Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Về Nguồn - Dấu ngang-nối trong Việt ngữ

(là phần 4 trong sách Về Nguồn)

Tác-giả: Đoàn-Xuân

Thông-thường những sự xích-mích hay xảy ra đều do sự hiểu lầm. Mà sự hiểu lầm là do sự dùng tiếng-nói hay chữ-viết không đúng với ý-nghĩa muốn diễn-đạt. Mà tiếng-nói hay chữ-viết muốn được chuẩn-xác tất phải qay về ngữ-căn (nguồn-gốc) của nó. Tiếng Việt-nam có riêng nguồn-gốc của nó: Hán-Tạng hay Nam-Á. Nhưng chữ Việt lại là một sự đồng-hóa vĩ-đại: dùng cả chữ Hán, chữ Nôm, và dùng cả chữ La-tinh để phiên-âm.

Âm-thanh (tiếng-nói) không thay-đổi nhiều (tùy vùng nhưng vẫn thống-nhất) nhưng ký-hiệu (chữ-viết) thay-đổi theo thời-đại.

Chữ-viết thay-đổi từ gốc chữ Hán thuần-túy gồm có 214 bộ, lấy bộ của chữ Hán ghép vào chữ khác được lấy làm âm để thành-lập chữ Nôm mà người Hán biết chữ cũng chẳng đọc được, rồi dùng mẫu-tự La-tinh có thêm dấu-giọng để ghi lại tiếng Việt mà chính người La-tinh cũng chẳng hiểu gỳ khi thấy thứ chữ của họ qen dùng lại có thêm những dấu lăng-qăng ở trên đầu các nguyên-âm (không có trên phụ-âm và bán-nguyên-âm).

Nhưng dầu chữ Hán, chữ Nôm hay chữ La-tinh vẫn không thay-đổi lối phát-âm, nghĩa là gốc Hán-Tạng vẫn khác Nam-Á.

Trước tiên, ta nhận-thấy chữ Hán thật hoàn-hảo ở phần diễn-ý. Ta lấy ví-dụ như chữ ‘đạo’, có vào khoảng 7 chữ khác nhau:

- Mang bộ ‘thốn’, có nghĩa là dẫn đưa, chỉ-dẫn.

- Mang bộ ‘mãnh’, có nghĩa là kẻ trộm, ăn-cắp.

- Mang bộ ‘hòa’, có nghĩa là lúa dẻ, một thứ lúa ưa cấy ở ruộng nước, một năm chín hai lần.

- Mang bộ ‘mịch’, có nghĩa là cờ tiết-mao.

- Mang bộ ‘vũ’, có nghĩa là cái đao, một thứ làm bằng lông chim để múa.

- Mang bộ ‘túc’, có nghĩa là dẫm, xéo, dậm chân.

- Mang bộ ‘sước’, có nghĩa là đường-cái thẳng, đạo-lý, đạo-giáo, chỉ-dẫn.

Cứ nhìn vào cái bộ ta có-thể đoán và hiểu được phần nào ý-nghĩa của chữ rồi: như bộ thuỷ chỉ về nước, bộ thổ nói về đất, bộ hỏa bàn về lửa, v.v... Như thế khi nhìn vào một chữ, ta không thể lẫn-lộn ý-nghĩa của nó với một chữ khác.

Ngày xưa định-nghĩa chữ ‘văn-tự’ như sau: ‘bắt chước hình-tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là văn, gộp cả hình với tiếng gọi là tự’. Như vậy chỉ có Hán-tự là thứ chữ duy-nhất có thể gọi là ‘tự’ được mà thôi, vì nó mang đầy-đủ hình-ảnh và âm-thanh.

Thứ đến là chữ Nôm, mượn từ gốc chữ Hán, gồm có hai phần khác nhau: một phần dùng để diễn âm, một phần dùng để diễn ý. Chữ ‘nước’, bên trái là bộ ‘thủy’ biểu-lộ chất lỏng (nước), bên phải là chữ ‘nhược’ dùng để diễn âm; chữ ‘lửa’, gồm có bộ ‘hỏa’ đứng trước để chỉ ý (nóng), chữ ‘lữ’ dùng để chỉ âm; chữ ‘miệng’, gồm có chữ ‘khẩu’ bên trái chỉ ý, chữ ‘mịnh’ dùng chỉ âm; và v. v...

Dùng 214 bộ chữ, lúc đặt bên trái, lúc sang phải, khi nhảy lên đầu, khi xuống dưới chân, khi vào ở giữa (như chữ hàm, chữ biện,..) ý-nghĩa của chữ biến-hóa thật rõ-ràng, chính-xác. Nhân đó khi giải-nghĩa ta không có sự lầm-lẫn từ chữ nầy sang chữ khác được, thật là vi-diệu.

Trong toàn-bộ chữ Hán, ông cha chúng ta đã đồng-hóa thành lối phát-âm hoàn-toàn Việt-nam, mà ta thường gọi là âm Hán-Việt, nghĩa là ta chỉ có-thể bút-đàm (hiểu nhau bằng chữ-viết) với người Hán chứ không thể đàm-thoại (hiểu nhau bằng tiếng-nói) được. Đến như chữ Nôm thì chỉ có người Việt mới hiểu được với nhau về âm cũng như về chữ, người Hán chỉ hiểu lờ-mờ khi thấy bộ chữ mà thôi.

Cuối cùng, trong Việt-ngữ ngày nay thường dùng là mẫu-tự La-tinh ( = Việt-ngữ abc), đó là những ký-hiệu dùng để diễn-âm chứ không diễn-ý như trong chữ Hán hay trong chữ Nôm.

Thật vậy, khi nhìn vào chữ ‘kuốc-ngữ’ ngày-nay ta chẳng thấy nó mang một ý-nghĩa gỳ cả: chữ ‘nước’ không có cái gỳ chỉ là chất lỏng, nhìn vào chữ ‘lửa’ ta không thấy cái gỳ biểu-lộ chất nóng cả, v.v...

Muốn hiểu tường-tận hệ-thống ký-âm đó ta phải học thuộc cái nghĩa của từng lời thì ta mới tránh được sự trùng-âm khác nghĩa. Ví-dụ như khi ta muốn hiểu chữ ‘đạo’ ở trên, ta phải biết nó dùng ở trường-hợp nào, với chữ gỳ; như khi ta muốn hiểu chữ ‘vũ’, gồm khoảng 17 chữ khác nhau (mỗi chữ thường có nhiều ý-nghĩa khác nhau, nhưng cũng có vài chữ dùng giống nhau: bộ thạch dùng như bộ ngọc), người biết chữ Hán chỉ cần hỏi thuộc bộ gỳ là đã hiểu đầy-đủ ý-nghĩa của nó, ngược lại, một người chỉ biết chữ Việt theo mẫu-tự La-tinh phải cần sự giải-nghĩa thật rõ-ràng có thêm phần thí-dụ hay dẫn-chứng mới hiểu nổi.

Trong thường-đàm của người Việt-nam, nếu gạt-bỏ tiếng Hán-Việt, hay gạt-bỏ tiếng Nôm, thì không một ai có-thể nói chuyện được cả. Thủ-ngữ thường chỉ dành riêng cho người câm và điếc mà thôi.

Trong chữ Hán, nếu ta viết ‘học giả’, khi chữ ‘giả’ viết với ‘bộ nhân’ (có nghĩa là không phải thật) thì không ai hiểu nhầm với chữ ‘giả’ viết với ‘bộ lão’ (dùng để chỉ người hay vật) cả. Khi viết hai chữ ‘quân nhân’ mà chữ ‘quân’ viết với ‘bộ khẩu’ (ông vua) không ai lầm với chữ ‘quân’ viết ‘bộ xa’ (nguời lính); chữ ‘nhân’ (người) không thể lầm với chữ ‘nhân’ viết với ‘bộ nhân’ (‘bộ nhân’ bên trái chữ ‘nhị’, dùng để nói lên lòng nhân, lòng thương xót, làm ơn).

Như vậy, trong Hán-tự cũng như trong chữ Nôm, việc lầm nghĩa là việc khó xảy ra.

Ngược lại, trong chữ Việt dùng theo mẫu-tự La-tinh, thì việc hiểu lầm là điều không thể nào tránh khỏi được. Trở lại hai ví-dụ đơn-giản trên, khi viết ‘học giả’, ai hiểu được tác-giả muốn nói gì: có học hay không có học? ; ‘quân nhân’ là ông vua hay người lính có lòng thương người hay là dùng để chỉ người lính?

Nêu lên sở-trường của ‘bộ’ chữ Hán và chữ Nôm là tránh được sự hiểu lầm trong khi dùng chữ, nhưng sở-đoản của nó là qá nhiều ký-hiệu (có đến 214 bộ-chữ) làm mệt trí-nhớ. Ngược lại, chữ Việt theo mẫu-tự La-tinh thì phần ký-hiệu đơn-giản hơn (25 chữ cái và 5 dấu-giọng) và cách viết lại rõ-ràng nhưng mà phần biểu-ý lại khiếm-khuyết.

Để giải-quyết sự khiếm-khuyết nầy, ông cha chúng ta phải dùng đến dấu ngang-nối. Dấu ngang-nối là phần tuyệt-diệu nhất trong khi dùng ký-hiệu của mẫu-tự La-tinh để thay-thế hoàn-toàn hệ-thống ‘chữ bộ’ của Hán-tự dùng trong Việt-ngữ: chữ-ghép: xác-định ngữ-âm và ngữ-pháp Hán-Tạng hay Nam-Á.

Chữ-ghép, ít nhất là hai chữ và có dấu ngang-nối ở giữa, được dùng trong những từ-ngữ có cùng đặc-tính (hay tự-loại) giống nhau để tạo-thành những danh-từ, động-từ, tĩnh-từ, và trạng-từ ghép. Tiếng-đệm (còn gọi là hư-từ, trợ-từ, tiếng-láy) không phải là trường-hợp nầy.

Tuỳ theo bộ chữ, trong Hán-tự chỉ là hai chữ đứng gần nhau, nhưng khi chuyển sang Việt-ngữ, thì chúng nó lại là hai chữ ghép nhau. Dấu ngang-nối không đủ khả-năng thay-thế hoàn-toàn cho hệ-thống chữ-bộ, nhưng nó nêu lên được ‘bộ’ nào có thể ghép với ‘bộ’ nào, nghĩa là chữ nào ghép được, chữ nào không ghép được. Ta có-thể định-nghĩa ‘chữ-ghép là một đơn-vị tập-hợp của hai hay nhiều chữ để thành-lập chữ đa-âm và mang ý-nghĩa hỗn-hợp, tân-kỳ, phức-tạp và rõ-ràng hơn’.

Ta nhận-thấy có một vòng tròn chuyển-hóa của Việt-ngữ từ chữ Hán sang chữ Nôm rồi sang chữ Việt gốc La-tinh. Và cái ngang-nối làm nhiệm-vụ tạo lại cái địa-vị độc-đáo của định-nghĩa về chữ ‘tự’ là gộp cả hình-ảnh và âm-thanh của chữ-bộ giống như trong chữ Hán vậy.

Bỏ dấu ngang-nối là bỏ gốc (hình-ảnh có nghĩa) mà chỉ giữ lấy ngọn (âm-thanh), cái vòng tròn của Việt-ngữ trên trở-thành đường thẳng. Văn-học của nước nào cũng có lúc thịnh lúc suy.

Nhìn vào văn-học-sử nước ta, từ chữ Hán sang chữ Nôm, rồi qa đến kuốc-ngữ ( = chữ Việt abc) ngày nay cũng không tránh khỏi định-luật đó. Số-lượng tác-phẩm ngày nay thì phong-phú mà phẩm-chất thì qá nghèo-nàn.

Tại sao dấu ngang-nối lại nói lên được phần diễn-ý hay diễn-nghĩa đó? Trở lại ví-dụ trên, hai chữ ‘học giả’. Chữ ‘học’ thì ai cũng hiểu là bắt-chước, làm theo. Riêng về chữ ‘giả’, mang hai ý-nghĩa khác nhau, nhưng viết và phát-âm giống nhau: không thật hay là người? Nếu chữ ‘giả’ mang ý-nghĩa là ‘không thật’ thì nó là chữ chỉ-định ý-nghĩa cho chữ ‘học’; nhưng nếu nó mang ý-nghĩa là ‘người’ thì đó là ‘người có-học’; và ‘người’ với sự ‘học’ là một đơn-vị không-thể tách ra làm hai được; cái phẩm-hạnh của người nầy không-thể đem gán cho người khác được, nghĩa là sự-học và con người đó không-thể chia ra được. Như vậy, khi nói đến ‘người có học’ tất ta nghĩ ngay là ‘học-giả’. Nhưng nếu một người mà họ lấy sự-học làm một trò bịp-bợm người khác, thì tất-nhiên người ấy không có cái chính-trực của sự-học, tất người ấy là một ‘học giả’. Người ta thường nghĩ người ‘có học phải có hạnh’, nếu không có hạnh-kiểm tốt thì sự-học chẳng giúp-ích gỳ cho loài-người, cho xã-hội.

Chữ ‘quân nhân’, nếu dùng để chỉ ‘ông vua hay người lính có lòng thương người’ thì không dùng dấu ngang-nối, nhưng khi dùng để chỉ ‘người lính’ thì phải dùng dấu ngang-nối, vì người lính là một đơn-vị duy-nhất không-thể tách rời ra được, vì tách cái chất lính ra, thì đó chỉ là người thường-dân chứ không còn là người lính nữa. Giống như ta bỏ quân-phục, vũ-khí thì trở lại thường-nhân vậy. Giữa ông vua hay người lính và lòng nhân không có ràng buộc nhau, cho nên không-thể ghép nhau được. Như vậy, khi Hán-tự viết ‘quân’ với ‘bộ khẩu’ thì ta giải-thích là lòng thương người của ông vua, nhưng khi viết chữ ‘quân’ với ‘bộ xa’ thì ta lại giải-thích là lòng thương người của người lính. Dĩ-nhiên, chữ ‘nhân’ viết với ‘bộ nhân’.

Vấn-nạn ở đây, trong khi dùng mẫu-tự La-tinh, là không biết dùng chữ ‘quân’ nào, nhưng chắc-chắn ai cũng phải giải-thích chữ ‘nhân’ là lòng thương người.

Cái khó của người học kuốc-ngữ ngày nay hay gặp những chữ viết giống nhau mà ý-nghĩa khác nhau: chữ đồng-âm.

Giống như chữ ‘quân nhân’, khi viết ‘học giả’ ra chữ Hán, ta không thể viết chữ ‘giả’ với ‘bộ lão’, mà phải viết chữ ‘giả’ với ‘ bộ nhân’; nhưng khi viết ‘học-giả’, ta không-thể nào viết chữ ‘giả’ với ‘bộ nhân’ được, mà phải viết với ‘bộ lão’.

Như vậy, ta thấy lối chơi-chữ của người xưa thật là tế-nhị. Trong hai chữ ‘học giả’ cũng đủ rắc-rối rồi. ‘Học-giả muốn làm học giả’ có nghĩa là ‘người có thực-học muốn làm như người không có học’: ‘đại trí nhược ngu’ (kẻ có trí lớn giống như người khờ-dại). ‘Học giả muốn làm học-giả’ có nghĩa là ‘người không có thực-học lại muốn làm như người có học’, tục-ngữ thường nói là ‘xấu làm tốt, dốt nói chữ ’. Vì thế khi ta viết ‘quân-nhân yêu quân nhân’ (có 2 cách giải-thích) hoàn-toàn không giống nghĩa với ‘quân nhân yêu quân-nhân’ (có 2 cách giải-thích) hay ‘quân-nhân yêu quân-nhân’ (có 4 cách giải-thích) hay ‘quân nhân yêu quân nhân’ (có 4 cách giải-thích). Đã dùng dấu ngang-nối để phân-biệt hai chữ ‘quân nhân’ rồi mà ta vẫn còn bị rắc-rối như thế. Nếu không dùng dấu ngang-nối, tất ta phải dùng tất-cả các giải-thích như trên, ai làm sao mà hiểu được tác-giả muốn nói gỳ? Mà thật-sự, chính tác-giả cũng chẳng biết mình định nói cái gỳ, bởi-vì trong một câu-nói lại có đến hàng chục lời giải-thích khác nhau mà đều có ý-nghĩa cả.

Có phải chăng ‘ngôn-ngữ vốn hàm-hồ’ hay ‘ngôn-ngữ vốn đa-giá’? Ỏ trường-hợp nầy, ta không-thể kết-luận là tác-giả qá sâu-sắc, dùng một câu có hàng chục ý-nghĩa khác nhau, mà phải nghĩ ngay là tác-giả chưa đủ trình-độ để diễn-đạt điều mình muốn nói. Thật nhiêu-khê nhưng cũng thật thâm-thúy.

Tóm lại, chữ ghép trong Việt-ngữ phải tùy thuộc vào bộ-chữ của Hán-tự hay chữ Nôm. Người xưa khi viết kuốc-ngữ hay chú thêm chữ Hán cho rõ nghĩa khi dùng chữ ghép hay danh-tự riêng, nhưng ngày nay không ai làm như vậy nữa, và thiết-nghĩ cũng không đủ khả-năng để làm.

Muốn ghi-chú chữ Hán bên chữ-ghép hay tên riêng, tất phải tinh-thâm Hán-tự, điều đó không đơn-giản.

Cứ như vài ví-dụ đơn-giản nêu trên, trong Việt-ngữ dùng theo mẫu-tự La-tinh có không biết bao-nhiêu cách thành-lập chữ-ghép với sự trợ-giúp của dấu ngang-nối mà ý-nghĩa vẫn tương-đương với các ‘bộ’ chữ Hán.

Như vậy, nếu biết dùng dấu ngang-nối một cách thật chính-xác thì trong phần diễn-ý của Việt-ngữ dùng mẫu-tự La-tinh không thua gỳ như khi ta dùng các ‘bộ’ của chữ Hán để diễn-ý hay diễn-nghĩa.

Cái thiếu-sót của ta là không hiểu được phần diễn-ý của người xưa trong khi dùng dấu ngang-nối, và nhất là không thấy nó thuộc vào hệ-thống dấu-hiệu ký-âm giống như dấu-giọng hay dấu chấm-câu thì vội-vàng bỏ đi và không để ý đến giá-trị vô-cùng đặc-biệt của nó: chữ-ghép phát-âm theo “liên-bình-âmỂ.

Dấu ngang-nối khi thêm vào giữa hai (hay nhiều) chữ thì chỉ đổi nghĩa của nhóm chữ chứ hoàn-toàn không đổi âm nhiều nên khiến nhiều người nghĩ ngay là nó vô-dụng.

Một hệ-thống ký-âm dầu tinh-vi đến đâu mà không diễn-ý được cũng không có giá-trị gỳ đáng kể, qan-trọng nhất là trong ngôn-ngữ.

Khoa-học càng ngày càng tiến-bộ, và nhất là với những hệ-thống ghi-âm càng tinh-vi thì sự thu-nhận và lưu-trữ tiếng-nói (hay âm-thanh) không phải là chuyện khó-khăn gỳ, nhưng sự hiểu-biết, nhận-định, phán-đoán, thưởng-thức cũng phải dành riêng cho trí-óc của con người mà thôi.

Ngày nay trong các sách viết bằng kuốc-ngữ đều không dùng dấu ngang-nối, không biết những tác-giả đó không hiểu được cách dùng của nó, hay họ cho rằng tất cả những người có-học đều là những bọn mua qan bán tước, chỉ biết dùng sự-học để lòe thiên-hạ, hay chỉ dùng sự-học như một phương-châm hãm-hại người khác và làm lợi cho chính mình, cho nên mặc dầu có nhiều người có bằng-cấp cao và làm những việc hữu-ích cho loài-người, cho xã-hội vẫn bị gọi là ‘học giả’.

Theo ý của người xưa khi dùng dấu ngang để nối, để hội-ý cho ‘bộ-chữ’ khi dùng trong chữ-ghép, ta có-thể giải-thích khác nhau. Ví-dụ khi ta viết ‘học giả Trần Trọng-Kim’, là ta chỉ nghĩ đến điều xấu của ông ta: đi học làm thông-ngôn cho thực-dân Pháp, lần-mò theo bước thang danh-vọng để cuối-cùng lên đến chức-vụ Thủ-tướng, rồi không làm nên trò-trống gỳ lại để cho Cộng-sản cướp lấy chính-quyền. Và tất-nhiên còn nhiều lỗi-lầm khác nữa tùy theo mức-độ chê-trách. Nhưng khi viết ‘học-giả Trần Trọng-Kim’, tức là ta chỉ nghĩ đến nhưng điều tốt của ông ta, như có công truyền-bá chữ kuốc-ngữ trong hàng-ngũ giáo-chức một cách rộng-rãi, làm ra sách ‘sư-phạm’ đầu-tiên, viết sách ‘Luân-lý giáo-khoa-thư ’, ‘Việt-nam sử-lược’, ‘Nho-giáo’, ‘chú-giải truyện Kiều’, và v.v... Tất-nhiên cũng có một vài khuyết-điểm trong sách nhưng không đáng kể khi so-sánh với toàn-bộ giá-trị của công-việc ông ta đã làm.

Nhầm-lẫn bộ-chữ trong Hán-tự, hay qên đi dấu ngang-nối trong kuốc-ngữ đều có tai-hại giống nhau là làm sai-lệch ý-nghĩa muốn diễn-đạt. Tất-nhiên, trong khi nói chuyện không ai nói rằng chữ nầy có ngang-nối, hay chữ kia không dùng dấu ngang-nối, nhưng khi viết mà lầm-lẫn không dùng nó khi cần-thiết thì thật là một khuyết-điểm không-thể tha-thứ được.

Ỏ bậc tiểu-học số điểm bị khấu-trừ về lỗi chính-tả giống nhau khi viết sai về dấu ngang-nối, mẫu-tự hay dấu-giọng (như chữ cuối là c hay t, n hay ng, dấu hỏi hay dấu ngã, v.v... Ví-dụ như tiếc [tiếc-thương] khác tiết [tiết-hạnh]; buồn [buồn-khổ] khác buồng [buồng chuối]; nghỉ [nghỉ-ngơi] khác nghĩ [nghĩ-ngợi]; v. v...).

Những người tiên-phong trong việc phổ-biến chữ Việt dùng theo mẫu-tự La-tinh biết rất rành-rẽ về sự biến-hóa thuận-nghịch giữa dấu ngang-nối và bộ-chữ, họ dùng chữ rất chính-xác, nhưng khi truyền-thụ họ lại không dẫn-giải, dẫn-chứng, thí-dụ minh-bạch. Đây là khuyết-điểm của người đi trước, kể cả những người viết sách về văn-phạm tiếng Việt cũng không có một chương nào bàn về dấu ngang-nối cả, trong khi nó nằm rải-rác từ đầu sách cho đến cuối sách ( = Tri-giả bất ngôn).

Có người không hiểu giá-trị của dấu ngang-nối lại bàn nên bỏ nó đi. ‘Không hiểu’ là điều không đáng trách, chỉ trách là không chịu tìm-hiểu, rồi kết-luận vu-vơ để làm cho người khác bị sai-lầm. ‘Sai một ly đi một dặm’ là vậy ( = Ngôn-giả bất tri).

Làm sai, không chịu sửa-sai, lại xúi-dục người khác làm sai theo, ôi nhân gian ( = người không ngay-chính)!

Lối nói chuyện và suy-nghĩ của người biết Hán-tự khác cách diễn-đạt và nhận-định của người biết kuốc-ngữ.

Người biết chữ Hán, khi không hiểu chữ gì thì họ hỏi chữ đó thuộc ‘bộ’ gỳ để tránh sự trùng-âm dị-nghĩa (cùng âm mà khác chữ nên khác nghĩa). Người biết chữ Việt gốc La-tinh khi nghe và không hiểu thì phải nhờ giải-thích và cho thí-dụ, bởi tiếng Việt, âm và chữ giống nhau, chỉ có khác nghĩa mà thôi.

Ỏ bậc Tiểu-học thì mơ-hồ, không đủ trí-nhớ, lên Trung-học, Đại-học thì không ai luận-giải cho rõ-ràng, rồi ra đời gặp toàn là học giả, văn sỉ, thi sỉ không biết cái hữu-dụng của dấu ngang-nối như thế nào nên bỏ đi..

Nên trách người xưa, hay nên tự trách mình không chịu tìm hiểu cho rõ-ràng? Nhưng thiết-nghĩ ở bậc Tiểu-học, trong khi học chữ Việt theo mẫu-tự La-tinh mà nói đến sự biến-hóa hỗ-tương giữa ‘bộ-chữ’ và dấu ngang-nối thì thật là rườm-rà và gây thêm rắc-rối, khó hiểu cho trẻ em qá nhiều. Việc đơn-giản hơn là nên nhắc-nhở cho những đầu-óc son trẻ đó: ‘Nếu thêm một dấu ngang-nối giữa hai (hay nhiều hơn) chữ đứng gần nhau là có thể thay-đổi ý-nghĩa của nhóm chữ đó’. Tất-nhiên phải tùy theo từng trường-hợp mà dẫn-giải và cho ví-dụ mới rõ được. Và chính nhờ vậy, các em mới lĩnh-hội được và dần-dần trở thành thói-qen để phân-biệt lối diễn-nghĩa khi dùng chữ.

Nếu bảo rằng vì trừ lỗi chính-tả mà các em hiểu được sự tương-qan giữa ‘chữ-bộ’ và dấu ngang-nối là một điều qá khắt-khe, vì chính những người lớn tuổi hơn và có học cao hơn, đã và đang không làm được. Chính vì cái khuyết-điểm nầy mà không biết bao-nhiêu việc đáng-tiếc xảy ra.

Sự-việc nào cũng có hai mặt, ưu-điểm và khuyết-điểm. Lẽ dĩ-nhiên ở đây chỉ trình-bày sự nhầm-lẫn tai-hại chứ không bàn đến dụng-ý của tác-giả, giống như trường-hợp khen hay chê Trần Trọng-Kim ở ví-dụ trên.

Biết đâu về sau nầy sẽ có những nhà ngữ-học tìm ra được một hệ-thống mới thay-thế cho ‘chữ-bộ’ của Hán-tự hay dấu ngang-nối trong Việt-ngữ abc, nhưng hiện-thời ta nên dùng nó để tránh sự hiểu lầm trong khi viết kuốc-ngữ.

Cuộc-chơi nào cũng có cái lý-thú riêng của nó để lôi-kéo con người vào đam-mê, chơi-chữ cũng vậy. Chơi-chữ cũng giống như chơi đồ-cổ, nghĩa là người chơi phải thuộc vào một trong ba loại: một giàu, hai giỏi, thứ ba dật-dờ. Người giàu muốn lưu-danh ở đời bằng văn-học thì tung tiền mướn một nhà chuyên-môn viết sách để viết một tác-phẩm độc-đáo rồi để tên mình là tác-giả. Người giỏi chữ thì tự viết lấy để lưu-danh. Nhưng người thứ ba, không giàu, không giỏi, nhưng lại muốn lưu-danh trong văn-học thì thật là rắc-rối cho cuộc đời!

Người dật-dờ không đáng ghét, mà trái lại còn đáng thương hơn nữa. Chỉ đáng ghét là người dật-dờ mà muốn dùng cái dật-dờ của mình để chỉ-huy người khác.

Ngày xưa Mạnh-Tử nói: ‘Nhân chi hoạn tại hiếu vi nhân sư’ có nghĩa là ‘Cái bệnh của người ta là ở sự thích làm thầy người ta’. Người thuộc hạng thứ ba càng nhiều, thì hạng người thứ hai và thứ nhất mới càng giá-trị: ‘Trong xứ mù, anh chột làm vua’.

Sự biến-hóa của chữ Hán qá phức-tạp, ‘bộ’ làm ra chữ, chữ trở thành ‘bộ’, nhiều ‘bộ’ làm một chữ, nhất là sự phát-triển của ngôn-ngữ càng ngày càng rộng về mọi lãnh-vực. Chỉ khi có dấu ngang-nối thâm-nhập vào mới giải-quyết được tình-trạng không rõ nghĩa của chữ Việt dùng mẫu-tự La-tinh ( = Việt-ngữ abc).

Không muốn làm rắc-rối người đọc, cũng không muốn làm buồn lòng qá nhiều người-viết, bài-viết phải giới-hạn, nên chỉ nêu lên được những điểm chính-yếu mà không dẫn-chứng, ví-dụ được nhiều.

Bài-viết cũng không nêu lên điều gỳ mới cả, chỉ nhắc-lại một điều đã bị qên-lãng qá tai-hại là cái ‘dấu ngang-nối’ mà thôi. Hoàn-toàn không phóng-đại giá-trị của dấu ngang-nối, chỉ nêu lên một vài khía cạnh căn-bản và cần-thiết. Tất-nhiên phải còn những khiếm-khuyết khác nữa cần bổ-sung để hoàn-thiện nhiệm-vụ đặc-biệt của nó.

Theo thiển-ý, nói thiếu vẫn có giá-trị hơn là cố-ý nói sai. Với thiện-chí, có nhiều lý-do để nói thiếu như: thời-gian qá ngắn, không-gian qá rộng, khả-năng hiểu-biết có hạn, tài-liệu không đầy-đủ hay bị thiếu-sót, phương-tiện eo-hẹp, v.v... Nhưng cố-ý nói thiếu hay nói sai là điều không-thể chấp-nhận được, vì đó là hành-động xuyên-tạc, che-đậy hay chối-bỏ sự-thật. Bài-viết không có ý sửa-sai, chỉ nêu lên những trường-hợp bị ngộ-nhận mà thôi. Bởi-vì sửa-sai không phải là việc đơn-giản.

Ngày xưa, theo Luận-ngữ: ‘Sinh nhi tri chi giả, thượng giã. Học nhi tri chi giả, thứ giã. Khốn nhi học chi, hựu kỳ thứ giã. Khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hỹ.’, có nghĩa là: ‘Không ai dạy mà biết được (đạo-lý) là hạng trên cùng. Phải học rồi mới biết là hạng trung. Dốt mà chịu học là bậc thấp. Dốt mà không chịu học là hạng cuối-cùng.’ Và cũng trong Luận-ngữ, thiên Vi-chính: ‘Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi’, có nghĩa là ‘Học mà không suy-nghĩ thì mờ-tối chẳng hiểu gỳ, suy-nghĩ mà không học thì khó-nhọc, mất công không’

Chỉ cần liên-kết được hai hệ-thống phiên-âm tiếng Việt khác nhau là Hán-Nôm ( = có nghĩa) và chữ Việt abc ( = vô-nghĩa), là ta có đủ khả-năng để hiểu được Ỷ-nghĩa cuả Việt-ngữ theo đúng ngữ-âm và ngữ-pháp cuả chúng thuộc Hán-Tạng hay Nam-Á.

* * *

Cước-chú:

Học-giả Trần Trọng-Kim, không rõ Ông ta họ Trần-trọng, hay tên Trọng-Kim. Ỏ đây viết theo Dương-Quảng-Hàm. Trang bìa sách ‘Nho giáo’ viết tên tác-giả là Trần Trọng Kim. Mà thật sự cũng không hiểu Dương Quảng Hàm là họ Dương (Dương Quảng-Hàm) hay họ Dương-quảng (Dương-quảng Hàm) nữa. Theo Phan-Khôi: ‘Có một cái tên cũng viết sai chính-tả!’. Nên dùng một quyển tự-điển có âm Hán-Việt và một quyển tự-điển Việt-nam loại có dùng gạch-nối để so-sánh, nhận-định và kiểm-chứng lại cách cấu-tạo chữ-ghép của bài-viết; vì tự-điển đáng tin-cậy hơn những sách khác.

* * *

Chuyện khó tin…nhưng có thật về ‘Dấu ngang-nối’: Hơn 99.99%

1/- Về hình-thức: Đơn-giản đến nỗi từ một em bé Việt-nam bắt-đầu học vỡ-lòng đến một người có bằng tiến-sĩ Ngôn-ngữ-học cũng Biết được: ‘dấu ngang ngắn ở giữa hai chữ’: Chiếm hơn 99.99% trong số những người học tiếng Việt và Kuốc-ngữ.

2/- Về nội-dung: Phức-tạp đến nỗi có đến 99.99% người Biết tiếng Việt và Kuốc-ngữ mà không Hiểu đúng được ý-nghĩa.

* Giáo-sư Dương-Quảng-Hàm: “Những từ-ngữ gốc ở Hán-tự đều có chua chữ Nho bên cạnh và giảng nghĩa đen…”.

* Giáo-sư Nguyễn Đình-Hoà: ‘Bỏ dấu gạch-nối là một sai-lầm lớn’. Hiểu được phần ‘Xác-định văn-phạm’ là đạt 50%.

* Giáo-sư Lê Ngọc Trụ: ‘Mỗi từ lại có căn-cội, lý-do, có sự liên-hệ xa gần với âm-thinh và ý-nghĩa của một hoặc nhiều từ khác’. Hiểu được phần ‘Xác-định ngữ-căn’ là đạt 50%.

Việc học tiếng Việt và Kuốc-ngữ bằng bản-năng (= nói, đọc, viết) nên cho qa, hãy cố-gắng dùng chút trí-tuệ còn sót lại để học cho hiểu thứ tiếng-nói không tượng-thanh (= vô-nghiã) và chữ-viết không tượng-hình (= vô-nghĩa): Không Không = Có (khi xác-định ngữ-âm và ngữ-pháp Hán-Tạng hay Nam-Á, để tìm-hiểu ngữ-căn khoảng 40,000 Hán-Nôm).

Người Việt không dốt Việt-ngữ, họ có-thể nói tiếng Việt như két, đọc và viết chữ Việt abc như máy, nhưng họ mù-chữ, vì chính họ không hiểu mình đã/đang/sẽ nói hay viết gì.
* * *


Mục-lục:

1. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Mở đầu

2. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Thuật nhi bất tác

3. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Hành-trình Việt-ngữ ABC

4. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Dấu ngang-nối trong Việt-ngữ

5. Đoàn-Xuân, Về Nguồn – Vài nhận-xét về danh-từ Việt-ngữ

6. Đoàn Xuân, Về Nguồn - Chữ ghép trong Việt ngữ ABC 

Xem thêm:

1. Đoàn-Xuân, Vài công-thức đáng nhớ khi học Việt-ngữ ABC

2. Đoàn-Xuân, Hãnh-diện với Việt-ngữ ABC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét