Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Lý do người Nhật có lối sống 'siêu sạch'

Một con phố ở Nhật Bản. Ảnh: Ian Dagnall/Alamy.
"Làm sao để đường phố sạch như vậy" là câu hỏi của hầu hết du khách lần đầu đến Nhật, dù không thấy thùng rác hay lao công.

Những học sinh ngồi ngay ngắn, cặp sách đặt trên bàn, háo hức được về nhà sau một ngày dài với 7 tiết học, mỗi tiết kéo dài 50 phút. Các em vẫn kiên nhẫn lắng nghe khi giáo viên dặn dò thời gian biểu ngày mai. Tiếp đến, như mọi ngày, giáo viên "chốt hạ" bằng câu: "Tất cả các em hãy vào vị trí dọn dẹp hôm nay. Dãy thứ nhất và thứ hai dọn sạch lớp học. Dãy ba và bốn dọn hành lang và cầu thang. Dãy năm sẽ dọn nhà vệ sinh".

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2019

Tổng lãnh sự Hàn Quốc: Hai nước tiến tới 'liên minh kinh tế'

TTO - Ông Lim Jae Hoon cho rằng Việt Nam và Hàn Quốc giờ đây không đơn thuần là quan hệ hợp tác thông thường mà đã trở thành những đối tác quan trọng không thể thiếu lẫn nhau, tiến tới 'liên minh kinh tế'.

Trong bài phát biểu nhân Lễ Quốc khánh mừng kỷ niệm 4351 năm ngày lập quốc Đại Hàn Dân Quốc tổ chức tại TP.HCM, ông Lim Jae Hoon - tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM, cho biết sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 đến nay đã được 27 năm, hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đã phát triển một cách vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch và giao lưu nhân lực.

Quy mô giao dịch thương mại hai nước vào thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 đạt 500 triệu USD, đến năm 2018 con số đã đạt tới 68,3 tỉ USD, tăng gấp 130 lần.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2019

Error: 'dot' is not recognized as an internal or external command, operable program or batch file

Context:
Run spp_test.py example from pyCPA in Windows


Solution: Install graphviz
"Graphviz is a package of open-source tools initiated by AT&T Labs Research for drawing graphs specified in DOT language scripts. "

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Giới tỉ phú Hàn Quốc 'ngắm nghía' bất động sản Việt Nam

Tính đến cuối năm 2018, số người có tài sản trên 1 tỉ won tại Hàn Quốc là 323.000 người, tăng 4,4% so với năm ngoái. 

TTO - Thị trường bất động sản Việt Nam đang được giới tỉ phú đồng won của Hàn Quốc chú ý giữa lúc các nhà đầu tư giàu có ở nước này ngày càng quan tâm đến việc đầu tư ra nước ngoài.



Việt Nam được quan tâm hàng đầu của giới nhà giàu Hàn Quốc khi muốn đầu tư bất động sản ở nước ngoài - Ảnh: KOREA TIMES

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

Một con số đáng kính nể: hơn 70.000 người Nhật đại thọ 100 tuổi

TTO - Cụ thể, số cụ ông, cụ bà chạm mốc 100 tuổi trở lên hiện hơn 71.000 người. Trong đó có 8.463 cụ ông và 62.700 cụ bà. Các cụ bà chiếm tới 88% trong số những người sống thọ trăm tuổi.

Lần đầu tiên trong lịch sử, số người thọ từ 100 tuổi trở lên ở Nhật vượt mốc 70.000. Số liệu do Bộ Y tế, lao động và phúc lợi xã hội Nhật công bố trước ngày Tôn kính người già (16-9) năm nay.

Công ty Hàn Quốc rót 700 triệu USD phát triển POS ở Việt Nam

Khoảng 600.000 thiết bị thẻ thanh toán sẽ được công ty công nghệ Hàn Quốc phát triển ở Việt Nam trong 5 năm tới.

Tại buổi gặp Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ngày 19/9, ông Park Byounggun - Giám đốc Công ty công nghệ Alliex (Hàn Quốc) cho biết, doanh nghiệp này sẽ đầu tư 700 triệu USD trong 5 năm tới xây dựng hạ tầng các điểm bán hàng (Poit of Sale-POS) dùng chung sử dụng công nghệ sinh trắc học, QR Code... ở Việt Nam. Trước mắt doanh nghiệp này sẽ hợp tác với VietinBank và Sacombank triển khai hạ tầng POS dùng chung.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Tình trạng bất định trong sự nghiệp khoa học

Tác-giả: Nguyễn Văn Tuấn

Hôm nọ, tôi biên tập cái EoI cho một em postdoc và sau đó đọc bài viết về chi phí thật sự cho nghiên cứu và công bố khoa học ('The true costs of research and publishing') của Gs Kathryn Rudy (1) tôi thấy ngày nay sự nghiệp khoa học thật là bếp bênh. Thật vậy, người ngoài cuộc có thể không thấy tình trạng bếp bênh đó, vì họ nghĩ giới khoa học rất 'an nhiên'. Cái note này giải thích tại sao đó là một hiểu lầm ...

Ngày nay, chi phí xuất bản khoa học rất cao. Nguồn: https://www.timeshighereducation.com/features/true-costs-research-and-publishing
Thông thường, công chúng nhìn vào giới khoa học, người ta thường hình dung đó là một nhóm người khá lạ thường. Họ có vẻ lập dị, có thể bỏ cả đời để theo đuổi một vấn đề rất nhỏ nào đó chẳng có liên quan gì đến thực tế. Họ cũng viết bài báo, nhưng chẳng ai hiểu họ viết gì vì những từ ngữ có vẻ bí hiểm, cao siêu. Họ nói năng chẳng có cái gì là xác định, còn mặt mũi thì có vẻ đăm chiêu như đang suy nghĩ về một vấn đề nào đó mà người đối diện không rõ. Ngay cả cách họ ăn mặc cũng khác thường, chẳng khác gì thầy cúng sắp làm phận sự. Tóm lại, trong cái nhìn của quần chúng, giới khoa học là những người bất bình thường và có phần ... vô dụng. Vô dụng vì họ lệ thuộc vào tiền thuế của người dân, nhưng người dân thì chẳng hưởng lợi ích bao nhiêu từ họ.

"Nỗi niềm biết tỏ cùng ai"

Nhưng ít ai biết rằng đằng sau những người làm nghiên cứu khoa học là những 'nỗi niềm biết tỏ cùng ai.' Kể ra những nỗi niềm này thì cần đến một cuốn sách và người văn hay chữ tốt. Nhưng ngắn gọn và trên hết là nhà khoa học thường phải đối diện với một tương lai bất định. Hầu hết các nhà khoa học ngoài đại học (tức không hưởng lương từ trường đại học) trên danh nghĩa chỉ tồn tại 1 năm qua hợp đồng, hay nếu may mắn thì 5 năm qua một fellowship rất cạnh tranh. Hôm nay mình còn tồn tại, được mời mọc đây đó, được bay xa và bay cao; còn ngày mai sẽ ra sao rất khó đoán được, vì tất cả phụ thuộc vào nguồn tài trợ. Do đó, tất cả đều không đoán trước được. Cái tương lai bất định và nỗi ám ảnh chông chênh nó đeo đuổi nhà khoa học từ lúc mới bước vào sự nghiệp nghiên cứu cho đến những ngày cuối sự nghiệp, thậm chí cuối đời.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

Nhật Bản thay đổi cách gọi tên thành 'họ trước, tên sau'

Thủ tướng Nhật bản sẽ được gọi là Abe Shinzo
Reuters
Tên người Nhật viết bằng tiếng nước ngoài sẽ được sửa lại theo thứ tự truyền thống là "họ trước, tên sau" như nhiều nước văn hóa Á Đông.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Bàn về tính nóng vội của người Hàn Quốc

Ai đã sống ở Hàn Quốc và tiếp xúc với người Hàn Quốc đều nhận thấy người Hàn Quốc tính nóng nảy, hay vội vàng. Dường như câu nói cửa miệng của người Hàn Quốc là "Nhanh lên! Nhanh lên!".

Những hiện tượng dưới đây ta thường gặp ở trong cuộc sống của người Hàn Quốc: trên đường phố, xe ô tô nối đuôi nhau chạy như thác nước. Chiếc xe nào ở phía trước chạy chậm lại một tý liền bị người đi sau la ó quát đi nhanh lên! Trong thang máy, mỗi khi đi lên (hoặc xuống) thang máy sẽ tự động dừng lại ở các tầng và mở cửa, đóng cửa cho khách ra vào, thế nhưng vẫn thấy có những hành khách sốt ruột cứ ấn nút hoài.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019

Kí hiệp định FTA với EU, dấu hiệu Việt Nam sẽ đi con đường khác Trung Quốc

짜오! 베트남
“베트남이 EU와 FTA에 서명한 건, 중국과 다른 길 간다는 신호”

<69> FTA
이창휘 국제노동기구(ILO) 베트남 사무소장이 자신의 집무실 벽에 걸린 사진들을 가리키면서 과거 호찌민 정부가 채택한 노동법에 대해 설명하고 있다.
Trưởng văn phòng Việt Nam của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, ông Lee Chang Hee đang vừa chỉ tay vào những bức tranh treo trên tường vừa giải thích về việc luật lao động được chính phủ Hồ Chí Minh thông qua

지난 6월말 유럽연합(EU)과 자유무역협정(FTA)에 서명한 베트남은 경제뿐만 아니라 사회 정치적으로도 향후 적지 않은 변화를 예고하고 있다. 베트남이 EU의 요구를 수용하고, EU가 베트남의 국제협약 이행 의지를 평가한 결과물이 유럽연합베트남FTA(EVFTA)이기 때문이다. 앞서 EU는 노동자들에게 결사의 자유와 단체 협상권 보장을 베트남에 요구했고, 복수노조 설립 허가를 의미하는 이 대목에서 베트남은 버텼다. 지난 2015년 협상을 끝내놓고도 4년이 지난 뒤에 서명식이 열린 이유다.

Hiệp định tự do mậu dịch (FTA) Việt Nam kí với liên minh châu Âu vào cuối tháng 6 vừa rồi được dự báo sẽ tạo ra biến đổi không nhỏ không chỉ về kinh tế mà còn về cả chính trị và xã hội của Việt Nam.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Lạm bàn về tính ghi ý của chữ Hán (Nhân đọc “Nghiên cứu chữ Hán hiện đại của thế kỷ XX”)*

Tác-giả: Nguyễn Hải Hoành
Báo Tia Sáng
26/06/2019 07:15
Ngôn ngữ** gồm tiếng nói và chữ viết. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “chữ viết là hệ thống ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói”. Chúng tôi thiển nghĩ Chữ viết là hệ thống ký hiệu thị giác dưới dạng văn bản dùng để ghi tiếng nói và ý nghĩ của loài người. Ở đây thêm “ghi ý nghĩ” vì người ta nghĩ nhiều hơn nói, không nói được vẫn có thể dùng chữ để biểu thị ý nghĩ. Thêm “dưới dạng văn bản” để phân biệt với loại ngôn ngữ bằng tay mà người câm điếc dùng, cũng là hệ ký hiệu thị giác ghi tiếng nói và ý nghĩ nhưng không phải là chữ viết. Chữ viết gắn bó chặt chẽ với tiếng nói, khi nghiên cứu chữ viết phải xem xét mối quan hệ cực kỳ quan trọng này.

Hàn Quốc: Kinh tế Triều Tiên tệ nhất 21 năm

Dân số Triều Tiên ước tính khoảng 25,13 triệu người. Thu nhập bình quân đầu người được cho là khoảng 1.298 USD một năm.

Công nhân trong một nhà máy tơ lụa ở Bình Nhưỡng (Triều Tiên). Ảnh: Reuters
Hạn hán và các lệnh trừng phạt quốc tế khiến GDP Triều Tiên giảm năm thứ hai liên tiếp, theo tính toán của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Phụ nữ Nhật thèm tự do hơn kết hôn

Phụ nữ Nhật ngày nay không cần chồng để đảm bảo kinh tế vì họ đã đi làm, có tiền.
Mặc bộ váy trắng, tóc cài voan, Sanae Hanaoka đứng lặng lẽ trên cầu thang, chuẩn bị bước xuống lễ đường."Chà, mình thực sự đang làm điều này", người phụ nữ 31 tuổi tự nhủ. 

Đây không phải đám cưới truyền thống với hai người mà chỉ có một mình Hanaoka. Trong một phòng tiệc ở Tokyo, trước sự chứng kiến của bạn bè, Hanaoka tuyên thệ tình yêu dành cho chính bản thân. 


Sanae Hanaoka làm đám cưới với chính mình. Ảnh: New York Times.


Không lâu trước đây, phụ nữ Nhật quá 25 tuổi vẫn chưa kết hôn bị coi là bánh Giáng sinh, không thể bán được sau ngày 25/12. Ngày nay, những lời nhận xét tiêu cực ấy đã dần phai nhạt bởi xu hướng trì hoãn, thậm chí từ chối kết hôn của phái đẹp.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Đặng Thái - Xã hội Hàn Quốc

Tác giả: Đặng Thái

Xã hội Hàn Quốc (bài 1): Ngắm Hangang, nghĩ về kỳ tích sông Hán
01 tháng 04 năm 2015 - 6:33 am

Cầu đường sắt sông Hán (Hán Giang thiết kiều) sơn hai màu xanh – trắng là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hán. Năm 1897, một kỹ sư người Mỹ là James R. Morse trúng thầu của chính quyền Hàn Quốc nhưng rồi ông gặp khó khăn về tài chính nên thực dân Nhật đã thiết kế lại và hoàn thành vào năm 1900, hơn kém cầu Long Biên mấy tuổi. Cầu có bốn làn riêng biệt, ba làn mới hơn được xây lần lượt vào các năm 1912, 1944 and 1995. Cầu đã từng bị “tiêu thổ kháng chiến” ngay khi bắt đầu chiến tranh Triều Tiên hòng cản bước “xâm lăng” của “giặc phương Bắc” nhưng kết quả là khiến hàng trăm dân thường và quân lính Hàn Quốc không kịp qua sông, bị dồn lại bên bờ bắc và rồi… Đây là cây cầu đã chứng kiến những thăng trầm trong lịch sử Hàn Quốc hiện đại và được xếp hạng là di sản văn hóa.
Lời mở đầu: Đại Hàn Dân Quốc (mà chúng ta thường gọi tắt Hàn Xẻng) là một đất nước giàu có, đó là một sự thật không thể chối cãi. Mỗi một người Việt Nam dù Thủ Tướng hay thường dân xuất khẩu lao động đi chơi Hàn Quốc về, ắt hẳn đều có nhiều suy nghĩ. Càng trăn trở với đất nước thì càng phải nghĩ nhiều. Hàng năm có trên dưới trăm nghìn người Việt Nam sang Hàn Quốc với rất nhiều mục đích khác nhau, người đi ngắn hạn, người đi rất lâu, có người đi mãi mãi không về, nhưng không nhiều trong số đó hiểu được bản chất của xã hội Hàn Quốc như chiều ngược lại họ hiểu về chúng ta. “Chúng ta cần học tập Hàn Quốc nhiều mặt”, chính xác, nhưng mình sẽ không bao giờ nghe lọt tai cái luận điệu mà nhiều người vẫn ra rả: “Hàn Quốc (hay Đài Loan, Nhật Bản) chính là hình mẫu tương lai mà Việt Nam cần phấn đấu đạt được”. Tại sao mình lại nghĩ như vậy? Có những điều hiển nhiên về một vùng đất mà có người ở đấy mười năm chẳng nhận ra, nhưng có khi chỉ cần nhìn nhận thật khách quan lại thấy nó hiển hiện trước mắt. Mời bạn đọc cùng chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe (chứ không có gì là học thuật cao siêu) qua một chuyến đi của mình, ngắn nhưng (mình cho là) giá trị.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Những cô dâu ngoại bị chối bỏ ở Hàn Quốc

Một số cô dâu nước ngoài bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc, bị né tránh tiếp xúc bởi lý do đơn giản: Họ không phải người Hàn Quốc.
Các phụ nữ ngoại quốc học tại một lớp giao tiếp tiếng Hàn tại Trung tâm Nhân quyền cho Phụ nữ Nhập cư ở Seoul năm 2008. Ảnh: Reuters.
Cecilia Flores làm nhân viên pha chế cho một quán cà phê ở quận Mapo, thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Người phụ nữ 32 tuổi này lấy chồng Hàn Quốc và chuyển tới Seoul từ năm 2008. Cô có thể nói chuyện với khách hàng trôi chảy bằng tiếng Hàn, nấu các món ăn Hàn Quốc và am hiểu mọi phong tục của người bản địa.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Năng suất lao động theo giờ của Hàn Quốc xếp nhóm cuối OECD


Theo tài liệu của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), trong năm ngoái, năng suất lao động theo giờ của Hàn Quốc (tức Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo giờ trên một đơn vị người lao động) là 34,3 USD (USD tính theo sức mua tương đương năm 2010), tăng 1,4 USD so với một năm trước.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Làm thế nào để thành công tại công ty Hàn Quốc?

Tác giả: Lê Huy Khoa

Con người trưởng thành nhờ tập thể (doanh nghiệp). Gần đây, tôi nhận được khá nhiều câu hỏi về cách làm việc tại công ty Hàn Quốc. Khi dạy tiếng Hàn cho các em, tôi vẫn luôn nhấn mạnh về kỹ năng mềm làm việc. Tôi tiếp xúc, va chạm nhiều với người Hàn nên những kinh nghiệm luôn là những điều quí báu. Hy vọng là những tiền bối luôn chia sẻ nhiều kinh nghiệm với các em đi sau, để các em thích ứng tốt tại doanh nghiệp Hàn Quốc. Sau đây là 11 điều cần phải nhớ khi đi làm việc tại doanh nghiệp Hàn Quốc theo kinh nghiệm cá nhân. 

1. Đúng giờ: 시간을 꼭 지키라. Người đi làm muộn luôn biện minh cho hành động của mình, họ sẽ biện minh cho cả những thất bại của họ. Chẳng có gì đáng học cả. Hãy đến trước giờ làm việc 15 phút và về sau giờ làm việc 15 phút. Đó là yêu cầu của tất cả doanh nghiệp tiên tiến trên toàn cầu. Đúng giờ cũng có nghĩa là không chậm chạp. Bạn nào cảm thấy mình quá chậm thì không nên làm việc ở môi trường này. 

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Làm thế nào để thành công trong khoa học: Lời khuyên của sếp

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

Hôm nay, sếp cũ của tôi và cũng là của Viện Garvan nói chuyện trong chương trình seminar LiSS (Leaders in Science and Society). Trong nhiều câu chuyện mang tính “reflection”, ông có vài lời khuyên cho những người trẻ làm khoa học mà ông tóm tắt trong slide tôi chụp lại dưới đây.

Sếp tôi là một nhà khoa học loại lừng danh. Ông tên là John Shine, chính xác hơn là Giáo sư John Shine, xuất thân từ một gia đình lao động, nhưng cả hai anh em đều trở thành giáo sư đại học. Ông là một nghiên cứu sinh xuất sắc: trong thời gian học tiến sĩ khám phá ra chuỗi RNA mà sau này được đặt tên là “Shine-Dalgarno sequence”. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, ông sang UCSF làm nghiên cứu hậu tiến sĩ và có hàng loạt bài trên Nature và Science về những công trình gene cloning. Ông quay về Úc và 'đầu quân' cho Đại học Quốc gia Úc (ANU). Nhưng chỉ một thời gian ngắn, ông lại sang Mĩ và làm CEO cho công ti CalBio do sếp cũ của ông là John Baxter thành lập. Sau đó, Úc chiêu mộ ông về làm viện trưởng Viện Garvan. Ông làm viện trưởng đúng 20 năm (1990 - 2010). Sau khi nghỉ việc ở Garvan, ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện hàn lâm khoa học Úc, và Viện có hẳn một building lấy tên ông: Shine Dome. Ông được xem là một trong những 'hoàng tử' của khoa học Úc.

Building mới của Viện Garvan do ông xây dựng vào giữa thập niên 1990s. Đó là một building mà cầu thang được thiết kế theo mô hình double helix. Building rất nổi tiếng và trở thành nơi các diễn viên và tài tử đến đóng phim.
Trong bài nói chuyện mang tính 'hồi tuởng' sáng nay, ông mô tả ngắn gọn về những công trình của ông, nhưng quan trọng hơn là những lời khuyên cho giới trẻ đang theo đuổi sự nghiệp khoa học. Ông tóm tắt thành 5 lời khuyên: tìm người thầy truyền cảm hứng, thực tế, công bằng, hợp tác, và khiêm tốn.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Kỹ sư kể chuyện chế tạo ô tô đầu tiên "made in Việt Nam" năm 1958

Ít người biết rằng, Việt Nam đã từng chế tạo được chiếc ô tô đầu tiên đúng nghĩa "made in Việt Nam" vào năm 1958.

Những năm đầu hòa bình lập lại ở miền Bắc, nhu cầu giao thông vận tải tăng cao khiến nhiều cán bộ ngành xe máy quân đội trăn trở: Tại sao các nước sản xuất được ô tô? Ta công nghệ lạc hậu nhưng vẫn tự sản xuất được nhiều loại vũ khí làm cho quân thù khiếp sợ, liệu có làm được ô tô?

Chiếc xe ô tô đầu tiên của Việt Nam được sản xuất năm 1958

Năm 1958, Nhà máy Chiến Thắng quyết định sản xuất một ô tô nhỏ theo cách của ta. Nhiệm vụ được giao cho Đại tá, kỹ sư Hồ Mạnh Khang, Giám đốc Nhà máy Z157 - Cục Quản lý xe máy và ông Vũ Văn Đôn, Cục trưởng Cục Quản lý xe lúc đó trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo.

Việt Nam bại vong... Tư bản ngoại quốc... Nguy cơ tài chính...Lịch sử đầy chông gai của công nghiệp ô tô Việt Nam

짜오! 베트남
Chào Việt Nam
월남패망… 외국자본… 금융위기… 베트남 자동차 산업 수난사
Việt Nam bại vong... Tư bản ngoại quốc... Nguy cơ tài chính...Lịch sử thụ nạn công nghiệp ô tô Việt Nam

<64> 베트남 자동차 산업의 심장에 가다
<64> Đi vào tim công nghiệp ô tô Việt Nam

자동차 생산업체 빈패스트, 과거 실패 딛고 5월 27일 시험 생산 시작
국제 경쟁력ㆍ정부 전폭 지원 등 과거와 달라 시장 안착 기대감

Nhà sản xuất ô tô VinFast, dẫm lên thất bại quá khứ bắt đầu sản xuất thử nghiệm vào ngày 27 tháng 5
Sức cạnh tranh quốc tế - Chính phủ trợ giúp đầy đủ, kì vọng thị trường khác với quá khứ


1958년 베트남 최초의 자동차 공장인 '찌엔 탕' 공장을 방문한 호찌민 전 주석이 생산중인 자동차를 보고 있다. (왼쪽 사진) 오른쪽 사진은 당시 함께 생산되던 오토바이와 근로자들.

(Ảnh trái) Năm 1958, cố chủ tịch Hồ Chí Minh đang xem xe ô tô trong quá trình sản xuất trong chuyến thăm nhà máy "Chiến Thắng", nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên của Việt Nam. Ảnh phải: người lao động chụp ảnh với xe mô tô sản xuất trong thời gian đó.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Bức tranh đối lập của ngành ô tô Việt Nam

Trong khi các doanh nghiệp tư nhân ngành ô tô bứt phá mạnh mẽ thì hoạt động của nhiều doanh nghiệp ô tô quốc doanh lại hết sức bết bát, thua lỗ dù nhận được rất nhiều ưu đãi.

Nhà máy Thaco Mazda tại khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Thái Nguyễn
Từ nửa tháng qua, những chiếc ô tô VinFast đã chính thức xuất hiện trên đường phố, cao tốc... trong các đợt thử nghiệm đầu tiên trước khi giao cho khách hàng vào tháng 6 này. Đó là kết quả không tưởng với tất cả mọi người bởi chưa đầy 2 năm trước, VinFast chưa có gì "ngoài tầm nhìn và một chiếc xẻng xúc đầy đất" - như chia sẻ của ông James DeLuca, Tổng giám đốc VinFast.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

Trợ-từ 도 và cách dùng đúng

= cũng
bổ-nghĩa trực-tiếp cho từ đứng liền trước nó

나도 김치를 먹어요. = Tôi cũng ăn kim chi. (Hàm ý: Người khác ăn kim chi, tôi cũng ăn kim chi. 도 bổ-nghĩa cho 나)

나는 김치도 먹어요. = Kim-chi tôi cũng ăn. (Hàm ý: Ngoài những món khác ra, tôi còn ăn cả kim-chi. 도 bổ-nghĩa cho 김치).

나는 김치를 먹기도 해요. = Tôi cũng ăn kim-chi. (Hàm ý: Tôi làm những việc khác, và việc ăn kim chi tôi cũng làm. 도 bổ nghĩa cho danh-từ 먹기 (việc ăn).)

Nguyễn Tiến Hải

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

Thứ không thay đổi ở Việt Nam trong 40 năm qua

짜오! 베트남
타임머신 탄 듯 정글로 도시로... 하노이역~사이공역 1726㎞ 34시간

<65> 종단열차 ‘통일특급’


하노이역에서 호찌민시 사이공역까지 1,726㎞, 남북선을 달리는 ‘통일특급’이 베트남에서 가장 아름다운 다낭 북부 ‘하이반 패스’를 달리고 있다. 이번에 탄 열차는 한 밤중에 이 곳을 통과하면서 사진으로 담지 못했다. 구글 캡처

하루가 다르게 변하고 있는 베트남이지만, 시간이 멈춘 듯, 수십 년 전 모습 그대로인 것들이 베트남에 더러 있다. 40년 동안 제자리걸음을 하고 있는 철도 인프라도 한 예. 그 중에서도 길이 1,726㎞ 남북선을 달리는 종단열차, ‘통일특급(Reunification Express)’은 40년째 한결 같다. 남북선은 1936년 프랑스식민 때 완성됐지만 이후 40년 가까이 이어진 전쟁에서 파괴된 것을 하노이 정부가 1975년 베트남전 직후 군사작전 펼치듯 보수해 1976년 말 개통, 오늘에 이르고 있다. 전쟁 직후 1년 반 동안 1,334개의 교량, 27개의 터널, 158개의 역에 대한 보수 작업이 이뤄졌다. 지난 18일 하노이역과 호찌민시 사이공역을 연결하는 1,726㎞의 남북선 통일열차에 몸을 실었다. 북위 21도선에서 10도선까지, 34시간이 걸리는 여정이다.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

Samsung họp khẩn vì xuất khẩu chip giảm mạnh

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc và sự thiếu ổn định xung quanh việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) có tác động rõ rệt lên ngành công nghệ Hàn Quốc.
Phó chủ tịch Samsung Electronics Jay Y. Lee
ẢNH: BLOOMBERG
Theo Bloomberg, Phó chủ tịch Samsung Electronics Jay Y. Lee vừa triệu tập cuộc họp với các giám đốc cấp cao của doanh nghiệp hôm 1.6 để bàn cách đối phó với môi trường kinh doanh đang xấu đi trên toàn cầu. Cùng ngày, Hàn Quốc thông báo xuất khẩu chất bán dẫn của cả nước giảm đến 30,5% trong tháng 5.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Vì sao người Hàn Quốc không thích đi đảo Nami?

Sự thật về đảo Nami mà ít người biết.

Đảo Nami đã bị bán cho một nhà tư bản thân Nhật (Min Byungdo 민병도) vào những năm 1960. Người này sống ở Mỹ. Mọi hoa lợi từ việc khách du lịch viếng thăm đảo Nami đều được chuyển về cho người này. Chính phủ Hàn Quốc đã thua kiện và phải chấp hành theo luật quốc tế. Nami hiện nay là một đảo quốc tự trị. Người Hàn vốn ghét người Nhật nên ghét luôn Min và không muốn đi thăm đảo Nami.

Theo Wikipedia tiếng Việt:

개 (開 khai) và 폐 (閉 bế)

開 khai: mở, to open <==> 閉 bế: đóng, to close, to shut down
개막 開幕 (khai mạc): opening <==> trái nghĩa: 폐막 閉幕 (bế mạc): closing, ending
개업 開業 (khai nghiệp): bắt-đầu việc kinh doanh starting a business <==> 폐업 閉業 (bế nghiệp): kết-thúc việc kinh-doanh
폐업 세일= shop closing down sale

개봉 開封 (khai phong): mở (hộp), bắt đầu được trình chiếu (phim)

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Vì sao Hàn Quốc vẫn chưa có giải Nobel?

Good seminar


Hàn Quốc đang rất mong có giải Nobel. Họ lập ra một loạt cơ quan nghiên cứu trọng điểm hướng các đề tài nghiên cứu tới giải Nobel. Việc mời diễn giả về nói chuyện lần này của SKKU cũng nhằm mục đích đó.
Một vài note:

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2019

Trợ từ 에게, 한테, 께, 에게서, 한테서, 으로부터

N + 에게/한테/께 주다:  đưa CHO N (give TO N)
에게 dùng nhiều trong văn viết (written form)
한테 dùng nhiều trong văn nói (when speaking)
께 dùng trong kính-ngữ, khi N bậc cao hơn mình (ví dụ N là 사장님, 교수님, 선생님,...) (honorific)


N + 에게서/한테서/으로부터 받다: nhận TỪ N (receive FROM N)
에게서/한테서 khi N là người (when N is a person)
chỉ 으로부터 dùng khi N không phải là người (ví dụ N là 정부 (chính phủ) (when N is not a person)
로부터: 정부로부터, 친구로부터
으로부터: 선생님으로부터

Thay 주다 bằng động từ khác, nghĩa các cấu trúc trên cũng tương tự. (CHO, ĐẾN hoặc TỪ)


Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

6000 most common Korean words, English translation and examples

Author: Nguyen Tien Hai

6000 most common Korean words sorted in the order of decreased frequency

In December 2004 [1], The National Institute of Korean Language in South Korea (국립국어원) published the list of 6000 most common Korean words. These words are sorted in the order of their appearance (frequency) in the Korean text and their complex degree (i.e. the difficult degree for understanding their meanings). Therefore, you just need to study only a few words in this list to understand the whole content of a  Korean text (over 90%) as well as everyday conversations of Korean people for sure. This study method is very effective indeed. This comprehensive research work was the effort of many scholars in the Korean language education field. (The first word in the list appears most frequently, in almost every sentence, the frequency of other following words will be decreased gradually.)

There are about 500,000 words in the Korean vocabulary (among them 190,000 technique terms, 70,000 North Korean words, 20,000 words related to religions, and 12,000 old words included) [10]. Therefore, if you try to study all of these 500,000 words without a scientific method, you will not be able to remember them. You will not be able to understand what Korean people say in the daily life or read books/papers written in Korean language. Why do you have to study words that you never use them, while there are many words you have to use/speak often but you do not know them. Why do you have to study names of animals in Korean such as dynosaur or camel that you almost never meet in your daily life? Therefore, you should learn words with priority, you should choose which words need to study first. If you know 6000 words in the list provide in this post you will be able to understand anything Korean person speaks, every sentence in books or papers written in Korean language.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

V + -(ㄴ/는)다는 + N

VERB + -(ㄴ/는)다는 + NOUN

-(ㄴ/는)다는 is a shortened form of -(ㄴ/는)다고 하는, which is a combination of -(ㄴ/는)다고 하다 plus -는. 
-(ㄴ/는)다는 là dạng rút-gọn của -(ㄴ/는)다고 하는, đây là dạng kết-hợp giữa -(ㄴ/는)다고 하다 và -는. 

Ex) 
Ví-dụ
비가 온다고 하는 이야기 = a story in which someone says that it rains = câu chuyện nói rằng trời mưa
→ 비가 온다는 이야기 

축하한다고 하는 메시지 = a message saying that he/she congratulates me  = tin-nhắn nói rằng chúc-mừng
→ 축하한다는 메시지 

Sample Sentences (Câu mẫu)

TTMIK이 재미있다는 이야기를 들었어요. 
= I heard (a story in which) someone (was) saying that TTMIK is fun. 
= Tôi đã nghe chuyện kể rằng TTMIK hay.

저도 간다는 메시지를 남겼어요. 
= I left a message saying that I would go, too. 
= Tôi đã để lại tin-nhắn rằng tôi cũng đi.

주연 씨 결혼한다는 소식 들었어요?
= Have you heard the news that Jooyeon is getting married?
= Đã nghe tin-tức [rằng] Jooyeon kết-hôn chưa?

경은 씨가 제주도에 간다는 이야기를 들었어요. 
= I heard (a story that) someone (was) saying that Gyeong-eun was going to Jeju Island. 
= Đã nghe chuyện Gyeong-eun đi đảo Jeju.

지금 간다는 사람이 없어요. 
= There is no one who says they will go now.
= Không [có] ai nói bây giờ [sẽ] đi.

Source: https://talktomeinkorean.com/lessons/level-5-lesson-17

Xem thêm:

Mẫu câu 35: V/A~다는 말(소식, 소문)을 듣다 (nghe nói, nghe tin, nghe đồn rằng...)

Những điều khiến người nước ngoài ngạc nhiên về Hàn Quốc

Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội khác nhau và chính sự khác biệt đó là nam châm giúp chúng ta luôn quan tâm và muốn tìm hiểu thông tin về nhau. Qua một số chương trình thực tế như mời người nước ngoài đi du lịch, trải nghiệm ở Hàn Quốc, nhiều khách du lịch đến từ các quốc gia khác nhau đã tổng kết được những điểm rất khác biệt với văn hoá tại nước họ như sau. Các bạn cùng xem sẽ có điểm gì giống và khác giữa Hàn Quốc và Việt Nam không nhé!

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

"Nhân tài" theo quan điểm phương Tây

"Nhân tài" theo quan điểm phương Tây

(Tại sao "Nhân tài" khó đóng góp cho VN?)

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
2019/05/21


Dạo gần đây, nhiều cán bộ cao cấp đương quyền và cựu quyền hay nói đến 'nhân tài', hay có khi mang màu sắc cổ xưa là 'hiền tài'. Thế kỉ 21 rồi mà còn dùng khái niệm 'hiền tài'! Nhưng đều quan trọng là đọc những gì họ viết thì thấy đa phần mang tính khẩu hiệu, chứ bàn về thực chất và những vấn đề gai góc thì không có. Cái note này là một lạm bàn thế nào là 'nhân tài' và tại sao nhân tài khó có thể đóng góp cho VN.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

[Tin nhanh] Tổng-thống Moon "Nếu không phải là hậu-duệ của kẻ độc-tài thì không thể nghĩ khác về ngày 18 tháng 5"

[속보] 문 대통령 “독재자 후예가 아니라면 5.18 다르게 볼 수 없어”




문재인 대통령과 김정숙 여사가 18일 오전 광주 국립5·18민주묘지에서 열린 제39주년 5·18 민주화운동 기념식에서 국민의례를 하고 있다. 광주=연합뉴스

18일 제39주년 5ㆍ18 광주민주화운동 기념식에 참석한 문재인 대통령은 “독재자의 후예가 아니라면 5ㆍ18을 다르게 볼 수 없다”며 광주민주화운동을 폄훼하고 왜곡하려는 시도에 대해 강한 어조로 비판했다.