Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Công·nghệ năng·lượng mặt·trời SolarOr tích·hợp vào các tòa nhà

Một công nghệ đầy hứa hẹn của Israel được đặt trong những bức tường che và sản sinh ra điện từ năng lượng mặt trời cho những tòa nhà cao tầng mà vẫn đảm bảo đầy đủ ánh sáng bên trong. Theo Israel 21c.


solaror1
Bạn có biết các tòa nhà tiêu thụ tới 40 phần trăm điện năng? Bất ngờ với con số thống kê này, Oren Aharon, một kĩ sư quang điện của Israel đã tìm hiểu phương pháp ứng phó với tình trạng này trong bối cảnh Israel đang tiến hành thực hiện các mục tiêu “xanh” trong vài năm trở lại đây.
Giải pháp của ông được đưa ra sau 3 năm nghiên cứu và phát triển, với cái tên SolarOr, là các tấm thu năng lượng mặt trời được gắn vào hệ thống “tường rèm” ốp vào tòa nhà.
“Tôi thấy rất nhiều tòa nhà cao tầng, đặc biệt là ở Tel Aviv có những mảng kính rất lớn, và các mảng diện tích này là nơi lý tưởng để giúp chúng ta sản sinh ra năng lượng,” Aharon cho biết.
Bức “tường rèm” là một lớp kính ép khí nhằm bảo vệ tòa nhà khỏi nắng, mưa và gió, đồng thời thu ánh sáng tự nhiên vào bên trong. Aharon cho rằng nên tận dụng bức “tường rèm” này để tạo ra điện năng cho tòa nhà.
“Chúng tôi đã thiết kế ra hệ thống BIPV — quang điện tích hợp cho công trình nhà cao tầng – trong đó chúng đưa khí vào giữa hai lớp kính theo một tỉ lệ chuẩn để nó có thể sản sinh nhiều năng lượng và đồn thời cho phép khoảng 30% ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy vào các tòa nhà,” theo Aharon.
Các tấm BIPV cũng có tác dụng cách nhiệt. Hệ thống SolarOr được thiết kế để tạo ra điện năng sản sinh từ năng lượng mặt trời thông qua hệ thống dây dẫn từ các tấm này tới tường trụ của tòa nhà.
Aharon giải thích “Ở mỗi tầng, một bộ chuyển đổi điện sẽ giúp chuyển từ năng lượng đầu vào DC thành năng lượng đầu ra AC. Với cách này, bạn có thể sử dụng nguồn điện cho tòa nhà cũng như bán cho các công ty điện khác khi không dùng tới.”
Diện tích lắp đặt ‘tường rèm’ với công nghệ SolarOr sẽ do kiến trúc sư quyết định, do không nhất thiết thiết phải lắp đặt toàn bộ hệ thống này xung quanh tòa nhà.
Aharon biết trước rằng các kiến trúc sư sẽ không sử dụng hệ thống này trừ khi nó đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ. “Cuối cùng chúng tôi đã tìm ra một chất liệu nhựa nhìn giống như cấu trúc của tổ ong, với màu sắc đẹp đẽ được tạo ra từ sự tiếp xúc của các phân tử mặt trời với bề mặt,” Aharon cho biết.


Đi vào sản xuất
Kết cấu 'tường rèm'
Kết cấu ‘tường rèm’
Công ty SolarOr có trụ sở gần Trung tâm Công nghệ Technion-Israel hiện đang trong quá trình huy động vốn để bắt tay vào sản xuất tại Kibbutz Magen ở miền nam Israel.
“Chúng tôi nhận được sự quan tâm từ khắp nơi trên thế giới. Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đang chờ đặt hàng. Chúng tôi đã gửi bằng sáng chế đi khắp nơi và hiện đã nhận được chứng nhận từ Trung Quốc, Mexico và Israel, đang chờ chứng nhận từ Hoa Kỳ và một số quốc gia khác.”
Giá dự kiến sẽ là khoảng $300/m2, mỗi tấm sẽ có diện tích 2x3m.
“Để tiến hành sản xuất hàng loạt quy mô lớn, chúng tôi cần có đủ nguồn vốn”, theo Aharon, người từng làm việc tại Rafael Advanced Defense Systems, công ty lớn nhất khu vực phía bắc Israel.
“Đối với tôi, ở một khía cạnh nào đó, việc bắt đầu với SolarOr giống như trở về cội nguồn, do trước đây tôi từng làm trợ lý cho bộ trưởng Bộ năng lượng.”
Trong một triển lãm lớn về năng lượng tại Hoa Kỳ năm ngoái, SolarOr được chọn là một công nghệ đầy hứa hẹn do giới truyền thông bình chọn.
Michal Bitterman, chủ tịch đồng thời là người sáng lập Hội đồng công trình xanh Israel (Israel Green Building Council) cho rằng ý tưởng của SolarOr rất trùng hợp với chủ trương của Hội đồng về việc thúc đẩy phương pháp thiết kế tích hợp tối ưu hóa thiết kế và công nghệ để bảo tồn năng lượng, tăng hiệu quả và sản lượng. “Công nghệ năng lượng mặt trời là một công nghệ then chốt trong việc xây dựng công trình xanh ở Israel cũng như để sản sinh năng lượng nói chung. Tuy nhiên, nhiều công nghệ như vậy vẫn còn đang ở giai đoạn phát triển và chưa đạt mức tối ưu trong sử dụng và năng suất. Thật là vô lý khi thấy rằng chúng ta vẫn sử dụng rất ít những công nghệ như thế này để tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng lớn – mặt trời”.
Bà gọi SolarOr là “sự áp dụng tốt nhất một ý tưởng tuyệt vời vào các tòa nhà cao tầng với diện tích mái nhỏ và diện tích bao quanh lớn có thể sản sinh điện năng… Tiếp tục nghiên cứu và phát triển hơn nữa sẽ giúp ý tưởng này bước thêm một bước tiến trong quá trình trở thành công nghệ hiệu quả hơn với quy mô lớn hơn”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét