Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Một cách nhìn về tương-lai của chữ Nôm

(Hội-nghị Quốc-tế về chữ Nôm, ngày 12-13 tháng 11 năm 2004,  Thư-viện Quốc-gia Việt-Nam – Hà-Nội)

Các tác-giả:

  • Ngô-Thanh-Nhàn, Đại-học New York, nhan@cs.nyu.edu

  • Ngô-Trung-Việt, Viện Công-nghệ Thông-tin, vietnt@itprog.gov.vn


Download (bài-báo này được in trong tạp-chí Thời đại mới, số 5, tháng 7/2005)

Tóm tắt
Bài này đưa ra một số nhận xét về những tiến triển trong việc nghiên cứu, in ấn, phổ cập sử dụng chữ Nôm trong những năm gần đây, cả về số lượng, chất lượng, người và của, trong và ngoài nước. Sự tiến triển này cơ bản không tách rời tiến triển chung của kỹ thuật xử lý đa ngữ, tra cứu mạng, kiến thức ngôn ngữ học, và kiến thức xử lý văn bản, và những chính sách thích hợp. Theo ý chúng tôi, trung tâm của sự tiến triển này là bộ mã chuẩn Unicode và ISO/IEC 10646 mà Việt Nam đã quyết định tham gia từ đầu những năm 1990.
Cơ bản của cách nhìn về tương lai của chữ Nôm là chuẩn mã (codepoints), dạng chính tắc (canonical forms), cấu phần cơ bản (basic components) và bổ sung thêm kho (repertoire) chữ Nôm dành cho mọi loại nghiên cứu và sử dụng rộng rãi, trên cơ sở tra cứu (search) mạng internet. Từ một bộ mã chung qua mạng, thông qua tiêu chuẩn Việt Nam, mà những nhà nghiên cứu, giáo dục, bảo tồn, bảo tàng, thư viện, v.v. có thể nghĩ đến những tiến triển xa hơn, trong tri thức tập thể của cộng đồng Việt Nam và thế giới.
Việc này không thể làm được nếu chúng ta không có một chương trình đưa các văn bản văn hoá quan trọng của Việt Nam vào một kho lưu trữ quốc gia mà ai cũng tham khảo được. Do đó, bài này phác hoạ một số hoàn cảnh cơ bản và định hướng để tiến tới một tương lai mà chúng tôi cho là mặc nhiên—trong đó, chúng ta không để mất những tài sản tri thức có thể mất, lấy lại những tài sản tri thức đã mất, và làm cho sử và đặc trưng của dân tộc Việt Nam hiển lộ với đầy đủ chứng cứ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét