Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Về Nguồn - Chữ ghép trong Việt-ngữ ABC

Tác-giả: Đoàn-Xuân
Nói đến ngôn-ngữ là nói đến thứ-tự từ tiếng-nói đến chữ-viết. Tiếng-nói phải có trước chữ-viết. Trong danh-từ Hán-Việt, ngôn là một phần của chữ ‘ngữ’, nói rõ hơn chữ ‘ngôn’ biến thành ‘bộ ngôn’ của chữ ‘ngữ’. Và như thế ta lại có hai qan-niệm khác nhau về ngôn-ngữ, một nhóm chuyên về cách diễn-tả bằng lời nói, và chủ-trương rằng tiếng Việt vốn là đa-âm, thường cho rằng dấu ngang-nối trong cách thành-lập chữ-ghép là không cần-thiết; một nhóm khác lại chú-trọng về cách viết, và nhất là không cho tiếng Việt là đa-âm, lại chú-trọng có những chữ-ghép thì cho rằng dấu ngang-nối là phần qan-trọng trong cách tạo thêm danh-từ đa-âm để phù-hợp với trào-lưu tiến-hóa của người Việt. Nhóm ‘ngôn-văn’ thì chỉ chú-trọng về lời nói cho nên khi cần giải-thích cho người khác hiểu được tất phải nói nhiều và thường có ví-dụ kèm theo; ngược lại, nhóm ‘ngữ-văn’, chú-trọng chữ viết, thì chủ-trương dùng dấu ngang-nối để giải-quyết vấn-đề thành-lập của chữ-ghép.


Trong tiếng Hán-Việt có chữ sự-vật, sang tiếng Việt (Nôm) thành sự-việc. Ta thấy sự chỉ cái gỳ bao-qát, trong lúc việc chỉ cái gỳ đơn-thuần hơn. Để rõ hơn, ta thử xem thế nào là việc học, và thế nào là sự học.

Sự-học được trình-bày bằng một hình tam-giác, được chia làm ba phần theo đường cao. Phần cuối-cùng ta có một hình- thang để biểu-diễn việc-học. Từ khi bắt-đầu học từ vỡ-lòng cho đến cuối các học-trình ở bậc đại-học hay cao-học, dầu tốt-nghiệp với bất-cứ lứa tuổi nào và thứ-hạng nào, người sinh-viên đều đạt được một học-vị. Đoạn đường dài nầy ta gọi là việc-học, được giới-hạn bởi chương-trình học và thời-gian học. Hình- thang nầy thường được vẽ một cách tương-đối tùy theo thời-gian, khu-vực, trình-độ dân-trí,...

Muốn biết rõ-ràng đáy nhỏ bằng bao nhiêu phần của đáy lớn, ta phải kể đáy lớn là số học-sinh nhập-học từ lớp vỡ-lòng, và đáy nhỏ là số sinh-viên có học-vị cao nhất của chương-trình giáo-dục của kuốc-gia, thường là tiến-sĩ hay thạc-sĩ.

Cũng giống như một cây ăn-trái, đây là giai-đoạn trưởng-thành của cây. Ỏ giai-đoạn nầy người hoàn-tất việc-học có-thể tiếp-tục con đường đang đi để bước sang một hình-thang kế-tiếp phiá trên, hay qay trở lại những gỳ mình đã thụ-đắc được để đi dạy học hay làm một số công-việc chuyên-môn: nghề ‘nhai-lại’.

Giai-đoạn thứ hai của sự-học là thực-hành, hình-thang ở giữa. Ỏ giai-đoạn nầy, người đã có học-vị rồi phải tự-học, tự-tìm đề-tài để học. Chặng đường nầy vất-vả hơn xưa rất nhiều, và nhất là không có hạn-kỳ. Rất nhiều người bỏ-cuộc ở hình-thang nầy để qay ra làm giáo-sư, bác-sĩ, kỹ-sư, luật-sư,...Một số rất ít, với sự cố-gắng vượt-bực, lắm lúc nhờ sự may-mắn, lần-mò lên đáy tam-giác ở đỉnh đầu. Giai-đoạn thứ hai là giai-đoạn đơm bông, bông có rơi-rụng hay có-thể kết thành qả.

Nếu lên được tam-giác ở trên thì hy-vọng có-thể kết thành qả được, qả cũng có-thể rơi-rụng hay chín được. Đây mới thực-sự là sự-học. Ỏ giai-đoạn sự-học, học-giả sẽ có một lý-thuyết riêng, một định-lý riêng, một giả-thuyết riêng, một chủ-nghĩa riêng,... Đáy dưới của hình-thang là tổng-số của những người đã có học-vị hay có cơ-hội nhập-cuộc vào việc thực-hành để tiến lên một giá-trị rộng-lớn hơn, đáy trên của hình-thang là số người được nhận giải-thưởng Nobel hay có kết-qả được nhiều người thừa-nhận là đúng và được phổ-biến rộng-rãi. Quả ngon thì được dùng bởi nhiều người và thời-gian sử-dụng lâu (ví-dụ như chủ-nghĩa tư-bản sau nhiều lần cải-cách, đạo Phật, đạo Thiên-chúa, Newton’s apple, Watt, Joule, Ampère, v.v.), quả không ngon thì ít người dùng và thời-gian sử-dụng ngắn (như chủ-nghĩa Cộng-sản chẳng hạn).

Chỉ có những người đã đạt được sự-học mới thấy sự-học của mình không đi đến đâu cả, họ hầu như hoàn-toàn khác hẳn những người đã đạt việc-học. Bởi-vì một người xong việc-học thì thấy mình đứng ngay trên đỉnh (đáy trên) của hình-thang, nhưng người có sự-học lại thấy mình đứng nơi đáy của tam-giác, mặc-dầu đáy của tam-giác cách đỉnh của hình-thang dưới cùng bằng một hình-thang khác với nhiều khổ-ải và nhất là không có giới-hạn về thời-gian. Tiến-trình của sự-học (Anh: Education) kể từ dưới lên trên: ‘study, practice, idea’. Đây là thứ-tự của sự-học cho những người bình-thường không có gỳ thật xuất-sắc, kể cả những người có khả-năng thủ-khoa.

Một thiên-tài là người có-thể đạt được ba giai-đoạn trong cùng một thời-gian ngắn, trong trường-hợp nầy thường gọi là ‘Gifted And Talented Education’, viết tắc là G.A.T.E. Định-nghĩa ‘thiên-tài là sự kiên-nhẫn lâu dài’ chỉ dùng cho những người đạt sự-học theo tiến-trình một cách tuần-tự trong thời-gian ngắn hay dài, chứ không đúng với hạng G.A.T.E. Đối với hạng G.A.T.E. thì nên định-nghĩa ‘thiên-tài là của trời cho’. Theo những người chuyên-môn tìm hiểu về G.A.T.E. thì loại nầy thường đi ngược chiều với người bình-thường, nghĩa là bắt đầu bằng ý-tưởng (idea) trước, rồi mới chịu đi tìm cách để thực-hành (practice) và học-hỏi (study) sau, nghĩa là đi từ đĩnh tam-giác xuống đáy tam-giác, thời-gian phân-biệt từng giai-đoạn không còn ý-nghĩa nữa, vừa làm vừa học. Và vì thế, sự thành-đạt ý-tưởng của họ thường có khi phải nhờ vào những người khác đi theo chiều thuận, nghĩa là nhờ những người có sẵn căn-bản học-vấn (study) trước rồi để thực-hành (practice) ý-tưởng (idea). Thứ-tự thuận hay nghịch là yếu-tố quyết-định G.A.T.E. Có người cho ‘thiên-tài là bệnh thần-kinh’ là vậy, bởi-vì G.A.T.E. thường đi ngược đường nên kết-qả táo-bạo hơn, có thời-gian ngắn hơn, và nhất là tạo nhiều tranh-luận hơn. Đó chính là những nguyên-lý mà càng ngày càng áp-dụng về sau nầy ta mới thấy sự qan-trọng của nó, mà ngay lúc sinh-thời của tác-giả vẫn chưa được nhiều người xem trọng. Những tư-tưởng của G.A.T.E. đối với thường-nhân chỉ giống như là những giả-tưởng, hay hoang-đường mà thôi. Những hạng G.A.T.E. rất khó gặp, có lẽ cổ-nhân có lý trong câu nói ‘mỹ-nhân tự cổ như danh-tướng, bất hứa nhân-gian kiến bạch đầu’ (người đẹp cũng như người tướng lừng-danh không thể sống lâu), ‘miêu nhi bất tú’ (có sinh-trưởng mà không nở hoa: có tài mà chết sớm).

Ở hình thang thấp nhất ta có ‘việc-học’ (study), nghĩa là một ‘student’ sẽ đạt được một ‘degree’ (học-vị). Sang đến hình thang kế-tiếp phiá trên ta có ‘thực-hành’ (practice), nghĩa là ta có những ‘professional’, những ‘-ist’ như ‘chemist, physist,v.v.’. Lên tam-giác ở đỉnh đầu ta có ‘ý-niệm’ (idea), ở đây mới đích-thật là ‘scholar’, ‘professor’, ‘-ist’, ‘-ism’, ‘...’s principle’, ‘...’s law’, ‘…’ s doctrine;...

Bất-cứ một cố-gắng nào hầu đạt được sự tiến-bộ cũng nên được khuyến-khích khi bắt-đầu, khích-lệ trong lúc thực-hành, tưởng-thưởng khi có thành-quả tốt. Một lời khen có giá-trị sẽ làm cho người giỏi trở nên giỏi thêm, làm cho người dở bớt dở. Ngược lại, một lời khen không có giá-trị (như khen để lấy cảm-tình, lấy lệ, nịnh) sẽ làm cho người hay buồn lòng, nhưng làm cho người dở trở nên dở thêm. Và lời khiển-trách đứng-đắn, làm cho người giỏi trở nên thêm hay, làm cho người dở bớt đi phần dở. Ngược lại, lời chê-trách không đàng-hoàng (lời chê bậy, không đúng) sẽ làm cho người hay lúng-túng, nhưng làm cho người dở thêm sai-trái.

Kết-qả của những người đã đạt được sự-học được đo-lường bằng sự tín-nhiệm của người khác, sự thực-dụng, sự hợp-lý, giải-quyết được nhu-cầu cần-thiết, đáp-ứng được trí-tuệ của con người, sự tiến-bộ, số người tin theo, thời-gian còn lưu-dụng, v.v. Cho-nên khi nói đến ‘sự’ (như sự-nghiệp, tổng-qát) tức là nói đến tất-cả ‘việc’ (chi-tiết) làm trong cuộc đời của một người mà có kết-quả.

Đã hơn 2000 năm nhưng đạo Phật, cũng như đạo Thiên-chúa và v.v. vẫn còn có người phê-bình và chưa biết đến bao-giờ mới chấm-dứt!...

Muốn bình-luận hay phê-bình một học-thuyết hay một quan-niệm, một phát-minh, một phát-kiến, v.v. ta phải đứng ra ngoài để nhìn vào, nghĩa là phải có một nhận-định cao hơn để phán-xét, phải có một nhận-xét thật khách-qan để thẩm-định, phải có một cái nhìn tổng-hợp từ nhiều khiá-cạnh khác nhau để đúc-kết, phải so-sánh, phải phân-tích, phải có thời-gian để suy-luận, phải có không-gian để thực-hành, v.v. ... để mong được một kết-luận tương-đối không sai-lệch nhiều. Và như thế, đạt được sự-học không đơn-giản như việc-học.

Mà thực-sự, việc-học cũng không đơn-giản như ta nói. Việc học cũng phải thật vất-vả, phải thức khuya dậy sớm, phải học với thầy, học với bạn, học ngoài đời, học thuộc lòng, làm bài tập, học bài thi, v.v., phải có thời-gian, phải có khả-năng, v.v., nội chừng ấy việc đủ giết chết một đời son-trẻ rồi. Thời-gian trung-bình cho một người bình-thường để vượt qa mỗi hình thang là từ 20 đến 30 năm. Số-lượng nầy có-thể thay-đổi tùy theo khả-năng từng người, tùy hoàn-cảnh, tùy điều-kiện, làm ngắn lại, dài thêm ra, hay không-thể vượt qua được.

Nhiều người thấy đạt được việc-học đã qá mệt lắm rồi, hơi đâu mà nghĩ đến sự-học. Mà đúng vậy, muốn đạt được sự-học phải gồm nhiều cơ-duyên chứ không đơn-thuần như việc-học.

Nói việc-học đơn-thuần hơn, không có nghĩa là việc-học dễ, chỉ có nghĩa là sự thành-công không rắc-rối như sự-học mà thôi, nghĩa là phải thực-hiện từng chi-tiết nhỏ để đạt đến một kết-qả lớn hơn, từ cực-khổ ít sang vất-vả nhiều, từ đơn-giản đến nhiêu-khê, từ sức người có-thể làm được đến may-mắn, thời-vận, thiên mệnh,..., hay tiếu-lâm hơn là từ học giả đến học-giả v.v.

Từ muốn cho đến được qả không dễ! Thử hỏi được bao nhiêu người đã có học-vị thật cao mà đạt được giải-thưởng Nobel hằng năm? Phải chăng số người được nhận giải Nobel hằng năm không tính đủ trên đầu ngón tay trong lúc những người đạt được học-vị cao không ít! Phải chăng ‘tự trợ giả thiên trợ’ (tự giúp mình trước, trời sẽ giúp mình sau)?

Cũng nên nhớ, học là bắt-chước, người học thủ-khoa chưa chắc đã G.A.T.E., và G.A.T.E. cũng chưa hẳn là thủ-khoa. Chỉ cần làm đúng theo sách-vở, làm đúng theo lời thầy chỉ-dạy là có-thể đạt được thủ-khoa. Đối với G.A.T.E., làm theo sách-vở, làm theo lời thầy dạy không qan-trọng bằng phát-minh, phát-kiến, qan-niệm, nguyên-lý, định-đề,...

Nhiều người biết rằng Việt-ngữ là tiếng đơn-âm, và đại-đa-số viết chữ Việt không dùng dấu ngang-nối, nên cứ đinh-ninh là chữ Việt không có chữ-ghép. Thật ra không đúng như vậy. Trong hai chữ ‘ngôn-ngữ’ ta thấy rõ-ràng chữ ‘ngôn’ chỉ là một bộ của chữ ‘ngữ’, như vậy ‘ngôn’ phải có trước rồi mới đến ‘ngữ’, nghĩa là phải có tiếng nói trước rồi mới có phát-minh hệ-thống ghi lại âm-thanh sau.

Ngôn-ngữ Việt có bắt-đầu bằng tiếng đơn-âm, càng ngày càng phát-triển, sự dùng tiếng đơn-âm không đủ khả-năng để diễn-tả những điều phức-tạp, vì-thế tiếng đa-âm (do chữ-ghép) mới có. Thông-thường thì tiếng đa-âm, gồm hai hay nhiều tiếng đơn-âm ghép lại, và vẫn phải mượn ý-nghĩa của tiếng đơn-âm để cấu-tạo.

Để hiểu rõ thế nào là tiếng đơn-âm, thế nào là tiếng đa-âm (tiếng ghép), và cách vay-mượn như thế nào, không gì rõ-ràng hơn là phải dùng ví-dụ ngay trong những chữ thường-đàm để chứng-minh.

Tiếng ‘ăn’ có nghĩa là ‘bỏ thức ăn vào miệng để nhai và nuốt’. Những tiếng đứng sau tiếng ‘ăn’ đều làm túc-từ cho nó, ví-dụ như ăn cơm, ăn cá, ăn thịt, ăn bánh, v.v. Những tiếng cơm, cá, thịt, bánh... có nhiệm-vụ chỉ rằng ‘ăn’ cái gì.

Tiếng ‘ăn-cắp’, mượn ý-nghĩa của tiếng ‘ăn’, nghĩa là ‘cái gỳ đã bỏ vào miệng rồi tiêu-hóa mất không để lại dấu-vết cũ’, và ‘cắp’ là mang đi mất. Như vậy ta thấy ‘ăn-cắp’ là một chữ-ghép, chỉ mượn ý-nghĩa của tiếng ‘ăn’ chứ thực-chất không có ý-nghĩa cụ-thể như tiếng ‘ăn’ là bỏ thức ăn vào miệng để nhai và nuốt. Bởi-vậy, khi viết ‘ăn-cắp’, có ngang-nối, lấy mất, không có ý-nghĩa như ‘ăn cắp’, không có ngang-nối, ăn và mang đi. ‘ˆn trộm’ có nghĩa là ‘ăn một cách lén-lút’, khác với ‘ăn-trộm’, có ngang-nối, ‘lén-lút vào nhà để lấy đồ’. ‘ˆn tiêu’ có nghĩa là ‘ăn-uống và tiêu-dụng’; có khi còn hiểu là ‘ăn hạt tiêu’, khác với ‘ăn-tiêu’ là ‘xài-phí’. ‘Thắng xe không ăn’, chữ không ‘ăn’ ở đây có nghĩa là không ‘tiêu-thụ vận-tốc’, tức là không làm cho xe ngừng lại, chỉ mượn ý mà thôi.

Tiếng ‘nghe’ dùng để chỉ ‘sự thâu-nhận âm-thanh của cơ-qan thính-giác’, như nghe ca, nghe hát, nghe tiếng chim kêu, nghe lời người nói, v.v.
Những tiếng-ghép ‘nghe-lời’ phải giải-thích với đầy-đủ ba yếu-tố ‘nghe tiếng nói của người, dùng trí-óc suy-luận và nhận-định, hành-động theo lời chỉ-dẫn’, nếu chỉ nghe mà không qan-tâm đến và cũng chẳng làm theo thì chỉ là nghe lời (không có dấu ngang-nối, cũng giống như nghe tiếng gió thổi mà thôi).
Sự hiểu lầm chỉ vì cái dấu ngang-nối là như vậy!
Hai tiếng ‘ăn’ và ‘nghe’ là hai động-tự đơn thường gặp, tạo thêm được một số động-tự ghép mà nhiều người cứ tưởng lầm là ta chỉ có tiếng đa-âm . Thử thêm một vài ví-dụ khác nữa.
‘Mâu thuẫn’ có nghĩa là ‘cái mâu’ và ‘cái thuẫn’. ‘Mâu’ là chiến-cụ mà ngày xưa người lính dùng để đâm giặc. ‘Thuẫn’ cũng là một chiến-cụ mà người lính dùng để đỡ khi bị giặc dùng mâu để đâm. Người lính nào cũng phải mang theo mình cả mâu lẫn thuẫn để đánh giặc. Nhưng khi nói hai người ‘mâu-thuẫn’ thì không có nghĩa là người nầy chỉ dùng mâu để đâm, mà người kia chỉ dùng thuẫn để đỡ. Hai người ‘mâu-thuẫn’ nhau là cả hai người đều có lúc châm-chọc nhưng cũng có lúc phải chống-đỡ, nghĩa là cả hai người có lúc mâu mà cũng có lúc thuẫn, như vậy ‘mâu-thuẫn’ là sự chống-đối lẫn nhau. Đó là sự mượn ý của ‘mâu thuẫn’. Phải hiểu được như thế mới thấy ý-nghĩa khác nhau của chữ-đơn và chữ-ghép: mâu thuẫn là vật-dụng (đồ dùng, cụ-thể) đơn-thuần dùng để đâm và để đỡ, trái lại, mâu-thuẫn (có ngang-nối) là sự-việc (hành-động, ý-định, tư-tưởng, lý-luận,…) đối-nghịch với nhau. Đây là trường-hợp vay-mượn ý-nghĩa rất rõ-ràng vì trong mâu lại có thuẫn, và trong thuẫn lại có mâu.
Hai tiếng ‘kuốc-gia’, thường hiểu là ‘nước-nhà, nhà-nước’, nhưng ‘kuốc-gia’ không thể định-nghĩa (hiểu) như vậy được, ‘kuốc-gia là một đơn-vị trong đó phải có đủ ba yếu-tố chính để cấu-tạo: lãnh-thổ, dân-tộc, và chính-quyền’, nếu thiếu một trong ba yếu-tố trên thì danh-từ kuốc-gia trở-thành vô-nghĩa. Đó là sự khác nhau về ý-nghĩa: ‘dịch là phản’.
Những tiếng ‘nhẹ-nhàng, thỉnh-thoảng, lâng-lâng, sạch-sẽ, v.v., nếu giải-thích riêng từng tiếng một sẽ thấy vô-nghĩa vì nó là tiếng-đệm. Vì-thế những tiếng nầy đều gọi là tiếng-ghép cả, và khi viết phải có dấu ngang-nối ở giữa hai chữ.
Để rõ hơn, có-thể ví-dụ như sau. Chữ ‘thỉnh-thoảng’, đứng ở đầu câu mà viết ‘Thỉnh thoảng’, trong trường-hợp nầy thường hiểu ‘một người mang tên là Thỉnh vừa đi qa’, nhưng nếu viết ‘Thỉnh-thoảng’, thì không thể giải-thích như trên mà phải hiểu rằng ‘một đôi khi’.
‘Ông ta không thích con-cái’, có nghĩa là ông ta không thích có con. ‘Ông ta không thích con cái’, có nghĩa là ông ta không thích động-vật giống cái.
‘Đầu gối lên sườn’, có nghĩa là cái đầu kê lên xương sườn.
‘Đầu-gối lên sườn’, là một thế võ dùng đầu-gối (knee) đánh vào xương sườn của đối-phương.
‘Học sinh giỏi’ không có nghĩa là người học-trò giỏi, mà là cái học làm cho (người-ta) trở nên giỏi. Người học-trò giỏi lại là học-sinh giỏi.
‘Sạch sẽ tốt’, có nghĩa là sự vệ-sinh sẽ (động-tự chỉ tương-lai) khá, chứ không hàm-ý sự vệ-sinh tốt (sạch-sẽ tốt).
‘Sư ăn-chay, tôi cũng ăn chay’. Câu nầy phải hiểu là nhà-sư bị cấm không được ăn thịt động-vật, nếu nhà-sư ăn thịt động-vật là phạm giới-cấm, còn tôi, tôi không được ăn thịt động-vật là vì tôi không có khả-năng mua thịt động-vật để ăn nên tôi phải ăn thực-vật (chay).
Vĩnh-Lạc: người có họ là Vĩnh, tên là Lạc.
Vĩnh-lạc: tên của một vùng đất, địa-danh.
vĩnh-lạc: sự vui-sướng lâu dài.
Việt-nam: nước, người, tiếng Việt.
Việt nam: nước, người, tiếng phương (miền) nam xứ Việt.
Sự..., việc...: nói tổng-quát về..., nói tiểu-tiết về...; những chữ đứng sau để bổ-túc ý-nghĩa, như sự-việc gỳ, sự học, việc học.
Sự-học, việc-học: chỉ nói về ’học’ mà thôi, chứ không thể bàn về những sự hay việc khác được.
Tất-nhiên, người theo ‘ngữ-văn’ cho rằng dấu ngang-nối đủ để giải-thích rõ-ràng những thắc-mắc của người đọc: nhân-danh, địa-danh, danh-tự, tĩnh-tự, động-tự, trạng-tự, v.v. Ngược lại, có nhiều người theo ‘ngôn-văn’ bảo rằng dầu hiểu thế nào người đọc cũng không ra ngoài ý-nghĩa của những chữ đứng gần nhau (như vĩnh lạc, Việt nam ở trên), nghĩa là không cần phân-biệt chữ nào ghép, chữ nào không. Đối với những người theo chủ-trương ngôn-văn thì nên bỏ dấu ngang-nối và cho tiếng Việt là đa-âm vì khi dùng tiếng nói để trình-bày những điều phức-tạp họ phải dùng những chữ ghép. Họ quan-niệm rằng bắt ấn-công phải đánh-máy có dấu ngang-nối là điều rắc-rối và nhiều phiền-phức, đôi khi còn sai-lạc nữa là khác. Khả-năng của con người có-thể tạo-thành sách, tự-điển, nhưng không có-thể bắt-buộc phải có trí nhớ như sách hay tự-điển được, vì-thế cho nên ta phải chọn một cách nào dễ nhớ, dễ phân-biệt nhất để sử-dụng.
Cái quyền chọn-lựa vẫn là cái quyền tuyệt-đối của độc-giả, thính-giả, hay khán-giả. Ngày xưa Khổng-Tử cho rằng ‘tam nhơn đồng hành, tất hữu ngã sư yên, trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi’ (Thuật-nhi, VII) (trong ba người cùng đi với ta, tất có kẻ là thầy ta, chọn người hay mà bắt-chước, người dở mà sửa mình). Hay như Mạnh-Tử ‘tận tín thư bất như vô thư’ (Tận-tâm, hạ) (tin qá vào sách thì đừng có sách là tốt hơn), thì ta chớ nên đọc những sách viết không ra gỳ. Nhưng cái qan-niệm phê-bình rộng-rãi có lẽ là lời của Trang-Tử trong Nam-hoa-kinh, ở thiên Tề-vật-luận: cái phải có lúc trái, và cái trái có lúc phải (Nếu ta với ngươi, cùng tranh-biện: ngươi thắng được ta, ta không thắng được ngươi, vậy ngươi hẳn đã là phải, mà ta hẳn đã là quấy chưa? Nếu ta thắng được ngươi, ngươi không thắng được ta, vậy ta hẳn đã là phải, mà ngươi hẳn đã là quấy chưa? Hay là, khi thì phải, khi thì quấy hay sao? Hay là, cả hai chúng ta đều phải cả, hoặc cùng quấy cả hay sao? Ta và ngươi không thể biết được nhau, thì người người đành phải chịu tối-tăm rồi! [Nam-hoa-kinh, bản dịch của Nguyễn-Duy-Cần, trang 238]). Trong trường-hợp nầy, khi có điều-kiện viết thì viết cho thật rõ-ràng; khi không có điều-kiện viết, thì phải giải-thích thật cặn-kẽ (nói rõ nhân-danh, địa-danh, danh-tự, động-tự, v.v.). Làm được như thế tất không có một độc-giả hay thính-giả nào hiểu lầm cả.
Cái lầm-lẫn tệ-hại trong Việt-ngữ là như vậy đó, không bao-giờ nói hết được.
Do đâu mà ta biết trong Việt-ngữ có tiếng-đơn và tiếng-ghép? Phải căn-cứ vào sách-vở và cách dùng chữ của người xưa. Tiếng Việt phần lớn phát-xuất từ Hán-tự, cộng thêm một số chữ Nôm (tiếng Việt thuần-túy), và về sau còn có thêm một số tiếng phiên-âm từ tiếng ngoại-kuốc nữa (như cao-su, cà-phê, v.v.). Trong phần đông các tự-điển có âm Hán-Việt đều ghi-chú rõ-ràng sách gồm có bao-nhiêu đơn-tự và bao-nhiêu từ-ngữ (chữ ghép, chữ đứng gần).
Đơn-tự là những chữ chỉ đứng riêng-rẻ với ý-nghĩa riêng-biệt, còn từ-ngữ là gồm những chữ đơn có-thể ghép lại với nhau và tạo-thành một ý-nghĩa khác với đơn-tự nhưng vẫn vay-mượn ý-nghĩa của đơn-tự. Điều nên nhớ ở đây là Hán-tự có những chữ đứng gần nhau (từ-ngữ), nhưng khi đổi sang Việt-ngữ cũng chỉ là những chữ đứng gần nhau chứ không phải là chữ-ghép.
Tự-điển tiếng Việt không phân-biệt chữ-đơn và chữ-ghép có số-lượng bao-nhiêu. Chữ-ghép mang một ý-nghĩa riêng và bao-gồm ý-nghĩa của đơn-tự. Ví-dụ như khoảng 12 chữ ‘minh’, đều là tiếng đơn (đơn-tự), nhưng khi muốn trở-thành từ-ngữ (chữ-ghép), ta phải phân-biệt chữ nào khác có-thể đi chung với chữ minh nào như qang-minh (sáng) không giống u-minh (tối), v.v.
Một chữ-ghép mà giải-thích theo nghĩa chữ-đơn thì sai-lạc cả ý-nghĩa của nó! Nhưng nên nhớ ở đây chỉ bàn về cách viết tiếng Việt theo hệ-thống ký-hiệu của mẫu-tự La-tinh mà thôi, cách viết theo Hán-tự không có sự nhầm-lẫn đó (vì nhờ có bộ-chữ). Trong tự-điển tiếng Việt đều có viết chữ-đơn và chữ-ghép (có ngang-nối, trong một số ít sách).
Tự-điển thường chú-trọng về từ-ngữ, chữ đứng gần và chữ-ghép, vì nó có sự biến nghĩa, nhưng ít ai để ý đến điều qan-trọng nầy, và cứ thường nghĩ rằng ‘dấu ngang-nối chỉ thêm phần rắc-rối’, rồi bỏ hẳn đi, và cứ giải-thích lẫn-lộn giữa đơn-tự và từ-ngữ, tạo-thành sự khó hiểu khi viết và khi đọc.
Để rõ-ràng về việc hiểu lầm chữ, xin trở lại trong ví-dụ với chữ minh: khi nói ‘minh’, người nghe hiểu như thế nào ?
1. Minh, bộ mịch: chốn u-minh, ngu-tối, man-mác, nghĩ ngầm.
2.Minh, bộ miên: dùng giống chữ minh ở số 1.
3.Minh, bộ nhật: sáng, sáng-suốt, phát-minh, thần-minh.
4.Minh, bộ nhật: tối-tăm, đêm, tối.
5.Minh, bộ thủy: bể, mưa nhỏ.
6. Minh, bộ mục: nhắm mắt.
7. Minh, bộ mãnh: thề-nguyền, đoàn-thể.
8. Minh, bộ thảo: nõn chè, mầm chè.
9. Minh, bộ thảo: tên một thứ cỏ khi mọc ra thường báo điềm tốt.
10. Minh, bộ trùng: tên một thứ sâu thường phá-hoại cây lúa.
11. Minh, bộ kim : bài minh (khắc chữ để ghi nhớ điều gỳ), ghi-nhớ.
12. Minh, bộ điểu: tiếng chim hót, phát ra tiếng.
Cái dụng-ý trong cách thành-lập chữ-ghép và có dùng dấu ngang-nối chính các người viết sách văn-phạm tiếng Việt cũng không nhận-định rõ-ràng, dầu rằng họ có so-sánh với tiếng Pháp, tiếng Anh, và vài ngoại-ngữ Tây-phương khác.
Những người viết sách văn-phạm tiếng Việt, viết rất rõ-ràng về đơn-tự, cú-pháp, phân-tích tự-loại, nhưng không một ai nói đến cách thành-lập chữ-ghép cả. Trong sách có dùng chữ-ghép rất đúng nhưng họ không giải-thích tại-sao, dùng như thế nào.
Cách thành-lập chữ-ghép của tiếng Pháp, tiếng Anh gồm có: ‘tiếp-đầu-ngữ + ngữ-căn (có-thể ghép nhiều hơn) + tiếp-vĩ-ngữ’.
Tiếng Việt chỉ có ngữ-căn mà thôi. Muốn thành-lập chữ-ghép trong Việt-ngữ thì chỉ có cách là lấy ‘ngữ-căn + ngữ-căn’, hoặc lấy ‘ý của ngữ-căn + ý của ngữ-căn’, hoặc lấy ‘ngữ-căn + tiếng đệm (thường không có nghĩa rõ-ràng)’. Tiếp-đầu-ngữ hay tiếp-vĩ-ngữ trong Việt-ngữ chỉ là biến-tự của ngữ-căn. Không nhận-định được điều nầy tức là trở về tình-trạng sơ-khai của ngôn-ngữ, nghĩa là chỉ biết dùng chữ một (đơn-tự) mà thôi. Cái lộn-xộn là ở đây: dùng đơn-tự mà giải-thích ra từ-ngữ (chữ-ghép), và ngược lại, có ý dùng chữ-ghép mà viết ra đơn-tự.
Khi viết bằng chữ Hán thì không dùng dấu ngang-nối, vì bộ-chữ đã nói rõ ý-nghĩa của chữ rồi, nhưng khi viết tiếng Việt bằng mẫu-tự La-tinh thì phải dùng dấu ngang-nối để phân-biệt, vì rằng hai chữ đứng gần nhau mà không có dấu ngang-nối thì chữ sau thêm nghĩa cho chữ đứng trước nó, hay chữ trước chỉ là mạo-tự, tĩnh-tự của chữ đứng sau, trong khi hai chữ đứng gần nhau và có dấu ngang-nối thì chúng có giá-trị như nhau.
Để hiểu rõ-ràng về cách cấu-tạo của chữ-ghép hơn, trong khi dùng chữ ‘nhân’ (khoảng 15 chữ), và chữ ‘giả’ (khoảng 6 chữ), giữa hai chữ Hán đứng gần không ai dùng dấu ngang-nối, nhưng khi viết sang mẫu-tự La-tinh thì lại thêm dấu ngang-nối, như nhân (bộ nhân, bên trái chữ nhị) -ái (lòng thương-yêu, từ-thiện), nhân (bộ nhân) -công (sức người làm việc), nhân (bộ nữ) -duyên (duyên-phận vợ-chồng lấy nhau), nhân (bộ vi) -duyên (dùng như nhân-qả, bằng tạ vào, y-cứ vào, cơ-hội), nhân (bộ mịch) -uân (cái nguyên-khí của trời đất), v.v.; giả (bộ nhân) -mạo (không thật), học-giả (bộ lão, chỉ về người có học), giả (bộ xích) -thạch (một loại đất, đá màu đỏ), v.v.
Và trong chữ Nôm cũng thế, vì có dùng bộ-chữ, đã nói ở trên, như thương-mến, thương-yêu, dày-dặn, v.v.
Sự chú-ý ở đây là ‘bộ-chữ nói lên ý-nghĩa, dùng dấu ngang-nối để thay-thế, làm sống lại ý-nghĩa của nó (bộ-chữ)’. Điều tất-nhiên là dấu ngang-nối không hoàn-toàn đủ khả-năng thay-thế bộ-chữ, nhưng không vì thế mà tạo thêm sự hiểu lầm, như hai chữ nhân-duyên ở trên (một chữ thường dùng trong ý-nghĩa vợ-chồng, một chữ thường dùng trong kinh nhà Phật).
Và như thế, chữ Hán viết sai bộ-chữ cũng giống như chữ Việt viết không có dấu ngang-nối, mặc-dầu lối phát-âm đều như nhau. Như ví-dụ ở trên, chữ ‘học giả’, viết bằng chữ Hán, nếu chữ ‘giả’ viết với bộ nhân (người không có học) thì không ai giải-thích như khi viết chữ giả với bộ lão (người có học).
Khi viết chữ Việt bằng mẫu-tự La-tinh, hai chữ ‘học giả’ cũng giải-nghĩa khác nhau chỉ nhờ có dấu ngang-nối mà thôi: ‘học giả’, không có dấu ngang-nối, kẻ không có học; ‘học-giả’, có ngang-nối, là kẻ có học. Điều nầy thật rõ-ràng: học giả, không có ngang-nối, là chữ-đơn (đơn-tự); học-giả có ngang-nối, là chữ-ghép (từ-ngữ).
Lẽ dĩ-nhiên, ở đây chỉ nói lên sự nhầm-lẫn mà thôi. Đối với những người ‘xấu làm tốt, dốt nói chữ’ thì dùng chữ ‘học giả’ không có ngang-nối đâu có gỳ là sai trái.
Những người ‘đại trí nhược ngu’ tất phải gọi là ‘ngu giả’ ( = giả ngu, Nôm), hay ‘ngu-giả’, hay ‘trí-giả’, hay ‘thánh-nhân’ (Thánh-nhân ngu xuân, Nam-hoa-kinh, Tề-vật-luận) mà thôi. (Theo sách Luận-ngữ, ngu-giả = ngu giả = đại trí; có câu: ‘kỳ ngu bất khả cập dã’ [cái ngu không thể theo kịp] [Trong câu ‘Ninh-Vũ-Tử, bang hữu đạo tất trí, bang vô đạo tất ngu, kỳ trí khả cập dã, kỳ ngu bất khả cập dã’: Ông Ninh-Vũ-Tử, gặp nước có nền chính-trị tốt thì tỏ ra người trí, gặp nước có nền chính-trị xấu thì tỏ như người ngu. Làm người trí thì ta theo được, làm người ngu thì khó mà theo được]).
Dấu ngang-nối dùng trong tự-điển tiếng Việt hoặc từ-điển ghi âm Hán-Việt nói rõ chữ nào là chữ-đơn, chữ nào là chữ-ghép. Và cũng nên nhớ rằng trong tự-điển có những chữ đứng gần nhau nhưng không phải là chữ-ghép nên chúng không có mang gạch-nối ở giữa. Như-vậy, nhóm chữ mà có đơn-âm hay đa-âm, nghĩa là chữ không ghép hay ghép đều hoàn-toàn tùy-thuộc vào ý-nghĩ của người sử-dụng nó: nhóm chữ đơn-âm phát-âm rời ra và có cao-độ khác nhau, chữ-ghép (từ-ngữ, đa-âm) phát-âm dính lại và có cao-độ bằng nhau.
Đây chính là sự dị-biệt của đơn-âm và đa-âm trong tiếng Việt mà ít ai chú-ý đến. Tất-cả những tranh-luận về đơn-âm, đa-âm, có dấu ngang-nối hay không có dấu ngang-nối cũng từ đây phát-xuất. Chữ ‘từ-ngữ’ dùng ở đây có nghĩa là ‘nhóm chữ’, trong nhóm chữ lại có chữ ghép ( = chữ để ghép) được và có chữ không ghép được ( = cụm từ, chữ đứng gần, đơn-âm).
Ta có công-thức: ‘Đơn-âm + đơn-âm = đa-âm’, hay ‘đơn-âm + đơn-âm + đơn-âm + ... = đa-âm’. Vấn-đề còn lại là có thay dấu ‘+’ bằng dấu ngang-nối (-) hay không mà thôi: kẻ chủ-trương bỏ, người khuyên là nên. Phải căn-cứ vào lối phát-âm của hai tiếng đứng gần nhau mới quyết-định được có nên đặt dấu ngang-nối vào giữa hay không: khi nói liền nhau mà không viết với dấu ngang-nối là viết sai, khi nói rời nhau mà thêm dấu ngang-nối vào là viết bậy: Chuyển-ngữ Hán-Nôm sai.
Điều qan-trọng trong ngôn-ngữ là làm thế nào để người viết hay nói có cùng một tư-tưởng giống nhau khi trình-bày sự-việc, và như thế, người đọc hay nghe cũng hiểu được ý-nghĩa như nhau. Sự tương-thức giữa người viết hay nói đối với người đọc hay nghe là then-chốt của môn ngôn-ngữ-học ( = ý-nghĩa).
Tiếng nói được ghi bằng những ký-hiệu âm-thanh là chữ viết, cho nên khi đọc những chữ viết nầy là làm sống lại tiếng nói: hai hình-thức khác nhau nhưng phải cùng ý-nghĩa như nhau, đọc mà không hiểu ý thì cũng giống như nghe mà không hiểu lời vậy. Vì vậy cho nên chữ viết phải tuyệt-đối ghi đúng như lời nói. Tất-nhiên ai cũng được tự-do phát-biểu ý-kiến của mình, cũng có quyền đề-nghị một cái gỳ tương-đương với dấu ngang-nối, miễn sao đề-nghị được đa-số khôn-ngoan chấp-thuận.
Trong thời-gian hiện-tại, vẫn chưa có một đề-nghị nào thích-ứng được vấn-đề liên-bình-âm (đứng gần và cùng cao-độ) trong chữ-ghép, thì ta nên dùng dấu ngang-nối để tránh sự hiểu lầm.
Ỏ đây chỉ bàn về vấn-đề tương-qan giữa chữ viết và tiếng nói, chứ không nói về sự xung-đột tư-tưởng, và đặc-biệt nhất là trò chơi-chữ. Đơn-tự có-thể có phát-triển thêm nhưng rất chậm khi so-sánh với chữ-ghép (đa-âm) dồi-dào và nhiêu-khê.
Trong bất-cứ tự-điển nào, như Anh Pháp Hán Việt, ta cũng thấy số đơn-tự đều không đáng kể khi so-sánh với số từ-ngữ xuất-hiện bên cạnh, nhưng không phải vì thế mà ta qên đi nhiệm-vụ then-chốt của chúng: không có đơn-tự thì hoàn-toàn không có chữ-ghép, nghĩa là muốn thành-lập chữ-ghép bắt-buộc phải có và hiểu nghĩa chữ-đơn trước. Cho nên nhóm chủ-trương cho rằng Việt-ngữ là tiếng đa-âm là những người chưa thật-hiểu thấu cấu-trúc của chữ-ghép: hợp-ý, mượn-ý, biến-nghĩa.
Nhưng: ‘lời thật mích lòng’! Học là bắt-chước, làm theo.
Đã học mà không chịu bắt-chước, không chịu làm theo, và nhất là mang qá nhiều tự-ái thì khó thành-công. Tất-nhiên phải có sự lựa-chọn trước khi học.
Tiếng Việt ngày nay, nhất là chữ Việt viết theo mẫu-tự La-tinh rất phong-phú và nhiêu-khê:
Phong-phú, vì ngoài những tiếng Việt thuần-túy (tiếng Nôm), nó vay-mượn hoàn-toàn tiếng Hán (phát-âm thành tiếng Hán-Việt), cộng thêm một số tiếng phiên-âm từ tiếng những nước khác có qan-hệ, càng ngày càng nhiều thêm ra.
Nhiêu-khê, như chữ ‘minh’ ở trên, chữ Hán gồm khoảng 12 chữ, chữ Việt chỉ viết có một mà thôi. Mười hai chữ, có tối-thiểu mười hai nghĩa khác nhau, vậy một chữ ‘minh’ tất phải có mười hai nghĩa khác nhau. Chữ ‘chỉ’, có vào khoảng 24 chữ Hán khác nhau; chữ ‘linh’, có vào khoảng 24 chữ; chữ ‘phu’, có vào khoảng 21 chữ; chữ ‘du’, có vào khoảng 33 chữ; chữ ‘tư’, có vào khoảng 25 chữ; v.v. Chỉ có một chữ mà có đến chừng ấy nghĩa thì làm sao không gọi là nhiêu-khê, phức-tạp! Do đó, dấu ngang-nối phải chen vào để giải-quyết bớt những nỗi khó-khăn khi học chữ Việt viết bằng mẫu-tự La-tinh.
Không dùng được chữ-ghép, mà chỉ thuần dùng chữ-đơn, thì sự giải-thích ngôn-ngữ thật là mung-lung và ngớ-ngẩn. Dầu ở bất-cứ lãnh-vực nào, văn-chương hay khoa-học, lãnh-đạo (người có học và có giữ chức-vụ) hay không lãnh-đạo (thường dân), sự dùng tiếng-nói hay chữ-viết để biểu-lộ ý-nghĩ một cách thật chính-xác vẫn là điều qan-trọng. Thiếu sự hiểu-biết tường-tận về ngôn-ngữ vẫn là một trở-ngại rất lớn trong việc truyền-bá tư-tưởng và gây nhiều sự hiểu-lầm tệ-hại.
Thử nêu lên một số chữ thường gặp mà chúng có ý-nghĩa khác nhau chỉ vì cái dấu ngang-nối : Hán-Tạng hay Nam-Á.
- học giả (Nam-Á): không có học.
- học-giả (Hán-Tạng): kẻ có thực-học.
- tử cung (Hán-Tạng): qan-tài làm bằng gỗ cây thị.
- tử-cung (Hán-Tạng): bộ-phận chủ-yếu trong sinh-thực-khí của giống-cái động-vật.
- tử-đạo: con đường vào đó tất phải chết; chết vì đạo-giáo.
- tử đạo (Hán-Tạng): đạo làm con.
- đại-thử (Hán-Tạng): thứ động-vật giống con chuột đuôi dài, loài cái có cái bao ở bụng để nuôi con, con ‘kangourou’.
- đại thử (Hán-Tạng): ngày nắng lắm, tiết ngày 23 hay 24 tháng 7 dương lịch.
- quân-nhân (Hán-Tạng): người lính.
- quân nhân (Hán-Tạng): lòng thương người của ông vua; lòng thương người của người lính.
- quê hương (Nam-Á): mùi ở nhà quê.
- quê-hương (Nam-Á): xứ-sở.
- con-cái (Nam-Á): con của một gia-đình.
- con cái (Nam-Á): động-vật giống-cái.
- mắt cá (Nam-Á): mắt của con cá.
- mắt-cá: xương nổi ở hai bên cổ-chân (mắt-cá chân).
- số-quân: số riêng của từng cá-nhân trong tập-thể quân-đội.
- số quân (Nam-Á): tổng số người trong một đơn-vị.
Và cũng nên nhớ, theo qan-niệm ngôn-ngữ đã giải-thích ở trên, ngay cả trong tự-điển tiếng Việt cỡ lớn và do nhiều tác-giả hợp-soạn, chứ đừng nói là chỉ có trong các sách nghiên-cứu, sách dùng trong học-đường, tiểu-thuyết hay tập thơ, v.v., vẫn có nhiều tác-giả không phân-biệt được thế nào là chữ-đơn và thế nào là chữ-ghép ( = đa-âm). Bởi-vì hai chữ đứng gần nhau mà ta thường qen gọi là ‘từ-ngữ’, nhiều khi không-thể ghép lại với nhau được ( = khác ngữ-âm và ngữ-pháp).
Vấn-đề cuối cùng là việc chính-tả trong các chữ-ghép. Ông-cha chúng-ta đã lưu-lại cách đánh dấu-giọng vào những chữ-ghép (chữ đã ghép) không thể áp-dụng vào chữ-đơn được một cách tổng-qát (không hoàn-toàn đúng) như sau:
- Chữ có dấu huyền thường đi với chữ có dấu nặng hay chữ có dấu ngã (huyền, ngã, nặng): lờ-lững, nặng-trĩu, nũng-nịu,lỡ-làng,... Có vài ngoại-lệ: lậu-cổ (tiếng trống báo-hiệu thời-khắc về ban đêm), mãi-chủ (người-mua), thù-đảng (phe-đảng), sản-mẫu (sản-phụ), thảm-đạm (buồn-thảm), sửa-chữa, cổ-vũ, bác-sĩ, tiến-sĩ, diễn-tả, biểu-diễn,...
- Chữ không có dấu thường đi với chữ mang dấu hỏi hay chữ mang dấu sắc (sắc, hỏi, không): giáo-sư, giám-khảo, đau-khổ, khung-cảnh,... Cần nhớ vài ngoại-lệ: tham-nhũng (tham-lam và nhũng-lạm), thu-liễm (lượm-lặt, co-rút), lễ-bái (cúng-tế), mãi-chủ (người bán), mãi-lộ,...
Viết chữ Việt, hay đọc chữ Việt mà không lưu-ý đến dấu ngang-nối là thật-sự chưa hiểu thấu-đáo được tinh-thần Việt-ngữ abc. Nhưng nói tiếng Việt mà không nêu lên được nhiệm-vụ của chữ dùng, không giải-thích được chữ dùng thì không-thể nào tránh khỏi sự hiểu-lầm.
Trong tất-cả những người viết sách có dùng dấu ngang-nối, và nhất là những người viết sách văn-phạm tiếng Việt, chuyên-chú về ngữ-pháp tiếng Việt thì chỉ có Giáo-sư Nguyễn Đình-Hòa xác-nhận ‘bỏ dấu gạch-nối là một sai lầm lớn!’ Và tuyệt-nhiên, Ông không phân-tích sai-lầm như thế nào, tại sao phải có, tại sao không bỏ được,... Mà thật sự, từ trước đến nay không có sách nào bàn đến cả. Lý-do mà Giáo-sư Đình-Hòa không nói đến là vì Ông qan-niệm tiếng Việt là tiếng đa-âm, bởi-vì Ông qá chú-trọng về tiếng-ghép nên qên hẳn tiếng-ghép là do hai hay nhiều tiếng đơn nối lại! ‘Làm văn-hóa mà lầm, hại cả muôn đời’ là như vậy! Nếu Giáo-sư Nguyễn Đình-Hòa lấy công-thức: đơn + đơn = kép, rồi giảng-giải cách thành-lập chữ ghép, với kiến-thức sâu-rộng của Giáo-sư, bài giảng chắc-chắn sẽ trở thành khuôn-vàng-thước-ngọc cho những người muốn học tiếng Việt. Khả-năng Hán-học và chữ Nôm của Ông sẵn có, thì lúc nào Ông cũng thành-lập được chữ-ghép một cách dễ-dàng, mà chữ-ghép lại có dấu ngang-nối, do đó Ông kết-luận ‘tiếng Việt là tiếng đa-âm!’ Làm văn-chương cũng phải có một chút tinh-thần khoa-học mới thực-tế, ngày nay không còn chuyện ‘đằng vân dá vũ’ (cỡi mây cỡi mưa) nữa. Ngoại trừ Giáo-sư Nguyễn Đình-Hòa, số người hiểu rõ dấu ngang-nối và viết ra trong chữ Việt abc tính không đủ trên năm đầu ngón tay!
Ngày xưa ông-cha chúng-ta rất hãnh-diện về vấn-đề vay mượn chữ viết của người Trung-hoa, và của La-tinh. Chỉ mượn, rồi biến-hóa theo nhu-cầu cần dùng, chứ không bao-giờ bị đồng-hóa. (Xin xem lại ‘Hành-trình Việt-ngữ’ ở trước).
Ông-cha chúng-ta đã lưu-truyền chữ Hán cho chúng-ta bằng âm Hán-Việt, và đặc-biệt nhất là chữ Nôm, mượn chữ Hán, nhưng chính những người Hán cũng không làm sao đọc được. Rồi đến chữ La-tinh, mượn và thay-đổi cho tiện-dụng.
Có người không hiểu nổi sự đồng-hóa đó, vả lại họ còn muốn tiếp-tục nô-lệ vào chữ La-tinh nên hô-hào một sự qay về nguồn để thay-thế những chữ ‘ph’ bằng ‘f’, chữ ‘d’ bằng ‘z’, ‘gi-’ bằng ‘j’, v.v. ‘Vật cùng tắc biến, biến tắc thông’, nghĩa là việc đến cùng sẽ thay-đổi, sự thay-đổi sẽ làm cho hanh-thông.
Nhưng chữ Việt dùng như ngày nay đâu có trở-ngại gỳ mà ta phải thay-đổi. Có phải người xưa không đủ khả-năng để phân-biệt chữ ‘f’ phát-âm gần giống như chữ ‘ph’ đâu, họ biết rất rõ nhưng họ biến chữ ‘f’ thành ‘ph’ để tránh sự nô-lệ, để đồng-hóa chữ La-tinh thành một loại chữ riêng biệt cho người Việt.
Mới biết được những mẫu-tự La-tinh trong tiếng Anh hay tiếng Pháp rồi cho rằng ông cha chúng-ta chưa từng học những ngoại-ngữ nầy, có phải là một nhận-định qá thiển-cận chăng?
Trở về nguồn, những người phát-minh đem chữ La-tinh vào Việt-nam đều là những nhà truyền-giáo ngoại-kuốc, đều dùng mẫu-tự La-tinh, nhưng những nhà truyền-giáo cũng phải vì hoàn-cảnh, điều-kiện, khả-năng, sự thích-ứng, sự tiện-dụng và nhất là khả-năng biến-đổi để không bị đồng-hóa của ông-cha chúng-ta, mà cải-tổ mẫu-tự, văn-tự như ta có hiện-nay.
Muốn hiểu phát-minh phải có trình-độ tương-đương.
Mới biết mẫu-tự mà đòi cải-tổ văn-tự, đây là một đề-nghị qá sớm, ‘vừa thấy trứng gà là đã mong được nghe tiếng gà gáy, vừa thấy viên đạn là đã mong được ăn chim nướng’ (kiến noãn nhi cầu thời dạ, kiến đàn nhi cầu hiêu chích. Nam-hoa-kinh, Tề-vật-luận)! ‘Vật vị cùng sinh biến, biến tắc loạn’, sự-việc chưa đến hồi nguy-cấp mà sinh biến, sự biến đó sẽ thành loạn vậy!
Chữ Việt chưa từng bị bế-tắc sau những cải-tiến so với lúc khai-nguyên! ‘Hanh-thông sinh biến, biến tắc hại’: sự-việc đang trôi-chảy mà sanh biến, sự biến ấy chắc có hại. Đây chính là tai-nạn lưu-thông, xe đang chạy mà phải ngừng lại!
Vả-lại, nếu sự biến-đổi vì mục-đích thích-ứng với giọng đọc, tránh được sự nô-lệ ngoại-ngữ, hợp với sự tiến-hóa của xã-hội người Việt, thì nên làm, nên cổ-vũ.
Ngược lại, sự thay-đổi chỉ thêm sự rắc-rối, tỏ ra không có tinh-thần tự-chủ, thích nô-lệ, chứng tỏ sự nông-cạn, thì chớ nên làm. Hơn một nghìn năm đô-hộ bởi Tàu, cả trăm năm đô-hộ bởi Tây, nếu ông cha chúng ta không có tinh-thần cầu-tiến thì ngày nay chung ta đã nói tiếng Tàu, hoặc tiếng Tây tất-cả.
Cái tinh-thần độc-lập, tự-chủ, và nhất là khả-năng đồng-hóa ngôn-ngữ của ông cha chúng-ta thật tuyệt-diệu: vay-mượn để đồng-hoá cho mình chứ không chịu bị đồng-hóa cho người!
‘Nói tóm lại thì chữ quốc-ngữ là do các cố Tây sang giảng đạo bên nước Nam đặt ra vào đầu thế-kỷ thứ 17, các cố do người Bồ-đào có, người Ý-đại-lợi có, người Pháp-lan-tây có, chắc là cùng nhau nghĩ đặt, châm chước, sửa sang trong lâu năm, chứ không phải một người nào làm ra một mình vậy’ (Nam-phong tạp-chí, Phạm-Quỳnh, số 122). Đoạn văn trích-dẫn trên chứng-tỏ những người đặt Việt-ngữ theo mẫu-tự La-tinh rành ngoại-ngữ hơn những người đề-nghị thay-thế mẫu-tự, bởi-vì nếu làm được thì ngày xưa người-ta đã cố-gắng làm cả rồi, chứ đâu cần lấy f thay cho ph, j thay cho gi, z thay cho d.
Một đề-nghị có vẻ hợp-lý hơn, như ‘bớt cái thừa mà bù thêm cái không đủ’ (Tổn hữu dư nhi bổ bất túc [Đạo-đức-kinh, chương 77].), dùng chữ ‘F, J, W, và chữ Z’ để phiên-âm những tiếng ngoại-kuốc và các ký-hiệu thường được sử-dụng có tính-cách kuốc-tế, như: fara (farad), F (fluorine, tên một chất hóa-học), F1 và F2 (dùng trong sinh-vật-học để chỉ thế-hệ ghép lai), FAX (ảnh-thư), franc (đơn-vị tiền-tệ của Pháp), fa (tên nốt nhạc), festival (festival, ngày hội nghệ-thuật), Fe (ký-hiệu của chất sắt), ...; jun (joule), judo (judo), ...; W (ký-hiệu nguyên-tố hóa-học của wolfram, watt), Wh (watt-hour), won (đơn-vị tiền-tệ của Triều-tiên), ...; jaz (tên nhạc jazz), ja-ket (jaquette); ze-ro (zero), zich-zac (ziczac), Zn (ký-hiệu hóa-học của chất kẽm: zinc), Zr (zirconium, tên của một thứ kim-loại), v.v. ‘Bớt cái thừa’: sự thay-đổi f cho ph, j cho gi, z cho d, cũng không thay-đổi được âm-tiết mà lại làm lộn-xộn hơn. ‘Bù thêm cái thiếu’: dùng f, j, w, và z để dịch những chữ trong mẫu-tự Việt-ngữ không có mà lại thông-dụng ở kuốc-tế. ‘Hợp-lý hơn’ vì kuốc-tế có mà ta lại thiếu, nên ta phải mượn để dùng cho đủ.
Trong khi bàn về chữ ghép có dấu ngang-nối, có người lại đề-nghị nên viết liền (dính lại) hai chữ có dấu ngang-nối ở giữa. Sự viết dính liền nầy dễ bị đọc sai, và do đó ý-nghĩa cũng bị thay-đổi: pháthành, có-thể đọc thành phát-hành hay phá thành; hạthuyền, có-thể đọc thành hạt huyền hay hạ thuyền; tốtâm, có-thể đọc thành tố-tâm hay tốt âm; v.v.
Dù bài-viết qá sơ-lược, nhưng đọc đến đây chắc không một người nào còn nghi-ngờ về giá-trị của tiếng-ghép, từ đơn-âm sang đa-âm, từ tiếng-nói (ngôn) sang chữ-viết (ngữ), cách cấu-tạo tiếng-ghép, sự khác nhau giữa tiếng-đơn và tiếng-ghép, hợp-nghĩa hay mượn-nghĩa hay đổi-nghĩa trong chữ-ghép,... nhất là cách giải-quyết vấn-đề của người-xưa bằng cái dấu ngang-nối.
Từ hai âm rời-rạc mang ý-nghĩa riêng-rẽ, phát-âm thành hai tiếng liền nhau ( = khác trường-độ) và có cao-độ gần giống nhau, ý-nghĩa thay-đổi khác nhau, thậm-chí có nhiều khi đối-nghịch nhau như ‘học giả’ đối với ‘học-giả’, như lửa với nước.
Chỉ có dấu ngang-nối ( = gạch-nối) của Việt-ngữ abc mới đủ khả-năng giúp ta phân-biệt được ý-nghĩa và cách-dùng của ngữ-âm và ngữ-pháp Hán-Tạng hay lẫn-lộn với Nam-Á.
Kể-lại chứ không thêm được điều gỳ ( = thuật nhi bất tác), để chúng-ta có dịp ‘ôn cố tri tân’ (xem điều cũ, biết điều mới). Có như thế ta mới biết được điều gỳ hay, điều gỳ dở, tác-giả nào đúng, tác-giả nào sai, khả-năng của tác-giả đến đâu, sách nào nên đọc, sách nào không nên đọc, sách nào đáng làm mẫu-mực cho ta, sách nào nhờ nó mà ta tránh được lỗi-lầm,...
Tục-ngữ của ta có câu: ‘biết thì thưa-thốt, không biết thì dựa cột mà nghe’. Nếu không tìm về thật đúng và thật rõ cội-nguồn thì chuyện sửa-sai (sửa cái sai = đúng [Anh: to correct, to right a wrong]. Ví-dụ, ‘Sửa-sai rồi!’ = làm đúng rồi!) trở thành chuyện sửa sai (sửa không đúng = sai [Anh: to make a mistake]. Ví-dụ, ‘Sửa sai rồi!’ = làm trật rồi!); ví như đòi-hỏi một người phải nghe lời (Anh: to hear a voice) hay nghe-lời (A: to obey) vậy;...
“Nghề chơi cũng lắm công-phu" (Nguyễn-Du, Truyện Kiều, câu 1057), huống-hồ gỳ nói đến chuyện chơi-chữ Việt abc!
Khí-công: “Khí" (A: qi, vitality, life-force, energy) chính là sức-mạnh hoàn-hảo cuả đông-vật, vật-chất,…trong đó có “âm-khí" ( = hình-thể, vật-chất, tiếng, chữ,…do cảm-qan) + “dương-khí" ( = vô-hình, tinh-thần, ý-nghĩa, ngữ-căn,…do lý-trí), và phải thường ở tình-trạng quân-bình mới có đầy-đủ hiệu-năng.
Sức-mạnh của vũ-khí là sự tàn-phá, sức-mạnh của văn-minh là sự tiến-bộ, sức-mạnh của khoa-học là sự chính-xác, sức-mạnh của tôn-giáo là sự nhiệm-mầu, sức-mạnh của văn-chương là sự truyền-bá, sức-mạnh của ngôn-ngữ là sự truyền-thông, sức-mạnh của tư-tưởng là hàm-súc, sức-mạnh của trí-óc là sáng-tạo, sức-mạnh của kinh-nghiệm là tránh được lỗi-lầm, sức-mạnh của kuốc-gia là sự đoàn-kết, sức-mạnh của gia-đình là sự hoà-thuận, sức-mạnh của tiếng-nói là diễn được ý-tưởng, sức-mạnh của chữ-viết là ghi đúng lời (đúng ý),... khi nói ra một tiếng nào hay viết ra một chữ nào thì ý-nghĩa của nó cũng theo nó và không-thể thay-đổi được, mặc-dù có đồng-nghĩa và phản-nghĩa.
Càng tránh được ba tiếng ‘có-thể là’ trong ngôn-ngữ càng nhiều càng tốt. Bởi-vì, khi đã ‘có-thể là’, tất phải có ‘có-thể không là’. Nói đúng sẽ hiểu đúng, hiểu đúng sẽ viết đúng, và viết đúng sẽ đọc đúng, đọc thành tiếng ( = nói) sễ trở lại chu-trình trên...; và như vậy, nói sai sẽ hiểu sai, hiểu sai sẽ viết sai,... ‘Tri hành hợp nhất’ là vậy. Là một sinh-ngữ, người Việt-nam dù ở trong nước hay ngoài nước, cũng nên có nhiệm-vụ bảo-tồn và phát-huy nó: ‘Tiếng-Việt còn thì Người-Việt còn’, ‘kuốc-gia hưng vong thất phu hữu trách’ (kuốc-gia thịnh hay suy mọi người đều có trách-nhiệm).
Tuyệt-đại-đa-số ngày nay người-viết không dùng dấu ngang-nối, và thậm-chí có người còn cố-gắng đề-nghị nên làm như thế nữa! Chuyện ‘sửa sai’ hay ‘sửa-sai’, ‘nghe lời’ hay ‘nghe-lời’ chỉ hy-vọng ở tương-lai mà thôi, 500 hay 1000 năm sau?
Cách nay hơn hai-nghìn năm, Qản-Trọng đời nhà Châu bên Tàu đã xác-định: ‘Bách niên chi kế mạc như thụ nhân’ (cái lợi trăm năm không gỳ bằng trồng người).
Tất-cả những thí-dụ dùng trong bài-viết chỉ dùng vài ba tiếng mà thôi, mà trong vài ba tiếng ấy cũng đủ lầm-lẫn khá nhiều rồi, huống-hồ dùng nhiều lời hơn nữa. Người xưa thường bảo ‘đa ngôn đa qá’ (nói lắm lời sinh nhiều lầm-lỗi). Nên tránh vết xe đổ là hơn!
Nếu bài viết đả-thông được vấn-đề đơn-âm và đa-âm, chữ-đơn và chữ-ghép, nên dùng dấu ngang-nối hay không, thì đó là một niềm vui rất lớn dành riêng cho người-viết và chung cho những người còn tha-thiết với ngôn-ngữ Việt-nam!
Rất thành-thật, kính-chúc tất-cả đều thành-công Việt-ngữ abc.


Nguồn: http://tvvn.org

Mục-lục sách "Về Nguồn"

1. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Mở đầu

2. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Thuật nhi bất tác

3. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Hành-trình Việt-ngữ ABC

4. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Dấu ngang-nối trong Việt-ngữ

5. Đoàn-Xuân, Về Nguồn – Vài nhận-xét về danh-từ Việt-ngữ

6. Đoàn Xuân, Về Nguồn - Chữ ghép trong Việt ngữ ABC 

Xem thêm:

1. Đoàn-Xuân, Vài công-thức đáng nhớ khi học Việt-ngữ ABC

2. Đoàn-Xuân, Hãnh-diện với Việt-ngữ ABC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét