Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Văn hóa Hàn Quốc điển hình qua vụ scandal ở Korean Air

Tác·giả: Lê·Huy·Khoa
2014/12/22


(너 내려 = Mày xuống đi!)

Ở Hàn quốc (thậm chí cả Việt nam), không thiếu những vụ kiểu “Quay đầu hạt mắc ca” như Korean Air, nhưng tại sao lại như vậy. Dưới góc nhìn văn hóa, xin giải thích với góc quan điểm như sau:

1. Về đặc tính người Hàn Quốc, văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc là văn hóa nhà +nước (국가) vì vậy cách ứng xử của người Hàn quốc cùng tổ chức giống như một gia đình, mà gia đình Hàn quốc thì rất nền nếp, thậm chí có người còn nói phong kiến hơn cả Trung Quốc, tất cả mọi thứ được điều hành theo cấp bậc, thứ tự và nguyên tắc thượng mệnh hạ phục. Cả Phó tổng giám đốc Korean Air và tiếp viên trưởng đều suy nghĩ như thế nên ứng xử sai. Phó Tổng giám đốc sai vì cho rằng đây là nhà mình thích làm gì thì làm( xưa nay vẫn làm thế), còn tiếp viên trưởng sai biết dù có quyền trấn áp khách hàng, nhưng không dám hành động.

2. Ở Hàn Quốc, nét văn hóa Moxita (모시다: phục vụ, phục tùng) rất điển hình và chi phối mọi mối quan hê xã hội. Văn hóa truyền thống và văn hóa quân đội ăn sâu vào xã hội người Hàn Quốc: người trên yêu cầu người dưới phải phục tùng, phục vụ, phục dịch và nghe theo chỉ bảo 100%, ngược lại cấp trên, người già luôn bao che, che chở cho cấp dưới; trả tiền, chiêu đãi vv... Việc chống đối, khiếu nại, bất tuân thượng lệnh là điều khó hình dung ở xã hội Hàn quốc nếu những người đó ở cùng một tổ chức. Vì vậy mới có việc như thế xảy ra.

3. Việc người Hàn nói chung (người châu Á) hay nhầm lẫn công và tư là nhiều. Tòa án Hàn Quốc phán quyết: Cô ta chỉ là hành khách lúc trên máy bay (để khép tội quấy rối) là điều phản ánh rất rõ tư duy kiểu này.

4. Đặc tính doanh nghiệp Hàn quốc(châu A) nói chung chủ doanh nghiệp đồng thời cũng là người điều hành, lại theo theo nguyên tắc cha truyền con nối , gia đình trị, kiểu một đội quân ..khiến điều đó khiến cho chủ Hàn Quốc luôn có quyền lực tuyệt đối trong doanh nghiệp. Chỉ cần chủ doanh nghiệp nói một câu thì tất cả mọi thứ phải thay đổi, tóm lại quyền sinh quyền sát nằm trong tay chủ doanh nghiệp). Và vì thế: cấp trên đã nói là phải làm.

5. Người Hàn Quốc theo chủ nghĩa tư bản, nơi đồng tiền là quyết định mọi thứ. Còn văn hóa doanh nghiệp Hàn quốc thì cho rằng việc ra khỏi công ty là điều xấu hổ, không trung thành. Người Hàn Quốc chỉ đấu tranh qua công đoàn, không bao giờ một cá nhân dám chống đối, có ý kiến riêng lẻ trong tổ chức.

6. Chính phủ Hàn quốc đã nuôi dưỡng toàn bộ tất cả các tâp đoàn để làm đầu tàu cho nền kinh tế, quan hệ giữa họ và các cơ quan nhà nước, quyền lực là cực kỳ mật thiết, vì vậy các tập đoàn thường được gọi là chebol (tài phiệt) coi trời bằng vung. Họ không sợ pháp luật, cũng chẳng sợ xử lý, xử phạt gì cả. Việc này đã xảy ra ở một số doanh nghiệp trước đây, nhưng vẫn tiếp tục xảy ra.

Nếu bạn đang ở Hàn Quốc, đang làm ở công ty Hàn Quốc, tất cả điều này bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra. Hãy chuẩn bị tinh thần.

Cũng là cái nét văn hóa, mà đã văn hóa thì xấu tốt khó bình.

Nguồn: Facebook Lê Huy Khoa, Vì sao “Quay đầu hạt mắc ca Korean Air” xẩy ra ở Hàn quốc?, url


Tóm tắt Thông tin vụ việc


KINH TẾ ››

Hãng bay khốn đốn vì sếp nữ lộng quyền

Hơn 10.000 nhân viên của Korean Air sẽ phải ngồi chơi xơi nước, giảm lương bởi hãng này có thể phải tạm ngừng bay. Mọi chuyện lại do chính con gái của chủ tịch Korean Air gây ra.



Báo chí nước ngoài đưa tin, Hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air có thể phải ngừng bay 21 ngày và chịu án phạt 1,3 triệu USD vì vi phạm luật hàng không. Thậm chí, thông tin trên Yonhap còn cho rằng, thời gian cấm bay với hãng có thể lên tới 1 tháng và nhận án phạt là 2 triệu USD.
Sự việc đang dần trở nên tồi tệ với Korean Air và Hàn Quốc không tha cho nữ phó Chủ tịch Heather Cho. Cả chục ngày nay, dư luận nước này xôn xao chuyện con gái chủ tịch hãng Korean Air đã ra lệnh cho máy bay quay lại cổng và đuổi tiếp viên trưởng xuống chỉ vì phục vụ hạt mắc ca trong gói, thay vì đổ ra đĩa.
Chuyến bay ngày 5/12 đó đã đến nơi chậm 11 phút so với dự kiến.
Korean Air, Hàn-Quốc, hàng-không, tiếp-viên-trưởng, mắc-ca, phó-chủ-tịch, Heather Cho
Hình ảnh đẹp đẽ của bà phó Chủ tịch Hãng Korean Air - Heather Cho (ảnh Straitstimes)
Mặc dù sau đó, bà Heather Cho đã công khai xin lỗi và từ chức Phó chủ tịch hãng Korean Air, kể cả vị trí lãnh đạo ở tất cả các công ty thuộc Hanjin Group - tập đoàn gia đình Cho đang kiểm soát, thế nhưng, dư luận Hàn Quốc chưa nguôn giận dữ.
Đặc biệt, sau khi Park Chang-jin, tiếp viên trưởng của chuyến bay, kể trên truyền hình rằng Cho đã xúc phạm phi hành đoàn. Bà đã hét lớn với các tiếp viên, bắt họ quỳ trước mặt, đẩy vai một người và còn ném đồ trong khoang. Chưa hết, anh còn bị lãnh đạo hãng ép nói rằng bà Cho không có những lời lẽ xúc phạm, việc anh rời máy bay là tình nguyện.
Các nhà điều tra đã vào cuộc. Khả năng Korean Air bị phạt, trong đó có cả bà Cho và tiếp viên trưởng Park, là rất lớn. Việc khởi tố Cho cũng có thể diễn ra.
Một bài học đau đớn với chính Heather Cho, lãnh đạo Korean Air cũng như tập đoàn Hanjin. Ở cương vị lãnh đạo, càng không thể cư xử với nhân viên hay hành khách của mình - một cách thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng như vậy, bất kể là anh có nhiều tiền, có quyền đến đâu. Cách cư xử của bà Cho không chỉ làm hình ảnh bà trở nên tồi tệ, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thương hiệu của Korean Air mất bao năm gây dựng.
Korean Air, Hàn-Quốc, hàng-không, tiếp-viên-trưởng, mắc-ca, phó-chủ-tịch, Heather Cho
Và hình ảnh xấu xí khi bà đứng ra xin lỗi sau khi cư xử thiếu văn hóa với nhân viên của mình (ảnh Straitstimes)
Ngoài ra, Korean Air cũng bị thiệt hại nặng nề về vật chất nếu bị cấm bay và phạt tiền. Phản ứng đầu tiên là ngày 16/12, cổ phiếu của hãng hàng không này giảm 0,31%, trong khi cổ phiếu đối thủ của hãng là Asiana Airlines tăng thêm 5,88%.
Chưa kể, việc “sếp bà” - do lộng quyền - đã bắt cả một chuyến bay dừng lại, phải quay đầu chỉ vì “mấy hạt mắc ca” đã vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn hàng không, bởi chỉ cơ trưởng mới được phép ra quyết định dừng cất/hạ cánh trong những trường hợp khẩn cấp.
Dư luận Hàn Quốc giận sôi không chỉ vì cách hành xử của bà phó chủ tịch hãng Korean Air, mà qua đó, cũng chỉ trích về sự lũng đoạn, lộng quyền của những chaebol (tập đoàn gia đình lớn) tại nước này.
Lại nhớ đến câu chuyện nữ giám đốc của một công ty may ở Hà Nội, khi công nhân đình công, bỏ ăn vì cơm sống, bà đã miệt thị rằng: “Chúng mày không ăn thì về, dân nhà quê chúng mày mà cũng đòi ăn ngon à. Đúng là m... ”, rồi bắt các tổ trưởng phải ăn suất cơm đó. Sau này, giải thích với báo chí, bà có viện dẫn lý do này nọ, song rõ ràng, nữ giám đốc công ty may đã đánh mất hình ảnh của chính mình.
Một công ty, tập đoàn muốn lớn mạnh không thể thiếu nền tảng văn hóa, đạo đức - mà nhiều doanh nghiệp đã chuẩn hóa thành những bộ quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức. Đương nhiên, lãnh đạo phải gương mẫu đi đầu. Không thể đánh mất hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp, sau bao năm vất vả gây dựng, chỉ vì một lời nói, cách cư xử chưa đúng mực.
Ngọc Hà


Bà Cho Hyun Ah tiếp tục có mặt tại Viện kiểm sát vào ngày hôm nay (17/12) để lấy lời khai.

Giữa cái lạnh căm căm âm hơn 10 độ C, khoảng 200 nhà báo đã có mặt trước viện kiểm sát để chờ đợi đưa tin. Trước mặt báo chí, bà chỉ biết cúi đầu khóc và nói "Tôi xin lỗi".

Bà bị buộc tội gây rối loạn chuyến bay, đuổi tiếp viên trưởng chỉ vì họ phục vụ hạt mắc ca cho bà sai quy cách. Tiếp viên trưởng của chuyến bay cho biết bà Cho đã xúc phạm phi hành đoàn. Một hành khách có mặt trên máy bay cũng khẳng định bà Cho đã hét lớn với các tiếp viên, bắt họ quỳ trước mặt, đẩy vai một người và còn ném đồ trong khoang. Chuyến bay sau đó tới nơi chậm 11 phút so với dự kiến.

Việc này đã gây ra làn sóng giận dữ tại Hàn Quốc, khiến bà Cho phải công khai xin lỗi và từ chức Phó chủ tịch hãng Korean Air. Tuy nhiên, sau khi tiếp viên trưởng Park tiết lộ anh đã bị lãnh đạo công ty ép nói rằng bà Cho không có những lời lẽ xúc phạm và anh tình nguyện rời khỏi chuyến bay, các điều tra viên Chính phủ đã vào cuộc.

Korean Air sẽ có thể phải ngừng bay 21 ngày và chịu phạt 1,3 triệu USD vì vi phạm luật hàng không. Biện pháp cụ thể sẽ được quyết định bởi một hội đồng độc lập. Hình phạt này có thể tăng lên hoặc giảm đi.
---------------------
Vậy là chỉ vì một gói đậu phộng và chút hưng phấn (do uống "một vài" cốc rượu vang trước khi lên máy bay) bà Cho đã bị mất toàn bộ sự nghiệp, làm liên lụy đến toàn bộ hãng hàng không và họ tộc quyền quý của mình.

Cộng đồng Hàn Quốc cũng đồng loạt đưa ý kiến đòi đổi tên hãng hàng không Korean Air thành Hanjin Air vì cho rằng sự việc vừa rồi là một "mối nhục" của quốc gia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét