Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Ảnh hiếm về xe·hơi đầu·tiên của Việt·Nam

Năm 1972, lương giáo viên trong 16 tháng đã có thể mua được xe ô tô La Dalat, xe ô tô đầu tiên sản xuất ở Việt Nam, với giá cả cạnh tranh hơn cả Toyota hay Mazda. 

Thời điểm năm 1972, giá xe La Dalat 1971 là 650.000 đồng, trong khi Mazda 1200 có giá 1.450.000 đồng, Toyota 800 Sedan 1.100.000 đồng (lương trung bình của 1 giáo viên thời điểm đó tương đương 40.000 đống/tháng). Với mức giá cạnh tranh, La Dalat đã thành công khi giành lại phần lớn thị trường từ các hãng xe hơi Nhật. 

La Dalat trên đường phố Sài Gòn.
Xe hơi đầu tiên của Việt Nam La Dalat ít tốn xăng, dễ sửa chửa, thay thế và đặc biệt một số bộ phận... đều có thể "tự chế".


VG 100 của Vinaxuaki


Sự xuất hiện của 2 chiếc xe được xem là hàng nội Việt Nam đầu tiên do Vinaxuki sản xuất và lắp ráp với tỷ lệ nội địa hóa 58%, thu hút sự chú ý của nhiều người thời gian qua. Trong đó, chiếc VG 100 sử dụng động cơ 1.0 lít, giá bán 220 triệu đồng và VG 150 động cơ 1.3 và 1.5 lít có giá bán lần lượt là 329 triệu và 349 triệu đồng.

  • La Dalat trên một mẩu quảng cáo.

  • Đây không phải là những xe hơi đầu tiên do Việt Nam sản xuất. Chiếc xe đầu tiên được ghi dấu trong nền công nghiệp ô tô Việt Nam mang thương hiệu La Dalat, ra đời năm 1970. 


  • Giữa thập niên 60, với việc nhập cảng ồ ạt các loại xe gắn máy đến từ Nhật với các thương hiệu như: Toyota, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Daihatsu... xe do Pháp chế tạo không còn sức thu hút người tiêu thụ ngoại trừ chiếc Citroën 2CV. Hãng Citroën quyết định tung ra thị trường một loại xe thực dụng và rẻ tiền khiến các công ty sản xuất xe Nhật Bản không thể cạnh tranh được.

  • Động cơ đơn giản của La Dalat.
  • Dựa trên mẫu mã của chiếc Méhari và chiếc Babybrousse rất thành công ở các thuộc địa cũ, Citroën nhập cảng vào Việt Nam những bộ phận chính như: động cơ, tay lái, giảm xóc, phanh... Còn đèn, còi báo hiệu, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải... được chế tạo tại Việt Nam.
  • Công ty Xe hơi Sài Gòn.
    Trước đó, hãng xe Citroën đã thiết lập một xưởng ở Đông Dương vào năm 1936, trụ sở lúc đầu đặt tại góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ hiện nay đã trở thành khách sạn Caféteria Rex ở Sài Gòn. Sau đó, trụ sở được dời đi và đổi tên thành Công ty Xe hơi Citroën, sau là Công ty xe hơi Sài Gòn tại nơi bây giờ là Diamond Plaza. 
  • La Dalat sở hữu động cơ 4 thì, 602 phân khối, 31 mã lực, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp (flat twin), hộp số gồm 4 số tay, truyền động ở trục bánh trước. Xe có kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 4.003 x 1.530 x 1.540 mm. Mẫu đầu tiên lắp ráp tại Việt Nam có trọng lượng khoảng từ 480 - 590 kg (tùy theo kiểu), kiểu xe thùng nặng 770 kg.

  • Logo La Dalat trước kính chắn gió.
  • La Dalat đánh đúng vào nhu cầu của dân lao động Việt Nam: ít tốn xăng, dễ sửa chữa, dễ thay thế. Đặc biệt, các bộ phận như cánh cửa, kính xe, thùng xe... đều có thể "tự chế". Các bộ phận rời được bán với giá rẻ vì được chế tạo tại Việt Nam. 

  • Ladalat ngày nay

  • Thời điểm năm 1972, giá xe La Dalat 1971 là 650.000 đồng, trong khi Mazda 1200 có giá 1.450.000 đồng, Toyota 800 Sedan 1.100.000 đồng (lương trung bình của 1 giáo viên thời điểm đó tương đương 40.000 đống/tháng). Với mức giá cạnh tranh, La Dalat đã thành công khi giành lại phần lớn thị trường từ các hãng xe hơi Nhật. 

  • Một chiếc xe Ladalat trưng bày ở Bỉ.
    Năm 1973, chính hãng xe Citroën đã đưa về Pháp 3 mẫu khung xe La Dalat đóng tại Sài Gòn để phân tích thiết kế, từ đó cho ra đời kiểu khung xe dễ sản xuất mà không đòi hỏi đầu tư nhiều công nghệ trong chiếc xe FAF sau này. 

  • Xe La Dalat được dùng trong đám cưới.
    La Dalat từng có kế hoạch sản xuất xe 100% nội địa hóa và xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực. Vào thời điểm này, các nước trong khu vực Đông Nam Á chưa có hãng xe hơi nào. 

  • Xe La Dalat vẫn xuất hiện trên đường phố ngày nay, cho ta cái nhìn về một thời oanh liệt của dòng xe này.

  • Xe La Dalat vẫn xuất hiện trên đường phố ngày nay, cho ta cái nhìn về một thời oanh liệt của dòng xe này.

  • La Dalat sánh ngang các dòng xe khác.
    Năm 1975, khi đóng cửa nhà máy, tỉ lệ nội địa hóa của La Dalat đã lên được 40%. Đây là một tỉ lệ đáng mơ ước của các hãng lắp ráp xe hơi ngày nay. Bởi có những hãng sau gần 20 năm lắp ráp, tỉ lệ nội địa hóa mới chỉ loanh quanh ở con số 20%. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét