Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Indonesia cường quốc đang lên

Tác·giả: Peter O'Neil
Người dịch: Nguyễn Tiến Hải
(Bài gốc tiếng Anh trên Vancouver Sun đăng ngày 2013-10-15: Indonesia emerges as powerhouse.)


Hãng hàng không Airfast Indonesia đã mua nhiều máy bay Sidney-based Viking Air’s Twin Otter. Loại máy bay đa dụng này có khả năng hạ cánh trên những đường băng ngắn và các bề mặt khác nhau kể cả mặt nước (với ván trượt). Ảnh: H M Photo



OTTAWA - Indonesia cách đây không lâu đã từng bị coi là một mối lo ngại lớn. Đất nước đông dân Hồi giáo nhất thế giới hiện nay với hơn 250 triệu người bị chao đảo bởi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á dẫn tới sự từ chức của nhà độc tài Suharto năm 1998.

Sau đó, vào năm 2002, vụ khủng bố kinh hoàng ở hòn đảo nghỉ mát của Bali làm 202 người chết, hơn một nửa trong đó là người phương Tây đang đi nghỉ.

Một số ước đoán cho rằng quốc đảo gồm khoảng 17,508 hòn đảo này (khoảng 6000 đảo có người ở, mặc dù dân số chủ yếu phân bố ở 5 hòn đảo chính) sẽ ran rã, dẫn đến sự sụp đổ của một hoặc nhiều quốc gia dọc theo tuyến Afganistan hay Sudan.

Những lời tiên đoán thổi phòng đó giờ đây là kí ức xa vời vì Indonesia đang xây dựng tiếng tăm như là một trong những quốc gia mới nổi độc đáo và ổn định nhất trên thế giới thiết lập vai trò lãnh đạo trong 2 thập kỉ tới. 

Mặc dù đang có các vấn đề như tham nhũng, lãnh đạo thiếu quyết đoán, và vi phạm nhân quyền, Indonesia là một đất nước mà chính phủ Canada và cộng đồng doanh nhân không thể bỏ qua, theo các nhà phân tích.

"Indonesia là một dạng rất khác về sức mạnh đang lên, đặc biệt trong khung cảnh châu Á", Amitav Acharya, một chuyên gia về Indonesia nói ở đại học Washington, D.C.-based American University.

Indonesia là một nước thành viên G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) có ảnh hưởng không giống với các nước châu Á thành viên khác như Trung Quốc, Ấn Độ hay Hàn Quốc, với nền kinh tế khổng lồ và quân đội phức tạp.

Nhưng đất nước này đang nắm giữ một loại ảnh hưởng khác, theo lời Acharya, một người Canada và là thành viên cao cấp của Quỹ Châu Á Thái Bình Dương của Canada, quỹ có trụ sở chính tại Vancouver. Vào năm tới, Ở Indonesia sẽ diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống lần thứ ba kể từ năm 2004.

Quốc gia này có vai trò khu vực tích cực trong các nỗ lực ngoại giao mang tới sự ổn định cho các nước Cam-pu-chia và Myanmar (Burma), và giúp giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
(trong dự án liên quan đến Trung tâm Nghiên cứu Pháp lý châu Á của Đại học University of B.C.)
Rất giống với Canada, quốc gia này cố gắng tạo ra hình ảnh của mình sau chiến tranh như là "người hàn gắn có ích". Các nhà lãnh đạo và các nhà ngoại giao Indonesia được các nước láng giềng tin tưởng, Acharya nói.

Quân đội tương đối yếu của Indonesia không đe dọa ai, hơn nữa nước này hăng hái đi theo con đường dân chủ nên tính chính thống đạo đức của nước này cao hơn các nước như Trung Quốc hay Việt Nam.

Cho đến nay Indonesia cũng là nước lớn nhất trong 10 nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), một lực lượng đang nổi lên trên thế giới. ASEAN đang cố gắng tạo ra một thị trường đơn cực (Cộng đồng Kinh tế ASEAN), với 605 triệu người và tổng sản phẩm nội địa ước tính khoảng 2.2 nghìn tỉ USD vào năm 2015.
"Không ai nói rằng Indonesia sẽ tan rã nữa. Hiện nay chủ đề các cuộc tranh luận là liệu Indonesia có nhận ra tiềm năng của mình không", Acharya nói, Acharya dự định sẽ viết một bài luận phác thảo quan điểm của mình về vị thế độc nhất của Indonesia trong số các nước đang nổi lên. Mặc dù hiện nay Indonesia không phải là một cường quốc kinh tế, nhưng ngày đó sẽ không còn xa, theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu quốc tế McKinsey vào năm 2012.

Vào năm 2030, Indonesia từ vị trí thứ 16 trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất trên toàn cầu hiện nay có thể sẽ nhảy lên vị trí thứ 7, vượt qua cả Đức và Anh.

Vào giai đoạn đó, tầng lớp tiêu thụ hàng hóa trong dân chúng (những người có thể mua hàng tự do mỗi ngày) dự kiến sẽ tăng mạnh từ 45 triệu người lên 135 triệu người, mức tăng trưởng được kì vọng cao hơn bất kì nước nào khác, trừ Trung Quốc và Ấn Độ.

"Tiềm năng kinh tế là rất lớn", nhà kinh tế học Rick Barichello, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học University of B.C. đã nói như vậy.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho biết Indonesia đã và đang phát triển một nền kinh tế "bao hàm" hơn bằng việc đầu tư vào y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng từ lợi nhuận dầu mỏ. Còn báo cáo của Viện McKinsey cho thấy nợ quốc gia Indonesia tương đối thấp và các ngành dịch vụ phát triển ấn tượng.

Tất cả những nhân tố này đã dẫn đến sự ổn định kinh tế của Indonesia trong thập kỉ qua so với các nền kinh tế phương Tây và các nền kinh tế chính đang lên, theo viện McKinsey. 

Dù lạc quan như vậy, nhưng Indonesia vẫn có những rủi ro đáng kể đối với các nhà đầu tư Canada. Vào đầu năm nay, một bản báo cáo làm cho chính phủ Canada từ nhà tư vấn Peter Baldwin ở Singapore đã lưu ý rằng nạn tham nhũng, bộ máy quan liêu cồng kềnh và cơ sở hạ tầng yếu kém có trong số những thách thức chính.

Báo cáo của Baldwin lưu ý tới vị trí xếp hạng ảm đạm thứ 128 của Indeonesia trong số 185 nước trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Sự dễ dãi trong việc làm báo cáo kinh doanh. 

Ngoài ra, sự phát triển của chủ nghĩa bảo hộ kinh tế cũng như sự không chắc chắn về các cuộc bầu cử vào năm 2014 làm tăng mức rủi ro.

Bản báo cáo của Baldwin cho biết một số lĩnh vực Canada đã làm tốt gồm Công nghệ thông tin và Viễn thông (ICT).
Một ví dụ được dẫn ra đó là BlackBerry, mặc dù có nhiều rắc rối liên tục, vẫn chiếm khoảng 1 nửa số smartphone nhập khẩu vào Indonesia trong năm 2012.
Điều này làm cho Indonesia trở thành thị trường lớn thứ 3 trên thế giới của công ty này sau Mỹ và Anh.

Hàng không vũ trụ, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên là các lĩnh vực khác mà các công ty Canada đang tìm kiếm (hoặc có thể đã tìm thấy) những cơ hội to lớn.

"Câu chuyện ASEAN phần lớn là câu chuyện của Indonesia, với nhiều sở trường của Canada trong ICT, cơ sở hạ tầng, khai thác mỏ, khai thác dầu và khí gas, kinh doanh nông nghiệp đang tìm kiếm các cơ hội ở Indonesia.", Baldin kết luận. 

Các công ty B.C. đang hưởng lợi trên quần đảo này gồm có Viking Air Ltd. đã bán được 26 máy bay Twin Otter cho khách hàng Đông Nam Á 5 chiếc trong đó cho Airfast Indonesia từ năm 2010. Twin Otter có thể hạ cánh trên đường băng ngắn và ngay cả trên sân cỏ, lãnh nguyên và nước (có ván trượt), rất lí tưởng đối với Indonesia, chủ tịch David Curtis của Viking Air cho biết.

"Đó là một quốc gia tạo thành từ các hòn đảo, và nhiều nơi trong số này là các sân bay tí hon.
Nên những máy bay cất cánh và hạ cánh trên đường băng ngắn này rất hoàn hảo, thích hợp với địa lí của họ".

Một công ty Canada khách đã thành công đó là công ty Hệ thống Điện Ballard Power Systems với trụ sở chính đóng ở thành phố Burnaby Canada.

Từ năm 2012 Ballard đã bán được 400 hệ thống fuel-cell (tế bào hay pin nhiên liệu) cho các công ty Indonesia để họ xây dựng hệ thống điện thoại di động không dây.

Thật trớ trêu, Ballard lại là công ty hưởng lợi từ những vấn đề thách thức của cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á.
Vì mạng lưới điện không đáng tin cậy, công nghiệp viễn thông cần các máy phát điện diezel, pin và fuel-cell như các nguồn điện thay thế khi mạng lưới bị hỏng hóc, theo Guy McAree, giám đốc marketing của Ballard.

Vì vậy, trong khi Ballard và các công ti nước ngoài khác đang phải vật lộn với những thách thức như ách tắc giao thông đô thị, đường tới vùng sâu vùng xa nơi xây các tháp viễn thông khó khăn,
công ty này có thể sẽ không có cơ hội nào ở Indonesia nếu như không có các vấn đề với mạng lưới điện.

"Nó đã tạo ra cơ hội cho chúng tôi, vì thế nó là con dao hai lưỡi", McAree nói với tờ The Vancounver Sun.

Một trong những thách thức khó khăn nhất đối với Ballard là: tìm kiếm đối tác bền vững lâu dài ở địa phương là một vấn đề đối với nhiều nhà đầu từ nước ngoài, theo nhà kinh tế Barichello của UBC. 

Ngoài ra, còn một vấn đề kép nữa là nạn tham nhũng và chủ nghĩa bảo hộ đang tăng lên, mặc dù Economic Intelligence Unit của tạp chí The Economist đã dự đoán rằng các chính sách chủ nghĩa dân tộc về kinh tế dường như sẽ được kéo trở lại sau các cuộc bầu cử năm 2014.

"Chủ nghĩa dân tộc kinh tế đang mạnh lên đáng kể," Barichello nói, do mối lo ngại của công chúng về các công ty nước ngoài đã làm thất thoát của cải của đất nước.

Nạn tham nhũng tràn lan, luật bản quyền, sở hữu trí tuệ yếu đồng nghĩa với việc các công ty nước ngoài bị vấp phải chính sách bảo hộ sẽ bị bỏ rơi và ít được giúp đỡ.

"Các đối tác mạnh địa phương cung cấp một số cách để chống lại những nguy cơ này, nhưng ngay cả các đối tác địa phương được biết là cũng quay lưng lại với bạn", giáo sư của đại học UBC nói.

Một rủi ro khác cho danh tiếng của bất kì nhà đầu tư nước ngoài nào nữa đó là mặc dù có tiến bộ nhưng hồ sơ nhân quyền của Indonesia vẫn có nhiều sai sót.

Đánh giá mới nhất của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết lực lượng an ninh dính líu đến tra tấn và dùng vũ lực quá mức cần thiết, thường không bị trừng phạt.

Và mặc dù phương châm của quốc gia là Thống nhất Thông qua Sự đa dạng, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc nhà cầm quyền làm ngơ hay ít hành động trong khi các nhóm thiểu số tôn giáo như người Ki-tô giáo và hồi giáo Shia trong một đất nước mà Hồi giáo Sunni chiếm ưu thế đối mặt với các vụ tấn công, đe dọa và phân biệt đối xử đang diễn ra.

Nhưng Acharya dự đoán rằng các hành vi riêng lẻ của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo không phải là một chỉ báo sớm của sự hồi sinh của các đảng Hồi giáo. Các đảng này có số phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 2009 giảm 10 điểm xuống 28 phần trăm so với các cuộc bầu cử năm 2004.

"Người dân đang rất tự hào về nền dân chủ của họ", ông nói. 


http://www.vancouversun.com/business/emerging-markets/Emerging+Markets+Indonesia+emerges+powerhouse/9039107/story.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét