Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

Không phải chỉ có Việt Nam từng 3 lần chiến thắng quân Nguyên - Mông

Không phải chỉ có Đại Việt (Việt Nam) từng 3 lần chiến thắng quân Nguyên - Mông mà còn có Myanmar (Miến Điện) và Nhật Bản.

"...trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Myanmar, ngay từ thế kỷ 13 nhân dân Miến Điện 3 lần kháng chiến đánh thắng 3 cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Nguyên Mông (năm 1277, 1297, 1301).


Sự kiện nổi bật trong 3 cuộc chiến tranh chống xâm lược đó là trước cuộc kháng chiến lần thứ hai, năm 1282 vua Naratgugapate của Miến Điện đã ra lệnh chém đầu toàn bộ đoàn sứ thần triều Nguyên do Kublai Khan (Hốt Tất Liệt) cử đến kinh đô Bagan ngang ngược đòi triều đình Miến Điện phải cống nạp vua Nguyên. Trong thế kỷ 18, nhân dân Miến Điện còn 4 lần đánh tan 4 cuộc xâm lược của triều đại Nhà Thanh dưới đời vua Càn Long (năm 1765, 1766, 1767 và 1769).

Trong cuộc kháng chiến lần thứ tư, quân Thanh không chỉ bị quân đội Miến Điện đánh tan tác phải đầu hàng, mà còn tự nguyện chất đống đại bác, gươm giáo... đốt cho nóng chảy trước mặt quân Miến rồi lủi thủi về nước. Trên đường về nước, do không được quân đội Miến Điện bố thí dù một hạt gạo, quá nửa binh lính Thanh đã chết do đói khát, kiệt sức và bệnh tật.

Từ đó Nhà Thanh phải từ bỏ ý đồ xâm lược Miến Điện..."

Myanmar từng đánh quân Nguyên, Thanh "lủi thủi" về nước

05/03/2014 02:00 GMT+7
Việc Myanmar quyết định ngừng xây dựng đập thủy điện 3,6 tỉ USD do Trung Quốc là chủ đầu tư đã là câu trả lời rõ ràng cho nghi vấn làm "sân sau".

Lê Duy Ứng - người họa sĩ mù vẽ chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh bằng máu của mình

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải
Sẽ cập nhật tiếp
Họa sĩ Lê Duy Ứng (trái) và ông Lương Ngọc Bính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, 2012-04-10. Ảnh: Báo CAND
Lê Duy Ứng (sinh ngày 8 tháng 7 năm 1947) là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, họa sĩ, nhà điêu khắc, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam.[1]Ông nổi tiếng vì đã vẽ chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh bằng máu của mình khi đã bị thương mù cả hai mắt ngay trên chiến trường.[1]

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Dòng họ lâu đời nhất Việt Nam

Tộc trưởng dòng họ Ma ở Phú Thọ cho rằng dòng họ mình đã có từ thời vua Hùng, là dòng họ lâu đời nhất Việt Nam, có nhiều công lao dựng nước và giữ nước nổi bật trong dòng họ là Ma Tộc Thần Tướng – Ma Xuân Trường.

Thời điểm hiện tại, dòng họ Ma là dòng họ duy nhất tại Việt Nam còn lưu giữ được Ngọc Phả chứng minh cụ tổ của dòng tộc mình đã được sinh ra từ thời Hùng Vương, có công giúp vua Hùng dựng nước và giữ nước.

Dòng họ đã có 79 đời
Ông Ma Ngọc Bảo, tộc trưởng thứ 77 của dòng họ Ma tự hào chia sẻ: "Nếu đến năm 2015 mà dòng họ Nguyễn và dòng họ Cao không tìm được thấy ngọc phả của mình, thì dòng họ Ma sẽ được ghi nhận là dòng họ lâu đời nhất Việt Nam".

Gia phả dài nhất thế giới có 82 đời

A family tree (Cây phả hệ). Hình: Sperat

“Khổng Tử thế gia phổ” vừa được ghi danh vào cuốn Guinness sau khi được công nhận là cuốn gia phả dài nhất thế giới. Theo đó, tính đến nay tộc nhân của Khổng Tử đã có hậu duệ đời 82.

Màn 'lột xác' khó ngờ nhờ dao kéo của giới trẻ xứ Hàn

Chủ nhật, 22/1/2017 | 12:23 GMT+7
Nhờ phẫu thuật thẩm mỹ, nam nữ thanh niên Hàn Quốc từ không mấy ưa nhìn trở nên vô cùng xinh đẹp, rạng rỡ.


Let Me In là một trong những chương trình được xem nhiều nhất ở Hàn Quốc. Ban tổ chức tìm kiếm các khách mời với ngoại hình không bắt mắt, chiếu video về cuộc sống khó khăn do bề ngoài của họ rồi cho họ đi thẩm mỹ. Đến cuối mỗi tập phát sóng, vị khách mời lúc này đã phẫu thuật thẩm mỹ xuất hiện tại trường quay giữa sự kinh ngạc của khán giả.

Dưới đây là 19 màn "lột xác" ấn tượng nhất từ chương trình Let Me In do 9Gag tổng hợp.














Sau 5 mùa phát sóng từ 2011 đến 2015, Let Me In phải dừng. Cộng đồng lên án chương trình đã ủng hộ hành vi đánh giá nhan sắc một cách tiêu cực và quảng cáo quá lố cho phẫu thuật thẩm mỹ.

Minh Nhật
VnExpress

Thaco hợp tác Hàn Quốc sản xuất máy nông nghiệp

18/01/2017 15:51 GMT+7
TTO - Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco) đã chính thức ký kết với nhà sản xuất máy nông nghiệp lớn nhất Hàn Quốc và hàng đầu trên thế giới - tập đoàn LS Mtron để sản xuất và phân phối máy nông nghiệp tại VN.

Thaco và Tập đoàn LS Mtron ký hợp đồng hợp tác. Ảnh: Lê Trung
Theo nội dung ký kết, LS Mtron sẽ chuyển giao công nghệ cho Thaco xây dựng nhà máy bắt đầu sản xuất máy móc, thiết bị các loại sử dụng trong nông nghiệp với tỷ lệ nội địa hóa đến 50%. Ngoài ra phân phối độc quyền tại Việt Nam mang thương hiệu Thaco vào tháng 10-2017. Tiếp đến giai đoạn 2 là liên doanh mở rộng sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu.

Theo ông Trần Bá Dương - chủ tịch HĐQT Thaco, thông qua việc ký kết Thaco muốn phát triển thêm mảng sản xuất máy móc phục vụ trong nông nghiệp các loại. Đây sẽ là ngành nghề kinh doanh mới theo chiến lược phát triển công ty này thành tập đoàn đa ngành, lấy cơ khí và ô tô làm chủ đạo.

Ông Dương cho biết Thaco cũng đang nghiên cứu và sẽ tham gia quy hoạch, thiết kế lại quy mô canh tác của máy móc theo hướng công nghiệp hóa. Đồng thời nghiên cứu, sản xuất các máy móc thiết bị chuyên dụng cho nhóm sản phẩm nông nghiệp các loại khép kín, theo chuỗi giá trị từ khâu canh tác đến thu hoạch, vận chuyển, chế biến và phân phối.               

Lê Trung
Tuổi trẻ

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

Lee Jasmine - người nước ngoài đầu tiên làm đại biểu quốc hội Hàn Quốc

Lee Jasmine (tên khai sinh Jasmine Bacurnay y Villanueva, Hangeul: 이자스민; sinh ngày 6 tháng 1 năm 1977) là một nữ chính trị gia, diễn viên người Hàn Quốc gốc Philippine. Bà là người nhập cư đầu tiên không phải là người Hàn được bầu làm đại biểu Quốc hội Hàn Quốc vào năm 2012.[1]
Lee Jasmine
Jasmine Lee.jpg
Chức vụ
Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc
Nhiệm kỳ30 tháng 5 năm 2012 – 29 tháng 5 2016
Vị tríĐại diện tỉ lệ №15
Thông tin chung
Đảng pháiSaenuri
Sinh6 tháng 1, 1977 (40 tuổi)
ManilaPhilippines
Alma materAteneo de Davao University
Con cái2 con
Tên tiếng Hàn
Hangul이자스민
Hanja
Romaja quốc ngữI Jaseumin
McCune–ReischauerYi Chasŭmin

1 Cuộc đời

Lee Jasmin lớn lên ở Davao, phía nam Phillippines. Năm 1994, khi đang là sinh viên năm nhất chuyên ngành sinh học ở đại học Ateneo de Davao, cô gặp Lee Dong-ho, một người Hàn Quốc. Tháng 4 năm 1995, Lee Jasmin kết hôn với Lee Dong-ho và chuyển tới Hàn Quốc. Họ đã có hai con, con trai đầu tên là Lee Seung-geun (이승근, tên Phillippines: Alex) sinh năm 1996, con gái tiếp theo là Lee Seung-yeon (이승연, tên Phillipinnes: Chloe)[4]). Năm 1998, Lee Jasmin có quốc tịch Hàn Quốc. Năm 2010, chồng cô chết vì một cơn đau tim trong khi cố sức cứu con gái bị mắc kẹt vào xoáy nước ở một con suối trên núi ở Okcheon-dong, tỉnh Gangwon trong khi gia đình họ đi nghỉ dưỡng.[2]
Gia đình Lee Jasmine: từ trái qua, chồng Lee Dong-ho (이동호), Lee Jasmine (이자스민), con gái Lee Seung-yeon (tên Phillipinnes: Chloe), con trai Lee Seung-geun (이승근, tên Phillipinnes: Alex). Ảnh: Korea Times

                                      Lee Jasmine cùng con trai 2014-12-03

 

2 Chỉ trích

2.1 Ăn bánh và chơi game điện thoại trong phòng họp

Ngày 2 tháng 12 năm 2015, trong phòng họp quốc hội, đại biểu Lee Jasmin bị bắt gặp đang ăn một thanh sô-cô-la và chơi game trên smartphone. Theo điều 148 luật quốc hội, việc này không được phép, vì thế đã gây nên sự chỉ trích trong cộng đồng.[3]

3 Tham khảo

  1. ^ Hicap, Jonathan (12 tháng 4 năm 2012). “Filipino Jasmine Lee makes history, wins in South Korea election”. Manila Bulletin. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2012.
  2. ^ “High expectations greet Filipina-Korean lawmaker”. The Korea Times. 22 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ 본회의장에서 초코바 먹고 게임하는 이자스민의원
  4. '완득이 엄마' 이자스민 아들 군대간다…軍에도 '다문화 바람' (2016-08-28), YonhapNews. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2017.
Nguyễn Tiến Hải dịch
Nguồn: enwiki, korwiki, The Korea Times.
Sẽ được cập nhật tiếp

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Đa xử lí

Đa xử lí (tiếng Anh: multiprocessing) là một thuật ngữ trong khoa học máy tính chỉ việc sử dụng từ hai bộ vi xử lí trung tâm (central processing unit, CPU) trở lên trong một hệ thống máy tính đơn.[1][2] Thuật ngữ này còn chỉ khả năng của một hệ thống trong việc hỗ trợ từ hai processor trở lên, hoặc khả năng của hệ thống trong việc phân công task (nhiệm vụ) giữa các processor này.[3] Đa xử lí có nhiều định nghĩa khác nhau tùy theo văn cảnh, nhưng hầu hết đều chỉ chức năng "CPU được xác định như thế nào?" (đa lõi (multiple core) trên một die, đa die trên một package, đa package trên một unit hệ thống, v.v.).

Theo một số từ điển trực tuyến, một multiprocessor là một hệ thống máy tính có từ hai bộ xử lí trở lên cùng chia sẻ bộ nhớ chính và các thiết bị ngoại vi (peripheral), để đồng thời xử lí các program (chương trình).[4][5] Một cuốn sách giáo khoa xuất bản năm 2009 cũng định nghĩa hệ thống multiprocessor tương tự, cụ thể các processor có thể chia sẻ "một phần hoặc tất cả bộ nhớ của hệ thống và các thiết bị xuất/nhập"; ngoài ra sách cũng đưa ra một thuật ngữ đồng nghĩa khác là hệ thống kết chặt.[6]

Source: enwiki

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Tổng thống Hàn bị luận tội, Trung Quốc có thể hưởng lợi

Thứ ba, 17/1/2017 | 21:00 GMT+7 
Việc chính trường Hàn Quốc lâm vào khủng hoảng khi Tổng thống Park Geun-hye bị luận tội có thể trì hoãn kế hoạch triển khai THAAD và do đó có lợi cho Bắc Kinh.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Ảnh: katehon
Việc bà Park bị luận tội có thể giúp hàn gắn những tranh cãi ngoại giao với Bắc Kinh sau khi Seoul chấp thuận cho Mỹ triển khai Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD), theo SCMP.

Một số nhà phân tích cho rằng sự phản đối của các đảng đối lập tại Hàn Quốc đối với THAAD, vốn có thể cản trở hay thậm chí trì hoãn việc triển khai THAAD, đang được Bắc Kinh xem như tín hiệu tích cực.

8 nghị sĩ của đảng đối lập Dân chủ Hàn Quốc (DPK) tuần trước đã đến Bắc Kinh để gặp ngoại trưởng nước chủ nhà Vương Nghị cùng một số lãnh đạo hàng đầu khác để phát đi thông điệp rằng họ tin việc triển khai THAAD nên để người kế nhiệm bà Park quyết định.

Làng Nhô

Tác·giả: Nguyễn Tiến Hải
Update lần cuối: 2017-01-18

Làng Nhô là tên gọi khác của thôn Lạc Nhuế hay Lác Nhuế[1], thuộc xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Sự kiện về ngôi làng này vào năm 1992[2] đã nổi tiếng gây chấn động khắp cả nước và đã được dựng thành phim truyền hình nhiều tập "Chuyện làng Nhô"[3]. Vì làng bị cắt đất khi thực hiện chế độ khoán ruộng đất, một người dân làng tên là Trịnh Văn Khải[4] đã đứng lên lãnh đạo dân làng rào làng, lập thành lũy, tạo thành pháo đài để chống đối chính quyền.[5]

1 Chi tiết sự kiện

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

GDP (PPP) của Việt Nam năm 2016 là 593 tỉ đô la quốc tế, đứng thứ 35 thế giới

Danh sách quốc gia xếp theo GDP (PPP). Số liệu từ Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF (International Monetary Fund) ước tính cho năm 2016. Link

HạngQuốc giaGDP
(triệu đô quốc tế)
 Toàn thế giới119,097,427
1 Trung Quốc21,269,331
 Liên minh châu Âu19,748,883
2 Hoa Kỳ18,562,129
3 Ấn Độ8,720,758
4 Nhật Bản4,932,102
5 Đức3,979,664
6 Nga3,745,081
7 Brazil3,134,247
8 Indonesia3,027,746
9 Vương quốc Anh2,787,748
10 Pháp2,736,378
11 Mexico2,227,176
12 Italy2,213,909
13 Hàn Quốc1,916,439
14 Saudi Arabia1,900,027
15 Tây Ban Nha1,674,019
16 Canada1,671,860
17 Thổ Nhĩ Kì1,665,332
18 Iran1,439,295
19 Australia1,177,603
20 Thailand1,152,421
21 Nigeria1,128,025
22 Đài Loan1,125,988
23 Egypt (Ai Cập)1,092,634
24 Ba Lan1,051,559
25 Pakistan982,380
26 Argentina971,608
27 Malaysia859,881
28 Netherlands856,265
29 Philippines793,193
30 South Africa735,078
31 Colombia690,847
32 United Arab Emirates669,679
33 Bangladesh620,376
34 Algeria604,014
35 Việt Nam592,848
36 Iraq588,737
37 Belgium504,757
38 Thụy Điển495,586
39  Thụy Sĩ493,126
40 Singapore484,951
41 Venezuela479,136
42 Romania435,454
43 Kazakhstan433,909
44 Chile433,118
 Hong Kong427,632
45 Austria (Áo)413,333
46 Peru407,674
47 Norway (Na Uy)363,290
48 Ukraine339,481
49 Czech Republic332,477
50 Qatar319,818
51 Portugal (Bồ Đào Nha)289,791
52 Kuwait288,382
53 Greece285,976
54 Myanmar283,532
55 Morocco287,533
56 Israel297,046
57 Đan Mạch258,702
58 Hungary258,444
59 Ireland257,417
60 Finland224,999
61 Sri Lanka223,024
62 Uzbekistan202.251
63 Angola184,438
64 Ecuador183,358
65 Oman171,363
66 Azerbaijan169,445
67 New Zealand168,187
68 Belarus167,692
69 Sudan166,957
70 Ethiopia161,634
71 Slovak Republic160,998
72 Dominican Republic149,692
73 Kenya141,861
74 Tanzania138,461
75 Bulgaria136,855
76 Tunisia126,968
77 Guatemala125,862
80 Syria[n 2]121,397
79 Ghana114,701
78 Serbia121,502
81 Libya92,608
82 Croatia91,096
83 Turkmenistan88,600
84 Panama87,196
85 Lebanon83,057
86 Jordan82,725
87 Lithuania82,355
88 Uganda79,884
89 Côte d'Ivoire78,621
90 Yemen75,535
91 Costa Rica74,888
92 Bolivia74,391
93 Uruguay73,463
94 Cameroon72,644
95   Nepal70,091
96 Bahrain64,799
97 Slovenia63,964
98 Democratic Republic of the Congo62,873
99 Zambia62,709
100 Afghanistan64,080
101 Paraguay60,977
102 Luxembourg55,730
103 Cambodia54,205
104 El Salvador52,947
105 Latvia49,081
106 Trinidad and Tobago44,306
107 Honduras41,057
108 Bosnia and Herzegovina40,532
109 Estonia37,549
110 Lào37,322
111 Senegal36,687
112 Mongolia36,068
113 Mali35,832
114 Georgia37,382
115 Madagascar35,437
116 Botswana34,844
117 Gabon34,575
118 Brunei Darussalam33,219
119 Mozambique33,187
120 Albania32,650
121 Nicaragua31,333
122 Burkina Faso30,878
123 Chad30,468
124 Republic of Congo29,362
125 Macedonia29,037
126 Zimbabwe28,102
127 Cyprus28,058
128 Equatorial Guinea25,386
129 Namibia25,341
130 Armenia25,323
131 Jamaica24,647
132 Mauritius24,566
133 South Sudan23,691
134 Tajikistan23,306
135 Benin22,948
136 Malawi20,359
137 Kyrgyz Republic20,095
138 Niger19,053
139 Rwanda18,901
140 Haiti18,745
141 Papua New Guinea18,595
142 Moldova17,793
143 Kosovo17,391
144 Mauritania16,289
145 Malta15,382
146 Iceland15,154
147 Guinea14,982
148 Togo10,849
149 Swaziland10,845
150 Montenegro10,035
151 Sierra Leone9,966
152 Bahamas9,166
153 Suriname9,090
154 Eritrea8,713
155 Fiji8,048
156 Burundi7,711
157 Timor-Leste6,570
158 Bhutan6,385
159 Lesotho5,770
160 Guyana5,759
161 Maldives5,191
162 Barbados4,636
163 Liberia3,749
164 Cabo Verde3,423
165 The Gambia3,261
166 Djibouti3,094
167 Belize3,049
168 Central African Republic3,018
169 Guinea-Bissau2,680
170 Seychelles2,417
171 Antigua and Barbuda2,097
172 St. Lucia2,030
173 San Marino1,982
174 Grenada1,401
175 St. Kitts and Nevis1,379
176 Comoros1,214
177 St. Vincent and the Grenadines1,205
178 Solomon Islands1,146
179 Samoa1,000
180 Dominica763
181 Vanuatu685
182 São Tomé and Príncipe658
183 Tonga526
184 Micronesia306
185 Palau272
186 Kiribati203
187 Marshall Islands175
188 Tuvalu37


https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_(PPP)