chúa vẫn in dấu vết lên ngôn ngữ hiện đại. Nhưng tới dịch giả Ngọc Thạch – mt người nhất quyết bảo vệ âm "Chu" – vẫn dịch là… A Châu. Có lẽ vì khi đọc lên, A Châu nghe hay, còn A Chu thì… ngang quá!
 
BÌNH LUẬN của Trần Quang Đức:
Ở đây, tôi tạm nói qua thế này:
Xét theo âm vn thi tiên Tn thì thuộc vận bộ , hợp khẩu, tam đẳng. thuộc vận bộ , khai khẩu, tam đẳng.
Đến âm vận thời Hán, vận bộ tan rã, các chữ thuộc vận nhập vào ba vận 魚,宵,幽 (Trước đó, thời tiên Tần, vận hợp vận , ). Trong đó, chuyển vào vận bộ . Còn vẫn thuộc vận bộ .
Thi Ngu Tn Nam Bc triu, từ vận bộ lại chuyển vào vận bộ , khai khẩu, tam đẳng. vẫn thuộc vận bộ .
Thi Tu và Trung Đường, thuộc , hợp khẩu, tam đẳng. Còn chuyển vào vận , khai khẩu, tam đẳng.
Thi Vãn Đường - Ngũ Đại, thuộc , hợp khẩu, tam đẳng. Còn chuyển vào vận , khai khẩu, tam đẳng.
Tác giả tra Quảng vận, tức âm vận thời Vãn Đường Ngũ đại, cho nên mới có kết quả thuộc vận khai khẩu, tam đẳng. hay thuộc nhiếp, hợp khẩu, tam đẳng, vận . (, lúc này đều thuộc vận ).
Vấn đề là, âm Hán Việt ở ta chưa biết rõ là nói theo hệ thống thời nào, có loạt chữ theo hệ thống này, lại có loạt chữ theo hệ thống khác. Khó mà nói cho rõ được. Ở trong phạm vi bài viết, quả thực vẫn chưa làm rõ được điều gì, chưa chỉ ra được hệ thống. Nói cho cùng từ thời tiên Tần đến Nam Bắc triều đọc /diu/, Tuỳ - Trung Đường đọc /diou/, Vãn Đường - Tống đọc /diəu/, còn riêng Vit Nam ta đọc là /du/. Trong khi chữ này và ch từ thời tiên Tần đến nay, luôn luôn là 'anh em một nhà'. 
 
 
Created with Microsoft OneNote 2016.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét