Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Phương·pháp tốt nhất để học một ngôn·ngữ là gì?

Phương·pháp tốt nhất để học một ngôn·ngữ là gì?

Tác·giả: Satish Chandra Satyarthi
Người dịch: Nguyễn·Tiến·Hải

Tôi thường nhận được thư từ các độc·giả TOPIK GUIDE xin lời khuyên về những thứ như làm thế nào để cải·thiện kỹ·năng tiếng Hàn, cách tốt nhất để học từ·vựng là gì, làm thế nào để nói thông·thạo tiếng Hàn, vân·vân. Trong bài viết này , tôi muốn chia·sẻ phương·pháp tốt nhất để nâng·cao các kỹ·năng ngoại·ngữ của bạn.

Điều đầu·tiên tôi muốn nói với bạn là không có phương·pháp "tốt nhất" nào để học một ngôn·ngữ cả. Vì vậy, nếu bạn đang nghĩ rằng bạn của bạn  có thể nói tiếng nước ngoài một cách lưu·loát, hoàn·hảo là vì anh ta có một phương·pháp bí·mật nào đó mà anh ta giấu không nói cho bạn biết thì bạn nên bỏ suy·nghĩ đó đi. Có·thể là anh ta có một phương·pháp tuyệt·vời giúp anh ấy học ngôn·ngữ một cách hiệu·quả hơn; nhưng nó không có nghĩa là bạn cũng sẽ trở·thành một người nói ngoại·ngữ thông·thạo ngay khi bạn có được phương·pháp học·tập bí·mật đó trong tay mình. Tất·cả chúng·ta đều khác nhau và phần học ngôn·ngữ của não chúng ta làm việc khác nhau. Tất·cả chúng·ta sử·dụng các phương·pháp khác nhau để ghi·nhớ các thứ. Một phương·pháp học·tập tuyệt·vời của người khác không nhất·thiết sẽ phù·hợp với bạn. Vì vậy, phương·pháp tốt nhất cho việc học ngôn·ngữ, hoặc cho việc học bất·cứ điều gì, là phương·pháp mà chính bạn phải nghĩ ra, độc·quyền riêng bạn và phù·hợp với bạn nhất.

Nhiều học·viên thích có các danh·sách từ·vựng rất dài và ghi·nhớ chúng bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần. Phần lớn các nghiên·cứu đã chỉ ra rằng phương·pháp này không hiệu·quả, nhưng đây lại là phương·pháp phù·hợp nhất đối với một số người, và họ không cần phải thay·đổi cách học của mình chỉ vì nghiên·cứu nào đó nói rằng nó không tốt. Tương·tự như vậy, những người thích dùng Flashcards, hình·ảnh hay các ứng·dụng điện·thoại thông·minh để ghi·nhớ từ không cần phải sử·dụng các danh·sách từ·vựng chỉ vì giáo·viên của họ đề·nghị phương·pháp đó.

Nhiều học·viên lập danh·sách các quy·tắc ngữ·pháp và thực·hành chúng bằng cách đặt các câu mới. Đây là một trong những phương·pháp phổ·biến nhất để học ngữ·pháp nhưng nhiều người lại thấy nó nhàm·chán và vô·dụng. Họ thà tìm·hiểu các quy·tắc ngữ·pháp mới trong khi đọc các văn·bản có nghĩa, ví·dụ như các câu chuyện kể, báo, tạp·chí , v.v. Thậm·chí một số người còn ghét phương·pháp này. Họ thích các tài·liệu nghe nhìn - như các bài hát, phim truyền·hình, phim điện·ảnh, hơn là sách. Và cách đó với họ có hiệu·quả. Tôi đã gặp nhiều sinh·viên nước ngoài tại Hàn·Quốc học tiếng Hàn bằng cách xem phim truyền·hình Hàn·Quốc một mình nói tiếng Hàn tốt hơn những người học tiếng Hàn chính·quy tại trường hay viện nào đó. Tôi quan·sát thấy rằng các học·viên học ngôn·ngữ chủ·yếu thông·qua các tài·liệu nghe nhìn thường rất giỏi trong việc nói và nghe nhưng kỹ·năng viết của họ rất yếu. Nhiều người trong số họ không có khả·năng viết một cách mạch·lạc, gắn·kết, và mắc lỗi chính·tả thường·xuyên. Mặt khác, những người học ngôn·ngữ chủ yếu theo cách truyền·thống, sử·dụng sách giáo·khoa và các danh·sách ngữ·pháp-từ·vựng rất giỏi đọc và viết nhưng họ nói không lưu·loát và khả·năng nghe của họ cũng rất yếu. Họ có thể nói bằng thứ ngữ·pháp hoàn·hảo nhưng không lưu·loát và ngữ·điệu không được tự·nhiên, nên bài phát·biểu của họ có·vẻ không được tự·nhiên. Vì vậy cần kết·hợp tốt và cân·bằng các phương·pháp này.

Nếu bạn không có cơ·hội sống ở nước nói ngôn·ngữ mà bạn đang học, thì bạn sẽ gặp nhiều khó·khăn hơn để đạt được mức·độ lưu·loát và ngữ·điệu tự·nhiên gần như người bản·ngữ, vì nghe nói là một phần rất quan·trọng của việc học ngôn·ngữ. Sách có·thể dạy cho bạn ngữ·pháp, từ·vựng và các khía·cạnh kỹ·thuật khác của ngôn·ngữ nhưng để hiểu cách sử·dụng ngôn·ngữ trong các tình·huống thực·tế, bạn cần phải sống trong môi·trường xã·hội và văn·hóa nơi người ta nói ngôn·ngữ đó. Tuy·nhiên, cũng có nhiều cách để có thể nắm·bắt được ngữ·điệu tự·nhiên và sử·dụng được ngôn·ngữ giao·tiếp/thực·tế mà không phải đi đến đất·nước đó. Phim điện·ảnh, phim truyền·hình nhiều tập, các bài·hát và các clip trên YouTube là nguồn tài·nguyên tuyệt·vời để hiểu được ngôn·ngữ đích·thực. Có những người không·thể phát·triển được các kỹ·năng ngôn·ngữ của họ ngay cả khi họ sống ở nước nói ngôn·ngữ đó trong một thời·gian dài,  nhưng cũng có nhiều người có·thể sử·dụng được các tài·nguyên sẵn có trên mạng và nói thông·thạo ngôn·ngữ của đất·nước mà họ chưa từng đến thăm.

Ngày·nay, có rất nhiều trang web và các cộng·đồng trực·tuyến giúp bạn học·tập và trao·đổi ngôn·ngữ. Hơn nữa, có các mạng xã·hội như Facebook và Twitter, nơi bạn có·thể gặp·gỡ người bản·ngữ và những bạn cùng học, chia·sẻ tài·nguyên, khúc·mắc và giải·pháp. Một số trang web rất tốt cho người học ngôn·ngữ, mà tôi có thể nhớ ra ngay, đó là - Anki, Memrise, LiveMochaDuilingo .

Cuối·cùng, tôi muốn chia·sẻ với các bạn một phương·pháp học ngôn·ngữ mà tôi thấy rất hiệu·quả đối với cá·nhân mình. Đó là "Đừng chỉ tiêu·thụ (đọc và nghe) ngôn·ngữ, mà hãy sản·xuất (nói và viết) nó ngay từ ngày đầu·tiên bạn bắt·đầu học". Hầu·hết các học·viên ngôn·ngữ có vấn·đề chung đó là Sợ ngoại·ngữ. Họ cảm·thấy không thoải·mái và lo·lắng trước khi nói bằng ngoại·ngữ, đặc·biệt trước mặt mọi người. Có nhiều nguyên·nhân gây·ra sự lo·lắng này, nhưng nguyên·nhân chính là sợ bị đánh·giá tiêu·cực - sợ mắc sai·lầm và sợ mọi người sẽ có một hình·ảnh xấu về bạn, chỉ trích bạn hay cười chế nhạo bạn. Nỗi sợ bị đánh·giá tiêu·cực này là rào·cản lớn nhất trong việc học thành·công một ngôn·ngữ nước ngoài. Vượt qua nỗi sợ mắc sai·lầm, bạn lập·tức sẽ nhận ra rằng bạn đã có·thể nói tốt ngoại·ngữ hơn.

Tôi có một người bạn nói tiếng Hàn rất kém. Cậu ấy không·thể thốt ra được một câu hoàn·chỉnh mà không lắp·bắp. Nhưng sau khi uống vài chai rượu Soju, cậu ấy có·thể nói·chuyện rất thông·thạo bằng tiếng Hàn. ;) Tại sao lại như vậy? Khả·năng ngôn·ngữ của cậu ấy cũng giống như trước khi uống Soju kia mà? Đó là vì lúc ngà·ngà say cậu ấy không còn sợ  mắc lỗi nhiều khi nói nữa. Khi trẻ·em bắt·đầu nói những tiếng đầu·tiên, thì lời·nói đầy·rẫy các lỗi ngữ·pháp. Đôi·khi lời·nói không có nghĩa gì cả. Nhưng may·mắn thay, trẻ·em không bận·tâm. Chúng tiếp·tục nói ngôn·ngữ với mục·đích duy·nhất là truyền·đạt được những gì chúng muốn. Khi bạn nói·chuyện, hãy nghĩ người nghe là người muốn biết những gì bạn muốn nói, chứ đừng nghĩ rằng họ là người ở đó để đánh·giá về ngữ·pháp hay cách phát·âm của bạn. Nếu bạn phạm sai·lầm và không có khả·năng truyền·đạt được ý·nghĩa, hãy lặp lại, nói lại, lặp lại một lần nữa, sử·dụng cử·chỉ điệu·bộ cơ·thể - làm tất·cả mọi thứ bạn sẽ làm nếu như bạn là một đứa·trẻ. Nếu bạn gặp một lỗi nghiêm·trọng khi nói·chuyện với một người nào đó có kỹ·năng ngôn·ngữ tốt hơn so với bạn, có khả·năng họ sẽ sửa sai giúp bạn. Và đó chính là cách tuyệt·vời để học được một ngôn·ngữ - gây ra thật nhiều lỗi và sửa·chữa chúng.

Bạn có biết phương·pháp học nào khác không? Nếu có xin hãy chia·sẻ cho tôi và các bạn khác ở phần comment bên dưới! :)

Bài gốc: 
Satish Chandra Satyarthi, What is the Best Method to Learn a Language?
April 10, 2014
URL: http://www.topikguide.com/2014/04/what-is-the-best-method-to-learn-a-language.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét