Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

"Chúa Giê-su có phải là một vị Bồ tát không?"


Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân
Giới thiệu Chúa Giê su như là một vị Bồ tát đã trở thành một xu hướng có thể ghi nhận trong đạo Phật. Có vị sư cho rằng chúa Giê su và Phật là hai anh em. Cá biệt, nghe nói có chùa treo ảnh Chúa.

Đây không phải là vấn đề của riêng Phật giáo Việt Nam. Vì vậy, đã có tài liệu Phật giáo tìm hiểu về vấn đề này. Câu hỏi được dùng làm tựa đề của bài viết này được đặt trong ngoặt kép vì đó là tên của một mục trong quyển sách có nhan đề “Giáo trình Phật học” tác giả Chan Khoon San, biên dịch Lê Kim Kha, nhà xuất bản Tp.HCM, 2013.

Trước khi dẫn lại ở đây toàn bộ nội dung giải đáp câu hỏi nêu trên, chúng tôi xin giới thiệu qua về sách “Giáo trình Phật học”.

Quyển sách này, như tên gọi của nó, là một quyển sách giáo lý Phật giáo phổ thông, có thể so sánh với quyển “Đức Phật và Phật pháp” của tác giả Narada, nhưng được trình bày theo một hình thức khác.Sách cung cấp cho người đọc những hiểu biết tổng quát về Phật học, trên cơ sở giáo lý Phật giáo Nam truyền.

Viết dưới dạng “giáo trình”, quyển sách nhắm tới mục tiêu giúp người đọc hệ thống kiến thức Phật học, ghi nhớ những kiến thức đó một cách dễ dàng. Sách cũng là một dạng tài liệu Phật học ứng dụng, nên có những vấn đề đi rất sát thực tế, chẳng hạn vấn đề mà chúng ta đang tìm hiểu.

Sách được ghi là “Bản dịch tiếng Việt này được in để ấn tống miễn phí và không được bán” ở đầu sách, nhưng không hiểu sao, được bán nhiều ở các nhà sách. Tuy nhiên, giá bán sách ghi trên bìa là 144.000 đồng vẫn khá rẻ so với quyển sách 670 trang khổ 16x24 cm.

Quyển sách rất đáng để người muốn tìm hiểu về Phật giáo đọc tham khảo và những người đã có am hiểu nhất định về Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Nam tông, dùng như một quyển tra cứu nhanh những nội dung chính của giáo lý Phật giáo.


Dưới đây là nội dung trả lời câu hỏi “Chúa Giê su có phải là một vị bồ tát không?” (trang 230 sách đã dẫn)

“Giê-Su (Jesus Christ) có phải là một vị Bồ tát không?
Đây là vấn đề hoàn toàn riêng của một người bên giới theo Phật giáo, vì một số gia đình có một số giả định hay quan điểm cho rằng Chúa Giê-su như một vị Bồ tát (Bodhisatta), họ đưa ra những lý lẽ như sau:

1. Giê-su đã giảng dạy giáo lý của Ngài về sự nhẫn nhục, sự bất bạo động và lòng bác ái, mà những điều này hình như trái lại với quan điểm của đức Chúa Trời theo như Kinh Cựu Ước (Old Testament).

2. Một Bồ tát không nhất thiết phải là một phật tử hay một người theo Phật giáo trong kiếp sống trước trước khi người ấy thành Phật ở kiếp cuối cùng.

3. Sự hy sinh sinh mạng của bản thân mình để cứu rỗi cho tất cả những người khác là một bằng chứng chắc chắn là một Bồ tát (theo định nghĩa về phẩm chất của một vị Bồ tát như đã nói trên – ND).

Để đạt được mục tiêu rốt ráo là quả vị Phật, một Bồ tát phải thực hành viên mãn mười điều hoàn thiện (Ba-la-mật) bằng chính nỗ lực và khả năng của bản thân mình, không dựa vào bất kỳ sự giúp đỡ nào bên ngoài. Vì nếu không phải vậy, họ sẽ không đủ phẩm chất được gọi là hoàn Thiện!.

Trong kiếp sống cuối cùng của mình, một vị Bồ tát phải nỗ lực hết sức mình để tâm cầu, chứng đạt bằng được sự giác ngộ. Người ấy phải hạ quyết tâm và thề nguyện rằng: “Dù cho chỉ còn là da, gân, xương và máu đã cạn khô, Ta nhất định không đứng dậy cho đến khi nào Ta chứng đạt giác ngộ”. Những chu kỳ thế giới khi... • 213 Bằng chính nỗ lực bản thân mình, mới đạt được giác ngộ.

Như vậy Phật giáo chủ trương tất cả mọi người, kể cả những vị Bồ tát phải nỗ lực bằng chính bản thân mình mới có cơ hội thành đạo, chứ không dựa vào một đấng tối cao nào.

Trong khi đó, học thuyết của Giê-su thì ngược lại. Điều đó cho thấy Giê-su không phải là một người tin theo quy luật nghiệp báo, không phải là một Kammavadi, nhưng ngài đã dạy mọi người rằng sự cứu rỗi của mỗi người là nhờ vào ơn huệ của đức Chúa Trời. Điều này đã phân định rõ ràng Giê-su không phải là một vị Bồ tát như một số người đã giả định và luận giảng!

Hiện nay, chúng ta thường gặp nhiều bài viết của nhiều tu sĩ Phật giáo cố gắng đưa song song những giáo lý Phật pháp và những đoạn Kinh Phúc Âm của chúa Giê-su, cứ như thể đó là cùng một thông điệp từ 2 người thầy khác nhau vậy.

Mọi tôn giáo trên thế giới này đều dạy những tín đồ của mình những điều tốt đẹp, thực hiện những điều từ bi và thiện lành, tuân theo những giới hạng đạo đức (sila). Một số tôn giáo thì dạy cho mọi người biết thực hành tại trung tâm để đạt được sự định tâm (samatha) để tăng trưởng sự tĩnh tâm và hạnh phúc.

Lý thuyết chung của Thiên Chúa giáo là mọi người phải thờ phụng Chúa Trời và số phận của mọi người phụ thuộc vào ân huệ của Chúa. Điều đó không giống như giáo lý Phật giáo chủ dạy rằng con người cần thực hành Bát Chánh Đạo như là con đường dẫn đến sự chứng ngộ Niết bàn hạnh phúc và giác ngộ, chấm dứt đau khổ.

Và mục tiêu tối thượng này cần phải được thực hiện, tu tập bằng tất cả nỗ lực của mỗi cá nhân, chứ không phải bằng những lời cầu nguyện!.”

Minh Thạnh (giới thiệu)
Ghi chú: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của tác giả
Source: http://phatgiao.org.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét