Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Thói·quen nói tắt, viết ngắn của người Việt·Nam

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải

Cập·nhật: 2012.06.22 2:31 AM GMT

Câu hỏi:

Vì sao người Việt·Nam lúc nói/viết thường cắt bớt địa·danh/thuật·ngữ nước ngoài cho ngắn lại hết cỡ? (ví·dụ: I-ta-li-a (phiên·âm Hán: Ý-Đại-Lợi)=> Ý, Mát-xờ-cơ-va ==> Mát, Nhật-Bản==> Nhật, còm-men (comment) ==> còm, ét-min-nít-xờ-trây-tờ (administrator)==>ét, đội·tuyển ==> tuyển, người mẫu==>mẫu, ...). Có phải vì người Việt·Nam quá lười không?

Trả·lời, Ý·tưởng:

1) Kho từ·vựng đầu tiên của mỗi ngôn·ngữ chỉ có một hoặc hai tiếng. Ví·dụ: tiếng Việt: ăn, ngủ, đi, đứng,...; tiếng Anh: run, go, eat, talk,...

2) Các từ·ngữ bị rút ngắn đều có nguồn·gốc ngoại·lai, vay·mượn, xa·lạ, nếu nói hoặc viết tắt cũng không ảnh·hưởng gì nhiều, không làm hiểu sai ý·nghĩa câu văn.

3) Tuy·nhiên, viết tắt nói ngắn có·thể đánh mất tính biểu·cảm, và không tôn·trọng từ trong ngôn·ngữ gốc, đặc·biệt là tên riêng. Vì thế, chính phủ Australia và Italia đã yêu·cầu chính·phủ Việt·Nam trong các văn·bản chính·thức không dùng Úc, và Ý mà phải viết đầy đủ Ôx-trây-lia, I-ta-li-a.
Hay trường·hợp người·mẫu bị rút·gọn thành mẫu có·thể đồng·nghĩa với mẹ, nên nhiều người không thích, cho rằng phản·cảm.

Câu hỏi tiếp theo:
Theo quy·luật tiến·hoá, độ dài của các từ mới trong một ngôn·ngữ sẽ dài ra, khi số từ chỉ có một tiếng không đủ cho việc giải·thích đặt tên khái·niệm mới. Điều này có đúng với tiếng Việt không? Nếu đúng thì cách đặt từ mới tiếng Việt như thế nào thì hợp·lí?

(thông·tin thêm: tiếng Việt có khoảng 15000 âm·tiết (tiếng) khác nhau, tiếng Nhật chỉ có 120 âm·tiết khác nhau, tiếng phổ·thông Trung·Quốc có khoảng 1300 âm·tiết khác nhau, nên tiếng Nhật và Trung·Quốc có rất nhiều từ đồng âm dị nghĩa[1]

Tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn là: a, ă, â, i (y), u, ư, e, ê, o, ô, ơ
28 nguyên âm đôi là iê, ươ, oe, ai, au, ua, ưa, ưu, âu, uâ, ia, ui, ưi, iu, êu, oi, ôi, ơi, ay, ây, uy, uô, uâ, oa, oă, ao, eo, uê
9 nguyên âm 3 là uya, ươi, uyê, iêu, oai, oay, uây, uôi, ươu
20 phụ âm là b, c (k), d (gi, r), g (gh), h, l, m, n, p, qu, s, t, v, x, ch (tr), ph, th, kh, ng (ngh), nh[2]).

Tham·khảo:

1. Đặng·Hải·Nguyên, "Tại·sao chỉ có Việt·Nam đổi hệ·thống chữ·viết biểu·ý sang hệ·thống chữ·viết dùng chữ·cái La·tinh?", url: http://nguyentienhai.blogspot.kr/2011/02/tai-sao-chi-co-viet-nam-oi-he-thong-chu.html

2. Lan Nguyen, http://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=550ad982ad56d936.

3. Hoàng·Xuân·Hãn, "Danh·từ khoa·học", 1942.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét