Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Hãnh-diện với Việt-ngữ ABC

Tác-giả: Đoàn-Xuân


1. Dẫn-nhập


Nếu có thì-giờ suy-nghĩ về Việt-ngữ, ta thấy tổng-số chữ Tàu vào khoảng 9,812 và phát-âm thành 1,307 tiếng, cũng trong số chữ đó người Việt phát-âm thành 2,033 tiếng. Nhưng đó chỉ là cái gốc mà thôi, người Việt còn biết dựa vào chữ Tàu để cải-hóa thành chữ Nôm, thêm được vào khoảng hơn 4,000 âm/hơn 30,000 chữ nữa. Như vậy tiếng Việt nhiều hơn tiếng Tàu ít nhất là hơn 4,000 tiếng gốc Nam-Á ( = Nôm).
Hơn một tỷ dân Tàu, từ mấy nghìn năm nay, với 9,000 chữ, rồi ghép tới ghép lui, chữ Tàu càng ngày càng tiến-bộ, và lúc nào cũng đủ chữ để dùng cho kịp với trào-lưu tiến-hóa của nhân-loại.
Tiếng Việt chắc-chắn không thua, bởi-vì ngoài tiếng và chữ Tàu là cái gốc đã Việt-hóa, thêm chữ Nôm qá nhiều, thì tiếng Việt không kém bất-cứ một ngôn-ngữ nào của thế-gian nầy.
Một ngôn-ngữ lớn là một sinh-ngữ có nhiều người sử-dụng và lịch-trình sử-dụng lâu đời. Tiếng Tàu được liệt-kê vào loại đó, hơn cả tiếng Anh và tiếng Pháp nữa.
Nếu so-sánh với tiếng Việt, tiếng Tàu chỉ được 1/3 mà thôi.
Chính-xác hơn: 1,307 tiếng Tàu (âm Bắc-kinh)/1,989 tiếng Việt (theo Hán-Việt tự-điển của Trần Văn Chánh có 9,812 chữ (theo tác-giả có khoảng 9,800 mục từ đơn và hơn 50,000 mục từ ghép, được xếp theo 214 bộ thủ); những tự-điển Hán-Việt khác không đủ chữ bằng (Đào-Duy-Anh: 1,840 âm/5,508 chữ (tác-giả ghi 5,000 đơn-tự và 40,000 từ-ngữ); Nguyễn-Văn-Khôn: 2,033 âm/ 9,410 chữ (tác-giả ghi gần 10,000 đơn-tự và 40,000 từ-ngữ); Thiều-Chửu: 8,269 chữ/1,979 âm Việt; Trần Trọng San và Trần Trọng Tuyên: 8,072 chữ/1,942 âm Việt (tác-giả ghi hơn 10,000 chữ; liệt-kê 213 bộ-chữ)/6,853 tiếng Việt (theo Việt-nam tự-điển của Lê-Văn-Đức cùng một nhóm văn-hữu soạn, Lê-Ngọc-Trụ hiệu-đính, tác-giả có dùng dấu ngang-nối); những tự-điển khác không đủ chữ bằng và không biết dùng dấu ngang-nối trong chữ ghép như Nguyễn Lân có 6,076 chữ (theo tác-giả có 51,700 từ và ngữ); Nguyễn Như Ý (chủ biên, theo tác-giả có 120,000 mục từ) có 6,952 chữ; Thanh Nghị có 6,192 chữ; Hoàng Phê (chủ biên) có 6,010 chữ; Huình-Tịnh Paulus Của có 5,941 chữ; Vũ Văn Kính (Đại tự-điển chữ Nôm) có 7,164 âm/31,577 chữ. Nhưng đây chỉ là sự so-sánh về tiếng nói mà thôi: 1,307 âm Bắc-kinh/ 6,853 âm Việt (gồm Hán-Việt và Nôm).
- Nếu bàn về chữ, ta thấy chữ Tàu nhiều hơn chữ Việt La-tinh: 9,182/6,853. Nếu so-sánh với chữ Hán-Việt + Nôm thì chữ Tàu không nhiều bằng: 9,812 chữ Tàu + 31,577 chữ Nôm.
- Bàn về ý-nghĩa thì Việt La-tinh nhiều hơn Tàu, bởi-vì ngoài ý-nghĩa của 9,812 chữ Tàu mà ta dùng hết cả, còn thêm vào khoảng 4,000 ý-nghĩa của chữ Nôm mà ông-cha chúng-ta đã lợi-dụng chữ Tàu để chế-biến nữa: 9,812 + 31,577 = 41,389. Như vậy ta có: 6,853 tiếng hay chữ /41,389 ý-nghĩa. Lấy số vốn nầy mà lập thành tiếng hay chữ-ghép thì thật là vô-cùng, bởi-vì bất-cứ một người nào cũng có-thể đặt ra từ cho ý mà mình muốn diễn-đạt.
Xin xem hai bản so-sánh sau đây:

 a. So-sánh đơn-âm trong các tự-điển Việt-nam, và ảnh-hưởng Hán/Nôm.

Trong bản so-sánh nầy độc-giả thấy tổng-số chữ theo từng mẫu-tự đứng đầu. Những khoảng gạch trống để chỉ những sách viết chung cho một mẫu-tự chính mà thôi, như P. Của viết mẫu-tự A , trong đó có ˆ và Â; V. v. Kính cũng vậy;...
Theo Vũ Văn Kính trong Đại tự-điển chữ Nôm ‘gồm trên 37,000 chữ (Nôm)’. Tính đúng là 31,577 chữ Nôm/7,164 âm.
Như vậy, khi dùng kuốc-ngữ ta có ‘tiếng = chữ’, nghĩa là mỗi tiếng thì có một chữ, do đó ta có ‘chữ đồng âm dị nghĩa’. Thông-suốt được ‘đồng-âm dị nghĩa’ thì thấu-hiểu được chữ-ghép trong Việt-ngữ.
Nhưng khi dùng chữ Hán + Nôm, ta lại có ‘tiếng/ chữ’, nghĩa là khoảng 6,000 tiếng/37,000 chữ (Hán + Nôm; theo Vũ Văn Kính), điều nầy chứng-tỏ ta không thiếu chữ để diễn-ý, nhưng nhớ hết số ký-hiệu hay chữ nầy không phải là chuyện đơn-giản.
Cái đặc-điểm của những chữ Hán và Nôm nầy là tránh được sự lầm nghĩa, nên nếu tìm cách thay-thế một số trong những chữ nầy bằng dấu gạch-nối thì ta mới tránh được sự lẫn-lộn với nhau.
Đây là đặc-xuất nhất của ông-cha chúng-ta khi thành-lập kuốc-ngữ, đơn-giản và hàm-súc nhất, mà rất ít người chú-ý nhất trong khi nói và viết kuốc-ngữ: ‘dấu gạch-nối biểu-lộ được bộ-chữ (của Hán-tự và chữ Nôm) trong kuốc-ngữ’.
Thật-vậy, chỉ nhìn vào dấu gạch-nối ghi ở phía trước hay ở phía sau của chữ, có gạch-nối hay không có gạch-nối, là các cụ biết chữ đó viết với bộ gỳ rồi, và không bao-giờ bị lầm nghĩa như trong kuốc-ngữ thường xảy ra.
Các tự-điển viết bằng chữ Việt La-tinh phải ghi rõ-ràng ‘chữ không dùng riêng, thường dùng với, chữ dùng để ghép, tiếng đệm, kết hợp hạn-chế, không dùng độc-lập, chữ đứng sau để tạo chữ ghép chỉ người hay vật, chữ đứng trước...’ để người dùng sách không bị nhầm-lẫn trong khi tra-cứu, các cụ chỉ thay bằng dấu gạch-nối đơn-giản nhưng ai cũng hiểu được như vậy cả.
Sáu nghìn âm/chữ Việt abc, khi dùng với dấu gạch-nối, hiểu rõ-ràng ý-nghĩa của 37,000 chữ (theo Vũ Văn Kính).
Tuyệt-diệu đến thế là cùng!
* Bản so-sánh đơn-âm và ảnh-hưởng Hán/ Việt:

* Ghi-chú:
- Sai-số: + hay - 1%. Những chỗ viết ‘(theo) tác-giả (ghi, có)...’ để độc-giả nhận-định về cách qảng-cáo trong tự-điển (hay từ-điển).
- Chữ viết tắt: â = âm; c = chữ; T.C.: Tổng-cộng.
- Gạch chéo ‘ / ’ để chỉ mẫu-tự dùng chung, như A trong đó có ˆ và Â.
- Ng. Lân: Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Việt nam.
- H. Phê: Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt.
- Ng. n. Ý: Nguyễn Như Ý (chủ biên) Đại từ điển tiếng Việt.
- P. Của: Huình-Tịnh Paulus Của, Đại nam quốc âm tự vị.
- Th. Nghị: Thanh Nghị, Việt-nam tân tự điển (minh họa).
- L. v. Đức: Lê-Văn-Đức (cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê-Ngọc-Trụ hiệu đính), Việt-nam tự-điển. Đặc-biệt: Tác-giả có phân-biệt chữ đứng gần và chữ-ghép.
- V. v. Kính: Vũ Văn Kính, Đại tự điển chữ Nôm.
- Ảnh-hưởng Hán/Việt = 6,000 âm (Hán + Nôm)/8,000 chữ Hán + 30,000 chữ Nôm = 8,000/30,000 # 1/3 chữ Hán/Nôm. Về âm (tiếng): Hán ( = 2,000)/Nôm ( = 4,000) # 1/2.
- Hán-Việt từ-điển, Đào-Duy-Anh.
- Hán-Việt tự-điển, Trần Trọng San và Trần Trọng Tuyên.
- Hán-Việt tự-điển, Thiều-Chửu.
- Từ-điển Hán-Việt (Hán-ngữ Cổ-đại và Hiện-đại), Trần Văn Chánh.
- Hán-Việt từ-điển, Nguyễn-Văn-Khôn.
* Cách dùng: Lấy số chẵn ở gần.
- Muốn biết âm: Nôm trừ Hán. Ví-dụ: chữ B: 300 âm ‘Hán + Việt’ - 100 âm Hán = 200 Việt thuần-tuý ( = Nôm, Nam-Á).
- Muốn biết chữ: Hán / Nôm. Ví-dụ: về chữ B ta có: 450 chữ Hán/2000 chữ Nôm = 450/2000 # 1/4.

Muốn biết ‘đồng âm dị tự (dị nghiã)’: âm/chữ. Ví-dụ: chữ B trong Hán-tự có 100 âm/400 chữ = 1/4, nghiã là trung-bình mỗi âm có bốn chữ khác nhau, và ít nhất là bốn nghiã khác nhau.
- Đồng âm khác nghiã: trong kuốc-ngữ, vì chữ viết giống nhau (khác với chữ Nôm và Hán) nên cùng một âm mà có nhiều nghiã khác nhau. Trong Việt-ngữ: trên 37,000 chữ (theo Vũ Văn Kính trong Đại tự điển chữ Nôm; nếu viết đầy-đủ số chữ Hán dùng trong Nôm thì nhiều hơn nữa)/6,000 âm, trung-bình mỗi âm có sáu chữ khác nhau. Riêng trong tiếng Tàu (âm Bắc-kinh): 1,300 âm/9,000 chữ, trung-bình một âm có bảy chữ khác nhau.
- Điểm trọng-yếu: Khi so-sánh nhiều tự-điển và từ-điển khác nhau, ta thấy được ưu-điểm và khuyết-điểm của từng quyển một.


 2. Tiếng và chữ ghép


Trong chữ Tàu khi ghép không dùng dấu ngang-nối, nhưng sang chữ Việt theo mẫu-tự La-tinh thì phải dùng dấu ngang-nối để xác-định chữ nào đi với chữ nào, nói rõ hơn là bộ-chữ nào đi với bộ-chữ nào của chữ Tàu.
Chữ Việt không dùng dấu ngang-nối cũng giống như chữ Tàu viết sai bộ-chữ (đồng-âm dị nghiã, đồng-âm dị tự), hay nói ngược lại, dấu ngang-nối xác-định được (bộ) chữ nào đi với (bộ) chữ nào khi dùng trong tiếng ghép của Hán-tự. Để xác-định hai (hay nhiều hơn) chữ nào có dùng dấu ngang-nối hay không, ta thường theo bốn nguyên-tắc chính-yếu sau đây:

-
a. Chữ trước chỉ-định nghiã cho chữ sau, như: Con (mạo-tự chỉ giống cái) A (danh-tự riêng); con (mạo-tự chỉ động-vật) bò; cái (mạo-tự chỉ đồ-vật, sự, việc) bút;...
b. Chữ sau chỉ-định nghiã cho chữ trước, như: học giả, ngày mai, sửa sai,... Xem ‘tĩnh-tự’ ở sau.
c. Chữ sau là tiếng đệm ( = tiếng-láy, từ-láy, hư-tự, trợ-từ, phụ-từ) cho chữ trước, như: rậm-rật, lững-lờ, loạng-quạng,...
d. Chữ sau có giá-trị văn-phạm như chữ trước, như: học-giả, giáo-sư, sửa-sai,...
Hai trường-hợp đầu không dùng dấu ngang-nối, nhưng hai trường-hợp sau phải dùng dấu ngang-nối mới rõ-ràng Ỷ-nghiã.
Trong Việt-ngữ, danh-từ ghép (như chuyên-nghiệp, kiến-trúc-sư,...), động-từ ghép (như nghe-lời, sửa-sai,...), tĩnh-từ ghép (như tối-hù, đen-thui,...), và trạng-từ ghép (như bâng-khuâng, lững-lờ,...) đều theo quy-luật trên để thành-lập chữ-ghép.
Trong đại-danh-từ (có người cho là danh-từ tập-hợp) cũng ảnh-hưởng rất nhiều. Ví-dụ: ‘Chúng (quân giặc) ta (quân bạn) chiến-đấu rất mãnh-liệt’ (Chúng và ta đều độc-lập với nhau), khác với ‘Chúng-ta (quân bạn) chiến-đấu rất mãnh-liệt’ (Chúng và ta liên-hệ với nhau); ‘chúng tôi’ (những người nghe và người nói, không qan-hệ như nhau, khác qan-điểm) khác với ‘chúng-tôi’ (người nói và đồng bọn, có qan-hệ với nhau, cùng mục-đích); và ‘chúng-ta’ (gồm người nghe và người nói, có qan-hệ nhưng có đôi khi không cùng mục-đích) khác với ‘chúng-tôi’ (chỉ gồm những người nói mà thôi);...

Vì sự cạnh-tranh sinh-tồn của nhân-loại, bất-cứ một ngôn-ngữ nào cũng phải thường-xuyên cải-tiến, dầu độc-âm hay đa-âm, phần chữ-ghép cũng chiếm đa-số khi so với chữ-đơn, ít nhất cũng hơn gần chục lần.

Đó là lý-do phát-minh chữ mới liên-tục. Nếu một sinh-ngữ không tạo thêm được những từ-ngữ cần dùng cho sự tiến-bộ, thì sớm hay muộn gì chúng cũng sẽ trở thành tử-ngữ.

Thế nào là đơn-âm và thế nào là đa-âm? Lấy hai chữ ngôn-ngữ mà nói, thì ‘ngôn’ chỉ lời, tiếng, âm (vô-hình), và ‘ngữ’ chỉ ký-hiệu của ngôn (hữu-hình), cả hai dùng để ‘chỉ một cái gỳ, ý gỳ, nghiã gỳ,...’. Tiếng Tàu hay tiếng Việt là biểu-tượng của độc-âm, vì rằng tiếng Tàu chỉ phát một âm như ‘lí’ (âm Bắc-kinh), âm Việt là ‘ly’, gồm có 25 ký-hiệu (chữ) khác nhau để chỉ ý; phát một âm là ‘zhi’ (âm Bắc-kinh), âm Việt là ‘chỉ’, có dến 26 ký-hiệu (chữ) khác nhau để ghi nghiã; v.v. Khi nghe âm ‘ly’, 1/25 ký-hiệu, hay âm ‘chỉ’, 1/26 ký-hiệu, không ai đoán được ý nào cả, tất phải nhờ vào những âm đứng gần để nhận-định chữ ‘ly’ hay chữ ‘chỉ’ nào mà hiểu. Bây giờ ghép hai chữ ‘chỉ ly’, ta lại hiểu rõ chữ ‘chỉ’ và chữ ‘ly’ nào của 1/25 và 1/26 ngay.

Vậy độc-âm là một tiếng mà thường có nhiều nghiã khác nhau. Đa-âm thì ngược lại, có nhiều âm cùng phát ra cho một chữ có nhiều vần, và có ý-nghiã riêng-rẽ, như ‘constitution, acquaintance,...

Trong đa-âm-ngữ vẫn có đơn-âm, nhưng nó là số ít mà thôi, như trong Anh-ngữ có: it, he, shy, on, met, eat, do, go, hit, cap,... Như tiếng Anh, tiếng Pháp, bớt hay thêm một âm của một chữ là đổi nghiã của chữ đó ngay, ví-dụ như ‘on’ khác ‘only’, ‘happy’ khác ‘unhappy’,...

Chữ Việt theo mẫu-tự La-tinh đứng ở ngã-ba-đường, cách diễn-ý thì hoàn-toàn giống Tàu (độc-âm, nhưng không có ‘bộ-chữ’), nghiã là một chữ có nhiều nghiã; cách viết thì hoàn-toàn giống chữ La-tinh (đa-âm), mà lại không thể thêm ngữ-căn, tiếp-đầu-ngữ hay tiếp-vĩ-ngữ được (không thể thay-đổi hình-thức).

Chữ Việt theo mẫu-tự La-tinh chỉ là những ký-hiệu thay-thế cho hệ-thống ký-hiệu của ‘bộ-chữ’, và chỉ có giá-trị chuyên về phát-âm mà thôi ( = không có Ỷ-nghiã như Anh-văn, Pháp-văn).

Muốn hiểu nghiã phải qay về hệ-thống ký-hiệu của ‘bộ-chữ’ mới rõ-ràng và đúng được. Đấy là lý-do khiến nhiều người lầm chữ Việt là đa-âm, bởi-vì họ chỉ truy-nguyên cái gốc La-tinh có từ năm 1651 mà thôi ( = Tự-điển 1838 kèm Hán-Nôm).

Cái nhiêu-khê trong Việt-ngữ là việc thay hình-thức của cách viết chữ thì tưởng là có-thể biến từ đơn-âm sang đa-âm được, nhưng nội-dung thì không-thể thay-đổi được. Học ngôn-ngữ mà chỉ để đọc được thì qả là một sai-lầm rất lớn.

Đọc được chữ là cần chứ chưa đủ, phải hiểu rõ ý-nghiã của từng lời, từng chữ mới đủ được.

Một bài thơ chữ Hán được viết lại bằng chữ Việt theo mẫu-tự La-tinh cho người không biết Hán-tự, đưa cho hai người đọc, một người đọc bằng chữ Hán và một người đọc bằng chữ Việt La-tinh, họ sẽ phát-âm giống nhau như đúc, nhưng sự hiểu-biết thì thật là khác nhau, có nhiều khi người đọc chữ Việt theo mẫu-tự La-tinh chẳng hiểu gì cả, mặc-dù người đọc chữ Việt La-tinh biết đủ tất cả các nghiã của chữ vừa đọc nhưng chỉ vì không biết chắc-chắn tác-giả dùng nghiã nào mà thôi. Chữ đa-âm tránh được tình-trạng nầy rất nhiều (chưa hoàn-toàn), vì chữ nào có riêng nghiã của chữ đó.

Trò chơi chữ cũng giống như đánh giặc (mặt-trận văn-hóa), sau ‘tứ khoái’ (bốn cái sắc-sảo, nhanh-nhẹn) rồi đến ‘nhất mãn’ (một cái đầy-đủ, chậm-chạp), ta mới quyết-định dùng dấu ngang-nối hay không, như học giả (trường-hợp b) và học-giả (trường-hợp d), quân nhân (trường-hợp b) và quân-nhân (trường-hợp d), nghe lời (trường-hợp b) và nghe-lời (trường-hợp d), sửa sai (trường-hợp b) và sửa-sai (trường-hợp d),...

Trong Việt-ngữ theo mẫu-tự La-tinh thì gọi là ‘trùng âm dị nghĩa’ (cùng lời khác ý-nghĩa), bởi-vì chữ viết giống nhau nhưng chỉ khác nhau ở dấu ngang-nối mà thôi, mà dấu ngang-nối thì không phát thành âm được, chỉ có giọng đọc hơi khác một chút theo "liên-bình-âm".

Hai (hay nhiều) chữ có dấu ngang-nối thì đọc liền nhau và cùng cao-độ như nhau: liên-bình-âm. Từ-đơn trong chữ ghép nhiều khi khác nghiã với từ-đơn trong chữ rời, có khi dùng nghĩa đen, có khi dùng nghiã bóng. Trong chữ ghép ta được hoàn-toàn tự-do hành-động, với một điều-kiện duy-nhất là phải hiểu thật rõ-ràng nghiã-lý từng chữ được dùng đến.

Viết đúng, đọc đúng, chưa chắc hiểu đúng, và hiểu đúng chưa chắc hiểu trọn-vẹn được. Huống-hồ gì viết sai thì nó di-hại đến bậc nào nữa? (= cụm-từ? chữ-ghép? ngữ-tộc? ngữ-căn?).

Pháp. Học là phải biết giải-thích tại-sao. Chỉ có sự-học mới có đủ khả-năng sáng-tạo, còn việc-học chỉ là những con mọt-sách. Nhưng muốn có sự-học phải khởi đầu bằng việc-học trước đã, ngoại-trừ thiên-tài: Học để Biết, Biết để Hiểu, Hiểu (tri+hành) để Phát-minh.

Tiếng Việt có giống đực (như: Ông, chú, dượng,...), giống cái (như: Mẹ, bà, cô, dì,...) cho động-vật rất rõ-ràng, tiếng nào trung-tính (như: Bác, cụ,...) thì thêm chữ chỉ giống-cái (như: gái, mái, cái, nữ, thư,...) hay chỉ giống-đực (như: Đực, trống, ông, nam, hùng, cồ,...) cho rõ nghĩa. Tất-cả đồ-vật đều trung-tính. Nếu so-sánh với Anh-ngữ thì Việt-ngữ không kém một điều gỳ.

Tiếng Pháp thiếu sự trong-sáng đó: Tại sao đồ-vật, thành-phố, kuốc-gia, sự-việc, sông-ngòi,... có mang giống-loại?

Đồ-vật, thành-phố, kuốc-gia, sự-việc, sông-ngòi,... không có bộ-phận sinh-dục hay bất-cứ một cái gỳ để làm chuẩn-đích phân-loại giống-tính, thì làm thế nào để biết vật nầy là giống-cái, mà vật kia là giống-đực?, và làm sao đổi giống của đồ-vật?

Nếu gọi bàn-tay (la main) của người con-gái (la fille) là thuộc về giống-cái thì đúng qá rồi, nhưng bàn tay của người con-trai sao không mang giống-đực?

Giàu tưởng-tượng nhưng xin đừng quên sự-thật.

Phải biết rõ trong bản-chất của đồ-vật, chứ đừng nên căn-cứ vào những mạo-tự (le, la, un, une) hay chữ cuối cùng (như chữ cuối-cùng của danh-tự là -ier thường là giống-đực, chữ cuối-cùng là -ion thường là giống-cái,...), tức là những cái bên ngoài để nói giống-loại của đồ-vật.
Cái vô-lý nầy chỉ có-thể giải-thích bằng âm-điệu (đọc nghe êm tai, giống như tiếng-đệm trong Việt-ngữ) mà thôi.

Người ta thường giải-thích trường-hợp nầy theo ‘euphony’ (êm tai, dễ nghe). (Gk: eu- : good; + phone: sound: ‘progressive change in speech sounds through assimilation, allowing greater ease of pronunciation’: sự chọn tiếng cho êm tai, dễ nghe), hay ‘euphemism’ (uyển-khúc ngữ-pháp).

Chữ Pháp, tĩnh-tự phải thay-đổi theo giống và số, do đó đồ-vật bị bắt-buộc phải có giống (cái hay đực) và số (ít hay nhiều) để phù-hợp với tĩnh-tự, tức là làm ngược lại để cho hợp-lý thôi.


3. Nhận-định về chữ đứng gần và chữ-ghép


Có người cho rằng chữ Việt không được rõ-ràng, vì danh-tự, tĩnh-tự không có thay-đổi theo giống và số như chữ
Và trong chữ Pháp cũng có 240 danh-tự mang hai giống: Acrobate (acrobat); adepte (follower); adulte (adult); adversaire (opponent); aide (assistant, aid); aigle (eagle); alcoolique (alcoholic); analphabète (illiterate); Arabe (Arab, Arabian); antiségrégationniste (integrationist [tích-phân;hợp]); après-midi (afternoon); arbiter (umpire, arbitrator); aristocrate (aristocrat); artiste (artist); ascète (ascetic [tu khổ-hạnh]); Asiatique (Asian); athée (atheist); athlète (athlete); avare (miser); Belge (Belgian); Beur (North African in France of immigrant parents); bibliothécaire (librarian); bohème (m: bohemian [phóng-túng], happy-go-lucky person; f: artistic underworld); boum (m: bang; f: party); Bourgogne (Burgundy); camarade (comrade); cannibale (cannibal [ăn-thịt]); capitaliste (capitalist); catholique (catholic); chimiste (chemist); cinéaste (film-maker); cinquième (fifth); coche (m: stagecoach; f: notch); collègue (colleague); communiste (communist); compatriote (compatriot); complice (accomplice); concierge (doorkeeper, janitor [người lao-công]); congénère (fellow human); contribuable (taxpayer); Corse (Corsica, Corsican [person]); cosmopolite (cosmopolitan); critique (m: critic [phê-bình]; f: criticism); cycliste (cyclist); dactylographe (typist, typewriter); démocrate (democrat); dépositaire (trustee); destinataire (addressee); diabétique (diabetic); dipsomane (dipsomaniac); dix-huitième (eighteenth); dixième (tenth); documentaliste (researcher); domestique (servant, domestic); douzième (twelfth); écologiste (ecologist); économiste (economist); élève (pupil [học-trò]); enfant (child); enthousiaste (enthusiast [nhiệt-tình]); épileptique (epileptic [động-kinh]); environnementaliste (environmentalist [môi-trường-học]); esclave (slave [dân nô-lệ]); Étrusque (Etruscan); excursionniste (excursionist); extrémiste (extremist); fanatique (fanatic); fasciste (fascist); fataliste (fatalist); faussaire (forger, liar); faux (m: falsehood, forgery; f: scythe [cái phảng cắt cỏ]); fédéraliste (federalist); féministe (feminist); finaliste (finalist); fleuriste (florist); fonctionnaire (civil servant, petty official); funambule (tightrope artist); garagiste (garage keeper, car mechanic); garde (m: guard, watchman; f: keeping, guard, custody, care); garde-malade (m, f: nurse); gens (m, f, plural: people, persons, folk); généraliste (general practitioner); gosse ( youngster, kid); gréviste (striker); guide (m: guide, guidebook; f: rein); gynécologiste (gynecologist); huitième (eighth); hymne (m: hymn; f: church hymn); hypocondriaque (hypochondriac); hypocrite (hypocrite); idéaliste (idealist); imbecile (idiot); indigène (native); infirme (invalid, weak in body); intermédiaire (intermediary); interne (resident, advanced student); interprète (interpreter); interview (interview); invalide (invalid); ivrogne (drunkard); journaliste (journalist); jurisconsulte (jurist, lawyer); juriste (jurist); kinésithérapeute (physiotherapist [nhà vật-lý trị-liệu]); lâche (coward); laque (m: lacquer; f: lac); leur (their); libraire (bookseller); livre (m: book; f: pound [ = 373.242 gr.]); locataire (tenant); malade (sick person, petient); manche (m: handle; f: sleeve; La Manche: the English Channel); machiniste (machinist); maniaque (maniac [khùng, đam-mê]); manucure (manucurist); masochiste (masochist); matérialiste (materialist); métèque (alien); mille (thousand); milionnaire (millionaire); mioche (urchin [ranh-mãnh, láu-cá]); misathrope (misanthrope); misogyne (misogynist[ghét đàn-bà]); missionnaire (missionary); mémoire (m: memorandum, bill; f: memory, remembrance); merci (m: thanks; f: mercy); mort (m: dead, deceased, dummy ‘at cards’; f: death); mode (m: mood, mode; f: fashion, custom, way); modelliste (dress designer [thiết-kế thời-trang]); môme (kid); monarchiste (monarchist); Monegasque (Monacan); morale (m: morale; f: morality); mort (m: dummy, dead man; f: death); moule (m: mold, cast; f: mussel); mulâtre (mulatto); naturaliste (naturalist: vạn-vật); neuvième (ninth); noctambule (sleepwalker); novice (novice: sơ-tu); obligataire (bondholder); oculiste (oculist); oeuvre (work, working); optimiste (optimist); organiste (organist); ozième (eleventh); page (m: boy; f: in book); palme (m: palm of the hand; f: palm tree); parallèle (parallel); paralytique (paralytic); partenaire (partner); patriote (patriot); pendule (m: pendulum; f: clock, watch); pensionnaire (boarder, pensioner); perfectionniste (perfectionist [hoàn-hảo]); permissionnaire (one having a permit); pessimiste (pessimist [bi-qan]); philosophe (philosopher); photographe (photograph); pianiste (pianist); pigiste (freelance); pilote (pilot); pique (m: spade ‘at cards’; f: pike, lance); pirate (pirate; prirate de l’air: hijacker); plagiaire (one who plagiarizes); platine (m: platinum; f: plate); poêle (m: stove, furnace; f: frying pan, pan); poitrinaire (consumptive); polygame (polygamist); pompiste (gas station attendant); portraitiste (painter of portraits: hoạ-sĩ); positiviste (positivist); poste (m: post, [gas] station; f: mail, post office); propagandiste (propagandist); propriétaire (proprietor, owner); protagoniste (main character); psychologue (psychologist); publiciste (publicist); pupille (ward; pupil [con ngươi-mắt]); quatrième (fourth: 4th); quinzième (fifteenth); raciste (racist); réactionnaire (reactionary); réaliste (realist); rebelle (rebel); réserviste (reservist [trừ-bị]); récidiviste (habitual criminal); révolutionnaire (revolutionary); royaliste (royalist [bảo-hoàng]); Russe (Russian); saltimbanque (charlatan; buffoon, acrobat); sauvage (savage:man-rợ); Scandinave (Scandinavian); sceptique (skeptic [vô-thần); scientifique (scientist); secrétaire (secretary [thư-ký]); seizième (sixteenth); septième (seventh); signataire (signer, subscriber, signatory); sixième (sixth); Slave (Slav); socialiste (socialist); sociologue (sociologist: xã-hội); sociétaire (member, stockholder); soliste (soloist); somme (m: sleep, nap; f: sum, amount); sophiste (sophist); Soviétique (Soviet citizen); spécialiste (specialist); spirite (spiritualist); stagiaire (trainee); standardiste(phone operator); steno, sténographe (stenographer); stoique (stoic); subaterne (junior [rank]); Suisse (m: Swiss; f: Switzerland); syndic (association/union representative); tonique (m: tonic; f: [mus., gram.] tonic); tortionnaire (torturer); tour (m: turn, circuit, trip, trick, lathe; stroll; f: tower, [chess] castle); touriste (tourist); toxicomane (drug addict); troisième (third); turfiste (racing fan); tzigane (gypsy: du-cư); vandale (vandal); vapeur (m: steamer; f: vapor steam, fumes); vase (m: vase, receptacle; f: slime [đất bùn], mud); véliplanchiste (windsurfer); vétérinaire (veterinary: thú-y); vingtième (twentieth); virtuose (virtuoso [đồ cổ]); visionnaire (visionary [mơ]); voile (m: veil; f: sail); volontaire (volunteer); xénophobe (xenophobic [bài-ngoại]); Yougoslave (Yugoslav [person]); yuppie (yuppie).

Không có đồ-vật (như: la table, le livre,...) nào, sự-việc (như: le travail, l’ éducation,...) nào, kuốc-gia (như: La France, Le Vietnam,...) nào, thành-phố (như: La Valence, Le Mexico,...) nào có mang sẵn giống-loại cả, chỉ có con người áp-đặt cho chúng mà thôi, lâu ngày thành thói-qen và cứ tưởng là sự-thật, lúc đó người nói tiếng Pháp trở lại đặt vấn-đề tĩnh-tự phải phù-hợp với danh-tự, tức nói cái ngọn mà không biết cái gốc từ đâu.
Từ xưa đến nay chưa có ai đặt câu hỏi đối với Hàn-lâm-viện Pháp ‘tại sao đồ-vật, sự-việc, kuốc-gia, thành-phố...có mang giống-loại’, nên chưa từng có câu trả-lời thích-đáng trong các sách văn-phạm tiếng Pháp: “Thầy ngu, trò ngu, cả lớp đều nguỂ.
Người Pháp và người học tiếng Pháp chỉ mặc-nhiên chấp-nhận chứ không chịu tìm-hiểu cho rõ-ràng từ đâu mà có giống-loại dành riêng cho đồ-vật, sự-việc, kuốc-gia, thành-phố.
Đã không có, và sẽ không có một người tài-giỏi đến độ có-thể chứng-minh được đồ-vật có giống-loại; chỉ có hạng ‘không biết gỳ cả’ mới nhận rằng đồ-vật có giống-loại mà thôi!
Đó là cái hữu-lý (tĩnh-từ hợp giống và số cuả danh-từ) căn-cứ cái vô-lý (lấy cái gỳ trong bản-thể đồ-vật để nói giống-loại)!
Khổng-tử gia-ngữ có ghi về giống-loại: “Tẫn vi xuyên cốc, mẫu khâu lăngỂ (giống cái: sông, hang; giống đực: núi, gò).
Hiểu được “Ỷ-nghiã âm-dươngỂ cuả câu trên, là có đủ khả-năng giải-thích được giống-loại cuả đồ-vật trong Pháp-ngữ.
Người xưa nói: ‘Trí-giả thiên lự, tất hữu nhất thất; ngu-giả thiên lự, tất hữu nhất đắc’ (Kẻ trí-giả tính ngàn điều, tất cũng có một điều sai; kẻ ngu-độn tính ngàn điều, tất cũng được một điều đúng), hay ‘Cuồng-phu chi ngôn, thánh-nhân trạch yên’ (Anh khùng nói ra, ông thánh bảo phải). Vậy nay ta thử xét câu nầy: ‘Chấp cả thế-gian nầy ai tìm được giống-loại cuả đồ-vật?’.
Nếu có một (hay nhiều) người nào đó nêu ra được ‘bộ-phận sinh-dục’ của đồ-vật, thì tiếng (hay chữ) Pháp là tuyệt-kỹ ở thế-gian nầy; nhưng ngược lại thì sao? ... !
Văn-hào Mark Twain (1835-1910) đã có nhận-xét về tiếng Pháp: ‘Chúng-ta không-thể-nào làm cho bọn ngu-ngốc hiểu được ngôn-ngữ của chính bọn-chúng’.
Câu nói trên đây đem áp-dụng cho những người học tiếng Việt và chữ Việt abc ngày-nay thì hoàn-toàn không sai-lầm.
Trong Việt-ngữ, dùng cho số-nhiều là những chữ: nhiều, những, tất-cả, hầu-hết, chúng, bọn, lũ, bầy,...


 4. Ngữ-căn trong Việt-ngữ


Tiếng nói và chữ Việt không trong sáng được bởi vì người dùng tiếng nói và chữ Việt không phân-biệt được bản-chất của tiếng nói và chữ viết để nhận-định rõ-ràng tiếng nói và chữ viết nào là tiếng hay chữ đứng gần hoặc tiếng và chữ-ghép.
Cách nói và cách viết chữ Việt La-tinh từ xưa đến nay đều không có một cơ-qan thẩm-quyền đủ khả-năng quyết-định, do đó ai muốn nói hay viết như thế nào cũng được. (Xin xem ‘Khó hiểu người xưa’ để rõ ‘ngữ-căn’ hơn). Người xưa phân-biệt rất rõ-ràng trong cách nói và cách viết:
a. Hai (hay nhiều) tiếng đứng gần nhau mà phát-âm liền nhau và cùng cao-độ như nhau thì đó là hai tiếng-ghép.
b. Hai (hay nhiều) chữ đứng gần nhau mà có ngang-nối là chữ-ghép.
Chữ-ghép là phần tinh-hoa nhất của một ngôn-ngữ, dầu độc-âm hay đa-âm, chữ-ghép càng ngày càng phát-triển thêm mới theo kịp đà tiến-hóa của nhân-loại.
Học một sinh-ngữ, mà đạt được phần tiếng hay chữ đơn, là có căn-bản sơ-khai của ngôn-ngữ đó rồi.
Muốn thấu-hiểu ngôn-ngữ đó, tất phải học thêm phần tiếng hay chữ-ghép của nó nữa. Một trình-độ cao hơn là biết vận-dụng tiếng hay chữ đơn, theo cách thành-lập tiếng hay chữ-ghép đã có, để cấu-tạo thêm chữ mới.
Đại-đa-số những tác-giả Việt-nam, viết sách và làm tự-điển, đều đạt đến trình-độ sơ-khai của Việt-ngữ. Chỉ có một số rất ít đạt được trình-độ tiến-hóa của Việt-ngữ, nghiã là biết dùng đến chữ-ghép trong câu-văn. Chỉ cần nhìn một vài trang sách thì cũng đủ để nhận-định trình-độ của tác-giả có khả-năng dùng được chữ-ghép (có dùng dấu ngang-nối) hay không.
‘Văn-tự: bắt chước hình-trạng từng loài mà đặt gọi là văn, hình tiếng cùng hợp lại với nhau gọi là tự’.
Trong Anh-ngữ, gốc chữ (root) lấy từ tiếng Hy-lạp (Greek) (như: gốc ‘graph, gram’ có nghiã là ‘write, draw’: graphite, hydrography, telegram,...); La-tinh (Latin) (như gốc ‘omni’ có nghiã là ‘all’: omnibus, omnigraph,...); Romans (như gốc ‘pop’ có nghiã là ‘people’: popular, unpopular,...); Romany, Gypsy (như tiếp-vĩ-ngữ ‘dom’ có nghiã là ‘quality, realm, office, state’: boredom, freedom,...); tiếp-đầu-ngữ (như tiếp-đầu-ngữ ‘tra, trans’ của La-tinh có nghiã là ‘across, through, over’: translate, traverse);... Khoảng 66 nguồn-gốc khác nhau.
Một ví-dụ điển-hình về cách ghép chữ của Anh-ngữ: chữ ‘pneumonoultramicroscopicsilicovolcanoconiosis € ™, tất-cả gồm có 45 mẫu-tự (Anh, Pháp: alphabet), trong chữ-ghép đó có: 1/. Pneumono (pneumon = root): lung, breathe. 2/. Ultra ( = prefix): beyond, exceeding. 3/. Micro (mikros = root): minute, small by comparison. 4/. Scop (scopos = root): watch, see. 5/. Ic ( = suffix): like, nature of. 6/. Silico (silicis = root): flint. 7/. Volcano (volcan, vulcan = root): volcano. 8/. Coni (konis = root): dust. 9/. Osis ( = suffix): disease. Nghiã của nguyên chữ là ‘a lung (1) desease (9) caused by inhaling dust (8) like (5) silicon (6) and volcanic (7) ash particles so minute (3) that in order to see (4) them a microscope which exceeds (2) the ordinary is needed’. Biết được tiếp-đầu-ngữ, ngữ-căn, tiếp-vĩ-ngữ, là biết rõ-ràng và chính-xác một chữ rồi.
Trong Việt-ngữ, muốn biết ngữ-căn, tất phải trở lại tình-trạng sơ-khai của nó, tức là phải trở lại tình-trạng trước năm 1651, nghiã là năm đánh dấu quyển ‘từ-điển Việt-Bồ-La’ viết theo chữ Việt La-tinh ( = Việt-ngữ abc) đầu-tiên ra đời.
Trước đó, ông cha chúng-ta viết chữ Tàu và chữ Nôm, mà trong chữ Tàu và chữ Nôm đều dùng đến ‘bộ-chữ’, nhìn ‘bộ-chữ’ ta cũng thấy được ý-nghiã của chữ rồi: ‘bộ thủy’ chỉ cái gỳ cũng liên-qan đến ‘nước’, ‘bộ hỏa’ chỉ cái gỳ cũng liên-qan đến ‘lửa, sức nóng’, ‘bộ thổ’ chỉ cái gỳ cũng liên-hệ với ‘đất’, ‘bộ kim’ chỉ cái gỳ cũng có qan-hệ với kim-loại,...
Như vậy, nếu muốn truy-nguyên ngữ-căn trong Việt-ngữ tất phải tìm về ‘bộ-chữ’ để biết chữ nào đi với chữ nào, tức chữ nào ghép được và chữ nào không ghép được, hay rõ hơn là ý-nghiã nào ghép được và ý-nghiã nào không ghép được.
Quyển ‘tự điển từ láy tiếng Việt’ của Hoàng Văn Hành chủ-biên, nhà xuất-bản khoa-học xã-hội, năm 1998, nêu đúng ý-nghiã của cách cấu-tạo từ-ghép trong Việt-ngữ, nhưng các tác-giả lại viết sai vì không biết dùng dấu ngang-nối để liên-kết thành chữ-ghép.
Từ-láy ở đây còn gọi là tiếng-đệm, trợ-từ, phụ-từ. Ta có định-nghiã về ‘từ-láy là những từ luôn-luôn đi chung với nhau và rất khó hoặc không thể giải-thích riêng từng chữ được.
Từ-láy bắt-buộc phải có dấu ngang-nối, vì nếu không dùng dấu ngang-nối thì chúng là những đơn-tự gần nhau’. Có hơn 5,000 tiếng-láy (đệm) trong số 6,000 kuốc-ngữ. Không hiểu được tiếng-láy là không thể nói biết kuốc-ngữ rõ-ràng được vậy. Vật lộn với 50% tiếng đồng-âm dị nghiã, và 80% tiếng-đệm của Việt-ngữ, rồi thêm biến-tự trong kuốc-ngữ không phải là chuyện đơn-giản như những người mới biết đọc biết viết đã vội-vàng viết sách, làm thơ, soạn tự-điển (hoặc từ-điển) chữ Việt abc.


 5. Tĩnh-tự trong Việt-ngữ


So-sánh Việt-ngữ với Anh-ngữ ta thấy:
a. Trong Anh-ngữ:
- Tĩnh-tự lúc nào cũng đứng trước danh-tự, như: white house, nice boy,...
- Trường-hợp hai danh-tự đứng gần nhau, danh-tự đứng trước được xem như tĩnh-tự, như: coffee spoon, flood light,...
b. Trong Việt-ngữ:
- Tĩnh-tự có lúc đứng trước danh-tự, như: đẹp lão, bảnh trai,... Nếu trường-hợp này đúng thì có lẽ bị ảnh-hưởng của Tàu, ngữ-tộc Hán-Tạng, như trong: thanh thiên, bạch nhật,...
Ỏ đây có người cho rằng: ‘đẹp, bảnh,...’ là danh-tự, còn: ‘lão, trai,...’ là tĩnh-tự, có vẻ hợp-lý hơn vì nó đúng tinh-thần của Việt-ngữ: chữ sau chỉ-định cho chữ đứng trước nó.
- Tĩnh-tự thường đứng sau danh-tự, theo ngữ-âm và ngữ-pháp ( = ngữ-tộc) Nam-Á, như: nhà rộng, học giỏi,...
- Trong trường-hợp hai danh-tự đứng gần nhau, danh-tự đứng sau được xem như tĩnh-tự và chỉ-định cho danh-tự đứng trước nó, như: cán bút, đèn điện,...
Phải biết rõ-ràng giá-trị của hai (hay nhiều) chữ dứng gần nhau, ngữ-căn của từng chữ một, mới có được một nhận-định thật chính-xác về chữ-ghép, như sự khác nhau của ‘học giả’ (kẻ không có học) và ‘học-giả’ (kẻ có học),...
Muốn tinh-tường một ngôn-ngữ, tử-ngữ hay sinh-ngữ, tiếng bản-quốc hay ngoại-kuốc, điều-kiện thiết-yếu nhất là phải rõ cấu-trúc của từng chữ và cú-pháp: thiếu một trong hai yếu-tố cơ-bản trên thì chỉ là con vẹt học nói tiếng người mà thôi. Nói và viết là vấn-đề thực-hành của việc học ngôn-ngữ.
Những người nói-năng lưu-loát, uyển-chuyển hay viết văn súc-tích, cao-thâm đều là những kẻ đã am-hiểu cái huyền-diệu trong ngữ-vựng và cú-pháp của ngôn-ngữ.
Học, viết và đọc Việt-ngữ mà thiếu phần chữ-ghép, thì chỉ hiểu được một phần nhỏ trong kho-tàng văn-hóa Việt-nam mà thôi: 6,000/ hơn 50,000 (Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, ghi ‘có hơn 120,000 mục từ’).
Sự nhầm-lẫn của những người không biết dùng dấu ngang-nối giữa hai hay nhiều chữ chỉ tạo-nên sự hiểu lầm cho người khác mà thôi. Giáo-sư Nguyễn Đình-Hòa đã phân-tích về ‘từ ghép’ và ‘cụm từ’ như ‘hoa-hồng’ (từ ghép) khác ‘hoa hồng’ (cụm từ), ‘nhà-tôi’ (từ ghép) khác ‘nhà tôi’ (cụm từ),...
Chính trong các tự-điển tiếng Việt cũng không phân-biệt được thật rõ-ràng như thế. Có những chữ tác-giả ghi-chú ‘không dùng riêng, kết-hợp hạn-chế, không dùng một mình, trợ-từ, chữ đứng trước, chữ đứng sau, dùng với,...’, nhưng khi ví-dụ thì viết không đúng (thiếu dấu ngang-nối). Đó là sự-thật nhưng khó tin! Bởi-vì những người viết sách, làm thơ, soạn tự-điển,... đều là những nhà khoa-bảng và nhiều kinh-nghiệm trong giáo-dục.
Được mấy người học Việt-ngữ abc biết điều sai nầy? ! ...


6. So-sánh cách dùng từ-đơn và từ-ghép


a. Nhà chị đến thăm nhà tôi ở nhà tôi. Nhà chị nói chuyện về hoa hồng, nhà tôi lại hiểu là hoa hồng, nói quân nhân lại hiểu là quân nhân, nói học giả lại hiểu là học giả, nói nghe lời lại hiểu là nghe lời, nói sửa sai lại hiểu là sửa sai, nói mâu thuẫn lại hiểu là mâu thuẫn, nói chuyện lủng củng trong nhà thì nhà tôi lại hiểu là lủng củng trong nhà, v.v. Nhà tôi thì nói chuyện về nhà tôi, về chuyện sắp sửa sang sông mà nhà chị lại hiểu là sắp sửa sang sông, nói chuyện ăn chay lại hiểu là ăn chay, chuyện cửu chương của học trò không giống như cửu chương của lính, chuyện sống từ tử cung đi ra mà chết lại vào tử cung, chuyện đồng bào của người dân Việt khác với đồng bào của lính.
b. Nhà-chị đến thăm nhà-tôi ở nhà tôi. Nhà-chị nói chuyện về hoa-hồng, nhà-tôi hiểu là hoa hồng, nói quân nhân lại hiểu là quân-nhân, nói học giả lại hiểu là học-giả, nói nghe lời lại hiểu là nghe-lời, nói sửa sai lại hiểu là sửa-sai, nói mâu thuẫn lại hiểu là mâu-thuẫn, nói chuyện lủng-củng trong nhà thì nhà-tôi hiểu là lủng củng trong nhà, v.v. Nhà-tôi thì nói chuyện về nhà tôi, về chuyện sắp-sửa sang sông mà nhà-chị lại hiểu là sắp sửa-sang sông, nói chuyện ăn-chay lại hiểu là ăn chay, chuyện cửu chương của học-trò không giống như cửu-chương của lính, chuyện sống từ tử-cung đi ra mà chết lại vào tử cung, chuyện đồng-bào của người dân Việt khác với đồng bào của lính.
c. Chú-thích ý-nghiã của những chữ đã dùng:
- Nhà-chị: chồng của chị (your husband; nhà-anh: vợ của anh (your wife).
- Nhà chị: nhà của chị (your house).
- Nhà-tôi: chồng hay vợ của tôi (my husband or my wife).
- Nhà tôi: nhà của tôi (my house).
- Hoa-hồng: tiền dành cho người mối-lái việc buôn-bán (commission).
- Hoa hồng: hoa màu hồng, tên một loại hoa (rose).
- Quân nhân: lòng thương người của ông vua, hay lòng thương người của người lính (king’s piety, soldier’s piety).
- Quân-nhân: người lính (soldier).
- Học giả: không có thực-học (uneducated man or woman, maleducator). Trong y-khoa thường gọi là ‘malpractictioner’.
- Học-giả: người có thực-học (educator, scholar).
- Nghe lời: nghe được tiếng nói, tai không bị điếc hay khó nghe (to hear the voice).
- Nghe-lời: nghe tiếng nói, hiểu được và làm theo lời chỉ-dẫn (to obey).
- Sửa sai: đang đúng sửa cho trật (to do a mistake).
- Sửa-sai: sửa điều sai-trái cho đúng-đắn (to correct).
- Mâu thuẫn: cái mâu và cái thuẫn (the spear and the shield).
- Mâu-thuẫn: tương-phản, trái ngược nhau (contradiction, contradictory).
- Lủng-củng: không hợp nhau (disagreement, dissension).
- Lủng củng: cái củng bị rách (pierced skirt, worn skirt, torn skirt).
- Sắp-sửa: sẽ, sẵn-sàng (to get ready (to), to prepare (to), to be about to, to be on the point of).
- Sửa-sang: sắp-đặt lại cho tốt hơn (to repair, to embellish).
- ˆn-chay: cấm ăn thịt động-vật, kể cả trứng (to be on a vegetarian diet, to abstain from meat or fish).
- ˆn chay: ăn-uống kham-khổ, không có tiền để ăn cá hay thịt, chỉ ăn toàn thực-vật mà thôi (to eat without meat, fish,... because of poorness).
- Cửu chương: bàn tính nhân từ số 1 đến số 9 (table of multiplication). Có người cho là chữ-ghép: Cửu-chương.
- Cửu-chương: chín loại cờ-lệnh ngày xưa thường dùng để cho quân biết sẽ đi loại thế đất như thế nào (nine kinds of flag).
- Tử-cung: dạ-con, chỗ chứa thai-nhi sinh ra (matrix, uterus).
- Tử cung: qan-tài (hòm) làm bằng gỗ cây thị (coffin made of diospyros decandra). Có người bảo nên viết “tử-cungỂ.
- Đồng-bào: cùng chung trong một tử-cung mà sinh ra, theo truyền-thuyết của dân Việt ngày xưa, do bà Âu-cơ sinh ra trong một cái bọc có 100 người con (same uterus).
- Đồng bào: cùng chung áo (nghiã bóng: tình đồng-đội của người lính, tình quân-ngũ) (Anh: same clothes).
Đúng hay sai, và ở chỗ nào? Đúng khi nói học giả thì hiểu là học giả; sai khi nói học giả lại hiểu là học-giả, hay nói học-giả mà hiểu là học giả. Đúng khi nói sửa sai mà hiểu là làm không đúng, sai là khi nói sửa-sai mà tưởng là làm bậy. Và v.v.
Hơn 90% những người-viết ngày nay thường không dùng dấu gạch-nối, thử nhận-định ‘nhận-xét nhân-gian’:
- Học giả khác học thiệt không cháu?
- Khác chứ, ông!
- Ông đổi chữ học thiệt thành chữ học giả nối liền nhau, nghiã là người có học, cháu viết sao? Giống trên không vậy?
- Cháu viết đúng rồi!.
Trên đây là lời ‘đối-đáp’, khi học thêm ngữ-vựng, của một ông cụ đang xem sách chữ-nho với một người cháu đang làm bài ‘tập-làm-văn’ bằng kuốc-ngữ. Ông cụ không viết rành kuốc-ngữ, nhiều khi bảo người cháu viết thư dùm, nhưng ông cụ lại ngồi bên nhắc-chừng từng dấu gạch-nối. Qa chút chuyện giao-thoa văn-hóa nầy, ta thấy người bình-dân dùng chữ và nghiã rất chính-xác. (Kiểm-chứng: học giả khác học thực (thiệt); học thực = học-giả; vậy học giả khác học-giả. Và ta cũng kiểm-chứng được người-viết không biết dùng chữ-ghép là học giả).
Hay: ‘Hai người, ông và cháu, đi vào tiệm sách. Có dịp, người ông nói chuyện với tác-giả của một quyển sách. Khi ra về, người cháu hỏi:
- Ông kính-nể tác-giả quyển sách đó lắm hả ông? Lúc nào cháu cũng nghe ông gọi ông-ta là ‘học giả’ cả.
- Cháu lầm rồi đó! Tác-giả đó viết sách mà không biết chữ nào là chữ-đơn, chữ nào là chữ-ghép, nên ông gọi là ‘học giả’, nói rời, chứ đâu phải ‘học-giả’, nói dính lại. Ông nói thẳng vào mặt ông-ta, nhưng vì ông-ta không biết nên lấy làm hãnh-diện đấy thôi! Giả-sử lúc nãy ông-ta có hỏi ông dùng chữ học giả có gạch-nối hay không, thì ông cũng trả-lời thẳng-thắn với ông-ta là chữ học giả không có gạch-nối vậy. Ông-ta đã không phân-biệt được cách phát-âm, thì làm sao ông-ta phân-biệt được cách viết chữ? Khi lớn lên cháu đừng nên làm văn, làm thơ hay viết sách khi chưa đủ khả-năng phân-biệt mặt chữ; viết sách bừa-bãi như thế là làm nhục gia-phả, thầy-cô, bè-bạn của mình đấy...!’.
Văn-học dân-gian (có gạch nối, không phải dân gian-dối đối với dân ngay-thật) nầy đang bị 99.99% người-viết hiện nay phá-hoại! Nếu chỉ nói trong số những người-viết, thì ta có 0.01% học-giả và 99.99% học giả vậy. Vô-phương cứu-chữa chăng? Hay còn cứu-chữa được chăng? Cứu-chữa bằng cách nào đây? Có thành-công chăng?
Nếu chịu khó dịch sang một ngoại-ngữ khác, như Anh-ngữ chẳng hạn, ta sẽ thấy sự ngớ-ngẩn của đoạn ‘a’, và sự trong-sáng của đoạn ‘b’. Đoạn ‘a’ chỉ khác đoạn ‘b’ ở dấu ngang-nối và giọng-đọc của chữ-ghép mà thôi.
Đó là chưa kể đến việc viết chữ Việt mà không có dấu-giọng, như trường-hợp ‘Le Chien’ (có-thể là Lê-Chiên, Lê-Chiến, Lê-Chiền, Lê-Chiện, Lê-Chiển, Lê-Chiễn) ở xứ dùng chữ Pháp, hay ‘The Dung’ (có-thể là Thế-Dung, Thế-Dùng, Thế-Dụng, Thế-Dũng) ở xứ dùng chữ Anh. Ỏ Việt-nam có người đã từng không thi-hành quân-dịch vì lệnh gọi nhập-ngũ không dùng đúng dấu-giọng như trong hồ-sơ hộ-tịch (giấy khai-sinh).


 7. Nhiêu-khê trong kuốc-ngữ


Xem hai bản so-sánh tự-điển ở trên với cách dùng, ta thấy kuốc-ngữ có rất nhiều tiếng (hay chữ) cùng nghiã (50%), cọng thêm 80% tiếng-láy. Giải-quyết được điều nầy không phải là chuyện đơn-giản, do đó những người viết kuốc-ngữ tự-động chia làm hai phái: đơn-giản-hóa và tiêu-chuẩn-hóa.
 a. Đơn-giản-hóa kuốc-ngữ
Phái nầy chủ-trương bỏ dấu gạch-nối, nghiã là không cần chữ-ghép nữa. Cái lợi của phái nầy là giảm bớt được sự nhiêu-khê trong kuốc-ngữ, bởi-vì khi muốn dùng được dấu gạch-nối ta phải hiểu thật rõ chữ đồng-nghiã, chữ-láy, chữ-đối,... Cái hại là kuốc-ngữ dần-dần trở nên ấu-trĩ. Ví-dụ: viết không có gạch-nối, hay nói không dính liền và cùng cao-độ hai chữ ‘học sinh’ đều hiểu là người đi học, học-trò. Cuối cùng, từ nam chí bắc, từ đông sang tây, người dùng kuốc-ngữ chỉ biết ‘học sinh’ là ‘học-trò’, chứ không thêm được một nghiã nào khác nữa. Làm như vậy, họ tin rằng đã loại-bỏ được mười chữ sinh phức-tạp mà ông-cha chúng ta đã cố-công góp-nhặt và gỳn-giữ. Đơn-giản, dễ nhớ, dễ hiểu thật..., nhưng qá ấu-trĩ! thành đần-độn và ngu-giành!
b. Tiêu-chuẩn-hóa kuốc-ngữ
Phái nầy chủ-trương chỉ cần làm sáng-tỏ chữ và nghiã của tiền-nhân để lại, nếu có khả-năng cải-tiến cho rõ hơn hay thêm vào càng nhiều càng tốt. Từ ngày có kuốc-ngữ đến nay có rất nhiều người âm-thầm làm việc nầy. Giống như nhiều loại vi-trùng gây bệnh, tuy nhỏ nhưng thừa khả-năng để tiêu-diệt hàng loạt những động-vật lớn hơn. Khi nhận-thấy việc bỏ dấu gạch-nối trở-thành ‘dịch kuốc-ngữ’, Giáo-sư Nguyễn Đình-Hoà (1924-2000), một học-giả cận-đại, cảnh-tỉnh: ‘Bỏ dấu ngang-nối là một sai-lầm lớn’. Ví-dụ: Trong mười chữ ‘sinh’, chỉ có một chữ sinh dùng để chỉ người, các cụ ‘dành riêng chữ sinh nầy cho người đi học’, các cụ viết ‘học-sinh’ (có gạch-nối) để chỉ là học-trò. Khi viết học sinh (không có gạch-nối), các cụ không còn bận tâm về học-trò nữa, các cụ lần-lượt xét về các chữ sinh khác để biết học về cái gỳ. Các cụ thì giữ riêng một chữ để tìm hiểu chín chữ khác, không giống như những người-viết ngày nay là bỏ cả chín chữ để giữ lại một chữ. Nhưng một chữ còn lại cũng không được phân-tích rõ-ràng để biết đúng hay sai! Cái lợi là rõ nghiã (như học-sinh), nhưng cái hại là phức-tạp qá (như phải biết và nhớ rõ chín chữ sinh khác).
‘Rằng: ‘Hay thì thực là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào’ (Kiều: 489 + 490).
c. Qan-niệm chiết-trung
Phái nào cũng có lý và đúng cả: một người mới bắt-đầu học kuốc-ngữ mà bắt họ nhớ một lần mười chữ sinh là hoàn-toàn vô-lý; một người đã tốn hơn hai chục năm đi học mà bảo họ loại-bỏ chín chữ sinh để chỉ giữ lại một chữ mà thôi, thì không còn gỳ hợp-lý nữa.
Đơn-giản-hóa kuốc-ngữ là việc làm tích-cực của nhà cầm-quyền dùng chính-sách ngu-dân để dễ trị, chỉ cho dân đủ biết đọc và biết viết mà thôi (xóa nạn mù chữ, hạn-chế Đại-học, hạn-chế chuyên-nghiệp,... và tệ-hại nhất là ‘bằng thật nhưng học giả’); của kẻ vô-học nhưng hiếu-danh; của người có học nhưng bất-lương; của hạng dốt-nát và lười-biếng: bỏ hết những cái khó, qan-điểm của hạng nầy là ‘dầu dốt và lười nhưng lại đố-kỵ người giỏi hơn’.
Đừng kể việc chơi-chữ, qan-niệm tiêu-chuẩn-hóa kuốc-ngữ có vẻ tốt-đẹp hơn: bảo-tồn được văn-hoá do tiền-nhân để lại, phát-huy và tu-bổ càng ngày càng trong-sáng để dễ hội-nhập với trào-lưu tiến-bộ của nhân-loại,...
Mới đi học được vài năm mà phải hiểu hết mười nghiã chữ sinh, mười hai nghiã chữ minh,... thì thật là qá sức; nhưng đi học hơn vài chục năm để chỉ hiểu nghiã được một chữ sinh hay một chữ minh... thì cũng qá uổng-phí thời-gian. Cái khó-khăn của người học kuốc-ngữ chưa vượt qa được là ở chín chữ sinh khác, viết mà không dùng với dấu gạch-nối, các cụ đành phải chua thêm chữ Hán cho rõ nghiã.
Không rõ các cụ xưa phải dùng bao-nhiêu công-sức để xác-quyết được một chữ sinh bằng cái dấu gạch-nối trong tổng-số mười chữ sinh, mà ngày nay, chính con-cháu của các cụ đang trả-ơn các cụ bằng cách phá-hủy cả mười chữ...
Xin vong-linh các cụ hãy trở về chứng-giám: trong nhà chính con-cháu các cụ đang áp-chế với nhau, đang đốt gia-phả...; ngoài sân miệng chúng vẫn hô to độc-lập, tự-do, dân-chủ, bình-đẳng, phú-cường, hạnh-phúc và tiến-bộ...; nơi biên-thùy chúng dâng đất cho ngoại-bang...; nhà cầm-quyền thì chịu sự chỉ-huy của ngoại-kuốc...; toàn hình-thức không có nội-dung!
Hy-vọng các nhà ngữ-học Việt-nam trong tương-lai sẽ tìm được cái gỳ làm rõ nghiã mà không cần phải chua thêm chữ Hán như các cụ ngày xưa. Làm được điều nầy, ta tháo-gỡ được 50% tiếng (và chữ) ‘đồng-âm (và đồng-tự) dị-nghiã’.
Học kuốc-ngữ (6,000 tiếng và chữ) dễ hơn học chữ Hán và Nôm (37,000 chữ và ý-nghiã) nhưng ý-nghiã lại không được phân-minh. Các cụ ngày xưa đã hóa-giải được 80% tiếng-láy bằng dấu gạch-nối rồi.
Học ngôn-ngữ không chỉ đơn-giản ở chỗ biết được cách đọc của văn-tự, mà còn phức-tạp là phải hiểu thật rõ-ràng ý-nghiã của văn-tự. Vậy phải dạy từ-từ, từ căn-bản là chữ học-sinh (có gạch-nối, đọc liền nhau cùng cao-độ) để chỉ người đi học, học-trò; sau đó là các chữ sinh khác có ý-nghiã khác nữa. Phải nói rõ cho người học kuốc-ngữ biết chữ-đơn (không có dấu gạch-nối) tuy ít nhưng biến-hóa khó lường vì tùy theo ý-muốn của người dùng chữ, chữ-ghép (có dấu gạch-nối) nhiều hơn nhưng bị hạn-chế ý-nghiã khi dùng. Làm được như vậy người đi học mới thấy hứng-thú trong việc học và dễ tiến-bộ: kẻ không dùng được phương-pháp đốn-ngộ, thì nên dùng phương-pháp tiệm-ngộ, kết-qả không khác nhau.


8. Phương-pháp phê-bình văn-học Việt-nam


Đọc đến đây, ta đã rõ-ràng trong chữ Việt có ‘từ-ghép’ và ‘cụm-từ’, hay ‘Việt-ngữ sơ-khai’ và ‘Việt-ngữ tiến-bộ’. Khi nói ‘Tiến-sĩ A là học giả’, là ta đã chê ông A không có kiến-văn gì cả, có-thể ông xuất-thân từ những trường mà các vị thầy đều là những người cũng kém hiểu-biết như ông, hoặc bằng-cấp ông có là do sự mua-chuộc, hối-lộ mà thôi, hay là bằng giả,... Nhưng nói ‘Tiến-sĩ A là học-giả’, thì lại hoàn-toàn trái-ngược những điều nêu trên (thầy giỏi, trường danh-tiếng, học-hành đàng-hoàng, có kiến-văn và đạo-đức,...).
Phê-bình văn-học Việt-nam cũng giống như vậy: có hai loại tác-phẩm, một là của những người dùng Việt-ngữ sơ-khai, và hai là của những người dùng Việt-ngữ tiến-bộ.
Xin xác-định chữ ‘tiến-bộ’: bước lên, tiến bước; như vậy tiến-bộ có nghiã như ‘tiến-hóa’, ‘biến-thiên’. Tiến-bộ sẽ tự-động chia ra hai lối: một lối thuận-tiện để phát-triển hình-thức và nội-dung tốt-đẹp hơn; một lối không thuận-tiện (nghịch) để dần-dần suy-thoái (tức là bị hủy-diệt, hoặc là hình-thức, hoặc là nội-dung, hay cả hình-thức lẫn nội-dung, theo thời-gian mau hay lâu; có người cho suy-thoái cũng là tiến-bộ theo chiều thuận nhưng chậm; khi hết suy-thoái sẽ trở-thành một chu-kỳ khác: ‘hết cơn bĩ cực, đến tuần thái lai’; chữ Hán ‘bĩ cực thái lai’: rủi hết đến may). Ỏ đây dùng chữ ‘tiến-bộ theo lối thuận’.
a. Phê-bình những tác-phẩm viết theoViệt-ngữ sơ-khai:

Tục-ngữ ta có câu: ‘thẳng mực Tàu, đau lòng gỗ vạy’, và ‘thằng khùng nói ra, ông thánh bảo phải’. Trong những tác-phẩm dùng Việt-ngữ sơ-khai cũng có những tư-tưởng có-thể thủ-đắc được. Nhà phê-bình chớ nên qá khắt-khe mà câu-chấp vào ngữ-pháp để loại-bỏ những sở-trường của tác-giả.
Chính tổ Huệ-Năng (theo Thiền-học) nói: ‘Người kém nhất lại có cái biết cao nhất, người tột-bậc lại chẳng có ý-tứ gỳ’. Đó là sự khác nhau giữa ‘đốn-ngộ’ và ‘tiệm-ngộ’.
Hằng-ngày ta thấy trên báo-chí, những người có bằng-cấp cao thường chửi nhau ‘tiếc cho cái bằng-cấp của ông A’. Bằng-cấp không có gỳ tiếc cả, chỉ tiếc cho ‘ông A có bằng-cấp như vậy mà không có sự hiểu-biết tương-xứng mà thôi’.
Đáng tiếc là một người đã tốn qá nhiều thời-gian để có được bằng-cấp cao về ngôn-ngữ-học mà không biết trong Việt-ngữ chữ nào là chữ-đơn, chữ nào là chữ-ghép! Có nhiều khi chính người-nói hay người-nghe chưa đủ khả-năng để phân-biệt sự khác nhau về hình-thức và Ỷ-nghiã của ‘học giả’ và ‘học-giả’,...
Thông-thường ta cứ nghĩ là có bằng-cấp cao là có sự hiểu-biết tương-xứng, và không bao-giờ có sự đảo-ngược. Chính sự tương-phản làm cho mọi người chới-với. Nhà phê-bình phải làm một công-việc thật nhiêu-khê, là phải tự đặt mình vào vòng tư-tưởng của tác-giả để nắm vững nội-dung chứ đừng bao-giờ căn-cứ theo ngữ-pháp. Tục-ngữ ta có câu: ‘tướng dở đở tướng hay’, ‘già néo đứt dây’ là vậy. Bởi-vì ngay từ trang sách đầu-tiên ta đã biết tác-giả chỉ có khả-năng dùng được chữ-đơn mà thôi.
b. Phê-bình những tác-phẩm viết theo Việt-ngữ tiến-bộ:

Nhà phê-bình phải chú-trọng lối chơi-chữ của tác-giả, lối cô-đọng ý-tưởng trong một vài chữ chính-xác mà thôi, giống như cách-dùng điển-tích hay thành-ngữ, hay khoa-học-gia với công-thức.
Ỏ Việt-ngữ tiến-bộ, nhà phê-bình nhẹ về ngữ-pháp, vì chữ và nghiã rất rõ-ràng, nhưng nặng về nội-dung.
Phê-bình là một việc rất khó, vì khả-năng tương-đương nhau rất ít khi có một nhận-xét khả-thủ được, ngoại-trừ bọn nói-dóc. Một nhà phê-bình đứng-đắn là một người có kiến-thức thật rộng-rãi, vừa phân-tích (chi-li, diễn-dịch) vừa tổng-hợp (bao-qát, quy-nạp), vừa khách-qan vừa chủ-qan, vừa liên-hệ vừa so-sánh, vừa ôn-cố (cổ) vừa tri-tân (kim), vừa giải-thích vừa bình-phẩm, vừa tiếp-nhận được ưu-điểm (sở-trường) vừa tiếp-nhận được khuyết-điểm (sở-đoản), vừa đại-chúng (xã-hội) vừa cá-nhân (cá-thể), vừa hợp tình vừa hợp lý, vừa cao-siêu vừa thấp-kém, vừa khoa-học (thực-tế) vừa giả-tưởng (tưởng-tượng), vừa đơn-giản vừa phức-tạp, vừa tổng-qát (phổ-thông) vừa chuyên-môn (chuyên-nghiệp), vừa...vừa... Mà điều đáng nói nhất là kiến-văn và đức-độ của nhà phê-bình phải cao hơn kiến-văn và đức-độ của tác-giả có tác-phẩm được phê-bình.
Xin đừng lầm-lẫn kiến-văn với bằng-cấp: Bằng-cấp chỉ là mảnh giấy để tạm định-giá và nó bất-biến, vì người có bằng-cấp còn phải qa khảo-sát để định-vị; kiến-văn là sự vận-dụng của trí-não, nó thay-đổi mãi, và nó được định-giá theo thời-gian và không-gian. Thế nên có nhiều người có bằng-cấp cao nhưng chưa chắc có kiến-văn cao (chỉ đạt được việc-học: có bằng-cấp), và ngược lại có nhiều người bằng-cấp không cao nhưng kiến-văn cao (có-thể đạt được sự-học: có phát-minh hay phát-kiến qan-trọng). Người có kiến-văn tổng-qát có-thể giải-thích những sự-việc, hiện-tượng thường gặp một cách hợp tình và hợp lý. Người có kiến-văn chuyên-môn thì chỉ giải-thích những vấn-đề liên-hệ đến chuyên-nghiệp của họ mà thôi.
c. Qan-niệm chiết-trung: Thử nhận-định chữ ‘bình-dân’ và ‘bác-học’ như thế nào. Lấy ví-dụ trong 70 triệu người Việt-nam, có 69 tiệu người dùng kuốc-ngữ hằng ngày, họ đâu có cần phân-tích tiếng-đơn, tiếng-ghép, nhấn-giọng, ngắt-chữ,... nhưng họ hiểu rõ-ràng ý-nghiã lời trao-đổi với nhau, đó là đại-đa-số. Chỉ có một triệu người viết sách mà trong đó có người không phân-biệt được chữ-đơn, chữ-ghép, ngắt-chữ, nhấn-chữ,...mà thôi. Như vậy, chữ bình-dân được hiểu là 69 triệu người, và chữ bác-học tạm cho là một triệu người. Bây-giờ xét trong số một triệu người-viết, ta thấy hơn 99.99% không phân-biệt được chữ-đơn, chữ-ghép, ngắt-chữ, nhấn-chữ..., thì 99.99% đây lại là bình-dân. Số 0.01% còn lại trong những người-viết mới thật sự là bác-học. Nhờ sự giao-thoa mà văn-chương bác-học (0.01% của một triệu) và văn-chương bình-dân (69 triệu, truyền-khẩu) còn tồn-tại mãi, những tác-phẩm khác đi dần vào qên-lãng. Người ta chỉ chấp-nhận bình-dân đúng (69 triệu), như chữ ‘bởi’ dấu hỏi (xuất thân từ chữ ‘vị’), chữ ‘cửa’ dấu hỏi (xuất thân từ chữ ‘hộ’)... chứ không thừa-nhận bình-dân (99.99% trong số một triệu) sai.
Và ngay cả những tác-giả xuất-chúng, theo thời-gian, cũng chỉ lưu lại được những đặc-thù mà thôi. Người bình-dân đúng gọi hạng bình-dân sai là ‘loại viết lách’ (A: to make, work one’s way), ‘lũ côn-đồ ngôn-ngữ’; có người thâm-thúy gọi là ‘qan-dân nước Trần’ (ngụ-ý là đông người nhưng không có giá-trị gỳ).
Không có nghề-nghiệp nào là xấu-xa cả, chỉ có người bất-lương làm cho nghề của mình tồi-tệ mà thôi (Don’t hate the game, hate the player[s]). Vì thế, khi khảo-sát văn-học cuả một kuốc-gia người ta chỉ kể phẩm-chất chứ không kể số-lượng. Tục-ngữ có câu: ‘Mười voi không được bát nước xáo’ là vậy.
Và nên nhớ, ảnh-hưởng của sự phá-hoại dễ lan-truyền và to-tát hơn sự xây-dựng, ví như con sâu thì nhỏ nhưng có thừa sức làm rầu nồi canh (Tục-ngữ: con sâu làm rầu nồi canh).
Có người vì không biết cái thể-dụng của ngôn-ngữ là dành cho cả một dân-tộc, mà lầm-tưởng là chỉ dành cho người-viết, nên họ cho 99.99% viết kuốc-ngữ không có gạch-nối là thể-hiện văn-hóa Việt-nam!. Càng nhiều thí-sinh bị rớt thì số thí-sinh đậu mới có giá-trị cao, càng nhiều người viết không có gạch-nối thì số người viết có gạch-nối mới nổi-bật, càng nhiều người có bằng-cấp cao mà không có thực-học thì số ít người có thực-học mới có giá-trị,...: ‘hạt gạo trên sàng’.
Khi một (hay nhiều) người đã chấp-nhận đa-số thí-sinh thi hỏng là tài-giỏi (hay có giá-trị; ngoại trừ khi dùng sức-lực) hơn số ít thi đậu, thì không còn gỳ để bàn-cãi nữa cả: ‘vô tri bất mộ’ (không biết nên không thích), hay ‘người mù sờ voi’.
Do đó, khi phê-bình tác-phẩm văn-học, nhà bình-luận phải tự đặt mình vào qan-niệm của người-viết mới làm đúng được nhiệm-vụ của mình vậy. Ví-dụ như trong một tác-phẩm viết không dùng gạch-nối mà có viết chữ ‘học giả, nhân gian, dân gian, sửa sai, nghe lời,...’, nhà phê-bình PHチI HIỂU đó là ‘học-giả, nhân-gian, sửa-sai, nghe-lời,...’ chứ không có cách lựa-chọn nào khác được. Đã làm như vậy, phải hiểu như vậy, mới biết như thế vậy là... tại-sao vậy? câu trả-lời của nó là ‘tại-sao không vậy?’: ‘Khả hồ khả, bất khả hồ bất khả’ (Được là được, không được là không được. Trang-Tử, kinh Nam-hoa, Tề-vật-luận).
Thử tìm-hiểu câu:
‘Một người thì (hay cũng) gọi nhân gian,
Hai người mà gọi nhân gian đau lòng.’
Hai chữ ‘nhân gian’, ở trên và ở dưới, hoàn-toàn khác nghiã nhau, nhưng viết giống nhau. Nếu nhà phê-bình không đặt mình vào địa-vị của người-viết thì làm sao hiểu được ý-nghiã của nó: ‘Có một người thì (hay cũng) gọi là người ở thế-gian, nhưng khi chỉ có hai người mà mình bị gọi là kẻ gian-xảo thì thật là đau lòng (hay xấu-hổ)’. Vậy chữ nhân gian ở câu trên phải hiểu là chữ ghép, là nhân-gian, tức kẻ sống ở thế-gian, và nhân gian ở câu dưới là người gian-xảo. (Có người cho rằng: Trong một xã-hội xấu-xa thì dầu có một người cũng là kẻ gian-dối. Nhưng khi chỉ có hai người mà mình bị gọi là kẻ gian thì thật đau lòng).
Hay câu: ‘Thế gian là sống ở đời,
Thế gian lại để cho người thế gian?’
Hai câu nầy có nghiã: ‘Cuộc sống ở đời này gọi là cõi-thế (cõi-trần tạm-bợ; cũng có người cho là: sống ở đời thì phải gian-dối), tại-sao lại làm những điều xấu-xa như vậy để lại cho người trần-tục? (hay mang tiếng xấu nhiều đời; có người cho là không có chấm-hỏi và giải-thích: sự dối-trá cứ lưu-truyền mãi ở trần-gian)’. Độc-giả thử nhận-định cách viết đúng theo lời giải-thích.

Và trắc-nghiệm về cách viết và hiểu (giải-thích):

‘Nhân gian nhân gian nhân nhân gian,
Thế gian thế gian thế thế gian.’


9. Tổng kết


Ta có những nhận-xét sau, về sở-trường cũng như sở-đoản:

- Tiếng Việt có một sức đồng-hóa và hội-nhập rất mãnh-liệt và đa-dạng, gồm-thâu khi cần-thiết tất-cả các ngôn-ngữ lớn của nhân-loại như Hán-Tạng và Nam-Á, Anh, Pháp, và những ngôn-ngữ mà người Việt có dịp tiếp-xúc hay lân-cận.

Những mốc thời-gian có thay-đổi lớn trong nền văn-hóa Việt-nam: ảnh-hưởng Hán-học từ năm 205 trước T.C. đến 219 sau T.C. (như Lý-Tiến, Lý-Cầm) và Nho-giáo, Lão-Trang; ảnh-hưởng Phật-giáo từ đầu thế-kỷ thứ 3 sau T.C.; chữ Nôm xuất-hiện và đắc-dụng đời nhà Trần (1225-1413); bành-trướng kuốc-ngữ từ thế-kỷ thứ 17 và Thiên-chúa-giáo; sau ngày 20-7-1954 ảnh-hưởng riêng văn-hóa Tự-do (Nam) và Cộng-sản (Bắc); sau ngày 30-4-1975 hội-nhập văn-hóa hai miền Nam và Bắc. Đạo Gia-tiên (chỉ thờ cúng ông-bà, cha-mẹ,…), đạo Hồi, ảnh-hưởng văn-hóa Chàm,... có nét riêng-biệt tùy theo từng vùng.

- Tiếng Việt từ sơ-khai đến tiến-bộ lúc nào cũng theo kịp trào-lưu tiến-hóa của nhân-loại một cách uyển-chuyển và chính-xác bởi những nhà văn-hóa chân-chính. Tiếng Việt về sau nầy có phát-triển được hay không chỉ nhờ vào những người biết chữ Việt abc có đơn-tự và chữ-ghép mà thôi.

- Một số người Việt kém khả-năng văn-hóa nhưng vì hám-danh hay hám-lợi đã làm cho tiếng Việt từ trình-độ tiến-bộ lùi trở lại tình-trạng sơ-khai.

- Tính ích-kỷ, đố-kỵ, phe-đảng, và thiếu khả-năng chuyên-môn về ngữ-học đã làm đình-trệ nền văn-hóa Việt-nam không ít.

- Tiếng Việt đã tiến từ đơn-âm sang đa-âm (chữ-ghép) để hoàn-thành một ngôn-ngữ văn-minh. Hãy cố-gắng bảo-tồn, hoằng-dương sự-nghiệp do tiền-nhân lưu lại, và ngăn-cản những sai-trái đang xảy ra trong kuốc-ngữ. Cái không bao-giờ đạt được của con-người là sự thánh-thiện. Biết bao nhiêu giáo-điều, luật-pháp,... vẫn không kiềm-chế được dục-vọng của mọi người, mà dục-vọng thì lúc nào cũng sai-trái không ít thì nhiều, huống-chi kuốc-ngữ lại không có định-chế nào cả?

- Một ngày nào trong tương-lai, những người học Việt-ngữ biết, hiểu và làm được sự liên-kết giữa hai hệ-thống ký-âm Hán-Nôm có nghiã và Việt abc vô-nghiã: Hán-Nôm có nghiã đã viết, chữ Việt abc phải viết như thế-nào để có nghiã như Hán-Nôm.

* * *

Cách đọc sách… để hiểu và làm được:

* Francis Bacon (1561-1626): “Some books are to be tasted, others to be swallowed, and some few to be chewed and digested” (Nhiều sách thưởng-thức được, số khác có-thể hiểu được, và một số ít phải nghiền-ngẫm mới thụ-đắc được).

* John Ruskin (1819-1900): “First of all…you must get the habit of looking intensively at words and assuring yourself of their meaning, syllable by syllable, nay, letter by letter” (Trước nhất…anh [hay chị] phải tạo cho mình một thói-qen là thận-trọng nhìn vào chữ, và chắc-chắn hiểu rõ-ràng ý-nghiã của nó, từng vần một, và hơn nữa, từng chữ một).

Trong Việt-ngữ abc (= chữ-phiên-âm từ Hán-Nôm), khi đọc phải phân-biệt từng chữ: thuộc ngữ-tộc Hán-Tạng hay Nam-Á, xác-định đúng bộ-chữ, mới hiểu đúng được ý-nghiã của nó.

* Sách Về nguồn ghi-chép những tinh-hoa Việt-ngữ, chỉ hy-vọng vào ‘trung-nhân dĩ thượng’ đến ‘thượng-trí bất-di’ mới có-thể hiểu (= tri) và làm (= hành) được mà thôi (= đạt).

* Từ đọc cho Biết… đến đọc cho Hiểu, khoảng-cách quá xa, chỉ có khoảng gần 0.01% người-học có-thể đạt được mà thôi.

* Muốn hiểu đúng ý-nghĩa của Việt-ngữ abc: Dấu ‘ - ’

- Hình-nhi-hạ của dấu ngang-nối: Thấy được bằng mắt, dùng để phân-biệt chữ-đơn và chữ-ghép: Có-thể khác nghĩa Có thể.

- Hình-nhi-thượng của dấu ngang-nối: Chỉ hiểu bằng lý-trí, dùng để phân-biệt ngữ-âm và ngữ-pháp cuả Hán-Tạng hay Nam-Á: ‘Học-giả’ (Hán-Tạng) khác nghĩa ‘Học giả’ (Nam-Á).


Xem thêm:

Mục-lục sách "Về nguồn"

1. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Mở đầu

2. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Thuật nhi bất tác

3. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Hành-trình Việt-ngữ ABC

4. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Dấu ngang-nối trong Việt-ngữ

5. Đoàn-Xuân, Về Nguồn – Vài nhận-xét về danh-từ Việt-ngữ

6. Đoàn Xuân, Về Nguồn - Chữ ghép trong Việt ngữ ABC 

Xem thêm:

1. Đoàn-Xuân, Vài công-thức đáng nhớ khi học Việt-ngữ ABC

2. Đoàn-Xuân, Hãnh-diện với Việt-ngữ ABC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét