Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Lá·chắn tên·lửa cho máy·bay dân·dụng

Vào đầu năm nay, Bộ Quốc phòng Israel thông báo hệ thống “Lá chắn trời” do một công ty của nước này sản xuất đã bảo vệ thành công máy bay Boeing 737 của hãng El Al Airlines trong các đợt bắn thử tên lửa thật. “Hệ thống “Lá chắn trời”, dựa trên công nghệ laser hiện đại giúp đánh lạc hướng các tên lửa nhắm vào máy bay, đã được Bộ Giao thông Israel chọn để bảo vệ cho các máy bay dân sự của mình” 

Việc bảo vệ máy bay dân dụng trước mối đe dọa từ tên lửa là bài toán nan giải với các hãng hàng không trên thế giới.



Tên lửa vác vai đang là mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với an ninh hàng không dân sự - Ảnh: U.S Marines 
Mọi hành khách đến Mỹ và châu Âu đều quen thuộc với quy trình kiểm tra an ninh: cởi giày, đặt laptop vào khay nhựa, tháo bỏ mọi đồ vật bằng kim loại, đặt các chai chất lỏng vào túi ni lông và đi qua máy quét kim loại. Tuy nhiên, những biện pháp phòng ngừa như vậy chỉ có thể bảo vệ hành khách khỏi nguy cơ bị đánh bom hoặc tấn công bằng vũ khí trên khoang máy bay, nhưng hoàn toàn vô dụng trong trường hợp tên lửa tấn công. Trên thực tế, trong lịch sử hàng không dân dụng, hơn một chục máy bay dân sự đã trở thành nạn nhân của những vụ tấn công tên lửa và mới nhất là nghi vấn chuyến bay MH17 của hãng Malaysia Airlines trúng tên lửa ở miền đông Ukraine.
Lá chắn trời
Vào đầu năm nay, Bộ Quốc phòng Israel thông báo hệ thống “Lá chắn trời” do một công ty của nước này sản xuất đã bảo vệ thành công máy bay Boeing 737 của hãng El Al Airlines trong các đợt bắn thử tên lửa thật. “Hệ thống “Lá chắn trời”, dựa trên công nghệ laser hiện đại giúp đánh lạc hướng các tên lửa nhắm vào máy bay, đã được Bộ Giao thông Israel chọn để bảo vệ cho các máy bay dân sự của mình”, theo Đài Fox News dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng. Trong khi đó, không quân Mỹ hiện sử dụng công nghệ gọi là Hệ thống đối phó hồng ngoại dành cho máy bay lớn (LAICS), dùng để trang bị cho máy bay vận tải hạng nặng và máy bay tiếp liệu. Air Force One, chuyên cơ của tổng thống Mỹ dựa trên phiên bản chỉnh sửa của Boeing 747, cũng được cho là có lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tương tự.
Về phần mình, hãng Northrop Grumman đã phát triển hệ thống chống tên lửa gọi là “Người bảo vệ” và trang bị cho các máy bay MD-11. Theo nhà thầu quân sự của Mỹ, khi phát hiện có vụ phóng tên lửa phòng không vác vai, hệ thống này sẽ theo dõi tên lửa đang đến, sau đó dùng tia laser để làm nhiễu hệ thống dẫn đường của tên lửa, khiến nó chệch mục tiêu. Toàn bộ quá trình diễn ra trong vòng từ 2 đến 5 giây và phi hành đoàn không cần phải can thiệp.
Kế hoạch xa vời
Thế nhưng, việc trang bị các khả năng phòng thủ như trên cho các chuyến bay thương mại vẫn còn là chuyện khá xa vời, theo ông Jim Walsh, Giám đốc Chương trình nghiên cứu an ninh thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Đáng lưu ý, ông Walsh cho hay rất khó bảo vệ máy bay dân sự trước các hệ thống tên lửa quân sự phức tạp. Trước mắt, nếu có thể, các hãng hàng không thương mại chỉ phòng chống được các tên lửa tầm nhiệt vác vai, hiện là nguy cơ ngày càng nghiêm trọng hơn. Vào năm 2002, các phần tử khủng bố Hồi giáo là đối tượng bị tình nghi lớn nhất trong vụ tên lửa vác vai bắn trượt một chiếc máy bay của Israel vừa cất cánh khỏi phi trường ở Mombasa (Kenya). Những báo cáo gần đây cho thấy quân nổi dậy tại Iraq và Syria đã tranh thủ dự trữ thêm tên lửa vác vai.
Chuyên gia Walsh cũng cho rằng ngành hàng không thế giới sẽ không gấp rút trang bị các hệ thống phòng vệ cho máy bay dân sự, do hầu hết các tuyến bay đều không đi qua vùng chiến sự và chi phí triển khai lớn. “Mỗi hệ thống như vậy mất khoảng 1 triệu USD để trang bị”, theo Reuters dẫn lời ông Walsh. Chỉ tính riêng tại Mỹ, tổng số tiền phải chi lên đến 4 tỉ USD nếu các hãng như Delta Air Lines, US Airways, United Airlines quyết định nâng cấp máy bay.
Theo tờ Politico, luật Phòng thủ tên lửa cho hàng không dân dụng đã được giới thiệu trước quốc hội Mỹ vào năm 2003, theo đó dùng các nguồn quỹ chung để trang trải chi phí lắp hệ thống chống tên lửa cho máy bay Mỹ. Thế nhưng, cho đến nay, Đồi Capitol vẫn bảo lưu ý kiến cho rằng nguy cơ hiện không đủ lớn để buộc các hãng hàng không trang bị khả năng phòng thủ tên lửa cho các chuyến bay dân sự.

Hàng không thế giới ngưng bay đến Israel vì sợ tên lửa
Các hãng hàng không Mỹ, châu Âu đã ngưng các tuyến bay đến Israel sau khi một quả rốc két san bằng ngôi nhà cách phi trường Ben Gurion tại Tel Aviv khoảng 1,6 km vào ngày 22.7. Theo Reuters, Delta Air Lines và United Airlines nằm trong số các hãng hàng không của Mỹ, Canada, châu Âu quyết định hủy đường bay vô hạn định. “Do tình hình đang trở nên nguy hiểm vì xung đột vũ trang tại Israel và Dải Gaza, mọi chuyến bay của Mỹ kết nối phi trường quốc tế Ben Gurion đều bị cấm cho đến khi có thông báo kế tiếp”, theo chỉ thị của Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA). Bộ Giao thông Israel đang nỗ lực thuyết phục FAA dỡ bỏ lệnh cấm với lời cam đoan rằng phi trường Ben Gurion an toàn và được bảo vệ chặt chẽ. Trong khi đó, Cơ quan An toàn hàng không châu Âu (EASA) đặc biệt khuyến nghị nên tránh phi trường Ben Gurion trước khi có thông tin mới. Hiện các hãng hàng không châu Âu như KLM, Lufthansa, Austrian Airlines, Swiss Air, Air France đã ngưng bay đến Israel.
H.G
Thụy Miên
(Thanh niên24/07/2014 09:00)


Skyshield: “lá chắn tên lửa” của máy bay chở khách Israel

Trong tương lai, tất cả các máy bay chở khách của Israel sẽ được trang bị hệ thống phòng laser Skyshield giúp chống mối đe dọa tên lửa vác vai.


Israel gần đây đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng vệ định hướng bằng laser C-MUSIC (DIRMC) có thể trang bị cho máy bay chở khách. Theo đánh giá của các chuyên gia Israel, đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống phòng vệ dân sự này.

Được biết tới với cái tên là “Skyshield”, hệ thống DIRMC được thiết kế để nhằm bảo vệ an toàn cho các máy bay thương mại của Israel trước nguy cơ bị tấn công bởi các loại tên lửa phòng không vác vai.

 Thành phần hệ thống phòng thủ Skyshield lắp đặt thử nghiệm trên máy bay tiếp dầu Boeing 707 (dùng khung thân máy bay chở khách Boeing 707).


Trong suốt quá trình phát triển kéo dài hơn 10 năm, với hàng loạt cuộc thử nghiệm được diễn ra, và cuối cùng DIRMC đã đạt được cột mốc quan trọng khi vượt qua được các bài kiểm tra của Cơ quan Hàng không Dân dụng Israel (CAA) thuộc Bộ giao thông vận tải của nước này. Theo quan chức thuộc CAA thì có thể trong thời gian sắp tới Skyshield sẽ được cấp phép và đưa vào sử dụng trong tương lai gần. 

Skyshield được phát triển bởi Công ty Elbit Systems, sử dụng một chùm ánh sáng laser để vô hiệu hóa khả năng tìm nhiệt của các loại tên lửa phòng không và làm nó chệch hướng khỏi mục tiêu. Skyshield đã được Bộ Giao thông vận tải Israel lựa chọn để trang bị trên các máy bay dân sự đang hoạt động thuộc các hãng hàng không thương mại của Israel.
 Tên lửa vác vai là mối đe dọa rất lớn với máy bay chở khách Israel.


Theo Tướng Eitan Eshel, người đứng đầu của chương trình Nghiên cứu và Phát triển của Bộ quốc phòng Israel: “Skyshield đã trải qua hàng loạt quá trình thử nghiệm phức tạp được diễn ra tại Israel. Qua các bài kiểm tra hệ thống này đã bảo vệ an toàn cho một máy bay mô phỏng trước nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa. Các bài kiểm tra bao gồm hàng loạt các mối đe dọa mà các hệ thống của SkyShield sẽ phải giải quyết để bảo vệ một máy bay chở khách thương mại ”.

Sự gia tăng các nguy cơ máy bay chở khách Israel có thể bị tấn công bởi các tên lửa phòng không vác vai ngày càng cao trong bối cảnh hiện nay và là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Isreal trong suốt nhiều năm.

Hiện nay, các tổ chức khủng bố cũng như các tập đoàn tội phạm đã có thể dễ dàng tiếp cận với các loại vũ khí phòng không cá nhân. Nhất là sau khi chính phủ Lybia sụp đổ vào năm 2011, với hàng ngàn quả tên lửa vác vai bị thất lạc cũng như nguồn cung của các loại vũ khí này xuất phát từ Trung Quốc và Iran không được kiểm soát chặt chẽ khiến nguy cơ các máy bay của Isreal bị tấn công cao hơn bao giờ hết.


 Thử nghiệm Skyshield trên máy bay Boeing 707.

Theo một báo cáo được công bố gần đây của tờ Wall Street Journal, Ả Rập Saudi đang cung cấp cung cấp một số lượng nhất định tên lửa không vác vai do Trung Quốc chế tạo cho phe đối lập của Syria. Mỹ từ lâu đã phản đối việc trang bị tên lửa phòng không cho quân nổi dậy ở Syria vì lo sợ các phần tử cực đoan ở nước này có thể dùng chính loại vũ khí này tấn công ngược trở lại các hãng hàng không thương mại trong khu vực hoặc của Phương Tây. 

Không giống như các hệ thống phòng vệ bằng hồng ngoại được trang bị trên các loại máy bay quân sự, các máy bay thương mại không thể sử dụng những hệ thống như vậy trên mỗi chuyến bay. Thay vào đó, những chiếc máy bay thương mại sẽ được cài đặt một hệ thống thiết bị điện tử hoàn toàn riêng biệt và tùy thuộc vào mức độ đe dọa của các cuộc tấn công dưới mặt đất mà cơ quan an ninh quốc gia Israel sẽ có những trang bị cũng như thiết lập phù hợp. 

Sau khi cài đặt trên máy bay và khởi động, hệ thống SkyShield sẽ được lập trình để bảo vệ máy bay hoàn toàn tự động trước bất cứ nguy cơ đe dọa nào. Hệ thống SkyShield sẽ được cung cấp cho tất cả các hãng hàng không của Israel như một phần tài trợ của chính phủ nước này.
(Kiến thức19:00 11/03/2014 (GMT+7))

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét