Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Một·vài suy·nghĩ về nhà·ngữ·âm·học lớn nhất Việt·Nam

Tác·giả: Phan·Ngọc

(Bài đã đăng trên Tạp·chí Văn·hóa Nghệ·An, năm 2007)

Cách đây hai tuần tôi nghe tin anh Cao·Xuân·Hạo đã vào nhà·thương vì mắc  bệnh nhũn·não mà bàng·hoàng. Tôi và anh Hạo quen·thân nhau từ năm 1940, khi anh còn là cậu·học·sinh lớp 6 của trường trung·học Công·giáo Thiên·Hựu ở Huế, bạn·cùng·lớp với cậu·em con ông·chú của tôi là Phan·Thiều, và cho đến nay, vào năm 2007, tức là đã 67 năm. Tuy hoàn·cảnh cuộc·đời mỗi người có nhiều thay·đổi, nhưng tình·bạn của tôi đối với anh không thay·đổi. Trong thời·gian sau giai·đoạn “Nhân·văn - Giai·phẩm”, sau·khi cả hai đều mất công·việc giảng·dạy, chỉ còn làm phiên·dịch, hai người thường đi chung với nhau. Người nào nhắc đến Phan·Ngọc thì cũng nhắc đến Cao·Xuân·Hạo, và ngược·lại cũng thế. Kể ra, điều này không phải là vô·lý, vì tôi và anh Hạo có nhiều điểm chung, khiến chúng·tôi khác nhiều người.


Tôi xin nói trước đến một vài điểm giống nhau.

Nhà·ngôn·ngữ·học Cao·Xuân·Hạo
Ai cũng nhận·thấy anh Hạo thạo nhiều ngoại·ngữ. Theo kinh·nghiệm của tôi, điều này là dựa vào việc học tiếng La·tinh. Người nào đã học tiếng La·tinh cũng đều nhận·thấy trong ngôn·ngữ này, hệ·thống biến·hóa hình·thái là vô·cùng phức·tạp. Hầu·như mọi quan·hệ hình·thái có·thể có trong các ngôn·ngữ phương Tây, thì đều có·sẵn trong tiếng La·tinh, cho·nên đã học tiếng La·tinh thì việc nắm các quan·hệ ngữ·pháp của các ngôn·ngữ châu Âu là hết·sức dễ·dàng, gần·như không cần phải học. Còn về vốn từ, thì tối·đại·đa·số các chính·tố trong các tiếng châu Âu đều đã có·sẵn trong tiếng La·tinh, cho·nên việc nhớ không phải vất·vả. Đã thế, một câu tiếng La·tinh trung·bình có từ 200 đến 300 chữ. Khi dịch ra tiếng Pháp bắt·buộc phải dịch thành 4·5 câu, vì tiếng Pháp là ngôn·ngữ phân·tích·tính. Do đó mà học được cách ngắt câu và cách viết sao cho các câu tách rời này vẫn tạo·thành một thể thống·nhất chặt·chẽ là điều hết·sức cần·thiết. Những điều này đều hết·sức có·lợi giúp người·học biết phân·tích, tổng·hợp, hay biết cách dùng các từ đệm sao·cho cả một loạt câu thành một thể thống·nhất. Không·phải ngẫu·nhiên mà anh Hạo, cũng như Trương·Vĩnh·Ký đều rất giỏi ngoại·ngữ. Anh Hạo còn hơn tôi về điểm anh rất thạo âm·nhạc, đã từng là một nhạc·công và một nhạc·sĩ. Cho nên anh có tai rất tốt, và rất thạo cách bắt·chước sao·cho đúng với ngôn·ngữ nước·ngoài. Có·thể nói anh là nhà·ngôn·ngữ·học bẩm·sinh, và đời tôi chưa gặp một người thứ hai có năng·khiếu này như anh. Phần·lớn các nhà·ngôn·ngữ·học Việt·Nam, kể cả tôi và anh Nguyễn·Tài·Cẩn, đều do say·mê ngôn·ngữ·học mà học suốt ngày nên có đôi·chút thành·tựu, chứ không·phải là những nhà·ngôn·ngữ·học bẩm·sinh.

Anh Hạo cũng không bị kỷ·luật làm nản·chí, trái·lại, càng lo làm·việc tích·cực hơn. Công·việc cũng là dịch và làm khoa·học. Anh đi vào âm·vị·học, tôi đi vào tín·hiệu·học để tìm·hiểu tiếng Việt và văn·hóa Việt. Hai ngành này đều cùng một gốc, theo cái xu·hướng ngôn·ngữ·học mới ra·đời sau những năm 30 của thế·kỷ 20. Do·đó, không·phải ngẫu·nhiên mà hai người gắn·bó với nhau và thường tâm·sự với nhau. Chính tôi đã đưa anh vào trường đại·học tổng·hợp và sư·phạm để làm giảng·viên ngữ·âm·học, vì thực·tế lúc bấy·giờ chưa có ai thạo ngữ·âm·học. Còn tôi thì biết năng·khiếu của anh về ngữ·âm·học từ những buổi trò·chuyện ở trường trung·học Nguyễn·Xuân·Ôn phủ Diễn·Châu (Nghệ·An), vào những năm 1947-1949, khi thầy Cao·Xuân·Huy còn làm hiệu·trưởng.

Anh Hạo cũng như tôi đều đi con·đường thức·nhận. Khi đi con·đường này, người làm khoa·học không bó·hẹp vào cách nhìn của mình để đưa ngay ra kết·luận về một hiện·tượng. Trái·lại, anh·ta đối·lập cách nhìn của mình về một vấn·đề nào·đó với mọi cách nhìn có·thể có cũng về vấn·đề này. Bài·viết toàn là đối·lập và đối·lập, và người·viết cố·gắng giải·thích mọi kiến·giải khác·nhau để cuối·cùng đưa·ra kiến·giải của mình mà anh·ta cho·là hợp thực·tế. Rất tiếc là tôi và anh tuy có cộng·tác với·nhau trong việc·dịch một·vài tác·phẩm, nhưng chưa·hề có dịp cộng·tác với·nhau về văn·hóa·học hay ngôn·ngữ·học. Việc·khen·chê·đúng·sai là thuộc thực·tế sau này, tôi không dám bàn đến.

Bây·giờ nói đến chỗ khác·nhau.

Chỗ khác·nhau chủ·yếu là ở lối·sống. Tôi là nhà·nho Việt·Nam, về chuyện tình·yêu tôi bó·hẹp vào chuyện vợ·chồng chung·thủy. Tôi lại được đặc·biệt may·mắn có bà·vợ hiền lo·lắng cho tôi về mọi việc trong gia·đình, cho·nên tôi có điều·kiện làm·việc suốt ngày. Còn anh rất khổ·sở về chuyện gia·đình. Tôi xin·phép chỉ nói đến giai·đoạn trước năm 1975, khi hai người còn ở gần nhau, chủ·yếu là ở Hà·Nội. Còn giai·đoạn sau khi đất·nước thống·nhất, hai người ở xa nhau, tôi ở Hà·Nội, anh ở Thành·phố Hồ·Chí·Minh, cho·nên tôi không có ý·kiến.

Trong thời·gian trước 1975, anh không gặp may về chuyện lập gia·đình, hầu·như phải một·mình gà·trống nuôi con, lo cho hai cháu là Cao·Xuân·Minh và Cao·Liễu·Thanh mọi việc từ ăn·uống đến sinh·hoạt, nhất·là trong thời·gian đi sơ·tán, cuộc·sống cực·kỳ vất·vả.

Điểm khác·nhau thứ hai là lối·sống nhà Nho của tôi rất khác lối·sống nghệ·sĩ của anh. Anh là người đẹp·trai, hát hay, đàn giỏi nên có nhiều tình·duyên. Tôi đã có·lần xung·đột với anh về chuyện này, có một thời·gian anh giận tôi gần·như cắt·đứt quan·hệ với tôi. Cách làm·việc của anh cũng khác tôi. Anh có thể thức 3·4 đêm liền không ngủ để hoàn·tất một công·việc. Nhưng rồi sau đó lại đi·lông·bông cả tuần, rượu·trà không chừng·mực. Còn tôi thì sáng 6 giờ dậy, tối 11 giờ ngủ, ngày nào cũng như ngày nào, suốt cả cuộc·đời như·vậy.

Có câu tục·ngữ La·tinh nói: “Những lời·nói bay đi, nhưng chữ·viết thì còn lại”. Những lời·nói của anh không khỏi gây rắc·rối cho anh. Nhưng những bài·viết của anh sẽ còn. Những công·trình của anh về âm·vị·học sẽ tồn·tại như những đóng·góp có một không hai trong ngôn·ngữ·học Việt·Nam. Tôi hy·vọng các bài ấy sẽ được tập·hợp và xuất·bản để nêu·bật giá·trị của một nhà·ngôn·ngữ·học Việt·Nam có tầm·cỡ quốc·tế.

Công·trình âm·vị·học lớn nhất của anh là tác·phẩm “Âm·vị·học tuyến·tính, suy·nghĩ về những định·đề của âm·vị·học đương·đại” (Nxb Quốc·gia - Hà·Nội - 2001). Công·trình này anh dịch từ tác·phẩm của anh viết bằng tiếng Pháp Phonologie et Linéarité réflexions critiques sur les postulats de la phonologie contemporaine (SELAF - Paris - 1985). Về trình·độ tiếng Pháp của anh, đây là nhận·xét của hai giáo·sư A. G. Haudricourt và C. Hagège [1]:

“Trước hết, cần nói rằng tác·giả là một nhà·ngôn·ngữ·học Việt·Nam chưa từng sống ở Pháp, nhưng đã viết cuốn·sách dày 273 trang bằng một thứ Pháp·văn tuyệt·hảo”;

“Điểm thứ nhất mà một độc·giả biết·được bằng·cách tiếp·thu được trong sách là không làm gì có một môn·học gọi là ngữ·âm·học” (phonétique); đó chẳng qua là một thứ “liên·âm·vị·học” (interphonologie). Tôi hoàn·toàn tán·đồng ý·kiến này, nhưng tôi chưa·bao·giờ thuyết·phục được các nhà·ngữ·âm·học nghiệp·dư (và các nhà·ngữ·âm·học chuyên·nghiệp nữa) hiểu được điều này”.

J. P Chambon của trường đại·học Nam Illinnois[2]  đã nhận·xét về bài·viết của anh “Vấn·đề âm·vị trong tiếng Việt” như sau:

“Thế nhưng bài·báo của Cao đã chứng·minh một·cách hoàn·toàn chính·xác rằng có những ngôn·ngữ trong đó nguyên·âm và phụ·âm cũng chẳng có tính·chiết·đoạn gì hơn các thanh·điệu”;

“Công·trình của Cao chứa·chất những hệ·quả trọng·đại”.

Chúng·tôi thấy có nói cũng thừa, không bằng chính lời của J.P Chambon đã nói. Tôi chỉ nhắc·đến câu kết·luận:

“Sự·thật là có·lẽ phải nhìn về cái·hướng mà Cao·Xuân·Hạo đã chỉ·ra, chứ không·phải về cái·hướng của ngữ·pháp tạo·sinh cải·biến, để tìm·kiếm một cuộc·cách·mạng Copernic trong ngôn·ngữ·học hiện·đại. Chẳng·phải là một sự·kiện có tính·quy·luật đó·sao, khi lời·chất·vấn khẩn·thiết này đến với chúng·ta từ một nước xã·hội·chủ·nghĩa thuộc Thế·giới Thứ ba?”(Tôi nhấn·mạnh).

Theo tôi, Cao·Xuân·Hạo là người Việt·Nam đầu·tiên đã góp được một tiếng·nói quan·trọng vào lý·luận ngôn·ngữ·học của thế·giới. Đây là mơ·ước lớn nhất của một người làm khoa·học. Trong bài này, tôi cố·tình không nhắc·đến chức·vụ và tên từng tác·phẩm của anh, và tôi gọi “anh Cao·Xuân·Hạo” với tư·cách người anh cả của ngành âm·vị·học. Tôi tin·chắc uy·tín của anh sẽ còn và sẽ lớn·lên với thời·gian. Cái·chết là chung cho mọi·người, nhưng việc·sống sau khi chết lại là rất hiếm. Trong những người ấy sẽ có anh Cao·Xuân·Hạo.









[1] Tập·san của Hội Ngôn·ngữ·học, tập XI, 1986, trang 37·41.


[2] J.P Chambon, Tạp·chí các ngôn·ngữ La·mã, Trung·tâm nghiên·cứu khoa·học, tập LXXIII, tháng 11·1978, tập 1.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét